4. Cuộc Đời Của Kunkhyen Longchen Rabjam

15/05/20154:50 CH(Xem: 4330)
4. Cuộc Đời Của Kunkhyen Longchen Rabjam
PHẬT TÂM 
Một Hợp Tuyển Những Tác Phẩm của Longchen Rabjam về Đại Toàn Thiện 
Nguyên tác: BUDDHA MIND  
An Anthology of Longchen Rabjam’s Writings on Dzogpa Chenpo  
Tulku Thondup Rinpoche – Snow Lion, 1989  
Việt Dịch: Đương Đạo – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2000
CUỘC ĐỜI CỦA KUNKHYEN  
LONGCHEN RABJAM

Trong những đạo sư Dzogpa Chenpo (Đại Toàn Thiện) từ thời Guru Padmasambhava và Vimalamitra (thế kỷ thứ 9), Kun-khyen Longchen Rabjam (1308-1363) là người lỗi lạc nhất, thiền giả, triết giatác giả vĩ đại nhất. Ngài sinh trong một làng tên là Todtrong, trong thung lũng Tra miền Yoru – một trong hai miền vùng trung Tây Tạng, Yoru và Wuru – vào ngày mười tháng mười một năm con Khỉ Thổ. Cha ngài, đạo sư Tensung là con một nhà hiền triết Nyingma tên là Lhasung thuộc bộ tộc Rog. Lhasung sống đến một trăm lẻ năm tuổi, là cháu đời thứ hai mươi lăm của Gyalwa Chog-yang, một trong hai mươi lăm đệ tử chánh của Guru Padmasambhava. Mẹ của Longchen Rabjam là Sodnamgyen của bộ tộc Drom.

Những điều mầu nhiệm đi theo với sự sanh ra của ngài. Khi ngài ở trong thai, mẹ ngài mộng thấy hai mặt trời trên đầu một con sư tử khổng lồ chiếu sáng toàn thế giới và tan vào bà. Lúc ngài được sinh ra nữ hộ pháp Namtru Remati xuất hiện trước mẹ ngài trong hình thức một người đàn bà đen hoa một cây gươm. Ôm đứa bé trong tay, nữ hộ pháp nói : “Ta sẽ bảo vệ nó.” Bà giao lại cho mẹ ngài ẵm và biến mất. Một ngày nọ khi mẹ ngài đang làm việc ngoài đồng, một cơn mưa đá rơi xuống và bà chạy về nhà, quên đứa bé đang ở ngoài đồng. Khi nhớ ra, bà đi tìm nó, nhưng đứa bé đã biến mất. Bà bắt đầu kêu khóc và người đàn bà đen lại xuất hiện, với đứa bé trong tay và giao nó lại cho bà mẹ.

Theo nhiều lời tiên tri, một trong những đời trước của Longchen Rabjam là Công Chúa Premasal, con của Vua Thrisong Deutsen (790-858). Khi công chúa chết, Guru Padmasambhava đã giao phó cho công chúa sự trao truyền Nyingthig, những giáo lý Tinh Túy Sâu Xa Nhất của Dzogchen.

Trong số những cuộc đời của Công Chúa Premasal, sự tái sanh trực tiếp trước Longchen Rabjam là Pema Ledreltsal (1291?-1319?), người khám phá những giáo lý Nyingthig. Chúng được Guru Padmasambhava giao phó cho Công Chúa Premasal như là một Terma (Kho tàng Pháp được khám phá) và sau được biết với tên là Khadro Nyingthig.

Từ thuở nhỏ ngài đã có những phẩm tính cao cả của một Bồ tát, như là niềm tin, lòng bi và trí thông minh phi thường. Khi lên năm, ngài hoàn thiện những thiện xảo về đọc và viết. Khi bảy tuổi, cha ngài ban cho ngài những quán đảnh, giáo huấntu hành những nghi thứcthiền định của các tantra và Terma của Nyingma, như là Kagyed Desheg Dupa. Ngài cũng được dạy y học và chiêm tinh học. Khi lên tám tuổi, mẹ ngài mất.

Ngài nhớ cả hai bản văn “Tám Ngàn” và “Hai Mươi (hay hai mươi lăm) Ngàn Bài Kệ Bát Nhã Ba La Mật” sau khi đã đọc chúng một trăm lần. Khi mười một tuổi, cha ngài mất. Năm mười hai tuổi ngài xuất gia tại chùa Samye với Khenpo Samdrup Rinchen và Lobpon Lha Kunga, và được ban pháp danh Tshulthrim Lodro. Ngài thông thạo Vinaya (Luật) và dạy chúng vào năm mười bốn tuổi. Năm mười sáu tuổi ngài nhận nhiều giáo lý của Tantra Mới (phái Tân dịch) từ Trashi Rinchen và những vị khác. Từ mười chín tuổi ngài nghiên cứu theo lối học giả những bản văn gồm bảy luận về luận lý học của Dharmakirti, năm bản văn của Maitrinatha/Asangha, và nhiều bản văn Trung QuánBát Nhãđại học tu viện Sangphu Neuthog trong sáu năm với nhiều đại giáo sư trong đó có Lobpon Tsengongpa, vị nắm giữ chức trụ trì đời thứ mười lăm, và Latrenpa Chopal Gyaltshen, vị nắm giữ chức trụ trì đời thứ mười sáu của phái Lingtod và Lingmed.

Sangphu được xây dựng năm 1073 bởi Ngog Legpa’i Sherab, một trong ba đệ tử chính của Atisha. Nó là trung tâm của Ngog Loden Sherab (1059-1109), dịch giả nổi tiếng của thời kỳ “Hoằng Pháp Về Sau.” Trong hàng thế kỷ nó là một trong những cơ sở học viện quan trọng nhất ở Tây Tạng, nhưng thời gian gần đây những sự nghiên cứu nhờ đó nó được nổi tiếng đã bị gián đoạn trừ ở trại mùa hè của những học giả, và những học trò phái Gelug. Khi Khyentse Wangpo (1820-1892) thăm Sangphu vào khoảng 1840, ngài thấy nó đã trở thành một cái làng của người đời với vài đồ vật có giá trị tôn giáo. Sangphu và Samye là hai cơ sở tu viện, thêm nơi ẩn cư của Đạo Sư Kumazaraja, là những nơi Long-chen Rabjam chủ yếu nhận được sự giáo dục và tu hành của mình. Với dịch giả Panglo Lodro Tenpa (1276-?), ngài học tiếng Sanskrit, thơ ca, luận văn, kịch, năm kinh chính và Abhidharma. Ngài có những thị kiến thanh tịnh về nhiều hóa thần bổn tôn, như Manjusri, Sarasvati, Vajravarahi, và Tara, như một kết quả của sự thiền định về những Sadhana của các vị. Ngài chu du một vòng học hỏi hàn lâm ở nhiều cơ sở nghiên cứu khác nhau, và vì mức độ học vấn của ngài, ngài trở nên nổi tiếng với những danh hiệu danh dự, Samye Lungmangpa (Vị từ chùa Samye, Người Làm Cho Nhiều Kinh Điển Được Tôn Cao) và Longchen Rabjam (Cái Sâu Thẳm và Vô Biên), hay Tiến sĩ về Siêu Hình học Sâu Thẳm.

Ngài lang thang nhiều nơi và học với nhiều học giả nổi tiếng. Ngài nhận những giáo lý của những Kinh, Mayajala và Cittavarga, và ba phần chính của những tantra Cổ từ đạo sư Zhonu Dondrub của (tu viện ?) Danphag, Nyonthingmawa Sangye Trag-od và những vị khác. Từ khoảng hai mươi đạo sư, gồm Sangye Tragpa của Nyothing, Zhonu Gyalpo, Zhonu Dorje, Karmapa Ranchung Dorje (1284-1334), Sonam Gyaltshen (1312-1375) phái Sakya và những vị khác, ngài nhận tất cả những giáo lý và trao truyền của những tantra cả cổ và tân của nhiều dòng đang được dạy ở Tây Tạng vào thời bấy giờ.

Ngài cảm thấy không thích tính tình thô lỗghen tỵ của một số nhà sư từ tỉnh Kham ở Sangphu, học viện chính của ngài, và bỏ đi. Trong tháng thứ năm của tám tháng nhập thất trong tối ở một hang ở Gyama’i Chogla, ngài có một thị kiến vào lúc bình minh. Ngài đang đứng trên bờ cát của một con sông, từ đó ngài có thể thấy vài ngọn đồi. Ngài nghe tiếng hát đi cùng với âm nhạc. Nhìn về hướng có âm thanh, ngài thấy một phụ nữ mười sáu tuổi mặc đồ thêu kim tuyến, trang sức bằng vàng và ngọc lam và mang một mạng vàng che mặt. Bà cỡi một con ngựa có yên da và chuông. Ngài cầm lấy phần chót của áo bà và cầu xin : “Ôi, Đức Bà Cao Quý (tức là Tara), xin từ bi chấp nhận con.” Bà đặt vương miện bằng ngọc quý lên đầu ngài và nói : “Từ giờ trở đi, ta sẽ luôn luôn cho con những ban phước và những thần lực.”

Vào lúc đó thân tâm ngài chìm trong một trạng thái thiền lạc phúc, sáng tỏthoát khỏi những ý niệm. “Tôi đã không tỉnh dậy trong một thời gian lâu !” như ngài nói. Dù ngài thức dậy vào bình minh, ngài đã ở trong cùng trạng thái ấy trong suốt ba ngày (theo bản TTD 9b/1 : một tháng). Nó thiết lập nhân duyên cho sự gặp gỡ của ngài với những giáo lý Nyingthig. Sau cuộc nhập thất ngài ban quán đảnh Vairocana cho khoảng ba mươi người đàn ông và đàn bà. Có thể đó là sự truyền pháp đầu tiên của ngài. Sau đó ngài đi đến tu viện Samye.

Năm hai mươi bảy tuổi, như những thần bổn tôn của ngài đã tiên tri, ngài đi gặp Rigdzin Kumaradza (1266-1343), vị giữ sự truyền thừa vĩ đại của Nyingthig tổng quát, và đặc biệt những giáo lý Nyingthig được truyền ở Tây Tạng bởi Vimalamitra, có tên là Sangwa Nyingthig hay Vima Nyingthig.

Đạo sư sống ở Yartod Kyam với các đệ tử trong một trại có khoảng bảy mươi chỗ ở. Đạo sư vui vẻ tiếp đãi Longchen Rabjam và gợi ý cho ngài với lời tiên tri rằng ngài sẽ trở thành người giữ dòng truyền Nyingthig. Đạo sư nói : “Hồi đêm ta mộng thấy một con chim kỳ diệu, một con chim thiêng, với một đàn một ngàn chim. Chúng đến và đem những bản văn của ta đi khắp mọi hướng. Đó là một dấu hiệu rằng con sẽ trở thành một người giữ sự truyền thừa những giáo lý của ta. Ta sẽ cho con những giáo lý trọn vẹn.”

Longchen Rabjam rất vui mừng bởi sự tiếp đón và những lời của đạo sư. Nhưng ngài không có tài sản vật chất nào để đóng góp vào cho cộng đồng, mà đây là một đòi hỏi để được cho ở. Ngài buồn bã, nghĩ rằng, “Ta sẽ là người độc nhất phải từ bỏ Lama bởi vì không có một sự đóng góp theo pháp. Ta phải rời bỏ thung lũng này trong đêm trước lúc mặt trời lên, vì sẽ nhục nhã khi bỏ đi lúc ban ngày trước mắt mọi người.” Đạo sư đọc tư tưởng của Longchen Rabjam bằng tha tâm thông.

