7. Thiền Định (Con Đường)

15/05/20154:57 CH(Xem: 6052)
7. Thiền Định (Con Đường)
PHẬT TÂM 
Một Hợp Tuyển Những Tác Phẩm của Longchen Rabjam về Đại Toàn Thiện 
Nguyên tác: BUDDHA MIND  
An Anthology of Longchen Rabjam’s Writings on Dzogpa Chenpo  
Tulku Thondup Rinpoche – Snow Lion, 1989  
Việt Dịch: Đương Đạo – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2000

THIỀN ĐỊNH (CON ĐƯỜNG)

  1. Thiền định về Ý Nghĩa của cái Thấy

Về thiền định, sau khi đã thấu hiểu cái thấy thoát khỏi những cực đoan nhị biên, người ta tham thiền về cái thấy để tịnh hóa những phiền não nhiễm ô và để hoàn thiện những con đường và những giai đoạn hầu tiến đến mục đích tối thượng. Longchenpa tổng kết thiền định trong ba phạm trù của sự tiếp cận với thiền định đối với ba cấp độ của hành giả trong chương thứ mười một của Shingta Chenpo.

THIỀN ĐỊNH SAU KHI ĐÃ XÁC QUYẾT CÁI THẤY

Sau khi đã xác quyết rõ ràng cái thấy (tri kiến), cần thiết phải tham thiền trong trạng thái thiền định. Nếu không người ta sẽ không hoàn thành giải thoát khỏi đám đông những nhiễm ô phiền não và sẽ không có thể hoàn thiện những giai đoạn và những con đường. Thế nên chắc chắn người ta cần thực hành thiền định. Thiền địnhtham thiền trong trạng thái tự nhiên, nó tự nhiên như hư không, bằng phương tiện là sự tự do thoát khỏi những ý niệm, nghi ngờ và mong cầu….

Trước hết, người ta cần học hỏi, rồi tư duy và sau đó người ta cần đi vào thực hành về nó, vì cần thiết phải phát sanh nghĩa cốt yếu trong chính mình.

NHỮNG THIỀN ĐỊNH CHO NHỮNG CẤP ĐỘ 
KHÁC NHAU CỦA TRÍ NĂNG

Thiền định cho Người Trí Năng Cao

(i) Người có trí năng cao nhất đạt giải thoát nơi chứng ngộ. Người phước đứctrí năng cao nhất, họ đã tích tập công đức trong quá khứ, đạt giải thoát chỉ bằng chứng ngộ trạng thái tự nhiên của Tâm, nghĩa như hư không, siêu việt khỏi thiền định và không thiền định, nhờ vào những trường hợp (của những những ban phước) của Lama. Họ an trụ tự nhiên trong trạng thái yoga của dòng Tâm luôn luôn trong mọi lúc, không cần đến thiền định với cố gắng.

(ii) Với người chứng ngộ hoàn toàn, không có thiền định nào để thực hành. Khi một người đạt trạng thái chứng ngộ hoàn toàn (Klong-Gyur)…. bởi vì nó đã giải thoát khỏi luyến chấp vào (ý niệm) hiện hữu có thật, bấy giờ sẽ không có những cái dùng để đối trị nào để thiền định. Thế nên trạng thái chứng ngộ là không-có-thiền-định. Đã an trụ trong sự tương tục vắng mặt luyến chấp vào hiện hữu có thật, nó là trò chơi nhậm vận của vô trụ không kẽ hở, siêu việt những chiều kích, phương diện, và nó là sự thọ hưởng cõi Phật của Phổ Hiền vốn tự giải thoát…. Trong cái ấy không có những dấu hiệu và cấp độ, vì không có những loại thiền định hữu tướng…. Trong đó không có chỗ cho lầm lạc, vì nó không đi đâu cả. Không có những che ám của người canh chừng vì nó không được canh chừng….

Sự xảy ra những che ám và sai lầm : khi thiền giả canh chừng Tâm, nó vốn không thể tri giác được bằng sự canh chừng, thì sự canh chừng tự trở thành che ám. Tiến đến (nơi không có) có chỗ để đi đến thì tự nó trở thành sai lầm…. Trước hết đã có sự xác tín rằng Tâm mình tự nhiênchân Phật từ vô thủy, sau đó người ta chứng ngộ rằng không cần ước mong Phật quả từ nguồn gốc nào khác. Ngay lúc ấy, người ta an trụ trong Phật quả.

(iii) Với người trí năng bình thườngthấp kém, cần phải thiền định. Đối với người trí năng bình thường và thấp, cần thiết phải thiền định với sự chuyên cần lớn lao, bởi vì họ chưa giải thoát khỏi sự nắm bắt bản ngã, nguyên nhân của sanh tử. Sự phân biệt giữa thiền định và không thiền định là theo sự việc (cái ý niệm) người nắm bắt và cái được nắm bắt (chủ thể và đối tượng) trong tâm đã tiêu tan hay chưa.

(iv) Sự đúng đắn của hành thiền. Bao giờ những sanh khởi (trong tâm mình) không là tự-khởi lên và tự-giải thoát, thì mọi tư tưởng chỉ là những ý niệm bình thường tạo ra sanh tử và dẫn đến những cõi thấp…. Bằng cách thiền định để làm bình lặng những ý niệm này, chắc chắn trí huệ, tức là sự giải thoát của những hiện tượng, sẽ sanh ra.

(v) Cần hợp nhất an địnhquán chiếu. An định (Chỉ) hàng phục nhiễm ô phiền não, quán chiếu (Quán) nhổ gốc nhiễm ô phiền não….

Có hai phương diện của an địnhquán chiếu, (sự đồng đẳng và những bản sắc tách biệt của an địnhquán chiếu). Về đồng đẳng : Phương diện an trụ là an địnhphương diện sáng tỏquán chiếu. Sự hợp nhất của an địnhquán chiếu, sự chứng ngộ sáng tỏtánh Không thoát khỏi những biên kiến, giải thoát người ta khỏi sanh tử….

Về tách biệt : theo ngữ nguyên, tâm tập trung vào ý nghĩa của cái đã học được là an định và sự chứng ngộ ý nghĩaquán chiếu. Theo ý nghĩa, có thể qua thiền định tập trung nhất tâm vào lúc ban đầuan định và rồi thấu hiểu vô tự tánhquán chiếu.

(vi) Lý do (tại sao thiền địnhcần thiết). Đối với người trí năng cao, cũng như trên một đảo bằng vàng, dầu cho bạn có tìm kiếm, bạn sẽ không tìm ra đất hay đá, bất cứ cái gì sanh khởi đều được giải thoát trong bản tánh tối hậu. Thế nên những cái đối trị được tịnh hóa ở trong cảnh giới tối hậu (dByings), và không cần thiết những thời kỳ tham thiền nữa….

Đối với người trí năng bình thường : sau khi đã thấu hiểu cái thấy, bằng cách tham thiền mà không có sự chuyển động, trong trạng thái không sanh khởi thoát khỏi hôn trầmtrạo cử, như một ao nước không dơ bẩn, người ta hợp nhất an địnhquán chiếu, tức định và huệ, và làm tan biến những ý niệm vào cảnh giới tối hậu, và sự ‘chứng ngộ như hư không’ xảy ra….

Đối với người trí năng kém, người ta cần thiền địnhthuần hóa cái tâm hoang dã như khỉ vượn, nó không chịu ở yên dù chốc lát, bằng an định nhất tâm. Khi người ta có thể tập trung được, bấy giờ bằng thiền định, như cái đối trị, trên sự quán chiếu phân biệt chẳng hạn về tánh Không, vô tự tánh của hiện tượng, và bằng cách thiền quán rằng tất cả hình tướng là huyễn, người ta chứng ngộ nghĩa của sự không sanh khởi.

ĐƯỜNG LỐI THAM THIỀN CHO NGƯỜI TRÍ NĂNG BÌNH THƯỜNG

Phương pháp Thiền định

(i) Lời khuyên tham thiền về vô niệm. Khi có những sóng mạnh trong nước thì không có những phản chiếu, dù nước có tiềm năng phản chiếu. Cũng thế, tâm tự nhiên có những phẩm tính như thần thông, nhưng bởi vì tốc độ của những con sóng của tư tưởng lan man, những phẩm tính không biểu lộ. Thế nên quan trọng là tham thiền nhất tâm…. Nếu bạn tham thiền, bấy giờ những con sóng quấy nhiễu của những ý niệm sẽ biến mất và ánh sáng của ngọn đèn Tâm sáng ngời sẽ tự nhiên chiếu rọi. Thế nên hãy tham thiền mà không quấy nhiễu nước tâm.

(ii) Những tư thế của thân và cách tham thiền. Người ta cần tham thiền trong ba trạng thái thoát khỏi những cực đoan….

(a) Để cho một thân thể bất động, có tư thế bảy điểm của thân : chân xếp tréo, tay trong cử chỉ tham thiền, xương sống thẳng, lưỡi chạm vòm miệng trên, thở chậm, mắt nhìn (ngang tầm) đầu mũi và cổ hơi cong.

(b) Để cho những khả năng giác quan bất động : mắt không chuyển động và không làm ngừng những khả năng giác quan của tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm. Dầu gặp sắc, thanh, hương, vị, xúc và tư tưởng nào, chớ đóng chặt cửa cũng không theo nó. Nếu những khả năng giác quan này bị đóng chặn, bấy giờ ngũ nhãn, như thiên nhãnlục thông của tâm, chúng là những công đức của phương diện đã thanh tịnh của những khả năng giác quan, sẽ không đạt được. Nếu chạy theo những tư tưởng, chuỗi xích liên tục của những tư tưởng sẽ không ngừng và người ta vẫn không khác gì một người bình thường. Bởi thế, người ta tham thiền trong cái hồ bất động của những khả năng giác quan với sự khởi lên không ngừng của nhiều đối tượng xuất hiện, như những phản chiếu của những ngôi sao. Nếu những đối tượng khác nhau không bị những tư tưởng nắm bắt, bấy giờ những đối tượng xuất hiện không chỉ không làm hại sự tham thiền, mà những phẩm tính của chúng sẽ sinh khởi. Đó gọi là “trí huệ bổn nguyên vô niệm”, vì những hình sắc xuất hiện nhưng không có những ý niệm. Nếu không có sự xuất hiện của những hình sắc, bấy giờ không có trí năng để thấy chúng, và bấy giờ không có vấn đềtư tưởng hay không có tư tưởng, và cũng không có “trí huệ bổn nguyên vô niệm”. Bởi thế, khi những đối tượng xuất hiện với những giác quan, bằng cách ở trong vô niệm, vị thầy (Lama) đã có trí huệ phân biệt sẽ trực tiếp đạt được sự dứt diệt những tư tưởng đến và đi, và điều này được gọi là “sự dứt diệt của hơi thở.” Dù cho hơi thở qua miệng và mũi có tiếp tục, những tư tưởng sẽ không dao động. Sự chấm dứt việc ý niệm hóa được xem là cái chết của những tư tưởng. Khi không có việc ý niệm hóa, không cần thiền định như là một đối trị của nó và không cần trí huệ, tức là thiền giả nữ của sự tự do thoát khỏi những ý niệm hóa, nó là cái đối trị của việc ý niệm hóa….

Khi người ta hoàn thiện điểm cốt yếu này (của việc dừng dứt hơi thở), đó gọi là (trạng thái của) sáu thức tự nhiên hay không tạo tác. Bởi vì những đối tượng xuất hiện với những giác quan, mà những giác quan không tạo ra ý niệm về những đối tượng, và dù cho “những giác quan rơi vào trong những đối tượng” hay những đối tượng trở nên trong sáng (trong những giác quan), thì không chỉ những giác quan không làm hại tham thiền, cái nhìn thấy sáng suốt, mà chúng còn giúp tham thiền tiến bộ….

(c) Để cho một tâm bất động : sự tham thiền trong sự tự do với những cực đoan xảy ra tự nhiên khi thân thể và những khả năng giác quan bất động. Nó là sự tham thiền không chuyển động khỏi trạng thái tâm trong trẻosáng ngời thoát khỏi mọi phóng chiếu và thu hồi….

Vào lúc đó, nếu bạn bị phóng dật vì những ý niệm về những đối tượng bên ngoài có chất thể xuất hiện và về những cái không chất thể của tâm bên trong, bấy giờ mọi sự ràng buộc được tạo ra làm che ám Phật tánh, Tâm vốn tròn đủ. Thế nên người ta phải không có sự nắm bắt và luyến bám dù nhỏ nhất vào sanh tửniết bàn như là xấu hay tốt, và thậm chí vào sự tham thiền. Như thế, không có những ý niệm về chất thể hay không chất thể, không có những tư tưởng về bất cứ sự vật nào khác. Vào lúc đó, tất cả những chuyển động của tư tưởng tan biến vào Tâm, cái nền tảng. Bấy giờ khi tâm trở nên bất biếnvững chắc, người ta đạt giải thoát khỏi sinh tử và sẽ không có luyến chấp vào ta và người và sự nắm bắt nhị nguyên. Đó là sự đạt được Thân Tối Hậu (Pháp thân) tuyệt hảo, siêu vượt khỏi những tạo tác, ý niệmdiễn tả.

(iii) Cách khai triển những đức hạnh. Khi tham thiền (theo cách như vậy), mọi sự ý niệm hóa sẽ được giải thoát…. Bấy giờ vì những ý niệm được thăng hoa vào bản tánh tối hậu và mọi tư tưởng được tan biến vào cảnh giới tối hậu, Đại Toàn Thiện quang minh hiển lộ ra, nó là sự chứng ngộ một vị như là Pháp thân, siêu vượt mọi dấu hiệu, ý nghĩa của lạc, sáng tỏvô niệm cùng với những kinh nghiệm về chúng.

(iv) Chứng ngộ bản tánh tối hậu. Vào lúc trí huệ bổn nguyên vốn sẵn khởi hiện trong tâm thiền giả, ….nó thấy một cách toàn triệt tánh không thể phân chia của tánh Không và những hình tướng như tám ví dụ về huyễn, và bản tánh tối hậu của mọi hiện tượng, tức là bản tánh vô sanh…. Tâm hiển lộ như trò chơi phô diễn của tính bất nhị của sanh tửniết bàn, trí huệ bổn nguyên siêu việt có và không, và sự bất biến của Sáng Tỏ…. Vào lúc đó, trí huệ bổn nguyên thì bất nhị với những đối tượng được biết và trí năng hiểu biết khởi hiện trong trạng thái bình đẳng nhất như.