Lúc gần sáng khi Longchen Rabjam thức dậy, có hai người đến từ đạo sư, nói rằng, “Bậc Pháp Vương muốn ông đến gặp ngài.” Đạo sư ban trà cho ngài và nói với những người trông nom cộng đồng : “Ta trả sự đóng góp theo pháp đối với cộng đồng nhân danh Geshe Samyepa (Longchen Rabjam). Ông ta sẽ là người tốt nhất trong tất cả các đệ tử của ta.” Trong năm đó, ngài nhận những quán đảnh truyền phápgiáo huấn của giáo lý Nyingthig của dòng Vimalamitra. Năm sau, thêm vào những truyền phápgiáo huấn khác, ngài nhận những trao truyền tất cả những tantra và những giáo huấn khác của ba phạm trù Dzogpa Chenpo (Đại Toàn Thiện).

Khi học với Rigdzin Kumaradza, Longchen Rabjam sống trong những hoàn cảnh nghèo khổ khắc nghiệt. Trong mùa đông cực kỳ lạnh lẽo, ngài chỉ có một cái bao rách dùng như nệm và mền. Trong hai tháng ngài sống bằng ba lít bột và hai mươi mốt viên thuốc Ngulchu cỡ bằng hạt đậu. Để chiến đấu chống lại tham luyến, Lama dạy phải dời trại từ vùng đất không người này sang vùng khác. Trong chỉ một mùa xuân, họ dời trại chín lần, và điều ấy gây khó nhọc lớn lao cho Longchen Rabjam. Khi ngài vừa ở yên, thì đến lúc phải dời trại. Chính trong những hoàn cảnh như vậy mà ngài đã nhận toàn bộ giáo lý sâu thẳm nhất của Nyingthig từ đạo sư, như nước đổ từ một bình chứa vào một cái khác. Và bằng cách thực hành ngày đêm, ngài đã thực hiện sự chứng ngộ như nhau với thầy mình. Ngài được trao quyền là người nối pháp của đạo sư và là người giữ dòng truyền thừa cho những đệ tử tương lai.

Như ngài hứa với vị Lama của mình, ngài thực hành những giáo lý của đạo sư trong nhiều chỗ thiêng liêng khác nhau trong bảy năm nhập thất ở Chimphu của Samye. Ngài thấy những thị kiến thanh tịnh về những biểu lộ An bình và Hung nộ của Guru Padmasambhava, Vajrasattva, Tara và những Hóa Thần Bổn Tôn Gốc. Những hộ pháp nguyện phụng sự ngài và đáp ứng những mong muốn của ngài. Với những hóa thần bổn tôn của Tám Đại Mạn Đà La, ngài có thể giao tiếp như giữa người với người.

Thỉnh thoảng ngài thăm viếng Rigdzin Kumaradza và nhận những soi sáng về những giáo lý và về sự tu hành của ngài. Ngài làm hài lòng thầy mình bằng những đồ cúng dường là sự thực hành Pháp ; những chứng ngộ về cái thấy tiến bộ trong thiền định, và trí huệ biết tất cả những chủ đề có thể biết. Ngài cũng cúng dường mọi tài sản vật chất của ngài bảy lần. Ngài tự tả những chứng đắc của ngài trong Lịch sử của Lama Yangtig :

Không còn nữa sự tham luyến sanh tử trong tôi. Tôi đã giải thoát khỏi chuỗi những hy vọng và lo sợ. Tôi luôn luôn ở trong cái thấy và sự tham thiền Đại Toàn Thiện Tuyệt đối.

Khi ngài cầu nguyệncúng dường cho tượng Chowo ở Lhasa, ngài thấy một ánh sáng vọt ra từ trán của bức tượng và tan vào trong trán ngài. Việc đó khiến cho ngài nhớ lại những đời trước của ngài là một học giả ở núi Linh Thứu ở Ấn Độ và cũng ở xứ Li, và hiểu biết kinh điển của ngài từ những thời đó thức dậy. Nó làm rộng thêm cái học của ngài hơn nữa. Năm ba mươi mốt tuổi, ngài ban những quán đảnhgiáo huấn Nyingthig cho một số đệ tử lần đầu tiên ở Nyiphu Shugseb.

Bấy giờ đệ tử Thiền giả Odzer Gocha cúng dường ngài những bản văn của Khadro Nyingthig mà ông tìm ra sau một cuộc tìm kiếm rất vất vả. Cùng lúc đó, nữ hộ pháp Shenpa Sog-drubna cũng đưa cho ngài một bản in của bản văn đó, nó có ý nghĩa quan trọng. Khadro Nyingthig là những giáo lý Nyingthig được truyền ở Tây Tạng bởi Guru Padmasambhava cho Lhacham Pemasal (thế kỷ 9) và rồi được cất dấu như một Terma và được khám phá từ một ngọn núi ở thung lũng Danglung Thramo bởi Pema Ledreltsal, tái sanh mới vừa đời trước của Longchen Rabjam.

Năm sau, ba mươi hai tuổi, ngài ban cho tám đệ tử may mắn những quán đảnh truyền phápgiáo lý giữa những biểu lộ, thị kiến và kinh nghiệm kỳ diệu ở Chimphu Rimochen. Nữ hộ pháp Ekadzati cho những tiên tri qua một đệ tử nữ. Vừa nhảy múa, Longchen Rabjam hát bài ca kim cương :

Hỡi những thiền giả, hoan hỷhạnh phúc biết bao ! 
Đêm nay, trong cõi Phật không gì sánh, 
Trong chính thân thể mỗi người, cung điện của những thần Bình an và Hung nộ, 
Mạn đà la của chư Phật, tánh sáng tỏtánh không,  
đã khai triển. 
Phật không ở bên ngoài mà hiện hữu ở bên trong…. 
Đấy là nhờ lòng tốt của Lama. 
Lama không ở ngoài mà trụ ở bên trong, 
Lama của sự thanh tịnh bổn nguyên và hiện diện tự nhiên 
Trụ trong trạng thái của sáng tỏtánh không,  
thoát khỏi mọi nắm bắt…. 
Hỡi những người tham thiền ! Tâm các vị có trụ một mình
Chớ có giữ những tư tưởng của các người trong chính các người, mà hãy để cho chúng đi bất cứ nơi đâu theo ý chúng. 
Vì tâm là tánh không, dù nó đi hay ở, 
Bất cứ cái gì khởi lên là trò chơi của trí huệ…. 
Do biết tiến trình của năm ánh sáng bên trong, 
Những ánh sáng bên ngoài của mặt trời mặt trăng khởi lên liên tục
Do kết thúc những tư tưởng bên trong ngay tại gốc của chúng, 
Những hoàn cảnh tốt xấu bên ngoài khởi lên như đại lạc
Do tăng cường những hạt tinh túy bên trong, 
Những đám mây Dakini bên ngoài luôn luôn nhóm tụ. 
Do giải thoát những nút thắt bên trong của những kinh mạch ánh sáng, 
Những nút thắt bên ngoài của người nắm bắt và cái được nắm bắt được giải thoát
Tôi đi đến trạng thái của sáng tỏđại lạc
Hỡi các anh chị em kim cương, đây là hạnh phúchoan hỷ.

Trong những thị kiến Guru Padmasambhava ban cho sự trao truyền Khadro Nyingthig. Ngài ban cho Longchen Rabjam pháp danh Trimed Odzer và Yeshe Tshogyal ban cho pháp danh Dorje Zijid.

Ở Chugpotrag, gần D’oi Choten của Zurkhardo, sau khi cử hành một lễ cúng Tshog, ngài khai thị những giáo lý Khadro Nyingthig. Đêm đó, ngài kinh nghiệm trạng thái thiền sáng tỏ an trụ trong trạng thái thanh tịnh bổn nguyên, Pháp thân, biểu lộ năng lực của Pháp thânBáo thân, và phóng sự sáng tỏ của nó ra bên ngoài, tức là Hóa thân, bấy giờ ngài khám phá ra và ghi lại Khadro Yangtig như là Kho Tàng Pháp từ Tâm (dGongs-gTer), những bản văn bí truyền phụ vào Khadro Nyingthig.

Khi đang viết Khadro Yangtig, ngài có những thị kiến về Guru Padmasambhava, Yeshe Tshogyal và Yudronma. Đặc biệt, Yeshe Tshogyal, phối ngẫu của Guru Padmasambhava đã hiện diện trong bảy ngày, ban cho những nhập môn và sự trao truyền ủy thác từ tâm (gTad-zGya) về những dấu hiệu, ý nghĩa và những thí dụ của Khadro Nyingthjg. Dù ngài khám phá hạt giống của bản văn này ở Chimphu, ngài thực sự ghi lại nó ở Kangri Thodkar, và như thế lời kết từ nói rằng ngài viết nó ở Kangri Thodkar. Dù ngài là hiện thân của Pema Ledreltsal, người khám phá Khadro Nyingthig và ngài cũng nhận những trao truyền từ Guru Pamasambhava và Yeshe Tshogyal ngay trong đời này, ngài đã nhận sự trao truyền từ Sho’i Gyaltse Legpa (1290-1366), đệ tử trực tiếp của Pema Ledreltsal, để đặt một gương mẫu cho những người theo học đời sau về sự quan trọng của việc nhận những trao truyền thích đáng. Có những Kho Tàng Pháp từ Đất dành cho ngài khám phá nhưng ngài từ chối, nói rằng, “Tôi đang mở cánh cửa Kho Tàng Pháp của sự sáng tỏ bên trong, không cần Kho Tàng Pháp từ những vết nứt của núi đá.”

Rồi ngài đến Ogyen Dzong Odzer Trinkyi Kyedmo’i Tshal ở Kangri Thodkar (Thành Oddiyana trong Động Mây Sáng Chói tại Núi Đỉnh Tuyết Phủ), và chỗ ẩn tu này trở thành nơi ở chính của ngài. Ở đây ngài khám phá và tạo hầu hết những Terma và tác phẩm nổi tiếng của ngài, gồm khoảng hai trăm bảy mươi luận văn. Nhưng không may, nhiều tác phẩm của ngài đã mất. Longchen Rabjam tả Kangri Thodkar bằng những lời sau đây :

Nó nằm ở đông bắc chùa Trashi Gephel của Onkyangdo. Có vẻ quả núi này được trang hoàng bằng một cái bờm tuyết và trắng như màu trăng vào thời trước. Nhưng với thời gian, đỉnh của nó bây giờ trang hoàng với đá và khuôn mặt nó phủ cỏ thuốc và những khe nước sạch. Hương thơm dịu dàng của hoa và cỏ thuốc tỏa ra. Trên phía nam núi, giữa một rừng cây là Ogyen Dzong (Thành Oddyana), hang động của những hiền nhân đã được Guru Padma ban phước, vươn ra như cổ một con công.

Theo yêu cầu của thiền giả Odzer Gocha, ngài viết lại năm mươi lăm luận văn của Khadro Yangtig, những bản văn bổ sung cho Khadro Nyingthig, như những Kho Tàng Pháp từ Tâm. Khi những bản văn được viết lại, bầu trời thường trực đầy những ánh sáng cầu vồng, và những phô bày huyền thật kỳ diệu của những Dakini có thể được mọi người hiện diện nhìn thấy. Longchen Rabjam thấy Vimalamitra trong những thị kiến thanh tịnh và nhận những ban phước, trao truyền và tiên tri. Do Vimalamitra cảm ứng, ngài viết Lama Yangtig trong ba mươi lăm luận văn, như là một bản văn hỗ trợ cho Vima Nyingthig. Ngài cũng viết Zabmo Yangtig, một bình giảng về cả hai Nyingthig. Những đức Phật, bổn tôn, vị thầy và những hộ pháp, cũng như các hóa thần bổn tôn An bình và Hung nộ, những Bổn tôn của Tám Đại Mạn Đà La, Guru Padmasambhava và Vimalamitra xuất hiện đều đặn trước ngài, ban cho những ban phước, và truyền cảm hứng cho ngài viết những bản văn rất mật truyền này. Trong nhiều lúc, những đệ tử của ngài thấy những hộ pháp trong phòng ngài. Ekajati, Vajrasadhu và Rahula thường sửa soạn giấy và mực cho ngài viết.

Một số công trình học giảthiêng liêng chính yếu của ngài là :

A. Dzodchen Dun, Bảy Đại Kho Tàng :

1. Yidzhin Rinpoche’i Dzod, hai mươi hai chương, và tự bình giảng, Pema Karpo, với những luận văn kết hợp. Một tổng quan về toàn bộ giáo lý Đại thừa Phật giáo, soi sáng những đường lối nghiên cứu, phân tích và tu hành trong Đại thừaKim Cương thừa
2. Mengag Rinpoche’i Dzod. Một luận văn dùng những bộ khác nhau của sáu bộ phận cấu thành để tổng lược những kinh và tantra Phật giáo, đặc biệt tinh túy của con đường và quả của Đại Toàn Thiện trong tính toàn thể của chúng trong hình thức những giáo huấn đạo đức, triết họcthiền định
3. Choying Rinpoche’i Dzod, mười ba chương với tự bình giảng, Lungki Terdzod. Một giải thích những giáo lý sâu xa và rộng lớn về nền tảng, con đường và quả của ba phạm trù chính của Đại Toàn Thiện, gọi là Semde, Longde và Mengagde, đặc biệt là Longde. 
4. Trubtha Dzod trong tám chương. Một giải thích nhiều quan điểm triết học của mọi thừa kinh và tantra Phật giáo
5. Thegchog Dzod trong hai mươi lăm chương. Bình giảng ý nghĩa về Mười Bảy Tantra và Một Trăm Mười Chín Luận Văn Giáo Huấn của Mengagde. Nó trình bày một dải rộng giáo lý Phật giáo từ sự biểu lộ của vị thầy tuyệt đối, Ba Thân, đến sự hoàn thành quả cuối cùng tự nhiên thành tựu của thực hành con đường Đại Toàn Thiện, bao gồm Thodgal (Tiếp Cận Trực Tiếp). Có nói bản văn này được viết để đáp ứng cho những nguyện vọng của Rigdzin Kumaradza vào lúc chết của ngài. 
6. Tshigton Dzod trong mười một chương. Một tổng lược của Thegchod Dzod giải thích những điểm quan yếu của thực hành. Nó bắt đầu với một diễn tả cái nền tảng và kết thúc với quả, trạng thái giải thoát tối hậu
7. Nelug Dzod trong năm chương với tự bình giảng. Nó giải thích nghĩa tối hậu của tất cả ba phần của Đại Toàn Thiện.

B. Ngalso Korsum, Ba Chu Trình về Thư Giãn. Ngalso Korsum gồm bản văn gốc, ba tổng lược, gọi là “vòng hoa”, ba tự bình giảng, gọi là “cỗ xe”, và ba “bình giảng ý nghĩa” hay Những giáo huấn về Thực hành, toàn bộ mười lăm luận văn :

1. Semnyid Ngalso, bản văn gốc trong mười ba chương, tổng lược của nó, Kunda’i Thengwa (đã mất) ; một tự bình giảng về bản văn gốc, Ngeton Shingta Chenmo, một tổng lược của tự bình giảng, Pema Karpo’i Threngwa, và giáo huấn về thực hành, Changchub Lamzang. Semnyid Ngalso giải thích mọi giai đoạn của con đường, sự bắt đầu, chặng giữa và kết thúc của những giáo lý kinh và tantra.

2. Gyuma Ngalso, bản văn gốc trong tám chương ; tổng lược của nó, Mandara’i Phrengwa ; tự bình giảng, Shingta Zangpo ; và giáo huấn về thực hành, Yidzhin Norbu. Bản văn này là một giáo huấn về đoạn dứt những trói buộc với những hiện hữu hiện tượng bằng những giáo lý về tám thí dụ như huyễn.

3. Samten Ngalso, bản văn gốc trong ba chương ; tổng lược của nó, Pundarik’i Threngwa, tự bình giảng của nó, Shingta Namdag ; và giáo huấn về thực hành, Nyingpo Chuddu. Bản văn là một giáo huấn về con đường sâu xa của nhập định, trí huệ tự nhiên tự hữu. có hai bản văn phụ thêm, một tổng lược của Ngalso Korsum có tựa đề Legshed Gyalso và một bản mục lục tên là Pema Tongden. Ba tự bình giảng về Ngalso Korsum cũng được biết với tên là Shinga Namsum, Ba Cỗ Xe.

C. Rangtrol Korsum, Ba Chu Trình cho Giải Thoát Tự Nhiên. Chúng là những “bình giảng ý nghĩa” về những giáo huấn phần Semde của Đại Toàn Thiện.

1. Semnyid Rantrol, Tâm Giải Thoát Tự Nhiên trong ba chương và một bình giảng ý nghĩa hay giáo huấn về thực hành có tựa đề Lamrim Nyingpo (Những bản dịch của hai bản văn này gồm trong sách này).

2. Chonyid Rangtrol trong ba chương, và một giáo huấn về thực hành có tựa đề Rinchen Nyingpo.

3. Nyamnyid Rangtrol trong ba chương, và một giáo huấn về thực hành có tựa đề Yidzhin Nyingpo.

D. Yangtig Namsum, Ba Tinh Túy Bên Trong. Nó chứa đựng những điểm quan yếu của những giáo lý bí truyền Mengagde, cái cao nhất của ba phần của Đại Toàn Thiện. Trong những bản văn này nhấn mạnh đặc biệt vào tu hành Thodgal.

1. Lama Yangtig hay Yangzab Yidzhin Norbu gồm ba mươi lăm luận văn. Nó cô đọng và giải thích chủ đề bao la của Bốn Bộ GiáoBí Truyền của Vima Nyingthig và Một Trăm Mười Chín Luận Văn của Giáo Huấn của Mengagde của Đại Toàn Thiện. Bốn Bộ GiáoBí Truyền là Seryig Chen, Yuyig Chen, Dungyig Chen và Zang-yig Chen với Phrayig Chen.

2. Khadro Yangtig gồm năm mươi lăm luận văn. Trong đời trước của Longchen Rabjam như là Pema Ledreltsal, ngài có thẩm quyền về những bản văn của Khadro Ningthig. Trong đời này ngài nhận những trao truyền và chứng ngộ những giáo lý Khadro Nyingthig, và viết những bản văn tựa đề Khadro Yangtig về Khadro Nyingthig.

3. Zabmo Yangtig là bình giảng chi tiếtsâu xa nhất về cả hai Vima Nyingthig và Khadro Nyingthig.

E. Munsel Korsum, Ba Chu Trình về Xua Tan Bóng Tối. Ba bản văn này là những bình giảng về Guhyamayajala-tantra theo những quan điểm của Nyingthig. 
1. Chidon Yidkyi Munsel, 
2. Dudon Marig Munsel, 
3. Drelwa Chogchu Munsel.

Ngài đã đạt sự Toàn Thiện của Tánh Giác Bổn Nhiên qua con đường bí mật của Tiếp Cận Trực Tiếp (Thod-rGal), trạng thái toàn thiện tự nhiên của tánh sáng tỏ của Đại Toàn Thiện.

Năm bốn mươi hai tuổi, hợp đúng với một số tiên tri được Vimalamitra ban cho trong một thị kiến thanh tịnh, ngài trùng tu chùa Zha Pema Wangchen ở Drada trong vùng Wuru. Ngôi chùa này được xây vào thế kỷ thứ chín bởi Nyang Tingdzin Zangpo theo lệnh của vua Thrisong Deutsen để bảo vệ khỏi những cuộc xâm lăng của “những ngoại đạo” nước ngoài. Ngài cũng nhận ra chùa này như ngôi chùa đã được tiên tri trong Langri Lungten trong Kajur, “sự hiện diện thiêng liêng của xứ Zhva.” Ngài khám phá đủ vàng để chứa đầy một Gutse (một bình chứa dành cho nghi lễ) ở Samye, và với nó ngài có tiền để trùng tu. Mỗi ngày một cậu bé với bông đeo tai lam ngọc giúp nhóm xây dựng, nhưng đến bữa ăn thì không thấy. Nhóm người làm nghi ngờđể ý trông chừng nó. Khi họ ngừng công việc họ thấy nó biến mất vào bức tường và họ nói lại với ngài. Ngài bảo đó là Vajrasadhu đến giúp họ. Khi họ đào, nhiều ma quỷ và lực lượng xấu thoát lên mặt đất và bay xung quanh với một cơn mưa đất đá. Mọi người chạy thục mạng. Với năng lực thiền định, ngài nhảy múa với những cử chỉ hung nộ, thốt lên những thần chú bằng tiếng Sanskrit. Ngài tập trung chúng trở lại và chôn chúng trước cặp mắt những người hiện diện. Lúc đó nhiều người thấy ngài trong hình tướng Guru Padmasambhava Hung Nộ. Một lần khi những người làm không thể dựng đứng hai trụ đá, ngài rung động áo dài và thốt lên những lời-của-sự thật (tạ ơn), và tức khắc họ có thể dựng chúng. Vào ngày lễ hoàn thành, nhiều người thấy ngài hiện thành nhiều hình tướng như Phổ Hiền, và nhiều Phật và Bồ tát xuất hiện trên trời và mưa xuống những hoa ban phước. Phật Maitreya (Di Lạc), chỉ vào ngài, cho lời tiên tri : “Sau hai đời nữa, con sẽ thành Phậtdanh hiệu là Rirab Marme’i Gyalt-shen trong cõi Phật có tên là Pema Tsegpa.”

Longchen Rabjam là một ẩn sĩ, và ngài từ chối có tổ chức hành chánh. Nhưng bởi vì sự uyên bácbản chất hiền thánh của ngài, hàng ngàn tín đồ gồm những học giả, thiền giả, và người thường liên tục tụ tập chung quanh ngài. Những học giả vĩ đại nhất và những quan chức chính quyền cao nhất của thời đó được ngài gây cảm hứng. Do sự quan tâm thuần túy tâm linh của họ, họ kính trọng ngài không bao giờ bởi vì cơ cấu hành chánh hay vì uy tín xã hội, chính trị nào.

Gompa Kunrig xứ Drigung trở thành đệ tử của ngài và Longchen Rabjam, hoàn thành một lời tiên tri của Guru Padma-sambhava, đã kéo ông ra khỏi con đường chiến tranh. Trong tiên tri của Guru Padmasambhava có nói :

Trong nơi có tên là Dri 
Một đứa con của quỷ gọi là Kunga sẽ đến. 
Trên thân nó sẽ được đánh dấu bằng một cây kiếm. 
Sau khi chết nó sẽ xuống địa ngục
Tuy nhiên, nếu một lưu xuất của Văn Thù từ phương nam (Tây Tạng
Có thể hàng phục nó, 
Nó sẽ thoát khỏi tái sanh vào địa ngục.

Kunrig tự xem mình là đối tượng của lời tiên tri vì ông có dấu tích một cây kiếm trên lưng và đang hoạch định chiến tranh ở tỉnh Wu và Tsang của Tây Tạng. Ông chỉ định một Lama tên là Palchigpa đi tìm xuất thân của Văn Thù. Vào thời đó ở miền Trung Tây Tạng không có ai bác học hơn Longchen Rabjam. Thế nên, sau khi tìm kiếm, vị Lama tin rằng Longchen Rabjam là thân lưu xuất của Văn Thù. Kunrig nhận nhiều giáo lý từ ngài, và đã cúng dường ngài một tu viện tên là Trog Ogyen. Drikung Kunrig là đối thủ thế lực nhất với Tai Situ của Phagtru, vị cai trị Tây Tạng, nên Longchen Rabjam đã thực sự ngăn chặn một cuộc chiến tranh nghiêm trọngTây Tạng.