(v) Nó là nguyên nhân trực tiếp của trí huệ bổn nguyên của những bậc cao cả. Sau tiến bộ vô biên trong những kinh nghiệm về trí huệ bổn nguyên của sự không ý niệm hóa, như là kết quả của những hành động, những chứng đắc cao như Con Đường Quán Thấy (Kiến Đạo vị) sẽ tự nhiên thành tựu.

Phương Pháp Tham Thiền

(i) Tham thiền trong sự không dao động và không ý niệm hóa. Trong Tâm như hư không, bằng cách để cho những tư tưởng của những biến cố tâm thức ở yên tự nhiên, chúng tan biến như mây biến mất (trong bầu trời). Người ta cần tham thiền trong trạng thái của cái thấy này, bản tánh của bầu trời, mà không dao động.

(ii) Tham thiền trong sự trong trẻosáng tỏ không có những ô nhiễm. Hãy tham thiền với sự sáng tỏ trong trạng thái không bị làm bẩn bởi những ý niệm về người nắm bắt và cái được nắm bắt và trong sự sáng tỏ không hôn trầm và trong an tĩnh không trạo cử, như một đại dương bình an, nó trụ trong chính nó.

(iii) Tham thiền không thiên chấp, như hư không. Hãy tham thiền trong trạng thái của Tâm, nó là tánh Không xưa nay như hư không, không có những phóng chiếu và thu hồi của những tư tưởng.

(iv) Tham thiền một cách tự nhiên và không gắng sức. Hãy tham thiền về tâm trong trạng thái không biến đổi như núi Tu Di, không có ý niệm ngăn chận hay bảo vệ và mong cầu hay nghi ngờ nào.

(v) Tham thiền về những đối tượng của những xuất hiện không dứt. Trong trạng thái thanh tịnhsáng tỏ của tâm, hãy tham thiền về những đối tượng của những hình tướng xuất hiện trước các giác quan, sống động mà không có những ý niệm nắm bắt hay dao động.

(vi) Tham thiền trong sự sáng tỏthanh tịnh vốn giải thoát. Hãy tham thiền trong sự sáng tỏthanh tịnh sống động mà không hôn trầm hay trạo cử…. Tham thiền như thế, người ta sẽ chứng ngộ những hình tướngtánh Không, như những ánh sáng cầu vồng.

(vii) Tham thiền nhất tâm như một người bắn cung. Hãy tham thiền về tâm trong trạng thái của bản tánh tối hậu, trần truồng và thẳng tắp, không dao động, như nhắm thẳng một mũi tên.

(viii) Tham thiền trong sự không gắng sứctự nhiên. (Trước tiên) có sự thâm tín Pháp thân thường trụ nơi địa vị của nó bằng cách tham thiền tâm một cách tự nhiên, sau đó hãy tham thiền bằng cách buông xả trong trạng thái tự do khỏi những mong cầu và nghi ngờ…. Không cần sự gom tụ rất sống động, mà buông xả ba cửa tự nhiênđơn giản an trụ, không có lang thang. Dầu cho (tâm) phóng dật tự do, nhưng bởi vì nó đã rơi vào trạng thái bình thường, hãy tham thiền một cách tự nhiên trong tâm bình thường (Tha-Mal-Gyi Shes-Pa) mà không dao động.

(ix) Kết luận về tám cách tham thiền. (Trong những cách tham thiền trên) không có cái được nắm bắt và người nắm bắt, thế nên chúng là những tham thiền thanh tịnh một cách tự nhiên. Chúng là sự hợp nhất giữa an địnhquán chiếu, định và huệ. Dù cho có nói rằng phương diện an trụ trong “cái đang là” của chúng là an địnhphương diện sáng tỏ của chúng là quán chiếu, (thực sự) chúng không phân chia, và được gọi là hợp nhất. Ở điểm này, không có những phân biệt về phương diện nào, ý niệm về an định lắng mất và quán chiếu cũng không còn được quan niệm như quán chiếu. Đó là sự hợp nhất bất phân và vốn sẵn đủ.

Sự Tiến Bộ Trên Con Đường trong Bảy Phương Diện

(i) Đường lối thấy (cái) không thể diễn tả nhờ tám tham thiền. Sự giải thích về tiến bộ trên con đường qua bốn cấp độ của trí huệ bổn nguyên như là kết quả của tham thiền…. Đã làm yên lặng những thâm nhập của trí thức vào trạng thái của Tâm vốn siêu vượt khỏi những tư tưởngdiễn tả, sự hiện khởi trong lần đầu trí huệ bổn nguyên trong sáng, chiếu rạng và không biến đổi là (1) “trí huệ bổn nguyên biểu lộ” (Con đường của những Tích Tập). Nó là sự hoàn thiện của trí huệ bổn nguyên quang minh.

(ii) Những dấu hiệu đạt đến con đường giải thoát. Đã chứng biết, (1) “trí huệ bổn nguyên quang minh biểu lộ”, người ta nhận biết Tâm, trí huệ vốn sẵn đủ. Do đã đi vào con đường giải thoát, hạt giống giác ngộ đã được gieo (trong chính mình)…. Khi một người nhận ra Tâm, “trí huệ bổn nguyên quang minh nền tảng” (A’od-gSal gZhi’i Ye-Shes), những tư tưởng ngoại sanh tức thời được giải thoát và ánh sáng rực rỡ con và mẹ được kết hợp. Bởi vì mọi hoạt động đã trở thành thuần chỉ đức hạnh, nó thoát khỏi bám chấp vào những hiện tượng, năm đối tượng bên ngoài và sự hồi ức bên trong và ý thức phủ định và xác định. Qua trạng thái của tâm tự sáng và trống không, nó hưởng thụ những đức hạnh của lòng bi khai triển đến tất cả chúng sanh không phân biệt xa gần và cỡ loại. Nó cũng gây cảm hứng cho những người khác (dấn thân vào những hoạt động) công đức. Nó từ bỏ xao lãng phóng dậttiêu khiển, hưởng thụ cô đơn trong rừng núi. Dù trong những giấc mộng, chỉ có những tư tưởng thanh tịnhđức hạnh. Bởi vì thân, khẩu, tâm đã được tu hành cao, nó khai triển những phẩm tính của “Con đường Tích Tập” và thấy nhiều thị kiến ánh sáng trong thất thiền.

(iii) Trí huệ bổn nguyên của tiến bộ. Khi người ta đã tiến bộ lớn lao trong những kinh nghiệm nhờ sự thiền định ở trước, và những che ám với tâm sáng tỏ và trống không đã được giảm trừ, bấy giờ trí huệ, tham thiền và những kinh nghiệm trở nên mãnh liệt. Những hình tướng bên ngoài sẽ tự nhiên được thấy như mộng, như huyễn. Sự chứng nghiệm (thấy) những hiện tượng khác nhau đều có cùng một vị sẽ khởi lên và an trụ trong trạng thái như hư không. Đó là (2) “trí huệ bổn nguyên của tiến bộ” (Con đường của Áp dụng).

(iv) Những dấu hiệu đạt đến hơi nóng (nỗn địa). (Vào lúc đó), khi sự chứng nghiệm thành trong trắng phi thường, người ta đạt được những dấu hiệu mềm dẻo phi thường của thân và tâm. Trụ suốt ngày và đêm trong tham thiền hợp nhất phi thường, người ta không thể lìa khỏi nó. Vì lòng bi người ta hành động cho lợi lạc của chúng sanh và khai triển sự chán sợ đặc biệt và sự ngoi lên quyết liệt khỏi sanh tử. Thậm chí trong giấc mộng, người ta thấy những hiện tượng là mộng và huyễn…. Sẽ không còn sâu trùng hay sán lãi và trứng của chúng trong thân. Những cái này là những đạt được những dấu hiệu của “Con đường Áp dụng” và người ta sớm đến “Con đường Thấy.”

(v) Trí huệ bổn nguyên cao cả được chứng ngộ. Trước hết đã thấy Tâm, trí huệ bổn nguyên quang minh và bất nhiễm, người ta đạt được cái gọi là (3) “trí huệ bổn nguyên được chứng ngộ”. (Vào lúc đó,) khí trăm cánh hoa ở trong luân xa trái tim sẽ được tịnh hóa. Trí huệ của tinh túy trong sáng trở nên sáng rỡ cao độ, và bằng cách cũng làm tỏa sáng những luân xa khác, 1200 khí và tâm đức hạnh sẽ được làm vững chắc và 1200 khí phiền não sẽ dừng dứt. Bấy giờ (như một kết quả) theo những tantra, những tịnh độ vốn hiện diện xuất hiện trong tinh túy bên trong (Nang Gi Khams) (của người ta). Theo kinh, những tịnh độ bên ngoài, như khuôn mặt của hàng trăm vị Phật xuất hiện (trước nó). Người ta sẽ thành tựu một số lượng rất nhiều loại nhãn và các thông thanh tịnh và không che ám hơn là các nhãn và các thông của người bình thường đầy che ám và giới hạn. Người ta đã giải thoát khỏi những nhiễm ô phiền não của vọng tưởng, “những đối tượng cần đoạn trừ của Con đường Thấy”, và đã thể hiện trí huệ bổn nguyên, cái nhìn thấy (thị kiến) quang minh.

(vi) Bằng cách tu hành theo cái đã chứng ngộ, trí huệ bổn nguyên hiện khởi. Tu hành theo cái đã được thấy (trong con đường thấy) là “con đường thiền định”. Người ta đạt được những trình tự thấp, trung và cao của con đường này, và trong mỗi giai đoạn người ta thành tựu những đức hạnh đã nói ở trước lên gấp nhiều lần và hành động cho lợi lạc của chúng sanh. Từ sự chứng đắc giai đoạn thứ nhất (sơ địa) qua đến giai đoạn thứ bảy (thất địa), sẽ còn những ý niệm trong những lúc ngoài thiền định và những khác biệt giữa thiền định và ngoài thiền định. Trong ba giai đoạn thanh tịnh (địa thứ tám đến thứ mười), vì không có những tư tưởng trực tiếp (mNgon-Gyur), lúc đó có sự hợp nhất (của thiền định và ngoài thiền định), và ở đây mọi sự là một vị trong trí huệ bổn nguyên tối sơ.

(vii) Hoàn thiện trọn vẹn, sự thành tựu con đường cao cả. Trí huệ bổn nguyên của “con đường thiền định” được gọi là “trí huệ bổn nguyên được chứng ngộ trọn vẹn”. Đã thiền định về tám con đường cao cả, người ta đã tịnh hóa những nhiễm ô của chín giai đoạn (của con đường thiền định). Tổng quát, những đức hạnh của con đường và những giai đoạn (địa) xuất hiện bằng cách dựa trên những kinh mạch, khí và tinh chất (hạt). Những tích tập công đứctrí huệ bổn nguyên được phát sanh qua những hoàn thiện (về những kinh mạch, khí và tinh chất) và qua những nỗ lực tu hành hoàn thiện chúng.

(Con Đường Cho) Người Trí Năng Kém

(i) Những giai đoạn của thiền định

(a) AN ĐỊNH (Zhi-gNas)

(1) THUẦN HÓA NHỮNG TƯ TƯỞNG

Trước hết vấn đề là làm sao tìm thấy sự an định…. Người ta cần tham thiền ở một nơi không có những gai góc (quấy nhiễu) cho tham thiền, như mối nguy hiểm từ con người, những tiêu khiển và tiếng ồn, một nơi tâm tự nhiên có thể buông xả. Hãy ngồi trên một chỗ ngồi tiện nghi trong tư thế tréo chân, bàn tay phủ lên đầu gối và quán tưởng ba kinh mạch. Khi thở ra, nghĩ rằng người ta thở ra qua kinh mạch Roma màu trắng bên phải và rồi qua lỗ mũi phải, và tất cả bệnh tật, chướng ngại và che ám bất thiện được tẩy sạch như khói qua một ống khói lò sưởi. Khi thở vào, nghĩ rằng những thu hút chư Phật trong hình thức ánh sáng đi vào qua lỗ mũi trái, kinh mạch Kyangma màu đỏ bên trái và rồi đi vào kinh mạch trung ương. Trong một chốc, giữ hơi thở ngay dưới rốn (bằng cách ép hơi thở một chút) vừa cả đi xuốngđi lên. Rồi chầm chậm thở ra như trước, nhưng giữ lại một ít. Trong ba tháng mùa xuân, không khí là không khí thuộc đất, và đó là thời gian đờm dãi phát triển. Thế nên, như đối trị của nó, người ta cần quán tưởng nó là không khí của không khí có màu lục. Ba tháng hè, để xua tan hơi nóng của lửa, hãy quán tưởng nó là không khí của nước màu trắng. Ba tháng mùa thu, để loại trừ những chuyển động của mật, hãy quán tưởng nó là không khí của đất có màu vàng. Trong ba tháng mùa đông, như đối trị cái lạnh của nước, hãy quán tưởng nó là không khí-lửa có màu đỏ. Về hình thể của không khí, hãy quán tưởng tinh túy của tâm và khí trong hình cái cung, tam giác, vòng tròn, hình vuông trong trái tim. (Quán tưởng chúng) như có cùng cảm nhận. Về số hơi thở, đếm lên đến bảy chu kỳ trong tâm. Một người mới học cần quán tưởng khí trong hình thể hình vuông v.v…. và khi nó phát ra qua hai lỗ mũi, nó dần dần lớn cho đến mức trở thành kích cỡ của ba ngàn thế giới…. Người ta cần tham thiền về nó với một tâm không dao động. Khi những đại bị đầy nghẽn, cần vượt qua bằng cách nói mạnh một chữ Ha ! mà không giữ hơi thở nào. Khi phúc lạc và sùng mộ v.v…. khởi lên, người ta nên giữ hơi thở (một chốc lát). Bằng cách thực hành hơi thở trong vài ngày đêm, sự an định của tâm trong sángrạng rỡ không có ý niệm sẽ hiện khởi. Vào lúc đó, vì không có không khí thô và những tư tưởng, mặt trăng trắng và mặt trời đỏ, tinh chất của hai kinh mạch Roma và Kyangma, sẽ trở nên vững chắc ổn định. Trong đó sẽ không có ngay cả một chuyển động vi tế của không khí, bởi vì người ta ở yên trong trạng thái không tư tưởng (vô niệm) trong kinh mạch trung ương và nhờ đó chứng ngộ trí huệ bổn nguyên vốn sẵn.