Ở Tidro ngài làm những lễ cúng Tshog một thời gian dài. Ngài kéo lên ngọn cờ chiến thắng trên một ngọn núi không ai có thể tới, và tâm hồn nhiều người đã thức tỉnh với Pháp. Trên đường đến Lhasa, ngài bị bao quanh bởi một lực lượng những người thù địch từ Yarlung, họ định giết ngài vì nghĩ rằng ngài là thầy của Drigung Kunrig. Nhưng do năng lực giác ngộ, ngài trở nên vô hình với họ. Ở Jokhang trước Jowo, ngài có nhiều thị kiến về chư Phật và nhận những ban phước. Khi đến Shugseb, qua sự biết trước của mình, ngài biết chiến tranh sẽ xảy ra năm Hợi Thổ (1359). Thế nên ngài đến Mon (Bhutan). Ngài ban cho những giáo lý ở Bumthang và Ngalong, nhờ đó thắp lên ánh sáng của Pháp ở đó, và ngài đặt những hạn chế về săn bắn và đánh cá.

Ở Bumthang ngài xây một tu viện ẩn cư, đặt tên cho nó là Tharpaling, Đất Giải Thoát, bởi vì có khoảng một trăm ngàn người tụ họp để nghe ngài dạy Pháp, mong muốn được giải thoát. Ngài được mời đến Lhotrag. Ở Layag Lhalung và Manthang, ngài ban những giáo lý Nyingthig cho khoảng một ngàn đệ tử chủ yếu là những nhà sư. Ngài được Lama Dampa Sodnam Gyalt-shen phái Sakya và Tragzang của Nyephu tôn kính vì những trả lời uyên bác cho những câu hỏi của họ, xóa tan những nghi nan về nhiều điểm quan yếu trong những quan điểm triết họctu hành thiền định. Tai Situ Changchub Gyaltshen của Phagtru người trở thành cai trị của Tây Tạng năm 1349, ban đầu ghét Longchen Rabjam vì ngài là thầy của Drigung Kunrig, kẻ thù chủ yếu của ông. Về sau, khi ông nhận ra sự vĩ đại của cái học và bản chất Bồ tát của ngài, ông đã đặt bàn chân sen của Longchen Rabjam lên đỉnh đầu mình như một viên ngọc quý. Theo yêu cầu của Tai Situ, ngài ban cho ông và khoảng hai ngàn tín đồ những giáo lý Tinh Túy Tối Thâm (Yang-gSang Bla-Med). Nhiều lãnh tụ thời đó như Dorje Gyaltshen của Yardrog và Situ Sakya Zangpo của Wurtod, trở thành tín đồ của ngài.

Ở Lhasa ngài đã được tiếp rước bởi một đám rước gồm nhiều vị sư. Từ một cái ngai đặt giữa Lhasa và Ramoche, ngài ban giới nguyện Bồ đề tâm và những giáo lý khác cho đám đông. Ngài đã thuần hóa nhiều học giả kiêu căng bằng lý luận khúc chiết và đưa họ vào niềm tin chân thật vào Pháp. Nhờ vậy ngài được biết một cách công khai như là Kunkhyen Choje, Bậc Toàn Giác của Pháp.

Ở Nyephu Shugseb ngài ban những giáo lý Đại Toàn Thiện cho một chúng hội hơn một ngàn tín đồ. Trong những vùng đồi đá gần tu viện Trog Ogyen, ngài ban những quán đảnhgiáo lý Tánh Sáng Tỏ của Tinh Túy Kim Cương cho khoảng ba ngàn người gồm bốn mươi vị thầy. Vào lúc chấm dứt những giáo lý họ làm một lễ Tiệc Cúng Dường (Tshog) và ngài nói với họ :

Lễ Tiệc Cúng Dường này là cái cuối cùng chúng ta cử hành chung với nhau. Các ông cần từ bỏ những hành động thế gian và nắm lấy tinh túy tối hậu (của đời sống) bằng con đường sâu xa của tu hành Pháp.

Rồi ngài đến chùa Zha, và vào lúc thuyết pháp cho quần chúng, những sự kỳ diệu xảy ra như có một cơn mưa hoa rơi xuống từ bầu trời.

Vào năm năm mươi sáu tuổi, trong năm Con Thỏ Thủy của Rabjung thứ sáu (1363) giữa buổi ban pháp, ngài nói Gyalse Zodpa đem giấy, mực đến. Trong sự buồn rầu cùng độ của những đệ tử, ngài viết di chúc tâm linh của mình, có tên là Trima Medpa’i Od, Tánh Sáng Rỡ Vô Nhiễm. Đây là vài dòng từ di chúc ấy :

Chừng nào chúng ta biết bản tánh của sanh tử
Thì những sở hữu thế gian không có tự tánh
Thế nên giờ đây ta sắp bỏ thân vô thường  
huyễn hóa này và 
Ta sẽ nói cho các con cái gì độc nhất là tốt đẹp cho các con. Hãy nghe ta…. 
Hôm nay, ta được cảm hứng bởi 
Khuôn Mặt của bậc Pema bi mẫn, 
Sự vui sướng của ta với cái chết thì lớn hơn rất nhiều 
Sự vui sướng của những thương gia làm ra tài sản khi  
đi biển, 
Của những vua chư thiên khi tuyên bố thắng trận ; 
Và của những bậc thánh đã hoàn thành nhập định
Và khi thời đã đến, những người du hành đi trên  
con đường của họ, 
Bây giờ Pema Ledreltsal sẽ không ở lại đây lâu nữa, 
Mà sẽ đến ở trong trạng thái an toàn, phúc lạc và bất tử…. 
Bây giờ chúng ta sẽ không có sự liên kết nào thêm trong đời này. 
Ta là một người ăn xin sắp chết như nó muốn, 
Chớ cảm thấy buồn mà hãy luôn luôn cầu nguyện.

Rồi ngài đến rừng ở Chimphu bằng con đường Gyama và Samye. Ngài nói : “(Năng lực tâm linh của) Chimphu tương đương với nghĩa địa Sitavan ở Ấn Độ. Chết ở nơi này tốt hơn một sự tái sanh ở những nơi khác. Ta sắp bỏ thân thể cũ rách của ta ở đây.”

Rồi ngài hiện tướng bệnh tật của thân. Nhưng ngài vẫn giữ việc thuyết pháp cho đám đông người tụ họp ở đó để nhận Pháp. Khi những đệ tử xin ngài nghỉ ngơi, ngài bảo : “Ta muốn hoàn thành việc thuyết pháp.”

Vào ngày mười sáu tháng thứ mười hai của năm đó, ngài cử hành những cúng dường tỉ mỉ cho những Daka và Dakini. Bấy giờ ngài cho thời pháp công khai cuối cùng, nói rằng : “Các con cần hiến mình chỉ cho sự thực hành Pháp. Không có tinh túy nào trong những hiện tượng hợp tạo. Đặc biệt các con cần nhấn mạnh những thực hành Thregchod và Thodgal. Nếu các con gặp những khó khăn trong việc hiểu những thực hành, hãy đọc Yangtig Yidzhin Norbu ; nó giống như một viên ngọc như ý. Các con sẽ đạt đến niết bàn trong trạng thái Tan Biến mọi Hiện Tượng vào Bản Tánh Tối Hậu.”

Vào ngày mười tám, ngài nói với vài đệ tử : “Hãy sắp xếp một lễ cúng dường và rồi tất cả các con hãy ra khỏi phòng.” Khi các đệ tử biểu lộ mong muốn được ở lại cạnh ngài, ngài nói : “Nào, ta sắp bỏ thân cũ rách huyễn hóa này. Chớ gây tiếng động, mà hãy ở yên trong thiền định.”

Rồi tâm thức ngài hòa tan vào trạng thái bổn nguyên và bỏ lại thân thể ngồi trong tư thế Pháp thân. Những người hiện diện chứng kiến mặt đất rung kên và những âm thanh ầm ầm, mà kinh điển diễn tả như những dấu hiệu của những chứng đắc cao. Họ để thân thể ngài trong hai mươi lăm ngày. Trong khoảng thời gian ấy những ánh sáng cầu vồng thường vòng qua bầu trời. Dầu trong tháng mười hai và tháng giêng, tháng lạnh nhất ở Tây Tạng, trái đất trở nên ấm, băng chảy và hoa hồng nở. Vào thời gian thiêu, trái đất rung ba lần và một tiếng trầm nghe được bảy lần. Những cái còn lại không thiêu cháy được là trái tim, lưỡi và mắt của ngài. Năm loại gDung và nhiều Ringsel có được từ xương là một dấu chỉ sự chứng đắc năm thân và năm trí huệ của Phật quả. Có nói rằng những Ringsel lớn tăng thành hàng trăm hàng ngàn. Một trong những hiện thân chính yếu của Long-chen Rabjam là đại Terton Pema Lingpa (1450-?) sinh tại Bhutan.

Longchen Rabjam là một trong những học giả và người kiệt xuất nhất và vĩ đại nhất của Tây Tạng. Nhưng hạnh kiểm hàng ngày của ngài thì giản dị, ‘rất người’ và tỉ mỉ. Ngài là tái sanh của những bậc chứng ngộ, tuy nhiên ngài bày tỏ cuộc sống của một cá nhân tầm thường sùng mộ những hoạt động nghiên cứu, tu hành và kỷ luật để hoàn thành mục đích của sự biểu lộ của ngài, đó là làm một tấm gương cho một người tu hành và một vị thầy của Pháp. Đây là một số trong nhiều đoạn gây cảm hứngthích thú từ tiểu sử của ngài :

Mọi thứ gì được cúng dường cho ngài từ niềm tin sẽ chỉ được dùng để phụng sự Pháp và không bao giờ cho chính ngài hay một mục tiêu thế gian nào khác. Ngài không cho phép bất kỳ vật gì đã hiến cho Pháp lại chuyển sai qua mục tiêu khác. Ngài không bao giờ bày tỏ sự tôn kính cho một người thường, dù vĩ đại hay quyền thế bao nhiêu, và nói : “Tôn kính phải được dành cho Tam Bảo mà không phải cho một người không đức hạnh.” Ngài không bao giờ cho một chỗ ngồi hay tôn trọng người kiêu căngthế lực hay giàu có. Khi phân phát những đồ cúng dường cho các nhà sư, ngài bắt đầu từ hàng chót, nói rằng “Chúng ta cần cẩn thận không bỏ sót người ở cuối, người ở hàng đầu dầu sao cũng có những đồ cúng dường.” Theo kinh điển, nếu một người bình thường nhận và chấp nhận sự tôn kính từ một người tâm linh cao cấp, nhiều công đức của người ấy bị thiêu cháy vì việc đó. Dù những đồ cúng dường cho ngài có lớn lao đến đâu, ngài nói những lời cầu nguyện hồi hướng mà không bao giờ biểu lộ sự biết ơn, và ngài nói, “Những thí chủ nên có cơ hội để tạo công đức.” Thế nên những thí chủ sẽ nhận được công đức thay vì những biểu lộ biết ơn vì những đồ cúng dường của họ. Vì ngài xa lìa những hy vọng và lo sợ của thành tựu thế gian, ngài sống đời mình trong những chốn ẩn cư và từ chối thiết lập hay sống trong bất kỳ chỗ ở nào, nói rằng, “Nếu tôi cố gắng, tôi có thể xây dựng một tu viện, nhưng làm thế chỉ tạo ra những phóng dật. Thế nên tốt hơn là tập trung vào việc điều ngự tâm thức (của người).”

Ngài tuân thủ những lễ cúng của hai ngày thứ mười (của trăng tròn và khuyết, tức là ngày 10 và 25 âm lịch) và ngày mồng 8 mỗi tháng. Ngài từ ái bao la với người nghèo và kém may mắn, và ngài thường rất thích thú thức ăn do người nghèo cúng dường, dầu cho đó có thể có phẩm chất khủng khiếp, và rồi ngài nói một số lời cầu nguyện cho họ.

Điều này đưa người ta đến một nhận xét rất thú vị từ quan điểm xã hội, một người bình thường có thể nghĩ rằng Longchen Rabjam từ ái bao la với người nghèo, nỗ lực của ngài phải là đem mọi sự vật ngài có cho người nghèo. Trong nhiều trường hợp ngài hẳn phải làm như thế. Nhưng trong các tiểu sử không có đề cập nào về một đường lối xử thế như vậy cả. Bất luận thế nào, có một quan điểm tâm linh đàng sau sự việc ấy. Hầu hết sự vật mà ngài có thể có, ngài không bao giờ giữ mà chuyển cho những mục tiêu tôn giáo, đó đều là những “tặng phẩm của lòng tin” do các tín đồ, và chúng được hướng đến những mục tiêu tôn giáo. Một vật phẩm của lòng tin phải được tiêu dùng cho một mục tiêu tôn giáo, cho sự phục vụ Phật, Pháp, hay Tăng, và không cho những mục tiêu thế gian hay cho sự hưởng thụ của người thế tục. Nếu một vật phẩm của lòng tin được người thế tục hưởng thụ thay vì được dùng cho những mục tiêu tôn giáo, người thế tục sẽ tạo ra nghiệp mất công đức, điều đó sẽ tạo ra khó khăn trong tương lai. Từ quan điểm của Pháp, bằng cách nhận những đồ cúng dường của người nghèo khổ, ngài cho họ một cơ hội để tạo những công đức, đó là nguyên nhân cho hạnh phúc tương lai. Thế nên ngài thật sự ban ân cho người nghèo bằng cách cung cấp chính mình như một phương tiện cho họ để làm ra công đức, mặc dù ngài có thể có những bữa ăn tốt trong những gia đình giàu có nhất. Đó là lý do tại sao những người viết tiểu sử đặc biệt nói về việc ngài thọ hưởng thực phẩm của người nghèo để nêu lên lòng tốt của ngài với họ.

Trong Lịch sử của Lama Yangtig Longchen Rabjam khuyên những người theo ngài bằng những lời giản dị :

Các người theo ta trong tương lai ! Hãy bỏ lại những hoạt động thế gian của cuộc đời này. Hãy bắt đầu những chuẩn bị cho những đời tới. Hãy nương dựa vào một vị thầy đức hạnh toàn hảo. Hãy nhận lãnh những giáo huấn về tinh túy của tánh sáng tỏ. Hãy thực hành những giáo lý bí mật của Nying-thig trong vắng vẻ. (Hãy đạt đến quả của) sự siêu vượt khỏi (những khác biệt của) sanh tửniết bàn ngay trong đời này. Nếu các người nhận được lời tiên tri nào, hãy hiến mình cho sự phụng sự những người khác hết mức của mình. Hãy truyền bá những giáo lý trong khi nhẫn chịu sự vô ơn và khó nhọc.

Một trong những tính cách nổi bật nhất trong những lời chỉ dạy của Longchen Rabjam là sự nhấn mạnh của ngài vào sự hòa điệu với tự nhiên : sự bao la và vẻ đẹp an bình của tự nhiên bên ngoài là chỗ nương tựa và sự bao latỉnh giác an bình của bản tánh giác ngộ bên trong là mục tiêu. Bằng cách nhìn thấy sự an bình không nhiễu loạn, sự sáng tỏ không nhiễm ô và sự đơn giản không rối rắm của tự nhiên bên ngoài như nó vốn là và bằng cách nương dựa vào chúng, người ta có được cảm hứng để sự chứng ngộ trạng thái tự nhiên bên trong hiện bày. Ngài cảm kích, hân thưởng bản tánh của những hiện tượng bên ngoài và thấy những đức hạnh của chúng. Ngài nhấn mạnh rằng đối với một người mới học, những hiện tượng tích cực bên ngoài là một căn cứ quan trọng để phát sanh tiến bộ thiền định. Những trích dẫn sau từ những tác phẩm của ngài nói lên những quan điểm của ngài về tự nhiên bên ngoài và bên trong.

Những hang động và những cánh đồng yêu thích trong rừng bình an 
Trang hoàng với ngàn hoa khiêu vũ và những dòng suối âm vang 
Những nơi đó, chúng ta có thể ngắm nhìn không lay động tâm thức mệt mỏi của chúng ta
Và ở lại đó để hoàn thành những mục đích của đời sống quý giá làm người. 
Nơi đó, không gặp chúng sanh hoang dã nào, 
Đã làm bình lặng những phiền não nhiễm ôhoàn thành bảy phẩm tính cao cả, 
Vào lúc xả bỏ thân thể này, 
Mong rằng chúng ta đạt được đức vua của tâm thức, trạng thái bổn nguyên.

Tự nhiên bên ngoài lợi lạc cho sự tu hành tâm linh bên trong :

Trên đỉnh đồi, trong rừng, trên một hòn đảo 
Thích thú và hài hòa suốt bốn mùa, 
Hãy tham thiền nhất tâm không xao lãng 
Về tánh sáng tỏ thoát khỏi mọi tạo tác ý niệm…. 
Vì bên ngoài và bên trong là tương thuộc, 
Người ta cần sống trong một nơi chốn vui thích, đơn côi. 
Những đỉnh núi, vì chúng mở rộng và làm trong sáng tâm, 
Là những nơi rất tốt để xua tan hôn trầmtốt lành cho sự tu hành giai đoạn phát sanh. 
Những núi tuyết, vì chúng làm sạch sẽ tâm và làm trong sáng tham thiền
Là những nơi tốt cho tu hành quán chiếu, và sẽ có ít che chướng. 
Những rừng cây, vì chúng làm ổn định tâm và khai triển sự an trụ của tham thiền,
Là những chỗ tốt cho tu hành an địnhtăng trưởng phúc lạc
Những núi đá, vì chúng làm sanh khởi cảm giác hối lỗivô thường
Sáng trong và uy lực, là những chỗ tốt để hoàn thành sự hợp nhất của quán chiếuan định
Những bờ sông, vì chúng đã làm ngắn lại những tư tưởng
Phát sanh sự khai triển của sự vọt khỏi sanh tử nhanh chóng. 
Những nghĩa địa, vì chúng uy lực và khiến những chứng đắc đến nhanh, 
Là những chỗ tốt để tu hành cả hai giai đoạn phát triểnthành tựu.

Sự lựa chọn những nơi chốn thiền định tùy thuộc vào sức mạnh và nhu cầu của cá nhân thiền giả :

Những nơi chốn như thành thị, chợ phiên, nhà trống, cây đơn độc
Nơi người và loài chẳng phải người hay lui tới
Làm phóng dật những người mới học và thành chướng ngại
Nhưng đó là chỗ dựa tối cao cho thiền giả rất an ổn.

Vẻ đẹp và bình an của cô đơn làm phát sanh cảm hứng, niềm vui và sự an định trong tâm thứcđời sống. Longchen Rabjam truyền đạt những đức hạnh của cô đơn khi diễn tả sự an định của rừng trong Kể Lại Niềm Vui Trong Rừng :

Trong một khu rừng, tự nhiên có ít phóng dật và  
tiêu khiển
Người ta xa khỏi mọi khổ đau của hiểm nguy và  
bạo lực. 
Niềm vui lớn hơn rất nhiều sự hoan hỷ của những thành thị cõi trời
Hãy hưởng thụ thiên nhiên tĩnh lặng của rừng hôm nay. 
Hỡi tâm thức, hãy nghe những đức hạnh của rừng. 
Những cây quý, vật cúng dường xứng đáng cho chư Phật, 
Trĩu đầy trái cây lớn dần rực rỡ
Hoa nở và lá cây phát ra mùi hương dịu dàng
Hương thơm đầy khắp không khí. 
Những dòng suối trên núi âm vang điệu nhạc mê hồn của trống. 
Sự mát lạnh của mặt trăng xúc chạm mọi sự. Khoảng giữa cây cối 
Phủ lấy áo mây dày. 
Bầu trời trang hoàng bằng muôn vàn tinh tú
Những đàn thiên nga bay quanh những hồ thơm ngát. 
Chim và nai qua lại giữa an bình
Những cây như ý, hoa sen và hoa loa kèn màu xanh 
Đầy những con ong mật vo ve. 
Cây cối chuyển động theo những điệu múa nhịp nhàng. 
Những cánh tay của dây leo thõng xuống 
Gởi lời chào mừng đến những kẻ viếng thăm. 
Những ao trong mát phủ đầy hoa sen 
Rạng rỡ như những khuôn mặt tươi cười. 
Những thảm cỏ xanh như bầu trời giáng hạ trên mặt đất 
Những hang động yêu kiều với những chuỗi cây hoa 
Như tinh tú mọc trong bầu trời trong sáng
Như chư thiên chơi đùa trong một vườn hoa, 
Những con cu gáy phát tiếng ngọt ngào, làm say bằng niềm vui. 
Gió mùa thổi như ban phát ngàn hoa. 
Những đám mây âm vang tiếng sấm vui tươi
Những trận mưa rào tuyệt vời đi đến làm mát lạnh hơi nóng 
Thức ăn từ rễ, lá và trái 
Không nhiễm độc bởi những hành vi bất thiện và được cung cấp suốt bốn mùa. 
Trong rừng những xúc cảm tiêu tan tự nhiên
Không có ai nói những lời bất hòa
Vì xa khỏi những phóng dật do tiêu khiển từ phố thị, 
Trong rừng sâu sự thanh bình của nhập định lớn lên tự nhiên
Đời sống trong rừng phù hợp với thánh phápthuần hóa tâm thức 
hoàn thành hạnh phúc của thanh bình tối hậu.

Đối với người mới học, quan trọng là thấy những đức hạnh nằm trong cái đẹp của những nơi chốn cô tịch như rừng núi để gây hứng khởi cho tâm thức với sự cô đơn. Nếu người ta không khai triển một thói quen thấy những mặt bình thườngtích cực của cô đơn, như vẻ đẹp của nó, người ta có thể không bao giờ dám bỏ những tiêu khiển của trần thế. Mục tiêu thấy vẻ đẹp của thiên nhiên không phải là tạo ra một tương quan xúc cảm với nó. Longchen Rabjam giải thích cách thấy và diễn dịch những cảnh bình thường như một minh họa của Pháp và cảm hứng cho Pháp :

Trong vườn hoa đẹp trên bờ sông 
Những con ong-mật-Như-Lai ngồi trên những đóa hoa, 
Làm đẹp trọn vẹn khu vườn và phát ra âm thanh trống Pháp, 
toàn thể khu vườn hiển lộ như đang tôn kính nghe Pháp…. 
Bình angiàu có với sự trang sức bằng những tràng hoa đức hạnh
Được làm đẹp bởi những vinh quang của khổ hạnh
Sự giàu sang không thể có ngay cả ở cõi trời Phạm Thiên
Cây cối trĩu quả và lá. 
Những vườn cây cung cấp những lạc thú khác nhau trong bốn mùa. 
Những dòng sông phát ra âm nhạc dịu dàng
Những khu rừng được trang hoàng bằng những nhà khổ hạnh tham thiền
Từ âm thanh cây cối tiếp xúc với gió, 
Chim chóc, ong và nai 
Nghe thánh pháp làm bình yên trong tiếng nói Phạm Thiên
Những quang cảnh này làm nở đóa hoa ngàn cánh của niềm tin
Như thể mọi nghiệp tốt được hoàn thành trong quá khứ
Và những ban phước của lòng từ ái của những thánh nhân 
Đã thâm nhập vào những sinh thể của đất này, 
đại dương sanh tử đang dứt tận.