(2) TẬP TRUNG NHẤT TÂM

Sau khi thải bỏ những tư tưởng thô, ….người ta cần tu hành bốn trạng thái vô biên của tâm (bốn vô lượng tâm) và hai tâm của giác ngộ (Bồ đề tâm), chúng là những nguyện vọng và thực hành. Bồ tát hạnh nói : “Đã làm an những tư tưởng, hãy thiền định về Bồ đề tâm.” Hoặc tập trung vào giai đoạn phát triển hay vào (những đối tượng như) những khối và hình vẽ những thần bổn tôn. Kinh Samadhiraja nói : “Trên màu của vàng của hình ảnh trang nghiêm thế giới, bất cứ ai tập chú tâm mình đều là một Bồ tát đang tham thiền.” Nói tóm, một người chưa kinh nghiệm thiền định “vô niệm” cần tham thiền về bất cứ đối tượng đức hạnh nào mà không dao động, lạc vào những đối tượng khác.

(3) SỰ NHẬP ĐỊNH THẬT SỰ CỦA AN ĐỊNH

Khi không có những phóng chiếu của tư tưởng người ta không bỏ sự tham thiền tập trung vào đối tượng, tâm và thân thoải mái, ngữ giảm thiểu, lời nói trở nên dịu dàngvẻ mặt trở nên ấm áp tráng lệ ; bấy giờ người ta đã hoàn thành an định nhất tâm.

(b) QUÁN CHIẾU (Lhag-mThong)

(1) CÁCH TU HÀNH QUÁN CHIẾU

Hãy thiền định về (những hiện tượng là) không hiện hữu từ cội nguồn của chúng mà xuất hiện như tám thí dụ như huyễn…. Trong thật nghĩa của chúng, mọi sự, thế giớichúng sanh, đều là những tri giác bất tịnh của tâm mê lầmTam Bảo, là những tri giác thanh tịnh, đều không hiện hữu như một giấc mộng. Nhưng trong tâm mê lầm chúng xuất hiện bởi vì sự tích tập những thói quen tập khí. Mọi hình tướng có vẻ là thật, nhưng chúng là giả bởi vì chúng xuất hiện đối với những tri giác nhị nguyên…. Chư Phật xuất hiện với những tri giác mê lầm là giả bởi vì bản chất của những thân thể biểu lộ thì giống như những phản chiếu của mặt trăng trên mặt nước và vì đó là những hình tướng (cho người thường) trong khi (bản thân chư Phật) không lìa khỏi Pháp thânBáo thân. Tuy nhiên, bản tánh thanh tịnh của chư Phật thường trụ trong cảnh giới chân thật tuyệt đối thì không giả. Bởi vì những tư tưởng sai lầm, có vẻ như người ta lang thang trong sanh tử đời này sang đời khác và kinh nghiệm sướng khổ liên tiếp. Nhưng ngay vào khoảnh khắc (lang thang đó), theo cái thấy trạng thái vô sanh của Tâm, thì không có phân biệt giữa lang thang hay không lang thang trong sanh tử. Những hình tướng như mộng của mê lầm là không hiện hữu, vô tự tánh ngay lúc vừa xuất hiện suốt giấc ngủ của những tập khí huyễn ảo….

Tóm tắt, những hiện tượng hình tướng và sự gán tên là không hiện hữu mà chỉ xuất hiện giống như tám ví dụ như huyễn. Người ta cần tham thiền về điều này với sự sáng tỏ mà không tìm cách nắm bắt chúng.

(2) CÁCH LÀM KHỞI LÊN QUÁN CHIẾU

Đó là thiền định (thấy tất cả) như hư không mà không có bất cứ sự ý niệm hóa nào dù là ý niệm tri giác những sự vật là như huyễn…. Thậm chí (cái thấy rằng) “xuất hiện nhưng không có thật” bản thân nó chỉ là một khẳng định. Trong thật nghĩa, bản tánh không phải là một đối tượng cho sự ý niệm hóa để nói là có hay không. Thế nên người ta cần tham thiền về nghĩa này. Do thực hành này, ý tưởng thấy những hiện tượng bên ngoài là thật hay không thật, như huyễn cũng ngừng dứt. Như vậy, khi người ta chứng ngộ sự không thể ý niệm hóa của những đối tượng nắm bắt, bởi vì ý tưởng về cái được nắm bắt không có, sự bám chấp cũng không có, từ đó người ta chứng ngộ sự không hiện hữu của người nắm bắt. Hãy tham thiền về sự chứng ngộ bản tánh vô tự tánh của tất cả mọi sự và bản tánh siêu việt khỏi mọi ý niệm.

(ii) Phân tích tham thiền

(a) PHÂN TÍCH TÂM

Trong tâm, khi chuỗi dây những tư tưởng thích và không thích, đúng và sai, sướng và khổ khởi sanh, người ta cần cố gắng khảo sát nó mà không dao động dù chỉ một khoảnh khắc : lúc khởi đầu những tư tưởng đến từ đâu, hiện giờ chúng ở đâu, và cuối cùng chúng đi đâu, màu sắc, hình dáng và những đặc tính của chúng là gì ?

(b) CÁCH NHÌN THẤY BẢN TÁNH

Tri giác về sự hiện hữu của tâm chính là một nhiễm ô do những tư tưởng. Bởi vì trong thật nghĩa của nó, tâm khônghiện hữu, tâm khôngnguyên nhân nào để sanh khởi. Thế nên nó trống không nguyên nhân sanh khởi. Không có cái gì hiện hữu bởi vì không có cái gì đã từng sanh ra. Thế nên sự hiện hữu của tâm là trống không mọi thực thể. Vì tâm không hiện diện, không có cái gì diệt mất. Thế nên sự diệt mất trống không mọi đặc tính. Tâm không có màu sắc, hình dáng và không có cái gì để chỉ ra hay tìm thấy, dù cho khảo sát và tìm kiếm nó khắp bên ngoài, bên trong hay ở giữa. Sự không tìm thấy này giống như hư không, trong sáng, bình đẳng, thoát khỏi chỉ định và phân tích, và không dính dáng gì đến chủ thể tác động và cái được tác động. Đó là cái thấy bản tánh của Thân Tối Hậu (Pháp thân).

(c) THAM THIÊN TRONG TRẠNG THÁI BUÔNG XẢ

Như yên nghỉ sau khi kiệt sức vì vác nặng, bằng cách buông bỏ những kinh nghiệm quá khứ về phân tích thô và tế, người ta ở trong trạng thái hoàn toàn thong dong, như đạt đến đích hay nghỉ ngơi tại chỗ khi hoàn toàn kiệt sức. Theo truyền thống này, hãy tham thiền bằng cách ở yên trong thong dong toàn diện qua buông xả, trong trạng thái mọi hình tướng bày hiện rõ ràng, trọn vẹn và toàn hảo, thoát khỏi mọi trí nhớ hay tư tưởng và sự không dứt của ánh sáng tự nhiên (mDangs) của tánh giác và phúc lạc…. Nói chung, thật là tự nhiên nếu bạn thiền định và tập trung nhất tâm mà tâm vẫn phóng chiếu. Nếu bạn buông thả cho tâm thong dong, nghĩ rằng, “Hãy đi nơi nào mày muốn đi”, nó sẽ ở yên như nó vẫn là, giống như một con lạc đà…. Khi bạn để cho tâm đi, nói rằng, “Chớ có trở về dù một chút”, dù nếu nó có vẻ đã ra đi, nó sẽ trở về bên trong và an trụ như tánh Không tự-an trụ. Nó cũng giống như một con quạ trên chiếc tàu giữa biển khơi…. Khi tâm phóng chiếu đến những đối tượng như các hình sắc, bởi vì những đối tượng là không thực, tâm sẽ không tiếp tục nương dựa vào chúng dù chỉ một chốc lát. Tâm sẽ trở về lại và trụ trong tánh Không thoát khỏi những ràng buộc của phân tích. Ví dụ, một con quạ bay đi từ một chiếc tàu giữa biển sẽ không đậu xuống chỗ nào khác được và sẽ trở lại chiếc tàu.

(d) CÁCH KHỞI SANH CHỨNG NGỘ

Bằng cách có được kinh nghiệm trong ý nghĩa của sự không tìm thấy tư tưởng luyến bám vào cái “tôi” và “bản ngã” khi truy cứu, người ta chứng ngộ sự vô ngã của người nắm bắt và do đó chứng ngộ sự không hiện hữu của người nắm bắt (chủ thể). Người ta đã chứng ngộ (trong những bài học ở trước) sự không hiện hữu của “bản ngã của những hiện tượng”, bởi vì cái được nắm bắt thì vô tự tánh. Sau khi chứng ngộ hai cái không có bản ngã (vô ngãvô pháp), những đối tượng trong đó người ta nhận lấy sự tái sanh trong sanh tử và chủ thể để tái sanh cả hai được xác định là không hiện hữu. Sự giải thoát của sanh tử như là không hiện hữu trong thật tánh là sự đạt được cái thấy niết bàn, bởi vì sanh tử không là gì khác hơn tâm…. Nếu người ta thấu hiểu như thế, dù cho người ta không thể đạt giải thoát trong đời này, chắc chắn người ta sẽ được giải thoát trong đời tới…. Nó giống như “định nghiệp”, nghĩa là nếu người ta phạm vào một tội ác trầm trọng hay một hành động đức hạnh, người ta sẽ không thể không kinh nghiệm những hậu quả của nó trong đời tới.

(e) ĐẠT ĐƯỢC VỮNG CHẮC (TRONG AN ĐỊNHQUÁN CHIẾU)

Khi sự phản chiếu của mặt trăng xuất hiện trong một cái ao, nước và sự phản chiếu không thể tách rời. Cũng thế, khi (những sự vật) xuất hiện (trước tâm) và khi chúng được tâm nắm hiểu, tâm không tách lìa với những hình tướng. Cần hiểu rằng những sự xuất hiện (trước tâm) là (những hiện tượng) được nắm hiểu và không phải là những đối tượng thực sự xuất hiện. Đối tượng của những xuất hiện hình tướngtánh Không của nó thì không thể tách rời như phản chiếu của mặt trăng và nước.

(f) HỌC NGHĨA BẤT NHỊ NHƯ THẾ NÀO

Do nắm lấy đối tượng không hiện hữu như là bản ngã, người ta tự làm mê lầm mình vào trong sanh tử, như khi tri giác nước trong một giấc mộng thấy là đáng sợ, cái sợ còn trầm trọng thêm. Những sáng tạo thuộc về những thói quen đã kiên cố của những tri giác sai lầm là không chỗ kiến lập (không gì khác hơn là những mê vọng). Nền tảng để khởi sanh những mê vọng, cái tâm, thì vốn thanh tịnhvô tự tánh. Thế nên nó không bao giờ bị ô nhiễm bởi những cấu uế…. Người ta cần tham thiền trong trí huệ bổn nguyên vô nhiễm như hư không, cái cốt lõi không nhiễm ô bởi những cực đoan và cái tinh túy thoát khỏi những sự ý niệm hóa, mà không có sự tìm tòi nào bằng khảo sát hay phân tích. Nếu bạn tìm kiếm, Tâm sẽ bị ô nhiễm và do đó những tư tưởng thế gian sẽ tăng trưởng. Nếu bạn để yên một con rắn độc trong một cái lồng, nó sẽ không làm hại ai, nhưng nếu bạn quấy phá nó, nó sẽ cắn. Cũng thế, tâm (tự nó) là thoát khỏi những gắng sức, nhận và bỏ.

(g) CÁCH CHỨNG NGỘ TRUNG ĐẠO, THOÁT KHỎI NHỮNG BIÊN KIẾN

Bởi thế người ta làm bình lặng những nhiễm ô của phiền não, và qua sự trầm mình không có ý niệm hóa vào trí huệ bổn nguyên, nó vốn thoát khỏi nhị nguyên của cái được nắm bắt và người nắm bắt, người ta thành tựu những nhãn và những thông…., những công đức của chứng ngộgiải thoát.

(h) GIẢI THOÁT KHỎI SỰ THIỀN ĐỊNH VÀ NGƯỜI THIỀN ĐỊNHCHỨNG NGỘ CỦA PHẬT

Khi một người đang ở trong tham thiền, dù đối tượng có xuất hiện, không có gì cả trong tâm nó mà chỉ an trụ trong (tánh) như hư không vắng bặt mọi phóng chiếu và thu hồi. Thế nên với nó không có ý niệm về người nắm bắt. Đó là trí huệ bổn nguyên bất nhị, bởi vì ý niệm về nhị nguyên không có chỗ dùng, và đó chính là giải thoát khỏi người tạo ra và sự tạo ra bởi vì vắng bặt trò nhị nguyên của người thiền địnhsự thiền định. Vào lúc đó, người ta đạt đến cảnh giới bổn nguyên tự nhiên bằng cách làm tan biến tâm và những biến cố của tâm thức vào trong cảnh giới thực tại tối hậu, và người ta trụ trong sự chứng ngộ Tâm, tức là Phật tuyệt đối, sự tự-hiện diện của Pháp thân…. Vào lúc đó, tâm và những biến cố tâm thức tan biến trong tánh thanh tịnh tự nhiên của Tâm, như muối hòa tan trong nước, và không có những tư tưởng chập chờn như đom đóm nữa.

(i) CÁCH CHỨNG NGỘ BẢN TÁNH TỐI HẬU

Bằng cách thấu suốt năm đối tượng được nắm bắt bên ngoài như là những phản chiếu của mặt trăng (trong nước) và là một ảo ảnh, sẽ không có chút khuynh hướng nhỏ nào bám níu do những ý niệm bám nắm vào (những đối tượng như là) thật có. Bằng cách thấu suốt những giác quan nắm bắt bên trong là không có phần tử như hư không, người nắm bắt chúng là trống không trong thực thể của nó. Cảm giác tự nhiên, vắng dứt người nắm bắt và cái được nắm bắt, và tự do khỏi những phóng chiếu và thu hồitrí huệ ba la mật như cam lồ. Nó là tánh sáng ngời tự nhiên, sâu thẳm, an bình, tự do và là trí huệ bổn nguyên tự-phân biệt…. Nó là sự hoàn thiện của trí huệ trong đó không có sanh tử ở đây, niết bàn ở kia, hay con đường tu hành ở giữa.