Longchen Rabjam giải thích như thế nào, sau khi đi vào sự cô đơn an bình của rừng, tiến bộ trên con đường thiền định :

Sau khi vào rừng, hãy ở trong một cái hang dưới chân một ngọn đồi, 
Dưới một gốc cây trong một đồng cỏ với cây thuốc và hoa, 
Hay trong một lều tranh hay lợp bằng lá. 
Với nước uống, thức ăn và trái cây, 
Một lối sống giản dị duy trì thân xác 
Và hiến mình ngày đêm cho Pháp đức hạnh
Trong khu rừng, bằng thí dụ là những lá chết 
Thấu hiểu rằng thân thể, tuổi trẻ và những giác quan 
Dần dần thay đổi và không có tự tánh nào, 
Và mọi loại thịnh vượng chắc chắn phải suy tàn
Bằng thí dụ những lá lìa cây 
Đi đến chỗ thấu hiểu rằng bạn, thù cũng như thân mình, 
Đang tụ hội, đều thuận theo sự tan rã 
Và phải trói buộc vào chia lìa. 
Bằng thí dụ là những ao sen trống không  
Thấu hiểu rằng những đối tượng khác nhau của tham muốn giàu sang 
Tất yếu phải đổi thay, rằng không có tinh túy thật sự nào trong chúng, 
Và cái gì được tích tập cái đó sẽ tiêu vong. 
Bằng thí dụ là sự thay đổi của ngày, tháng và bốn mùa, 
Thấu hiểu rằng thân thể như hoa nở mùa xuân 
Phải chịu biến đổi khi thời gian trôi chảy, sự trẻ trung của nó phai dần, 
Và thần chết sẽ đến là chắc chắn
Bằng thí dụ là trái cây rơi rụng 
Thấu hiểu rằng tất cả, trẻ, lớn hay già, 
Phải lệ thuộc vào cái chết, rằng thời gian chết thì không thể định, 
Và tất yếu cái gì có sanh cái đó có chết. 
Bằng thí dụ là sự sanh khởi của những phản chiếu trong ao 
Thấu hiểu rằng những hiện tượng khác nhau xuất hiện như không có (hiện hữu) chân thật
Chúng như những bóng huyễn, một ảo ảnh, một mặt trăng trong nước, 
nhất định trống không, vô tự tánh
Đã thấu hiểu những hiện tượng theo cách ấy, 
Trên một chỗ rộng rãi hãy ngồi thẳng và thoải mái
Với thái độ làm lợi lạc cho chúng sanh, hãy thiền định về tâm của giác ngộ (Bồ đề tâm). 
Không theo những tư tưởng của quá khứ và không đem đến những tư tưởng tương lai, 
giải phóng hiện tại khỏi sự suy nghĩ
Hãy tham thiền trong một trạng thái không dao động, không có những phóng chiếu và thu hồi…. 
An trụ trong tự do, sáng tỏ, trực nhậnsống động
(Sự hợp nhất của) tánh khôngsáng tỏ, thoát khỏi mọi nắm bắt. 
Đây là sự thấu hiểu của chư Phật ba đời
Ngoài việc tham thiền tự nhiên với sự thong dong 
Trong nghĩa bổn nhiên vốn sẵn, bản tánh bổn nhiên của tâm như nó là, 
Hãy không nghĩ điều gì cả, giải phóng tất cả tư tưởng
Tự do khỏi những tư tưởng, phân tích và những ý niệm hóa 
Là cái nhìn thấy (thị kiến) của chư Phật. 
Thế nên, làm bình lặng khu rừng tư tưởng
Hãy trông xem cái an bình tối hậu, bản tánh bổn nhiên của tâm. 
Vào lúc kết thúc (thời thiền) Hãy hồi hướng những công đức bằng phương tiện gọi là “thanh tịnh thoát khỏi ba phương diện.”

Hầu hết những tác giả Tây Tạng biểu lộ sự khiêm hạ của các ngài trong những tác phẩm, như tự diễn tả mình là ngu dốt và thất học mặc dầu các vị là những đại học giả ; hoang dã và mê mờ mặc dù các vị là những người chứng ngộ, và là những thành viên vô nghĩa và thấp thỏi của cộng đồng mặc dù là những bậc được kính trọng nhất. Đó cũng là một cách để huấn luyện mình không phát sanh kiêu hãnh và tự phụ trong tương quan đời sống và khiêm hạ, rất “người”, và bình đẳng với tất cả và cũng để dạy những người khác sự khiêm hạ. Nhưng Longchen Rabjam như vài học giả chứng ngộ vĩ đại khác, để lộ đời sống chân thật của mình và công bố tiếng gầm không sợ hãikhông giới hạn của sự học và cái thấy thấu suốt của mình để gây cảm hứng và làm phát sanh sự xác tín vào những giáo lý trong tâm thức những người theo đạo.

Cho đến giữa thế kỷ này, trong các tác phẩm, hầu hết những đại học giả của Tây Tạng đã dựa vào kinh điển và những lời dạy của những thánh nhân đã chứng ngộ chân lý như nó là, hay vào chính chứng ngộ của các ngài về chân lý như nó là. Ngày nay nhiều học giả hiện đại viết ra những nhận định và phê phán về kinh, luận mà không có một manh mối y cứ nào, dù là về mặt trí thức, về thật nghĩa là gì.

Longchen Rabjam viết vì ngài đã học từ những đạo sư chứng ngộ của mình và từ những kinh điển chính thống và vì ngài đã tự mình chứng ngộ trực tiếp qua sự tu hành mãnh liệt trên con đường ngài đã được giới thiệu vào. Ngài không trình bày điều gì chỉ nương dựa vào quan điểm trí thức của mình. Chính Longchen Rabjam viết :

tu hành từ đời này sang đời khác, 
Và đã được đưa vào con đường này bởi những vị thầy thiêng liêng
Tôi đã chứng ngộ nghĩa của tinh túy thậm thâm 
Và đã thành tựu những thừa tối thượng như đại dương
Bởi thế, trong trí huệ bao la như bầu trời, 
Từ những đám mây lớn của sự học và phân tích với tia chớp của những lợi lạchạnh phúc
Kèm với sấm của những chứng ngộtham thiền
Cơn mưa lớn này của giáo lý rải xuống. 
Bởi vì sự bao la của cái học và phân tích trí thức, 
Tôi đã hấp thụ nghĩa của tất cả mọi thừa 
Và đã học trong con đường tuyệt hảo này của tánh Kim cương
Thế nên tôi đã viết bình giảng này về cảnh giới sâu thẳm và bao la tối hậu.

Trong Shingta Chenpo ngài viết :

Padma(sambhava) vinh quang, sanh từ đại dương của đại bitrí huệ
Người theo ngài, phú bẩm với ngàn Tia Sáng Vô Nhiễm (Longchen Rabjam), 
mặt trời của chúng sanh, xua tan bóng tối của tâm thức và 
An trụ trong cõi giới bổn nguyên không che ám.

Trong Gyuma Ngalso ngài viết :

Bậc Chiến Thắng nói rằng tất cả mọi hiện tượng thuộc về tính cách hai cái huyễn (nhiễm ôthanh tịnh). 
mục tiêu chứng ngộ điều này, 
Bằng cách cô đọng tinh túy của mọi kinh và tantra,  
Tôi sẽ giải thích cái tôi đã chứng ngộ.

Trong Semnyid Rantrol ngài viết :

Những hiện hữu hiện tượngvô sanhbình đẳng
Trong đó những tri giác (nhận thức và tâm) vốn nguyên giải thoát 
Phổ biến khắp như nhau không nắm bắt ; 
Về sự thống trị kỳ diệu này, Tâm Tự Nhiên Giải Thoát 
Hãy nghe khi tôi nói với các bạn cái tôi chứng ngộ.

Đôi khi mục đích viết là để cho chính sự học của người viết. Cách tốt nhất trong ba cách học là viết. Hai cách kia là nghe (nghiên cứu) những giáo lýthảo luận hay tranh luận. Thế nên mục đích chính của việc viết là xua tan bóng tối, vô minh của chính mình và của người khác. Longchen Rabjam giải thích tại sao ngài đã viết Semnyid Rangtrol :

Giáo lý này, tinh túy của mặt trời
Được tỏa sáng bởi sự khởi lên của những Tia Sáng  
Vô Nhiễm (Longchen Rabjam) 
Ngày nay chúng ta đang ở trong thời đại chiến đấu, bao phủ bởi bóng tối của những tà kiến
Để xua tan chúng, tôi viết bản văn này của nghĩa  
rốt ráo.

Longchen Rabjam kết luận bình giảng Nelug Dzod rằng :

Từ bầu trời bao la của những chủ đề có thể biết được, 
Với trí huệ, ngàn Tia Sáng của Mặt Trời (Longchen Rabjam), 
Cô đọng tinh túy cốt lõi những tantra, kinh điểngiáo huấn
Tạo nên (sự chỉ dạy này) ở vùng núi Kangri Thodkar.

Longchen Rabjam, khác với nhiều tác giả Phật giáo khác, thì rất trực tiếp và thành thật trong việc chỉ ra những quan điểm sai lầm của những người khác, như một tục ngữ Tây Tạng nói : “Chỉ ra những lỗi lầm của các đệ tử một cách trực tiếp là tính chất của một vị thầy.” Nó không phải từ ghét giận hay khắc nghiệt mà bởi vì tâm thương xótbản tánh khiêm tốn, thành thật và cởi mở của ngài, Trong Choying Dzod, ngài viết :

Bây giờ, những con voi khoe khoang họ là người theo Ati, 
Tuyên bố rằng đám tư tưởng chập chờn là tâm giác ngộ. 
Ôi ! những kẻ ngu này đã rơi vào hầm tối, 
Họ xa lìa nghĩa của Đại Toàn Thiện. 
Nếu các người không biết (những khác biệt giữa) năng lực của những sanh khởinăng lực của tánh giác ngộ bổn nhiên, 
Làm sao các người có thể hiểu tinh túy của tâm giác ngộ ?

Như Phật đã nói trong kinh, Longchen Rabjam cũng giải thích rằng ngài chỉ có thể dạy Pháp, con đường đạt đến giác ngộ nếu người ta đi theo nó. Ngài sẽ không có năng lực đem đến giác ngộ cho những tâm thức của chúng sanh chỉ bằng cách sống giữa con người, thế nên ngài mong ước sống trong cô đơn hoang vắng và bằng thực hành đạt đến địa vị Phật và phụng sự chúng sanh hiệu quả hơn :

Để cho chúng sanh, tôi ở đây, 
Cho vài giáo lý từ lòng bi, 
Nhưng tôi không có thần lực để đem sự chứng ngộ tánh Như cho họ. 
Thế nên tôi sống một mình trong rừng. 
Trong một khu rừng nhiều nước sạch, đầy trái cây, hoa và lá. 
Bao quanh với hàng rào tre và cây nho, 
Với những chỗ ở mát mẻ, thích thú, hấp dẫn bằng tre, 
Mong rằng tâm tôi đạt đến an định
Nơi đây, không có người cũng không ma quỷ thấy tôi, 
Sống bằng nước sạch và chỉ bằng những dưỡng chất khổ hạnh
Và bằng thiền định về những ý nghĩa của những giáo huấn cam lồ của Lama tôi, 
Mong rằng tôi bỏ đi thân thể sống này. 
Vào lúc đó, bằng cách chứng ngộ cái sáng tỏ vào lúc chết, 
Giải thoát cái sáng tỏ của trạng thái trung ấm vào trạng thái bổn nguyên, 
Và trở nên không thể tách lìa với những thân và những trí huệ bổn nguyên, 
Nguyện tôi thành tựu những lợi lạc hai phần một cách tự nhiên.

Do đọc những tác phẩm ấm áp thích thú và thấu nhập của ngài, người ta có thể cảm thấy sự xúc chạm của tâm bi mẫn của ngài. Những dòng sau là một số diễn tả thường xuyên những cảm giác tự phát và tự nhiên trong hình thức những mong ước trong những luận văn học giả của ngài :

Bất kỳ ai đối với tôi 
Phát sanh giận dữ hay niềm tin, hay bất kỳ ai làm thương tổn
Ca ngợi hay theo tôi, 
Nguyện tôi dẫn dắt tất cả họ nhanh chóng đến giác ngộ.

Ngài kết thúc Shingta Chenpo với những ước nguyện sau :

Nguyện hạnh phúc của tôi được tất cả chúng sanh kinh nghiệm
Nguyện những khổ đau của chúng sanh được chuyển di qua tôi. 
Cho đến khi nào sanh tử trống rỗng 
Nguyện tôi vẫn dẫn dắt chúng sanh (đến hạnh phúcgiác ngộ).

Giống như những đạo sư Phật giáo khác, Longchen Rabjam dùng tính chất khổ đau và vô thường của sanh tử như là khí cụ để khuyến tấn những đệ tử thực hành Pháp. Trong Terjung Rinpoche’i Logyu ngài viết :

Cuộc đời vô thường như những đám mây mùa thu
Tuổi trẻ vô thường như hoa mùa xuân
Thân thể vô thường như tài sản mượn, 
Giàu có vô thường như sương trên cỏ, 
Bạn bè thân thuộc vô thường như một người khách trong một cửa tiệm ; 
Dù họ có hội hợp, họ sẽ tan lìa như những người bạn đi du lịch ; và 
Thần chết, như bóng của dãy núi phương tây, sẽ không trì hỗn…. 
Sự sanh thì còn đáng sợ hơn sự chết, 
Bất cứ nơi nào người ta tái sanh trong sanh tử, không có chỗ nào là hạnh phúc
Đức Phật đã nói ; nó giống như hầm lửa…. 
Bằng cách học hỏi người ta sẽ không đạt giải thoát khỏi đau khổ
Trước hết, quyết định nhờ những học hỏi không sai lầm
Xua tan mọi nghi ngờ và giả tạo bằng suy tư. 
Và rồi thiền định về nó, người ta được giải thoát
Thế nên, đã học nghĩa không sai lầm
Quan trọng là thực hànhmột mình trong rừng…. 
Cuộc đời này có tự do và những phú bẩm, 
Không biết khi nào nó sẽ mục nát ; nó như một bình đất sét. 
Tri giác về ngày mai hay đời tới 
Người ta sẽ ra sao đều không được biết. 
Thế nên xin hãy thực hành Pháp ngay ngày hôm nay. 
Những công việc của đời này sẽ không bao giờ chấm dứt cho đến khi chết. 
Khi các bạn dừng chúng lại, chính là bản tánh của chúng mà chúng được chấm dứt
Niềm tin vào Pháp thì khó phát triển, 
Thế nên bất cứ khi nào các bạn nhớ đến Pháp,  
hãy thực hành nó.

Sau đây là một số sáu thành tố do Longchen Rabjam ban cho trong Mengag Dzod để tóm lại và làm rõ những điểm đạo đức, triết học, tôn giáothiền định của Pháp. Những yếu tố quan trọng để đi vào Pháp : 

Sáu điều quan trọng để đi vào Pháp là 
Tuân thủ kỷ luật tu hành, nền tảng của con đường
Học hỏi nhiều chủ đề khác nhau mà không thiên chấp
Làm bình lặng ba cửa và tự tâm
Ngừng dứt những hành vi bất thiện, và phát triển những hành vi thiện. 
hổ thẹn, và phát triển lòng tin
Và có một vị thầy đức hạnh và những người bạn đức hạnh
Những điều ấy rất quan trọng cho người mới học.

Những tính cách của cô đơn :

Sáu yếu tố quan trọng để sống trong cô đơn là 
Một nơi chốn đơn độc với những dấu hiệu tốt lành
Nơi những bậc quá khứ đã đặt chân đến, 
Ở đó những người giữ nguyện tụ tập vì nó không dơ bẩn bởi ô nhiễm
Nơi không có những phóng dậttiêu khiển
Nơi những lương thực dễ có được, 
Và nơi không có nguy hiểm từ người hay loài không phải người.

Longchen Rabjam nhấn mạnh rằng sự cô đọng của tất cả các thừa vào một cái là phương tiện đạt đến Phật tánh, và ngài bác bỏ quan điểm rằng chúng là những thân phần trái nghịch nhau của những giáo lý. Ngài kết luận Semnyid Ngalso với những lời sau :

Bây giờ, những người bình thườngtâm nhãn không thanh tịnh
Cho những con đường khác nhau của “dòng tương tục” (tantra) và của “hoàn thiện” (ba la mật
Là trái nghịch nhau. Họ không biết cách kết hợp chúng thành một. 
Bởi thế, họ có những con mắt thiên lệch
Ở đây (trong bản văn này), những nghĩa sâu xa tối thượng của các thừa, thừa nhân và thừa quả, 
Tôi đã cô đọng thành một, là phương tiện của sự tu hành.

Theo quan điểm của Longchen Rabjam, mọi đức hạnh của chín thừa được cô đọng trong tánh giác, tâm giác ngộ của Đại Toàn Thiện :

Những kinh điển của Thanh Văn, Bích Chi PhậtBồ tát 
Đồng ý trong cái thấy xác định không có sự hiện hữu của cái ngã của người và cái ngã của pháp 
Và trong sự tự do thoát khỏi những ý niệm hóa, như hư không
Trong những kinh điển của yoga Ati bí mật tối thượng và vĩ đại, 
Trong tự do như hư không thoát khỏi những phân biệt ta người, 
Trí huệ bổn nguyên tự-khởi, người ta an trụ. 
Thế nên tất cả nghĩa (của những thừa trước) được cô đọng trong tinh túy tối thượng này (tánh giác). 
Những loại (tantra ngoại) Kriya, Upa (yoga) và Yoga (tantra), 
Đồng ý rằng nhờ phương tiện những mây cúng dường của tự mình, bổn tôn và những tham thiền 
Người ta đạt được sự thành tựu tịnh hóa ba cửa. 
Trong tột đỉnh kim cương bí mật, vua của những giáo lý
Người ta chứng nghiệm những tri giác, âm thanhtư tưởng là những bổn tôn từ trạng thái bổn nguyên 
thành tựu sự tịnh hóa ba cửa. 
Thế nên sự chứng ngộ của (ba thừa) này được thành tựu trong tinh túy tối thượng này (tánh giác). 
Ba tantra nội Maha, Anu và Ati đồng ý
Thế giớichúng sanh, những hiện hữu hiện tượng, là những bổn tôn nam và nữ và cõi tịnh độ của các vị, 
Cõi giới tối hậutrí huệ bổn nguyên hợp nhất viên mãn, 
bản tánh tối hậutrí huệ bổn nguyên bất biến và tự-khởi. 
Trong cái bí mật tối thượng nhất này (tánh giác), bởi vì tất cả vốn toàn thiện
Và ngoại trừ (những xuất hiện của) những lâu đài vô tạo tác trong cõi tịnh độ của pháp giới bổn nguyên lạc phúc, 
Chúng toàn khắp trong không có những chiều kích trong hay ngoài, 
Không có những đặc thù của nỗ lực, chấp nhận hay chối bỏ. 
Tất cả là giải thoát trong pháp giới vô cùng của Pháp thân
Thế nên tất cả những chứng ngộ của chín thừa đều được thành tựu trong tinh túy bí mật vĩ đại này (tánh giác). 
Longchen Rabjam diễn tả sự chứng ngộ của Đại Toàn Thiện trong những lời giản dị, sống độngsâu xa
Nếu người ta chứng ngộ sanh tử không có căn cứ, mối manh, đó là niết bàn
Nếu người ta chứng ngộ niết bàn chỉ là giả danh, đó là cõi giới bổn nguyên. 
Nếu bạn tự do khỏi những nỗ lực và vượt lìa tâm thức, đó là Pháp thân
Nếu bạn trong tham thiền không có tư tưởng, đó là siêu vượt khỏi những tư tưởngdiễn tả
Nếu không có những ý niệm và bám luyến, đó là trạng thái tự nhiên
Nếu bạn vượt khỏi tâm thức và những hiện tượng đều Không, đó là nghĩa tối hậu.
Nếu bạn tự do khỏi “là” và “không là”, đó là tự do khỏi những cực biên. 
Nếu bạn cắt đoạn gốc rễ những lo sợ và nghi ngờ, đó là giác ngộ
(Giáo lý Đại Toàn Thiện) là tinh túy chân thựctối hậu
Tôi dạy nó cho những người phước đức mai sau
Bạn và những người theo đạo phước đức khác, 
Hãy bảo đảm sự chứng đắc vĩnh cửu trong trạng thái vô tướng.

Đoạn sau là một số trích dẫn từ những tác phẩm kệ của Longchen Rabjam để làm rõ cái thấy của ngài về đời người và những hiện tượng thế gian, và sự trình bày của ngài về cái thấy, thiền định và những kết quả của sự tu hành Đại thừa :

Sáu phương diện người ta cần nương dựa cho đến chứng đắc rốt ráo
Hãy bỏ thân thuộc và nương dựa vào những thiện tri thức tuyệt hảo
Hãy bỏ những bạn bất thiện và nương dựa vào những vị thầy có học và khéo léo hộ trì
Hãy bỏ những đồng ý và nương dựa vào sự tương hợp tối hậu với Pháp, 
Hãy nhận sự học hỏitư duyáp dụng chúng cho tâm, 
Hãy bỏ những thành thị và ở trong núi non hoang vắng
tìm kiếm những giáo lýthực hành chúng với chuyên cần
Nếu người ta có thể theo như thế, người ta sẽ hoàn thành những chứng đắc nhanh chóng.

Man-Ngag Rinpoche’i Dzod MD 7b/1 :

Đối với việc (làm bình lặng) sự nắm bắt cái ngã của những đối tượng, hãy nhìn vào sự thay đổi của chúng trong bốn mùa, 
Đối với bám chấp vào sự thường còn của cuộc đời, hãy nhìn vào hạt sương trên cỏ, 
Đối với vô minh về nhân và quả, hãy nhìn vào những hạt giống và trái của nó. 
Đối với vô minh của tri giáctâm thức, hãy nhìn vào những giấc mộng khi ngủ, 
Đối với vô minh về một vị, hãy nhìn vào mật mía và những phản chiếu của nó, 
Và đối với vô minh về bất nhị, hãy nhìn vào nước và băng. 
Những cảnh tượng này là những đối trị vĩ đại.

MD 43a/3 :

Sự từ bỏ sáu hành vi thiện và bất thiện trộn lẫn là : 
Chớ nương dựa vào một vị thầy không có tinh túy tâm linh mà lại khiến giận ghét và tham luyến tăng trưởng
Chớ chấp nhận một đệ tử là một bình chứa không thích hợp (với Pháp) và nghĩ đến những lỗi lầm (của những người khác), 
Chớ thực hành những đức hạnh (trên danh nghĩa) chúng (thật ra) là sự tích tập những hành vi không đức hạnh
Chớ ban bố từ thiện với mong mỏi được kính trọng và được đáp đền, 
Chớ làm những cúng dường để phục vụ cho thân thuộc và sự giàu có của mình. 
Và chớ ban cho những giáo lý để lừa dối người ta mà kiếm lợi. 
Theo những khuyên bảo này, người ta sẽ tương ưng với Pháp.

MD 9a/5 :

Chứng đắc quả Phật dựa vào Sáu phương diện
Dụng cụ tuyệt hảo cho tu hành Pháp nương dựa vào việc có một đời người quý báu
(Chứng đắc giải thoát) nương dựa vào sự tu hành vì không có tu hành người ta không đạt giải thoát
Tu hành dựa vào hiểu biết trọn vẹn
Hiểu biết nương dựa vào học hỏi
Sự hoàn thiện của học hỏi nương dựa vào suy nghĩ
Và tất cả nương dựa vào việc có một đạo sư đạo hạnh.

MD 13a/4 :

Sáu nâng đỡ tuyệt hảo của thực hành Pháp
Tôn kính Tam Bảo như đối tượng tôn thờ tối thượng
Hy sinh những hoạt động của cuộc đời này như sự hy sinh tối thượng
lòng tin, học và suy nghĩ như sự giàu có tối thượng
Nhận biết tự tánh của Tâm như người bạn tối thượng
Buông bỏ bám chấp vào những tham muốn ích kỷ như thái độ tối thượng
Và thấy Lama như Phật, đó là sự thành tựu tối thượng
Nếu người ta hành động theo những đường lối này, người ta sẽ hoàn thành những mục tiêu hai phần.