(j) CÁCH LÀM VIÊN MÃN CÁI THẤY

Ở trong trạng thái chứng ngộ nghĩa của cái thấy vĩ đại bao la như một con tàu, người ta vượt qua đại dương ý niệm hóa của sanh tử, và rồi không có ý niệm nào, người ta hợp nhất trí năng của mình với cái nền tảng vốn thoát khỏi mọi sự ý niệm hóa. Bởi vì cảnh giới tối hậutrí huệ vốn không thể chia cách, cái thấy được gọi là trạng thái của Đại Toàn Thiện, và thế nên nó được gọi là sự hoàn thiện của Đại Toàn Thiện. Đó là sự hiển lộ của chứng ngộ cái toàn thiện của nghĩa tự hữu và vô sanh.

(k) SỰ NHẬN BIẾT AN ĐỊNHQUÁN CHIẾU TOÀN HẢO

Khi người ta tham thiền như vậy, tâm tự nhiên an trụ mà không có những phóng chiếu và thu hồi. Phương diện vô niệm và trống không do an trụ (trong tham thiền) là sự an định. Nó là sự hoàn thành của tích tập trí huệ bổn nguyên và là giai đoạn hoàn thiện của trí huệ, nguyên nhân của Pháp thân. Phương diện những hình tướng xuất hiện do sự sáng tỏquán chiếu. Nó là sự hoàn thành của tích tập công đức và là giai đoạn phát triển của phương diện thiện xảo, nguyên nhân của Sắc thân. Vào lúc đó người ta thành tựu sáu ba la mật tuyệt đối, sự tự do đối với ý niệm hóa…. Tu hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục,…. là sự nhẫn chịu trong chúng và nó không phải là sự hoàn thiện dần dần hay vượt lên chúng. Khi Bồ tát siêu vượt chúng, nó trở thành sự hoàn thiện của chúng. Vào lúc đó, người ta hoàn thiện giới luật tuyệt đối. Trong kinh Arya-susthitamatidevaputra-pariprccha-nama-mahayana có nói : “Trong người nào không có ý niệm về giới cũng như những dấu vết nhiễm ô của giới, đó là sự hoàn thiện của giới.”

(l) CHỨC NĂNG CỦA AN ĐINH VÀ QUÁN CHIẾU

Đạt được kinh nghiệm trong quán chiếu đã chứng ngộ ở trước tùy thuộc vào an định. Thế nên chắc chắn người ta cần những nỗ lực để thành tựu sự hợp nhất (của an địnhquán chiếu).

(m) THỜI GIAN CHỨNG NGỘ VÔ NIỆM SAU KHI CÓ ĐƯỢC
KINH NGHIỆM

Khi thực hành về nghĩa toàn thiện, chứng ngộ rằng những chủ thể và những đối tượng và những chất thể và những không chất thể đều không có tự tánhquán chiếu, nó đến trước tiên. An trụ trong trạng thái chứng ngộ ấy mà không có sự sanh khởi của những hình sắc trong tâm trían định, nó đến sau. Khi cõi giớitrí huệ bổn nguyên trở thành không thể chia tách, sự không thể chia tách của chúng phải được biết như là sự đạt đến kết quả của hợp nhất.

(iii)Đã được kinh nghiệm, cách hoàn thiện sự tham thiền

(a) NHỮNG ĐỨC HẠNH CỦA THAM THIỀN

Trong tâm, những đức hạnh hiện diện một cách bổn nguyên, vốn có, nhưng khi tâm bị che phủ bởi những che ám thì những đức hạnh không biểu lộ. Bằng cách thiền định về an địnhquán chiếu, người ta tịnh hóa một số che ám (như những ý niệm ngoại sanh) và thành tựu những chứng đắc phần hạn. Khi những ý niệm tâm thức tan vào cõi giới tối hậu, ….bởi vì đã tịnh hóa những ý niệm tâm thức, với thời gian người ta hoàn thành nhiều đức hạnh, như những định.

(b) CHÍN ĐỊNH

Chín định là tâm của sự ngừng dứt, bốn cấp độ định (của sắc giới) và bốn cấp độ của vô sắc giới. Chúng là chín tham thiền, những hoàn thiện của chín định….

Tâm nhất tâm với trí huệ của lạc, sáng tỏvô niệm được thành tựu trong đời của những chúng sanh dục giới, như con người, nhờ sự tu hành an địnhquán chiếu, như đã giải thích ở trước. Nó được thành tựu nhờ cuộc đời làm người quý báu, bởi thế nó liên hệ với con người…. Tâm của bốn định của những cõi sắc : (1) Định thứ nhất : Khi người ta thực hành tham thiền nhất tâm, cái sơ bộ là khả năng tham thiền. Nó sẽ bắt đầu với tư tưởng (thô) rằng tôi nên tham thiền, và qua áp dụng sự gom tụ những tư tưởng phân tích vi tế để tham thiền trong trạng thái vô niệm, trí huệ thoát khỏi những ý niệm, thiền định thực sự được khởi sanh. Trong thời gian ngoài thiền định, người ta sẽ có vừa cả những tư tưởng (thô) và những tư tưởng phân tích (tế). (2) Định thứ hai : Qua những sơ bộ của cấp độ tâm thức định thứ nhất và bằng sự áp dụng không có những tư tưởng (vô niệm) thô mà chỉ có những tư tưởng phân tích tế, định thực sự của sáng tỏvô niệm sanh khởi. (3) Định thứ ba : Qua những sơ bộ của cấp độ tâm thức của định thứ hai và bằng sự áp dụng sự dứt bặt những tư tưởng thô và những tư tưởng phân tích tế, định phi thường thực sự của vô niệm khởi sanh trực tiếp. (4) Định thứ tư : Qua những sơ bộ của cấp độ tâm thức của định thứ ba và bằng áp dụng những tham thiền, định phi thường thực sự của hỷ và lạc sanh khởi. Trung Bát Nhã Ba la mật nói :

“Một cái định với những tư tưởng (thô) và phân tích (tế) là định thứ nhất. Với phân tích mà không có những tư tưởng là định thứ hai. Không có những tư tưởng lẫn phân tích là định thứ ba. Tâm hoan hỷ là định thứ tư.”

(c) NHỮNG ĐỊNH CỦA VÔ SẮC GIỚI

Nhờ tâm của bốn định sắc giới, những tâm phi thường của bốn cõi vô sắc được phát sanh. (1) Thứ nhất là trạng thái (thiền) vô biên như hư không. Nó là một ý niệm vững chắc rằng tất cả hiện tượngthanh tịnh và không dơ nhiễm như hư không. (2) Trạng thái vô biên của thức. Nó ý niệm rằng ngay cả sự vô biên như hư không cũng chỉ là tâm và tâm thức đó là vô hạn, tự do từ vô thủy đến vô chung. (3) Trạng thái của không. Nó là cái ý niệm không quan sát thậm chí sự vô biên của thức, và (trong nó) không có gì được thấy bởi tâm. (4) Trạng thái đỉnh cao của hiện hữu. Nó ý niệm sự vượt khỏi cả hai cực đoan hiện hữu và không hiện hữu.

Trạng thái dứt diệt (diệt tận định) : Nó là sự dứt diệt của tất cả mọi thứ ý niệm hóa…. Có hai sự dứt diệt : Sự dứt diệt phân tích thuộc cá nhân (đạt được qua) những phân biệt và phân tích bởi tâm. Sự dứt diệt không phân tích (đạt được qua) tham thiền về bản tánh tối hậu mà không có những phân biện (của tâm thức). Trong trường hợp dứt diệt của những Bồ tát, các vị (vẫn) phụng sự chúng sanh qua (năng lực của) lòng bi….
Câu hỏi : (Nếu vị ấy có lòng bi,) bấy giờ làm sao vị ấy có thể thoát khỏi những ý niệm hóa ?
Trả lời : Không có những ý niệm hóa bởi vì vị ấy sở hữu lòng bi của trí huệ vô niệm.

(d) NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH CHÍN ĐỊNH

Bằng cách thiền định về những định sau chót, người ta phát lộ (năm) nhãn thiêng liêng và (sáu) thông mà nó chưa có. Nó sẽ thấy những giai đoạn khác nhau của những cõi Phật và những đức hạnh Phật khi tiến bộ trong những giai đoạn của con đường. Nó nhận được những chỉ dạy và hoàn thiện những tích tập của mình.

(e) THỜI GIAN ĐẠT ĐƯỢC BA THAM THIỀN

Mặt trời độc nhất được biết (qua nhiều tên như) “cái chiếu sáng” vì nó xua tan bóng tối, “cái ngàn ánh sáng” vì nó phóng chiếu những tia sáng, và “bạn của hoa sen” vì nó làm hoa sen nở. Cũng như vậy, sự tham thiền được biết có tên là “định như huyễn”, vì nó là tham thiền nhất tâm về sự chứng ngộ những hình tướng là huyễn, “định không ô nhiễm như mặt trăng”, vì nó xua tan bóng tối và đau đớn của phiền não, “định không che ám như hư không”, vì nó là sự chứng ngộ mọi hiện tượng là như hư không v.v…. Sự tham thiền là cùng một bản tánh, nhưng tùy theo sự tiến bộ của nó, những đức hạnh của nó tăng thêm và có hàng trăm ngàn đức hạnh nữa sẽ đạt được.

(f) ĐẠT ĐẾN THAM THIỀN HỢP NHẤT

Những lời và những ý nghĩa của Pháp được chứng ngộ hoàn toàn bởi quán chiếu phân biện, và chúng được duy trì nhất tâm trong tâm bằng an định. Thế nên quán chiếu là sự gom tụ (nghĩa là chứng ngộ) và an địnhtham thiền. Trong Ye-Shes rGyas-Pa có nói :

 

Quán chiếu là sự gom tụ (chứng ngộ) của Pháp,

An địnhtham thiền.

  1. Thiền định về Ý Nghĩa của cái Thấy

Về thiền định, sau khi đã thấu hiểu cái thấy thoát khỏi những cực đoan nhị biên, người ta tham thiền về cái thấy để tịnh hóa những phiền não nhiễm ô và để hoàn thiện những con đường và những giai đoạn hầu tiến đến mục đích tối thượng. Longchenpa tổng kết thiền định trong ba phạm trù của sự tiếp cận với thiền định đối với ba cấp độ của hành giả trong chương thứ mười một của Shingta Chenpo.

THIỀN ĐỊNH SAU KHI ĐÃ XÁC QUYẾT CÁI THẤY

Sau khi đã xác quyết rõ ràng cái thấy (tri kiến), cần thiết phải tham thiền trong trạng thái thiền định. Nếu không người ta sẽ không hoàn thành giải thoát khỏi đám đông những nhiễm ô phiền não và sẽ không có thể hoàn thiện những giai đoạn và những con đường. Thế nên chắc chắn người ta cần thực hành thiền định. Thiền địnhtham thiền trong trạng thái tự nhiên, nó tự nhiên như hư không, bằng phương tiện là sự tự do thoát khỏi những ý niệm, nghi ngờ và mong cầu….

Trước hết, người ta cần học hỏi, rồi tư duy và sau đó người ta cần đi vào thực hành về nó, vì cần thiết phải phát sanh nghĩa cốt yếu trong chính mình.

NHỮNG THIỀN ĐỊNH CHO NHỮNG CẤP ĐỘ 
KHÁC NHAU CỦA TRÍ NĂNG

Thiền định cho Người Trí Năng Cao

(i) Người có trí năng cao nhất đạt giải thoát nơi chứng ngộ. Người phước đứctrí năng cao nhất, họ đã tích tập công đức trong quá khứ, đạt giải thoát chỉ bằng chứng ngộ trạng thái tự nhiên của Tâm, nghĩa như hư không, siêu việt khỏi thiền định và không thiền định, nhờ vào những trường hợp (của những những ban phước) của Lama. Họ an trụ tự nhiên trong trạng thái yoga của dòng Tâm luôn luôn trong mọi lúc, không cần đến thiền định với cố gắng.

(ii) Với người chứng ngộ hoàn toàn, không có thiền định nào để thực hành. Khi một người đạt trạng thái chứng ngộ hoàn toàn (Klong-Gyur)…. bởi vì nó đã giải thoát khỏi luyến chấp vào (ý niệm) hiện hữu có thật, bấy giờ sẽ không có những cái dùng để đối trị nào để thiền định. Thế nên trạng thái chứng ngộ là không-có-thiền-định. Đã an trụ trong sự tương tục vắng mặt luyến chấp vào hiện hữu có thật, nó là trò chơi nhậm vận của vô trụ không kẽ hở, siêu việt những chiều kích, phương diện, và nó là sự thọ hưởng cõi Phật của Phổ Hiền vốn tự giải thoát…. Trong cái ấy không có những dấu hiệu và cấp độ, vì không có những loại thiền định hữu tướng…. Trong đó không có chỗ cho lầm lạc, vì nó không đi đâu cả. Không có những che ám của người canh chừng vì nó không được canh chừng….

Sự xảy ra những che ám và sai lầm : khi thiền giả canh chừng Tâm, nó vốn không thể tri giác được bằng sự canh chừng, thì sự canh chừng tự trở thành che ám. Tiến đến (nơi không có) có chỗ để đi đến thì tự nó trở thành sai lầm…. Trước hết đã có sự xác tín rằng Tâm mình tự nhiênchân Phật từ vô thủy, sau đó người ta chứng ngộ rằng không cần ước mong Phật quả từ nguồn gốc nào khác. Ngay lúc ấy, người ta an trụ trong Phật quả.

(iii) Với người trí năng bình thườngthấp kém, cần phải thiền định. Đối với người trí năng bình thường và thấp, cần thiết phải thiền định với sự chuyên cần lớn lao, bởi vì họ chưa giải thoát khỏi sự nắm bắt bản ngã, nguyên nhân của sanh tử. Sự phân biệt giữa thiền định và không thiền định là theo sự việc (cái ý niệm) người nắm bắt và cái được nắm bắt (chủ thể và đối tượng) trong tâm đã tiêu tan hay chưa.

(iv) Sự đúng đắn của hành thiền. Bao giờ những sanh khởi (trong tâm mình) không là tự-khởi lên và tự-giải thoát, thì mọi tư tưởng chỉ là những ý niệm bình thường tạo ra sanh tử và dẫn đến những cõi thấp…. Bằng cách thiền định để làm bình lặng những ý niệm này, chắc chắn trí huệ, tức là sự giải thoát của những hiện tượng, sẽ sanh ra.

(v) Cần hợp nhất an địnhquán chiếu. An định (Chỉ) hàng phục nhiễm ô phiền não, quán chiếu (Quán) nhổ gốc nhiễm ô phiền não….