MD 64b/4 :

Sáu đức hạnh quan trọng là : 
Lòng bi cho chúng sanh là quan trọng cho việc chứng ngộ vô ngã
Tin vào nhân quả là quan trọng cho sự thâm nhập tánh Không
Không lưu lại trong sanh tử là quan trọng cho sự an trụ trong an lạc
Không mong chờ những kết quả là quan trọng cho lòng từ thiện, 
Từ bỏ khoe khoang là quan trọng cho sự tuân thủ kỷ luật tu hành
Và sự khiêm tốn trong nhu cầu là quan trọng cho việc sống cô đơn
Nếu có sáu điều này người ta thành tựu việc tu hành Pháp.

MD 46a/1 :

Những cần thiết của sáu cái bình đẳng
Cần thiết cảm nhận rằng con của mình và kẻ thùbình đẳng do biết rằng chúng sanh của sáu đường là những bà mẹ, 
Cần thiết thấy sự bình đẳng giữa vàng và sỏi đá do chứng ngộ giàu có vật chất là huyễn, 
Cần thiết thấy sự bình đẳng của những hành vi thiện và bất thiện vì không có nhân và quả trong thật tánh của chúng, 
Cần thiết thấy tánh nhất như của thiền địnhxuất định do chứng ngộ thật tánh của sáu thức. 
Cần thiết thấy tánh vô phân biệt do diệt trừ những phiền não bằng cách thấy chúng là những trí huệ
cần thiết thấy sự bình đẳng của sanh tửniết bànbản tánh của chúng là bổn nhiên thanh tịnh
Thấy những bình đẳng này là đại yoga.

MD 48a/5 :

Tu hành sáu hoàn thiện (sáu ba la mật) không tách lìa là : 
Không để cho lòng rộng lượng bị đánh cắp bởi kẻ thù keo kiệt
Không để cho những tên cướp, tà hạnh, phá hủy kỷ luật đạo đức
Không để cho lòng khoan dung bị đâm thủng bởi vũ khí của giận dữ
Không để cho tinh tấn bị trói buộc bởi xiềng xích của giải đãi
Không để cho tham thiền bị ô nhiễm bởi thuốc độc của những xao động
Và không để trí huệ bổn nguyên bị che ám bởi bóng tối của vô minh.

MD 50a/4 :

Tu hành sáu tính chất tuyệt hảo là : 
Từ bỏ những hoạt động của thân mê lầm
Từ bỏ những diễn tả của ngữ vô nghĩa
Từ bỏ những phóng chiếu của những tư tưởng của tâm, 
Từ bỏ những bám luyến của tham hưởng thụ, 
Từ bỏ dấn thân vào những phóng dậttiêu khiển
từ bỏ sự nịnh hót như một phương tiện để giữ gìn cho tâm những của người khác.

MD 59b/4

Sáu cách cô đọng sự tu hành các thừa là : 
Tu hành tri giác thanh tịnh bằng cách nhận chân thế giớichúng sanh là những tri giác như huyễn
Tu hành lòng bi bằng cách nhận chân sanh tửthống khổ
Tu hành lòng từ bằng cách nhận chân chúng sanh sáu đường là những bà mẹ, 
Tu hành ba thệ nguyện bằng cách nhận chân nghiệp là nhân quả duyên sanh
Tu hành những giai đoạn phát triểnthành tựu bằng cách đồng hóa bốn quán đảnh truyền pháp với ba cửa, 
tu hành bản tánh tối hậu bằng cách nhận chân những hình tướng, âm thanhtư tưởngbản tánh tối hậu
Nếu người ta hoàn thiện những tu hành này sẽ không có những che chướng và lỗi lầm.

MD 33b/6 :

Sáu lời kim cương của Đại Toàn Thiện Dzogpa Chenpo : 
Đại Toàn Thiện của nền tảng là sự xác minh cái Tâm, 
Đại Toàn Thiện của con đường là sự thâm nhập điểm cốt yếu cho giải thoát
Đại Toàn Thiện của quả là chứng đắc sự dừng dứt của những hy vọng và lo sợ, 
Đại Toàn Thiện của những đối tượng là sự giải thoát của những tri giác không có nắm bắt, 
Đại Toàn Thiện của tâm là sự khởi sanh của những tư tưởng như là những hỗ trợ, 
Đại Toàn Thiện của nghĩa là sự tan biến tự nhiên của những chuyển động. 
Bất cứ ai thực hiện được những điều này là vua của các thiền giả.

MD 74a/3 :

Sáu xác tín của chứng ngộ về cái nhìn thấy sâu xa là : 
Chứng ngộ những hiện tượngtrung đạo thoát khỏi những cực biên, 
Chứng ngộ những hiện tượng là tánh sáng tỏ vĩ đại, cái hợp nhất, 
Chứng ngộ những hiện tượng là tánh bình đẳng,  
đại lạc
Chứng ngộ những hiện tượngbất nhị, tinh túy  
đơn nhất, 
Chứng ngộ những hiện tượng là sự thành tựu tự nhiên, tự do khỏi mọi thiên chấp
chứng ngộ những hiện tượngthanh tịnh bổn nguyên, tự nhiên bổn nguyên. Dù người ta hoàn thiện chúng, 
(Trong thật tánh của chúng) không có người chứng ngộ
Cũng như bản thân sự chứng ngộ không có ý tưởng gì về chứng ngộ
Thế nên, maya yoga (yoga huyễn) này thoát khỏi mọi thí dụ.

MD 74a/5 :

Đã chứng ngộ như thế, có sáu cách giải thoát
Những đối tượng bên ngoài, ngay lúc chúng xuất hiện
Được giải thoát ngay trong bản tánh của sự xuất hiện, như băng tan vào nước. 
Sự tri nhận bên trong, ngay lúc tri nhận, 
Được giải thoát ngay trong bản tánh của sự tri nhận, như bọt tan vào trong nước.
Hai tư tưởng trung gian, ngay lúc chúng chuyển động 
Được giải thoát ngay trong bản tánh của những chuyển động, như tia sấm chớp trong bầu trời. 
Những âm thanh, những chỉ danh và tên, ngay lúc vang lên 
Được giải thoát ngay trong bản thân sự gọi tên, như những âm thanh của một tiếng vang
Những lý thuyết nắm hiểu, ngay điểm xác nhận
Được giải thoát ngay bản thân những xác nhận, như những cầu vồng biến mất trong bầu trời. 
Những kết quả của thành tựu, ngay lúc đạt được
Được giải thoát ngay trong bản tánh của những chứng đắc, như những ước muốn được đáp ứng tức khắc bởi viên ngọc như ý
Bản tánh thì vốn tự-giải thoát và những đối trị thì tự tan biến. 
tự do khỏi những chỉ định và những đối tượng, và nó là sự thành tựu tự nhiên của chứng ngộ.

TRL (gTer Byung Rinpoche’i Lo-rGyus) 52b/2 :

Hãy thấy trí huệ tự nhiên khởi, vua của những cái thấy (tri kiến), 
Hãy thiền định về tánh sáng tỏ tự nhiên khởi, vua của những thiền định
Hãy tu hành những hiện hữu hiện tượng là huyễn, vua của những hành động. 
Hãy đạt được sự tan biến vào trong trạng thái bổn nguyên, vua của những kết quả. 
Người ta sẽ trở thành Samantabhadra (Phổ Hiền), trong trạng thái tự nhiên thành tựu.

YD 42a/6 :

Quả hoàn thiện của thiền định là : 
Sự chứng đắc những thân và những trí huệ bằng việc hoàn thiện những đoạn trừ và những chứng ngộ
Như mặt trờimặt trăng không bị mây che phủ, 
Khi bản tánh tự do khỏi những che ám, 
Nó được gọi là giác ngộ, và rồi những đức hạnh hiện tiền tự nhiên xuất hiện
Và những sự xuất hiện của thân, các thức và những  
tri giác
Những thói quen của ba cái che ám, sẽ được giải thoát
Như một ngọn đèn trong một cái bình vỡ, một tượng thờ trong một đóa hoa nở ra, 
Những công đức hiện diện tự nhiên bày hiện. 
Khi những thói quen của ba cái che ám được giải thoát
Chúng xuất hiện là những cõi Phật, những trí huệ, và những thân Phật.

Trong những tác phẩm của Longchen Rabjam, thỉnh thoảng ngài cũng có những trích dẫn sai xuất xứ bản văn. Đôi khi ngài đổi lời của một trích dẫn, nhưng không có lỗi lầm trong ý nghĩa. Theo học giả nổi tiếng Mipham Namgyal (1846-1887) Longchen Rabjam đã nhớ rất nhiều kinh điển. Ngài cũng sáng tác rất nhiều tác phẩm trong hoang vắng nơi không có những bản văn để quy chiếu. Thế nên khi trích dẫn ngài chỉ viết ra theo trí nhớ chứ không dựa vào bản văn có sẵn. Khi Mipham biên tập cuốn Pema Karpo và bình giảng của nó để in, ngài không sửa chúng, vì không có những khác biệt trong ý nghĩa, và ngài thấy những biến đổi ấy như là một dấu hiệu về sự vĩ đại của tác giả. Mipham nói trong cuốn Giải Thích Một Số Điểm Khó của Yidzhin Rinpoche’i Dzod :

Có nhiều lỗi trong những tiêu đề của những bản văn gốc. Rõ ràng rằng Bậc Toàn Giác Vĩ Đại đã nhớ tất cả kinh, tantra và những bình giảng của chúng, và ngài được dân chúng biết đến như là “Bậc từ chùa Samye với Nhiều Kinh Điển.” Có nói rằng về sau, khi ngài tạo những tác phẩm trong cô đơn, không nhìn vào những bản văn mà chỉ trích chúng từ trí nhớ, điều đó là thật. Có những lỗi trong những tiêu đề trích dẫn và cũng có một số khác biệt trong những lời trích dẫn, nhưng không có sự khác biệt trong ý nghĩa với bản văn gốc. Chúng không phải là những lỗi do người thợ sắp chữ về sau. Bởi vì chúng thuộc về những tác phẩm gốc của ngài, tôi giữ nguyên chúng, bởi vì nếu chúng được duy trì không sửa lại chúng sẽ bảo tồn những ban phước vĩ đại của ngài. Trong những lỗi ấy, không có một sự khác biệt nhỏ nhất nào trong những điểm quan trọng của nghĩa. Nếu người ta có thể thấy điều này, bấy giờ những sự việc đó có khả năng phát sanh thán phục. Thế nên tốt hơn là không thay đổi chúng dù là ai trong mai sau.

NHỮNG DANH HIỆU CỦA LONGCHEN RABJAM VÀ  
Ý NGHĨA CỦA CHÚNG

Longchen Rabjam dùng nhiều tên khác nhau trong những kết từ của các tác phẩm để phân biệt những chủ đề của những bản văn :

Trong những tác phẩm chủ yếu về những chủ đề có thể giải thích được, những khoa học thế gian như thi ca, vần luật và khoa học ngôn ngữ, tên được dùng là “bởi Samylpa Tshul-thrim Lodro.” Trong những tác phẩm chung cho cả tantra ngoại và nội, tên là : “bởi Dorje Zijid.” Trong những tác phẩm chủ yếu về những chủ đề sâu xa giải thích qua những giai đoạn của các thừa, và về lời và nghĩa giải thích những phân chia của các thiền, tên được dùng là : “bởi Drimed Odzer.” Trong những tác phẩm dạy lãnh vực của bản tánh bất khả tư nghì trong những chi tiết lớn lao nhất, tên được dùng là : “bởi Longchen Rabjam.” Trong những tác phẩm trong đó các thừa, những lý thuyết, tánh Như v.v…. được giải thích chi tiết, tên được dùng là : “bởi Kunkhyen Ngagi Wangpo.”

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108689)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.