Có hai phương diện của an địnhquán chiếu, (sự đồng đẳng và những bản sắc tách biệt của an địnhquán chiếu). Về đồng đẳng : Phương diện an trụ là an địnhphương diện sáng tỏquán chiếu. Sự hợp nhất của an địnhquán chiếu, sự chứng ngộ sáng tỏtánh Không thoát khỏi những biên kiến, giải thoát người ta khỏi sanh tử….

Về tách biệt : theo ngữ nguyên, tâm tập trung vào ý nghĩa của cái đã học được là an định và sự chứng ngộ ý nghĩaquán chiếu. Theo ý nghĩa, có thể qua thiền định tập trung nhất tâm vào lúc ban đầuan định và rồi thấu hiểu vô tự tánhquán chiếu.

(vi) Lý do (tại sao thiền địnhcần thiết). Đối với người trí năng cao, cũng như trên một đảo bằng vàng, dầu cho bạn có tìm kiếm, bạn sẽ không tìm ra đất hay đá, bất cứ cái gì sanh khởi đều được giải thoát trong bản tánh tối hậu. Thế nên những cái đối trị được tịnh hóa ở trong cảnh giới tối hậu (dByings), và không cần thiết những thời kỳ tham thiền nữa….

Đối với người trí năng bình thường : sau khi đã thấu hiểu cái thấy, bằng cách tham thiền mà không có sự chuyển động, trong trạng thái không sanh khởi thoát khỏi hôn trầmtrạo cử, như một ao nước không dơ bẩn, người ta hợp nhất an địnhquán chiếu, tức định và huệ, và làm tan biến những ý niệm vào cảnh giới tối hậu, và sự ‘chứng ngộ như hư không’ xảy ra….

Đối với người trí năng kém, người ta cần thiền địnhthuần hóa cái tâm hoang dã như khỉ vượn, nó không chịu ở yên dù chốc lát, bằng an định nhất tâm. Khi người ta có thể tập trung được, bấy giờ bằng thiền định, như cái đối trị, trên sự quán chiếu phân biệt chẳng hạn về tánh Không, vô tự tánh của hiện tượng, và bằng cách thiền quán rằng tất cả hình tướng là huyễn, người ta chứng ngộ nghĩa của sự không sanh khởi.

ĐƯỜNG LỐI THAM THIỀN CHO NGƯỜI TRÍ NĂNG BÌNH THƯỜNG

Phương pháp Thiền định

(i) Lời khuyên tham thiền về vô niệm. Khi có những sóng mạnh trong nước thì không có những phản chiếu, dù nước có tiềm năng phản chiếu. Cũng thế, tâm tự nhiên có những phẩm tính như thần thông, nhưng bởi vì tốc độ của những con sóng của tư tưởng lan man, những phẩm tính không biểu lộ. Thế nên quan trọng là tham thiền nhất tâm…. Nếu bạn tham thiền, bấy giờ những con sóng quấy nhiễu của những ý niệm sẽ biến mất và ánh sáng của ngọn đèn Tâm sáng ngời sẽ tự nhiên chiếu rọi. Thế nên hãy tham thiền mà không quấy nhiễu nước tâm.

(ii) Những tư thế của thân và cách tham thiền. Người ta cần tham thiền trong ba trạng thái thoát khỏi những cực đoan….

(a) Để cho một thân thể bất động, có tư thế bảy điểm của thân : chân xếp tréo, tay trong cử chỉ tham thiền, xương sống thẳng, lưỡi chạm vòm miệng trên, thở chậm, mắt nhìn (ngang tầm) đầu mũi và cổ hơi cong.

(b) Để cho những khả năng giác quan bất động : mắt không chuyển động và không làm ngừng những khả năng giác quan của tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm. Dầu gặp sắc, thanh, hương, vị, xúc và tư tưởng nào, chớ đóng chặt cửa cũng không theo nó. Nếu những khả năng giác quan này bị đóng chặn, bấy giờ ngũ nhãn, như thiên nhãnlục thông của tâm, chúng là những công đức của phương diện đã thanh tịnh của những khả năng giác quan, sẽ không đạt được. Nếu chạy theo những tư tưởng, chuỗi xích liên tục của những tư tưởng sẽ không ngừng và người ta vẫn không khác gì một người bình thường. Bởi thế, người ta tham thiền trong cái hồ bất động của những khả năng giác quan với sự khởi lên không ngừng của nhiều đối tượng xuất hiện, như những phản chiếu của những ngôi sao. Nếu những đối tượng khác nhau không bị những tư tưởng nắm bắt, bấy giờ những đối tượng xuất hiện không chỉ không làm hại sự tham thiền, mà những phẩm tính của chúng sẽ sinh khởi. Đó gọi là “trí huệ bổn nguyên vô niệm”, vì những hình sắc xuất hiện nhưng không có những ý niệm. Nếu không có sự xuất hiện của những hình sắc, bấy giờ không có trí năng để thấy chúng, và bấy giờ không có vấn đềtư tưởng hay không có tư tưởng, và cũng không có “trí huệ bổn nguyên vô niệm”. Bởi thế, khi những đối tượng xuất hiện với những giác quan, bằng cách ở trong vô niệm, vị thầy (Lama) đã có trí huệ phân biệt sẽ trực tiếp đạt được sự dứt diệt những tư tưởng đến và đi, và điều này được gọi là “sự dứt diệt của hơi thở.” Dù cho hơi thở qua miệng và mũi có tiếp tục, những tư tưởng sẽ không dao động. Sự chấm dứt việc ý niệm hóa được xem là cái chết của những tư tưởng. Khi không có việc ý niệm hóa, không cần thiền định như là một đối trị của nó và không cần trí huệ, tức là thiền giả nữ của sự tự do thoát khỏi những ý niệm hóa, nó là cái đối trị của việc ý niệm hóa….

Khi người ta hoàn thiện điểm cốt yếu này (của việc dừng dứt hơi thở), đó gọi là (trạng thái của) sáu thức tự nhiên hay không tạo tác. Bởi vì những đối tượng xuất hiện với những giác quan, mà những giác quan không tạo ra ý niệm về những đối tượng, và dù cho “những giác quan rơi vào trong những đối tượng” hay những đối tượng trở nên trong sáng (trong những giác quan), thì không chỉ những giác quan không làm hại tham thiền, cái nhìn thấy sáng suốt, mà chúng còn giúp tham thiền tiến bộ….

(c) Để cho một tâm bất động : sự tham thiền trong sự tự do với những cực đoan xảy ra tự nhiên khi thân thể và những khả năng giác quan bất động. Nó là sự tham thiền không chuyển động khỏi trạng thái tâm trong trẻosáng ngời thoát khỏi mọi phóng chiếu và thu hồi….

Vào lúc đó, nếu bạn bị phóng dật vì những ý niệm về những đối tượng bên ngoài có chất thể xuất hiện và về những cái không chất thể của tâm bên trong, bấy giờ mọi sự ràng buộc được tạo ra làm che ám Phật tánh, Tâm vốn tròn đủ. Thế nên người ta phải không có sự nắm bắt và luyến bám dù nhỏ nhất vào sanh tửniết bàn như là xấu hay tốt, và thậm chí vào sự tham thiền. Như thế, không có những ý niệm về chất thể hay không chất thể, không có những tư tưởng về bất cứ sự vật nào khác. Vào lúc đó, tất cả những chuyển động của tư tưởng tan biến vào Tâm, cái nền tảng. Bấy giờ khi tâm trở nên bất biếnvững chắc, người ta đạt giải thoát khỏi sinh tử và sẽ không có luyến chấp vào ta và người và sự nắm bắt nhị nguyên. Đó là sự đạt được Thân Tối Hậu (Pháp thân) tuyệt hảo, siêu vượt khỏi những tạo tác, ý niệmdiễn tả.

(iii) Cách khai triển những đức hạnh. Khi tham thiền (theo cách như vậy), mọi sự ý niệm hóa sẽ được giải thoát…. Bấy giờ vì những ý niệm được thăng hoa vào bản tánh tối hậu và mọi tư tưởng được tan biến vào cảnh giới tối hậu, Đại Toàn Thiện quang minh hiển lộ ra, nó là sự chứng ngộ một vị như là Pháp thân, siêu vượt mọi dấu hiệu, ý nghĩa của lạc, sáng tỏvô niệm cùng với những kinh nghiệm về chúng.

(iv) Chứng ngộ bản tánh tối hậu. Vào lúc trí huệ bổn nguyên vốn sẵn khởi hiện trong tâm thiền giả, ….nó thấy một cách toàn triệt tánh không thể phân chia của tánh Không và những hình tướng như tám ví dụ về huyễn, và bản tánh tối hậu của mọi hiện tượng, tức là bản tánh vô sanh…. Tâm hiển lộ như trò chơi phô diễn của tính bất nhị của sanh tửniết bàn, trí huệ bổn nguyên siêu việt có và không, và sự bất biến của Sáng Tỏ…. Vào lúc đó, trí huệ bổn nguyên thì bất nhị với những đối tượng được biết và trí năng hiểu biết khởi hiện trong trạng thái bình đẳng nhất như.

(v) Nó là nguyên nhân trực tiếp của trí huệ bổn nguyên của những bậc cao cả. Sau tiến bộ vô biên trong những kinh nghiệm về trí huệ bổn nguyên của sự không ý niệm hóa, như là kết quả của những hành động, những chứng đắc cao như Con Đường Quán Thấy (Kiến Đạo vị) sẽ tự nhiên thành tựu.

Phương Pháp Tham Thiền

(i) Tham thiền trong sự không dao động và không ý niệm hóa. Trong Tâm như hư không, bằng cách để cho những tư tưởng của những biến cố tâm thức ở yên tự nhiên, chúng tan biến như mây biến mất (trong bầu trời). Người ta cần tham thiền trong trạng thái của cái thấy này, bản tánh của bầu trời, mà không dao động.

(ii) Tham thiền trong sự trong trẻosáng tỏ không có những ô nhiễm. Hãy tham thiền với sự sáng tỏ trong trạng thái không bị làm bẩn bởi những ý niệm về người nắm bắt và cái được nắm bắt và trong sự sáng tỏ không hôn trầm và trong an tĩnh không trạo cử, như một đại dương bình an, nó trụ trong chính nó.

(iii) Tham thiền không thiên chấp, như hư không. Hãy tham thiền trong trạng thái của Tâm, nó là tánh Không xưa nay như hư không, không có những phóng chiếu và thu hồi của những tư tưởng.

(iv) Tham thiền một cách tự nhiên và không gắng sức. Hãy tham thiền về tâm trong trạng thái không biến đổi như núi Tu Di, không có ý niệm ngăn chận hay bảo vệ và mong cầu hay nghi ngờ nào.

(v) Tham thiền về những đối tượng của những xuất hiện không dứt. Trong trạng thái thanh tịnhsáng tỏ của tâm, hãy tham thiền về những đối tượng của những hình tướng xuất hiện trước các giác quan, sống động mà không có những ý niệm nắm bắt hay dao động.

(vi) Tham thiền trong sự sáng tỏthanh tịnh vốn giải thoát. Hãy tham thiền trong sự sáng tỏthanh tịnh sống động mà không hôn trầm hay trạo cử…. Tham thiền như thế, người ta sẽ chứng ngộ những hình tướngtánh Không, như những ánh sáng cầu vồng.

(vii) Tham thiền nhất tâm như một người bắn cung. Hãy tham thiền về tâm trong trạng thái của bản tánh tối hậu, trần truồng và thẳng tắp, không dao động, như nhắm thẳng một mũi tên.

(viii) Tham thiền trong sự không gắng sứctự nhiên. (Trước tiên) có sự thâm tín Pháp thân thường trụ nơi địa vị của nó bằng cách tham thiền tâm một cách tự nhiên, sau đó hãy tham thiền bằng cách buông xả trong trạng thái tự do khỏi những mong cầu và nghi ngờ…. Không cần sự gom tụ rất sống động, mà buông xả ba cửa tự nhiênđơn giản an trụ, không có lang thang. Dầu cho (tâm) phóng dật tự do, nhưng bởi vì nó đã rơi vào trạng thái bình thường, hãy tham thiền một cách tự nhiên trong tâm bình thường (Tha-Mal-Gyi Shes-Pa) mà không dao động.

(ix) Kết luận về tám cách tham thiền. (Trong những cách tham thiền trên) không có cái được nắm bắt và người nắm bắt, thế nên chúng là những tham thiền thanh tịnh một cách tự nhiên. Chúng là sự hợp nhất giữa an địnhquán chiếu, định và huệ. Dù cho có nói rằng phương diện an trụ trong “cái đang là” của chúng là an địnhphương diện sáng tỏ của chúng là quán chiếu, (thực sự) chúng không phân chia, và được gọi là hợp nhất. Ở điểm này, không có những phân biệt về phương diện nào, ý niệm về an định lắng mất và quán chiếu cũng không còn được quan niệm như quán chiếu. Đó là sự hợp nhất bất phân và vốn sẵn đủ.

Sự Tiến Bộ Trên Con Đường trong Bảy Phương Diện

(i) Đường lối thấy (cái) không thể diễn tả nhờ tám tham thiền. Sự giải thích về tiến bộ trên con đường qua bốn cấp độ của trí huệ bổn nguyên như là kết quả của tham thiền…. Đã làm yên lặng những thâm nhập của trí thức vào trạng thái của Tâm vốn siêu vượt khỏi những tư tưởngdiễn tả, sự hiện khởi trong lần đầu trí huệ bổn nguyên trong sáng, chiếu rạng và không biến đổi là (1) “trí huệ bổn nguyên biểu lộ” (Con đường của những Tích Tập). Nó là sự hoàn thiện của trí huệ bổn nguyên quang minh.

(ii) Những dấu hiệu đạt đến con đường giải thoát. Đã chứng biết, (1) “trí huệ bổn nguyên quang minh biểu lộ”, người ta nhận biết Tâm, trí huệ vốn sẵn đủ. Do đã đi vào con đường giải thoát, hạt giống giác ngộ đã được gieo (trong chính mình)…. Khi một người nhận ra Tâm, “trí huệ bổn nguyên quang minh nền tảng” (A’od-gSal gZhi’i Ye-Shes), những tư tưởng ngoại sanh tức thời được giải thoát và ánh sáng rực rỡ con và mẹ được kết hợp. Bởi vì mọi hoạt động đã trở thành thuần chỉ đức hạnh, nó thoát khỏi bám chấp vào những hiện tượng, năm đối tượng bên ngoài và sự hồi ức bên trong và ý thức phủ định và xác định. Qua trạng thái của tâm tự sáng và trống không, nó hưởng thụ những đức hạnh của lòng bi khai triển đến tất cả chúng sanh không phân biệt xa gần và cỡ loại. Nó cũng gây cảm hứng cho những người khác (dấn thân vào những hoạt động) công đức. Nó từ bỏ xao lãng phóng dậttiêu khiển, hưởng thụ cô đơn trong rừng núi. Dù trong những giấc mộng, chỉ có những tư tưởng thanh tịnhđức hạnh. Bởi vì thân, khẩu, tâm đã được tu hành cao, nó khai triển những phẩm tính của “Con đường Tích Tập” và thấy nhiều thị kiến ánh sáng trong thất thiền.

(iii) Trí huệ bổn nguyên của tiến bộ. Khi người ta đã tiến bộ lớn lao trong những kinh nghiệm nhờ sự thiền định ở trước, và những che ám với tâm sáng tỏ và trống không đã được giảm trừ, bấy giờ trí huệ, tham thiền và những kinh nghiệm trở nên mãnh liệt. Những hình tướng bên ngoài sẽ tự nhiên được thấy như mộng, như huyễn. Sự chứng nghiệm (thấy) những hiện tượng khác nhau đều có cùng một vị sẽ khởi lên và an trụ trong trạng thái như hư không. Đó là (2) “trí huệ bổn nguyên của tiến bộ” (Con đường của Áp dụng).

(iv) Những dấu hiệu đạt đến hơi nóng (nỗn địa). (Vào lúc đó), khi sự chứng nghiệm thành trong trắng phi thường, người ta đạt được những dấu hiệu mềm dẻo phi thường của thân và tâm. Trụ suốt ngày và đêm trong tham thiền hợp nhất phi thường, người ta không thể lìa khỏi nó. Vì lòng bi người ta hành động cho lợi lạc của chúng sanh và khai triển sự chán sợ đặc biệt và sự ngoi lên quyết liệt khỏi sanh tử. Thậm chí trong giấc mộng, người ta thấy những hiện tượng là mộng và huyễn…. Sẽ không còn sâu trùng hay sán lãi và trứng của chúng trong thân. Những cái này là những đạt được những dấu hiệu của “Con đường Áp dụng” và người ta sớm đến “Con đường Thấy.”

(v) Trí huệ bổn nguyên cao cả được chứng ngộ. Trước hết đã thấy Tâm, trí huệ bổn nguyên quang minh và bất nhiễm, người ta đạt được cái gọi là (3) “trí huệ bổn nguyên được chứng ngộ”. (Vào lúc đó,) khí trăm cánh hoa ở trong luân xa trái tim sẽ được tịnh hóa. Trí huệ của tinh túy trong sáng trở nên sáng rỡ cao độ, và bằng cách cũng làm tỏa sáng những luân xa khác, 1200 khí và tâm đức hạnh sẽ được làm vững chắc và 1200 khí phiền não sẽ dừng dứt. Bấy giờ (như một kết quả) theo những tantra, những tịnh độ vốn hiện diện xuất hiện trong tinh túy bên trong (Nang Gi Khams) (của người ta). Theo kinh, những tịnh độ bên ngoài, như khuôn mặt của hàng trăm vị Phật xuất hiện (trước nó). Người ta sẽ thành tựu một số lượng rất nhiều loại nhãn và các thông thanh tịnh và không che ám hơn là các nhãn và các thông của người bình thường đầy che ám và giới hạn. Người ta đã giải thoát khỏi những nhiễm ô phiền não của vọng tưởng, “những đối tượng cần đoạn trừ của Con đường Thấy”, và đã thể hiện trí huệ bổn nguyên, cái nhìn thấy (thị kiến) quang minh.

(vi) Bằng cách tu hành theo cái đã chứng ngộ, trí huệ bổn nguyên hiện khởi. Tu hành theo cái đã được thấy (trong con đường thấy) là “con đường thiền định”. Người ta đạt được những trình tự thấp, trung và cao của con đường này, và trong mỗi giai đoạn người ta thành tựu những đức hạnh đã nói ở trước lên gấp nhiều lần và hành động cho lợi lạc của chúng sanh. Từ sự chứng đắc giai đoạn thứ nhất (sơ địa) qua đến giai đoạn thứ bảy (thất địa), sẽ còn những ý niệm trong những lúc ngoài thiền định và những khác biệt giữa thiền định và ngoài thiền định. Trong ba giai đoạn thanh tịnh (địa thứ tám đến thứ mười), vì không có những tư tưởng trực tiếp (mNgon-Gyur), lúc đó có sự hợp nhất (của thiền định và ngoài thiền định), và ở đây mọi sự là một vị trong trí huệ bổn nguyên tối sơ.

(vii) Hoàn thiện trọn vẹn, sự thành tựu con đường cao cả. Trí huệ bổn nguyên của “con đường thiền định” được gọi là “trí huệ bổn nguyên được chứng ngộ trọn vẹn”. Đã thiền định về tám con đường cao cả, người ta đã tịnh hóa những nhiễm ô của chín giai đoạn (của con đường thiền định). Tổng quát, những đức hạnh của con đường và những giai đoạn (địa) xuất hiện bằng cách dựa trên những kinh mạch, khí và tinh chất (hạt). Những tích tập công đứctrí huệ bổn nguyên được phát sanh qua những hoàn thiện (về những kinh mạch, khí và tinh chất) và qua những nỗ lực tu hành hoàn thiện chúng.

(Con Đường Cho) Người Trí Năng Kém

(i) Những giai đoạn của thiền định

(a) AN ĐỊNH (Zhi-gNas)

(1) THUẦN HÓA NHỮNG TƯ TƯỞNG

Trước hết vấn đề là làm sao tìm thấy sự an định…. Người ta cần tham thiền ở một nơi không có những gai góc (quấy nhiễu) cho tham thiền, như mối nguy hiểm từ con người, những tiêu khiển và tiếng ồn, một nơi tâm tự nhiên có thể buông xả. Hãy ngồi trên một chỗ ngồi tiện nghi trong tư thế tréo chân, bàn tay phủ lên đầu gối và quán tưởng ba kinh mạch. Khi thở ra, nghĩ rằng người ta thở ra qua kinh mạch Roma màu trắng bên phải và rồi qua lỗ mũi phải, và tất cả bệnh tật, chướng ngại và che ám bất thiện được tẩy sạch như khói qua một ống khói lò sưởi. Khi thở vào, nghĩ rằng những thu hút chư Phật trong hình thức ánh sáng đi vào qua lỗ mũi trái, kinh mạch Kyangma màu đỏ bên trái và rồi đi vào kinh mạch trung ương. Trong một chốc, giữ hơi thở ngay dưới rốn (bằng cách ép hơi thở một chút) vừa cả đi xuốngđi lên. Rồi chầm chậm thở ra như trước, nhưng giữ lại một ít. Trong ba tháng mùa xuân, không khí là không khí thuộc đất, và đó là thời gian đờm dãi phát triển. Thế nên, như đối trị của nó, người ta cần quán tưởng nó là không khí của không khí có màu lục. Ba tháng hè, để xua tan hơi nóng của lửa, hãy quán tưởng nó là không khí của nước màu trắng. Ba tháng mùa thu, để loại trừ những chuyển động của mật, hãy quán tưởng nó là không khí của đất có màu vàng. Trong ba tháng mùa đông, như đối trị cái lạnh của nước, hãy quán tưởng nó là không khí-lửa có màu đỏ. Về hình thể của không khí, hãy quán tưởng tinh túy của tâm và khí trong hình cái cung, tam giác, vòng tròn, hình vuông trong trái tim. (Quán tưởng chúng) như có cùng cảm nhận. Về số hơi thở, đếm lên đến bảy chu kỳ trong tâm. Một người mới học cần quán tưởng khí trong hình thể hình vuông v.v…. và khi nó phát ra qua hai lỗ mũi, nó dần dần lớn cho đến mức trở thành kích cỡ của ba ngàn thế giới…. Người ta cần tham thiền về nó với một tâm không dao động. Khi những đại bị đầy nghẽn, cần vượt qua bằng cách nói mạnh một chữ Ha ! mà không giữ hơi thở nào. Khi phúc lạc và sùng mộ v.v…. khởi lên, người ta nên giữ hơi thở (một chốc lát). Bằng cách thực hành hơi thở trong vài ngày đêm, sự an định của tâm trong sángrạng rỡ không có ý niệm sẽ hiện khởi. Vào lúc đó, vì không có không khí thô và những tư tưởng, mặt trăng trắng và mặt trời đỏ, tinh chất của hai kinh mạch Roma và Kyangma, sẽ trở nên vững chắc ổn định. Trong đó sẽ không có ngay cả một chuyển động vi tế của không khí, bởi vì người ta ở yên trong trạng thái không tư tưởng (vô niệm) trong kinh mạch trung ương và nhờ đó chứng ngộ trí huệ bổn nguyên vốn sẵn.

(2) TẬP TRUNG NHẤT TÂM

Sau khi thải bỏ những tư tưởng thô, ….người ta cần tu hành bốn trạng thái vô biên của tâm (bốn vô lượng tâm) và hai tâm của giác ngộ (Bồ đề tâm), chúng là những nguyện vọng và thực hành. Bồ tát hạnh nói : “Đã làm an những tư tưởng, hãy thiền định về Bồ đề tâm.” Hoặc tập trung vào giai đoạn phát triển hay vào (những đối tượng như) những khối và hình vẽ những thần bổn tôn. Kinh Samadhiraja nói : “Trên màu của vàng của hình ảnh trang nghiêm thế giới, bất cứ ai tập chú tâm mình đều là một Bồ tát đang tham thiền.” Nói tóm, một người chưa kinh nghiệm thiền định “vô niệm” cần tham thiền về bất cứ đối tượng đức hạnh nào mà không dao động, lạc vào những đối tượng khác.

(3) SỰ NHẬP ĐỊNH THẬT SỰ CỦA AN ĐỊNH

Khi không có những phóng chiếu của tư tưởng người ta không bỏ sự tham thiền tập trung vào đối tượng, tâm và thân thoải mái, ngữ giảm thiểu, lời nói trở nên dịu dàngvẻ mặt trở nên ấm áp tráng lệ ; bấy giờ người ta đã hoàn thành an định nhất tâm.

(b) QUÁN CHIẾU (Lhag-mThong)

(1) CÁCH TU HÀNH QUÁN CHIẾU

Hãy thiền định về (những hiện tượng là) không hiện hữu từ cội nguồn của chúng mà xuất hiện như tám thí dụ như huyễn…. Trong thật nghĩa của chúng, mọi sự, thế giớichúng sanh, đều là những tri giác bất tịnh của tâm mê lầmTam Bảo, là những tri giác thanh tịnh, đều không hiện hữu như một giấc mộng. Nhưng trong tâm mê lầm chúng xuất hiện bởi vì sự tích tập những thói quen tập khí. Mọi hình tướng có vẻ là thật, nhưng chúng là giả bởi vì chúng xuất hiện đối với những tri giác nhị nguyên…. Chư Phật xuất hiện với những tri giác mê lầm là giả bởi vì bản chất của những thân thể biểu lộ thì giống như những phản chiếu của mặt trăng trên mặt nước và vì đó là những hình tướng (cho người thường) trong khi (bản thân chư Phật) không lìa khỏi Pháp thânBáo thân. Tuy nhiên, bản tánh thanh tịnh của chư Phật thường trụ trong cảnh giới chân thật tuyệt đối thì không giả. Bởi vì những tư tưởng sai lầm, có vẻ như người ta lang thang trong sanh tử đời này sang đời khác và kinh nghiệm sướng khổ liên tiếp. Nhưng ngay vào khoảnh khắc (lang thang đó), theo cái thấy trạng thái vô sanh của Tâm, thì không có phân biệt giữa lang thang hay không lang thang trong sanh tử. Những hình tướng như mộng của mê lầm là không hiện hữu, vô tự tánh ngay lúc vừa xuất hiện suốt giấc ngủ của những tập khí huyễn ảo….

Tóm tắt, những hiện tượng hình tướng và sự gán tên là không hiện hữu mà chỉ xuất hiện giống như tám ví dụ như huyễn. Người ta cần tham thiền về điều này với sự sáng tỏ mà không tìm cách nắm bắt chúng.

(2) CÁCH LÀM KHỞI LÊN QUÁN CHIẾU

Đó là thiền định (thấy tất cả) như hư không mà không có bất cứ sự ý niệm hóa nào dù là ý niệm tri giác những sự vật là như huyễn…. Thậm chí (cái thấy rằng) “xuất hiện nhưng không có thật” bản thân nó chỉ là một khẳng định. Trong thật nghĩa, bản tánh không phải là một đối tượng cho sự ý niệm hóa để nói là có hay không. Thế nên người ta cần tham thiền về nghĩa này. Do thực hành này, ý tưởng thấy những hiện tượng bên ngoài là thật hay không thật, như huyễn cũng ngừng dứt. Như vậy, khi người ta chứng ngộ sự không thể ý niệm hóa của những đối tượng nắm bắt, bởi vì ý tưởng về cái được nắm bắt không có, sự bám chấp cũng không có, từ đó người ta chứng ngộ sự không hiện hữu của người nắm bắt. Hãy tham thiền về sự chứng ngộ bản tánh vô tự tánh của tất cả mọi sự và bản tánh siêu việt khỏi mọi ý niệm.

(ii) Phân tích tham thiền

(a) PHÂN TÍCH TÂM

Trong tâm, khi chuỗi dây những tư tưởng thích và không thích, đúng và sai, sướng và khổ khởi sanh, người ta cần cố gắng khảo sát nó mà không dao động dù chỉ một khoảnh khắc : lúc khởi đầu những tư tưởng đến từ đâu, hiện giờ chúng ở đâu, và cuối cùng chúng đi đâu, màu sắc, hình dáng và những đặc tính của chúng là gì ?

(b) CÁCH NHÌN THẤY BẢN TÁNH

Tri giác về sự hiện hữu của tâm chính là một nhiễm ô do những tư tưởng. Bởi vì trong thật nghĩa của nó, tâm khônghiện hữu, tâm khôngnguyên nhân nào để sanh khởi. Thế nên nó trống không nguyên nhân sanh khởi. Không có cái gì hiện hữu bởi vì không có cái gì đã từng sanh ra. Thế nên sự hiện hữu của tâm là trống không mọi thực thể. Vì tâm không hiện diện, không có cái gì diệt mất. Thế nên sự diệt mất trống không mọi đặc tính. Tâm không có màu sắc, hình dáng và không có cái gì để chỉ ra hay tìm thấy, dù cho khảo sát và tìm kiếm nó khắp bên ngoài, bên trong hay ở giữa. Sự không tìm thấy này giống như hư không, trong sáng, bình đẳng, thoát khỏi chỉ định và phân tích, và không dính dáng gì đến chủ thể tác động và cái được tác động. Đó là cái thấy bản tánh của Thân Tối Hậu (Pháp thân).

(c) THAM THIÊN TRONG TRẠNG THÁI BUÔNG XẢ

Như yên nghỉ sau khi kiệt sức vì vác nặng, bằng cách buông bỏ những kinh nghiệm quá khứ về phân tích thô và tế, người ta ở trong trạng thái hoàn toàn thong dong, như đạt đến đích hay nghỉ ngơi tại chỗ khi hoàn toàn kiệt sức. Theo truyền thống này, hãy tham thiền bằng cách ở yên trong thong dong toàn diện qua buông xả, trong trạng thái mọi hình tướng bày hiện rõ ràng, trọn vẹn và toàn hảo, thoát khỏi mọi trí nhớ hay tư tưởng và sự không dứt của ánh sáng tự nhiên (mDangs) của tánh giác và phúc lạc…. Nói chung, thật là tự nhiên nếu bạn thiền định và tập trung nhất tâm mà tâm vẫn phóng chiếu. Nếu bạn buông thả cho tâm thong dong, nghĩ rằng, “Hãy đi nơi nào mày muốn đi”, nó sẽ ở yên như nó vẫn là, giống như một con lạc đà…. Khi bạn để cho tâm đi, nói rằng, “Chớ có trở về dù một chút”, dù nếu nó có vẻ đã ra đi, nó sẽ trở về bên trong và an trụ như tánh Không tự-an trụ. Nó cũng giống như một con quạ trên chiếc tàu giữa biển khơi…. Khi tâm phóng chiếu đến những đối tượng như các hình sắc, bởi vì những đối tượng là không thực, tâm sẽ không tiếp tục nương dựa vào chúng dù chỉ một chốc lát. Tâm sẽ trở về lại và trụ trong tánh Không thoát khỏi những ràng buộc của phân tích. Ví dụ, một con quạ bay đi từ một chiếc tàu giữa biển sẽ không đậu xuống chỗ nào khác được và sẽ trở lại chiếc tàu.

(d) CÁCH KHỞI SANH CHỨNG NGỘ

Bằng cách có được kinh nghiệm trong ý nghĩa của sự không tìm thấy tư tưởng luyến bám vào cái “tôi” và “bản ngã” khi truy cứu, người ta chứng ngộ sự vô ngã của người nắm bắt và do đó chứng ngộ sự không hiện hữu của người nắm bắt (chủ thể). Người ta đã chứng ngộ (trong những bài học ở trước) sự không hiện hữu của “bản ngã của những hiện tượng”, bởi vì cái được nắm bắt thì vô tự tánh. Sau khi chứng ngộ hai cái không có bản ngã (vô ngãvô pháp), những đối tượng trong đó người ta nhận lấy sự tái sanh trong sanh tử và chủ thể để tái sanh cả hai được xác định là không hiện hữu. Sự giải thoát của sanh tử như là không hiện hữu trong thật tánh là sự đạt được cái thấy niết bàn, bởi vì sanh tử không là gì khác hơn tâm…. Nếu người ta thấu hiểu như thế, dù cho người ta không thể đạt giải thoát trong đời này, chắc chắn người ta sẽ được giải thoát trong đời tới…. Nó giống như “định nghiệp”, nghĩa là nếu người ta phạm vào một tội ác trầm trọng hay một hành động đức hạnh, người ta sẽ không thể không kinh nghiệm những hậu quả của nó trong đời tới.

(e) ĐẠT ĐƯỢC VỮNG CHẮC (TRONG AN ĐỊNHQUÁN CHIẾU)

Khi sự phản chiếu của mặt trăng xuất hiện trong một cái ao, nước và sự phản chiếu không thể tách rời. Cũng thế, khi (những sự vật) xuất hiện (trước tâm) và khi chúng được tâm nắm hiểu, tâm không tách lìa với những hình tướng. Cần hiểu rằng những sự xuất hiện (trước tâm) là (những hiện tượng) được nắm hiểu và không phải là những đối tượng thực sự xuất hiện. Đối tượng của những xuất hiện hình tướngtánh Không của nó thì không thể tách rời như phản chiếu của mặt trăng và nước.

(f) HỌC NGHĨA BẤT NHỊ NHƯ THẾ NÀO

Do nắm lấy đối tượng không hiện hữu như là bản ngã, người ta tự làm mê lầm mình vào trong sanh tử, như khi tri giác nước trong một giấc mộng thấy là đáng sợ, cái sợ còn trầm trọng thêm. Những sáng tạo thuộc về những thói quen đã kiên cố của những tri giác sai lầm là không chỗ kiến lập (không gì khác hơn là những mê vọng). Nền tảng để khởi sanh những mê vọng, cái tâm, thì vốn thanh tịnhvô tự tánh. Thế nên nó không bao giờ bị ô nhiễm bởi những cấu uế…. Người ta cần tham thiền trong trí huệ bổn nguyên vô nhiễm như hư không, cái cốt lõi không nhiễm ô bởi những cực đoan và cái tinh túy thoát khỏi những sự ý niệm hóa, mà không có sự tìm tòi nào bằng khảo sát hay phân tích. Nếu bạn tìm kiếm, Tâm sẽ bị ô nhiễm và do đó những tư tưởng thế gian sẽ tăng trưởng. Nếu bạn để yên một con rắn độc trong một cái lồng, nó sẽ không làm hại ai, nhưng nếu bạn quấy phá nó, nó sẽ cắn. Cũng thế, tâm (tự nó) là thoát khỏi những gắng sức, nhận và bỏ.

(g) CÁCH CHỨNG NGỘ TRUNG ĐẠO, THOÁT KHỎI NHỮNG BIÊN KIẾN

Bởi thế người ta làm bình lặng những nhiễm ô của phiền não, và qua sự trầm mình không có ý niệm hóa vào trí huệ bổn nguyên, nó vốn thoát khỏi nhị nguyên của cái được nắm bắt và người nắm bắt, người ta thành tựu những nhãn và những thông…., những công đức của chứng ngộgiải thoát.

(h) GIẢI THOÁT KHỎI SỰ THIỀN ĐỊNH VÀ NGƯỜI THIỀN ĐỊNHCHỨNG NGỘ CỦA PHẬT

Khi một người đang ở trong tham thiền, dù đối tượng có xuất hiện, không có gì cả trong tâm nó mà chỉ an trụ trong (tánh) như hư không vắng bặt mọi phóng chiếu và thu hồi. Thế nên với nó không có ý niệm về người nắm bắt. Đó là trí huệ bổn nguyên bất nhị, bởi vì ý niệm về nhị nguyên không có chỗ dùng, và đó chính là giải thoát khỏi người tạo ra và sự tạo ra bởi vì vắng bặt trò nhị nguyên của người thiền địnhsự thiền định. Vào lúc đó, người ta đạt đến cảnh giới bổn nguyên tự nhiên bằng cách làm tan biến tâm và những biến cố của tâm thức vào trong cảnh giới thực tại tối hậu, và người ta trụ trong sự chứng ngộ Tâm, tức là Phật tuyệt đối, sự tự-hiện diện của Pháp thân…. Vào lúc đó, tâm và những biến cố tâm thức tan biến trong tánh thanh tịnh tự nhiên của Tâm, như muối hòa tan trong nước, và không có những tư tưởng chập chờn như đom đóm nữa.

(i) CÁCH CHỨNG NGỘ BẢN TÁNH TỐI HẬU

Bằng cách thấu suốt năm đối tượng được nắm bắt bên ngoài như là những phản chiếu của mặt trăng (trong nước) và là một ảo ảnh, sẽ không có chút khuynh hướng nhỏ nào bám níu do những ý niệm bám nắm vào (những đối tượng như là) thật có. Bằng cách thấu suốt những giác quan nắm bắt bên trong là không có phần tử như hư không, người nắm bắt chúng là trống không trong thực thể của nó. Cảm giác tự nhiên, vắng dứt người nắm bắt và cái được nắm bắt, và tự do khỏi những phóng chiếu và thu hồitrí huệ ba la mật như cam lồ. Nó là tánh sáng ngời tự nhiên, sâu thẳm, an bình, tự do và là trí huệ bổn nguyên tự-phân biệt…. Nó là sự hoàn thiện của trí huệ trong đó không có sanh tử ở đây, niết bàn ở kia, hay con đường tu hành ở giữa.

(j) CÁCH LÀM VIÊN MÃN CÁI THẤY

Ở trong trạng thái chứng ngộ nghĩa của cái thấy vĩ đại bao la như một con tàu, người ta vượt qua đại dương ý niệm hóa của sanh tử, và rồi không có ý niệm nào, người ta hợp nhất trí năng của mình với cái nền tảng vốn thoát khỏi mọi sự ý niệm hóa. Bởi vì cảnh giới tối hậutrí huệ vốn không thể chia cách, cái thấy được gọi là trạng thái của Đại Toàn Thiện, và thế nên nó được gọi là sự hoàn thiện của Đại Toàn Thiện. Đó là sự hiển lộ của chứng ngộ cái toàn thiện của nghĩa tự hữu và vô sanh.

(k) SỰ NHẬN BIẾT AN ĐỊNHQUÁN CHIẾU TOÀN HẢO

Khi người ta tham thiền như vậy, tâm tự nhiên an trụ mà không có những phóng chiếu và thu hồi. Phương diện vô niệm và trống không do an trụ (trong tham thiền) là sự an định. Nó là sự hoàn thành của tích tập trí huệ bổn nguyên và là giai đoạn hoàn thiện của trí huệ, nguyên nhân của Pháp thân. Phương diện những hình tướng xuất hiện do sự sáng tỏquán chiếu. Nó là sự hoàn thành của tích tập công đức và là giai đoạn phát triển của phương diện thiện xảo, nguyên nhân của Sắc thân. Vào lúc đó người ta thành tựu sáu ba la mật tuyệt đối, sự tự do đối với ý niệm hóa…. Tu hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục,…. là sự nhẫn chịu trong chúng và nó không phải là sự hoàn thiện dần dần hay vượt lên chúng. Khi Bồ tát siêu vượt chúng, nó trở thành sự hoàn thiện của chúng. Vào lúc đó, người ta hoàn thiện giới luật tuyệt đối. Trong kinh Arya-susthitamatidevaputra-pariprccha-nama-mahayana có nói : “Trong người nào không có ý niệm về giới cũng như những dấu vết nhiễm ô của giới, đó là sự hoàn thiện của giới.”

(l) CHỨC NĂNG CỦA AN ĐINH VÀ QUÁN CHIẾU

Đạt được kinh nghiệm trong quán chiếu đã chứng ngộ ở trước tùy thuộc vào an định. Thế nên chắc chắn người ta cần những nỗ lực để thành tựu sự hợp nhất (của an địnhquán chiếu).

(m) THỜI GIAN CHỨNG NGỘ VÔ NIỆM SAU KHI CÓ ĐƯỢC
KINH NGHIỆM

Khi thực hành về nghĩa toàn thiện, chứng ngộ rằng những chủ thể và những đối tượng và những chất thể và những không chất thể đều không có tự tánhquán chiếu, nó đến trước tiên. An trụ trong trạng thái chứng ngộ ấy mà không có sự sanh khởi của những hình sắc trong tâm trían định, nó đến sau. Khi cõi giớitrí huệ bổn nguyên trở thành không thể chia tách, sự không thể chia tách của chúng phải được biết như là sự đạt đến kết quả của hợp nhất.

(iii)Đã được kinh nghiệm, cách hoàn thiện sự tham thiền

(a) NHỮNG ĐỨC HẠNH CỦA THAM THIỀN

Trong tâm, những đức hạnh hiện diện một cách bổn nguyên, vốn có, nhưng khi tâm bị che phủ bởi những che ám thì những đức hạnh không biểu lộ. Bằng cách thiền định về an địnhquán chiếu, người ta tịnh hóa một số che ám (như những ý niệm ngoại sanh) và thành tựu những chứng đắc phần hạn. Khi những ý niệm tâm thức tan vào cõi giới tối hậu, ….bởi vì đã tịnh hóa những ý niệm tâm thức, với thời gian người ta hoàn thành nhiều đức hạnh, như những định.

(b) CHÍN ĐỊNH

Chín định là tâm của sự ngừng dứt, bốn cấp độ định (của sắc giới) và bốn cấp độ của vô sắc giới. Chúng là chín tham thiền, những hoàn thiện của chín định….

Tâm nhất tâm với trí huệ của lạc, sáng tỏvô niệm được thành tựu trong đời của những chúng sanh dục giới, như con người, nhờ sự tu hành an địnhquán chiếu, như đã giải thích ở trước. Nó được thành tựu nhờ cuộc đời làm người quý báu, bởi thế nó liên hệ với con người…. Tâm của bốn định của những cõi sắc : (1) Định thứ nhất : Khi người ta thực hành tham thiền nhất tâm, cái sơ bộ là khả năng tham thiền. Nó sẽ bắt đầu với tư tưởng (thô) rằng tôi nên tham thiền, và qua áp dụng sự gom tụ những tư tưởng phân tích vi tế để tham thiền trong trạng thái vô niệm, trí huệ thoát khỏi những ý niệm, thiền định thực sự được khởi sanh. Trong thời gian ngoài thiền định, người ta sẽ có vừa cả những tư tưởng (thô) và những tư tưởng phân tích (tế). (2) Định thứ hai : Qua những sơ bộ của cấp độ tâm thức định thứ nhất và bằng sự áp dụng không có những tư tưởng (vô niệm) thô mà chỉ có những tư tưởng phân tích tế, định thực sự của sáng tỏvô niệm sanh khởi. (3) Định thứ ba : Qua những sơ bộ của cấp độ tâm thức của định thứ hai và bằng sự áp dụng sự dứt bặt những tư tưởng thô và những tư tưởng phân tích tế, định phi thường thực sự của vô niệm khởi sanh trực tiếp. (4) Định thứ tư : Qua những sơ bộ của cấp độ tâm thức của định thứ ba và bằng áp dụng những tham thiền, định phi thường thực sự của hỷ và lạc sanh khởi. Trung Bát Nhã Ba la mật nói :

“Một cái định với những tư tưởng (thô) và phân tích (tế) là định thứ nhất. Với phân tích mà không có những tư tưởng là định thứ hai. Không có những tư tưởng lẫn phân tích là định thứ ba. Tâm hoan hỷ là định thứ tư.”

(c) NHỮNG ĐỊNH CỦA VÔ SẮC GIỚI

Nhờ tâm của bốn định sắc giới, những tâm phi thường của bốn cõi vô sắc được phát sanh. (1) Thứ nhất là trạng thái (thiền) vô biên như hư không. Nó là một ý niệm vững chắc rằng tất cả hiện tượngthanh tịnh và không dơ nhiễm như hư không. (2) Trạng thái vô biên của thức. Nó ý niệm rằng ngay cả sự vô biên như hư không cũng chỉ là tâm và tâm thức đó là vô hạn, tự do từ vô thủy đến vô chung. (3) Trạng thái của không. Nó là cái ý niệm không quan sát thậm chí sự vô biên của thức, và (trong nó) không có gì được thấy bởi tâm. (4) Trạng thái đỉnh cao của hiện hữu. Nó ý niệm sự vượt khỏi cả hai cực đoan hiện hữu và không hiện hữu.

Trạng thái dứt diệt (diệt tận định) : Nó là sự dứt diệt của tất cả mọi thứ ý niệm hóa…. Có hai sự dứt diệt : Sự dứt diệt phân tích thuộc cá nhân (đạt được qua) những phân biệt và phân tích bởi tâm. Sự dứt diệt không phân tích (đạt được qua) tham thiền về bản tánh tối hậu mà không có những phân biện (của tâm thức). Trong trường hợp dứt diệt của những Bồ tát, các vị (vẫn) phụng sự chúng sanh qua (năng lực của) lòng bi….
Câu hỏi : (Nếu vị ấy có lòng bi,) bấy giờ làm sao vị ấy có thể thoát khỏi những ý niệm hóa ?
Trả lời : Không có những ý niệm hóa bởi vì vị ấy sở hữu lòng bi của trí huệ vô niệm.

(d) NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH CHÍN ĐỊNH

Bằng cách thiền định về những định sau chót, người ta phát lộ (năm) nhãn thiêng liêng và (sáu) thông mà nó chưa có. Nó sẽ thấy những giai đoạn khác nhau của những cõi Phật và những đức hạnh Phật khi tiến bộ trong những giai đoạn của con đường. Nó nhận được những chỉ dạy và hoàn thiện những tích tập của mình.

(e) THỜI GIAN ĐẠT ĐƯỢC BA THAM THIỀN

Mặt trời độc nhất được biết (qua nhiều tên như) “cái chiếu sáng” vì nó xua tan bóng tối, “cái ngàn ánh sáng” vì nó phóng chiếu những tia sáng, và “bạn của hoa sen” vì nó làm hoa sen nở. Cũng như vậy, sự tham thiền được biết có tên là “định như huyễn”, vì nó là tham thiền nhất tâm về sự chứng ngộ những hình tướng là huyễn, “định không ô nhiễm như mặt trăng”, vì nó xua tan bóng tối và đau đớn của phiền não, “định không che ám như hư không”, vì nó là sự chứng ngộ mọi hiện tượng là như hư không v.v…. Sự tham thiền là cùng một bản tánh, nhưng tùy theo sự tiến bộ của nó, những đức hạnh của nó tăng thêm và có hàng trăm ngàn đức hạnh nữa sẽ đạt được.

(f) ĐẠT ĐẾN THAM THIỀN HỢP NHẤT

Những lời và những ý nghĩa của Pháp được chứng ngộ hoàn toàn bởi quán chiếu phân biện, và chúng được duy trì nhất tâm trong tâm bằng an định. Thế nên quán chiếu là sự gom tụ (nghĩa là chứng ngộ) và an địnhtham thiền. Trong Ye-Shes rGyas-Pa có nói :

 

Quán chiếu là sự gom tụ (chứng ngộ) của Pháp,

An địnhtham thiền.

  1. Hai Mươi Bảy Bài Giảng về Tu hành Đại Toàn Thiện

Trong Những Giáo Huấn Ý Nghĩa về Ba Đức Hạnh Buông Xả trong Trạng Thái Tự Nhiên của Tâm, Longchen Rabjam trình bày một trăm bốn mươi mốt bài giảng về tu hành chia thành ba chương. Chương thứ nhất về những giáo lý chung bên ngoài của Kinh, chương hai về những giáo lý mật bên trong của Tantra, và chương ba về những giáo lý sâu nhất của Đại Toàn Thiện. Phần sau đây là một rút ngắn của chương ba, gồm hai mươi bảy bài giảng về tu hành.

NHẬN BIẾT (NỀN TẢNG) QUA (THẤU HIỂU) CÁI THẤY

Những Đối Tượng Bên ngoài Được Nắm Bắt là  
Tánh Không Vô Tự Tánh

(i) Những hình tướng là những phản chiếu không thực như tám thí dụ về huyễn.Mỗi phương diện của năm đối tượng, như sắc, gồm trong những hiện tượng của thế giớichúng sanh, chỉ là những hình tướng không có hiện hữu thật sự. Mọi hình tướng xuất hiện với cả hai những tri giác thanh tịnh của chư Phật và những tri giác bất tịnh của chúng sanh mê lầm đều là những cái thấy biết của trí huệ và tâm. Khi những hình tướng xuất hiện với cả hai loại tri giác, chúng xuất hiệnvô tự tánh, như sự phản chiếu trong một tấm gương và những tia cầu vồng trong bầu trời. Với tri giác thanh tịnh của trí huệ, những hình tướng siêu vượt khỏi những cực đoan có và không vì không có những nhiễm ô của người nắm bắt và cái được nắm bắt. Vì không có tạo ra, diệt mất và biến đổi, tất cả thoát khỏi những tính cách của những hiện tượng hợp tạo hữu vi và những xuất hiện không hợp tạo vô vi, và hoàn toàn thoát khỏi mọi ý niệm hóa. Còn với tri giác của tâm mê lầm, (những hình tướng) chỉ xuất hiện như đối tượng cho sự nắm bắt của bản ngã, sự nắm bắt này rơi vào (những ý niệm) cực đoan có và không, lìa khỏi (bản tánh) không hợp tạo, và làm mạnh thêm những thói quen ngoại sanh và theo duyên. Thế nên, ở đây, người ta sẽ hiểu rằng những đối tượng, những hình tướng xuất hiện huyễn ảo của tâm, là không thực. Những hình tướng khác biệt bên ngoài, như trắng và đỏ, chỉ là những cái thấy biết của thói quen khô cứng, như một giấc mộng do một người say rượu trong giấc ngủ vô minh tạo ra. Không có chút hiện hữu nào (trong chúng) như là đối tượng trong thật nghĩa. Lại nữa, những hình tướng ấy không phải là tâm từ điểm ban đầu sanh khởi, bởi vì những tính cách chất thể của chúng như màu sắc, kích cỡ và những phân biệt, phủ nhận tính chất của tâm. Đồng thời chúng không khác tâm, bởi vì ngoài hiện thể của chúng vốn chỉ là những tri giác hư vọng (của tâm) thì không có vật thể nào khác được xác lập như vậy cả. Những hình tướng xuất hiện với tâm chỉ là những loại kinh nghiệm của thói quen khô cứng tiếp tục từ vô thủy. Nó giống như nằm mộng đêm qua về một màn trình diễn ảo thuật đã thấy buổi hôm kia. Bởi thế, người ta phải nghĩ rằng bất cứ cái gì xuất hiện đều là những hình tướng của không hiện hữu, và không có nền tảng, chỗ ở, hiện hữu tự nhiên và (thực thể) có thể phân biệt. Chúng chỉ là một hình tướng xuất hiện trong suốt của bản tánh trống không như một giấc mộng, một trò huyễn thuật, một ảo ảnh, một tiếng vang, một cái nhìn thấy bóng dáng mập mờ, một mặt trăng trong nước, một phép lạ hóa hiện và như một thành phố của những kẻ ăn mùi hương (một thế giới hồn ma). Bất cứ cái gì xuất hiện, ta và người, thù và bạn, đồng quê hay thành thị, nơi chốn hay nhà cửa, thức ăn, thức uống hay tài sản và bất cứ điều gì người ta làm, ăn hay ngủ, đi hay ngồi, người ta phải tu hành thấy chúng là không thật. Người ta cần hiến mình cho sự tu hành này trong mọi phương diện : những thực hành sơ bộ, chánh yếu và kết thúc.

(ii) Những đối tượng, nếu phân tích, là trống không. Nếu những hình tướng được khảo sát từ thô đến tế xuống đến những nguyên tử, chúng là không có phần tử và không hiện hữu. Thế nên sắc là Không. (Cũng thế,) bằng cách khảo sát màu sắc và nhận biết âm thanh, nó sẽ được tìm thấy là trống không. Bằng cách khảo sát hình sắcbản chất của mùi hương, nó sẽ được tìm thấy là trống không. Bằng cách khảo sát những phương diện của vị, chúng sẽ được tìm thấy là trống không. Đặc biệt, bằng cách khảo sát những nguồn gốc (những đối tượng giác quan) sự trống không của xúc chạm sẽ được đạt đến. Dù chúng khác nhau trong sự xuất hiện, chúng là như nhau trong bản tánh của chúng là tánh Không, thế nên tánh Không của nhiều đối tượng khác nhau không phải là những phạm trù tách biệt. Bản tánh của chúng, như hư không thanh tịnh, siêu vượt khỏi tách biệt hay đồng nhất. Thế nên, bản tánh của những xuất hiện đối tượng là trống không trong tinh túy của nó.

Người Nắm Bắt Không Có Nền Tảng và Không Gốc Rễ

(i) Những thức là tự-sáng tỏ mà không nền tảng. (Có tám thức). Năm thức giác quan khởi sanh như là năm đối tượng như sắc…., ý thức tri nhận ấn tượng tổng thể (của những đối tượng xuất hiện) và chỉ định chúng như là những đối tượng, ý thức nhiễm ô là cảm thức phủ nhận, chấp nhận, ghét bỏ và thù địch…., ý thức khởi sanh sau sáu thức (năm thức giác quan và thức nền tảng của tất cả hiện hữua lại da thức), ….và thức của nền tảng phổ quát là tự-sáng tỏ (Rang-gSal) và vô niệm không dính dáng đến những đối tượng : đấy là tám thức. Ngay vào lúc phát động của bất cứ cái nào trong bản thân tám thức ấy, dầu bất cứ thức nào cũng là trong sáng, sống động và tự-sáng tỏ mà không có những nền tảng. Dù chúng có vẻ trong sáng, không có thực thể chất thể nào. Chúng xuất hiện mà không có sự hiện hữu, như hư không quang đãng và một ngọn gió mát nhẹ không có bụi bặm. Sự sáng tỏ của chúng thì hiện diện tự nhiên như bầu trời không mây. Những chuyển động của chúng giống như gió, không có những chất thể phân biệt. Từ lúc tối sơ xuất hiện, những thức như là những người nắm bắt là tự-sáng tỏ và không phân biệt. Hãy quan sát chúng khi chúng khởi sanh và khi chúng trụ. Hãy buông xả tự nhiênquan sát cách thức xuất hiện của người nắm bắt. Nhờ đó người ta sẽ thấu hiểu những người nắm bắt (những thức) thực chất chỉ là một hình tướng xuất hiện của sự sáng tỏ mà không có tự tánh, trống không không thiên chấp, và là sự tự-sáng tỏ không nền tảng.

(ii) Chủ thể, nếu phân tích, là trống không, không có gốc rễ. Bằng cách phân tích (hoặc là) tâm tự-sáng, không có căn cứ trong những hình tướng bên ngoài, trong thân thể hay nơi những chuyển động ở chặng giữa, hoặc nếu thực thể của tâm tự trụ được nhận biết theo hình dáng, màu sắc, sanh, trụ, diệt của nó, người ta sẽ chứng ngộ rằng bản tánh của tâm là không hiện hữu, không có căn cứ, và thoát khỏi những cực đoan có hay không. Trong sự tu hành này, lòng sùng tín đối với Lama là điều quan trọng nhất.

KÉO DÀI TRẠNG THÁI (CHỨNG NGỘ CÁI THẤY) 
BẰNG THAM THIỀN

Phác Họa sự Tham Thiền cho Người thuộc Ba Cấp Độ Trí Năng

(i) Cấp độ tham thiền cho người trí năng kém.

(a) TÌM KIẾM SỰ AN ĐỊNH

(1) THUẦN HÓA NHỮNG TƯ TƯỞNG

Trước hết người ta cần thực hành Guru Yoga. Rồi ngồi trong tư thế Vairocana (Tỳ Lô Giá Na) có bảy điểm. Đặc biệt, bày tay phủ lên đầu gối và cổ cần giữ thẳng. Hãy quán tưởng ba kinh mạch, và khi thở ra từ những phần dưới chót của kinh mạch Roma và Kyangma hãy thở ra không khí sáng rỡ như như một chuỗi khói cuộn (nhiều màu và bản chất khác nhau) : Trắng và trong sáng, xanh và lan tỏa, đỏ và sâu, vàng và trong sáng, lục và ấm áp, xanh và đơn điệu. Khi thở vào, đếm đến năm trong tâm bạn. Như thế, bằng cách tham thiền một xâu chuỗi (108 chu kỳ thở), những tư tưởng thô sẽ bình lặng.

(2) TẬP TRUNG CỦA TÂM

Hãy giữ một đối tượng như một hình ảnh, một cuốn kinh, một hòn sỏi hay một miếng gỗ trước mặt bạn. Giữ sự trông chừng đối tượng mà không chuyển động và tập trung vào nó mà không xao lãng. Khi tập trung, bất kỳ khó chịu, mùi hương, tư tưởng nào khởi lên, hãy cắt lìa chúng và để chúng ra đi. Xem đối tượng tập trung với một tâm trống trơn. Nếu tâm nhất tâm, bấy giờ hãy thiền định nhất tâm bằng cách nhắm mắt, và tập trung trên hình sắc những của đối tượng (in trong tâm). Nếu tâm trở nên phóng dật, hãy mở mắt ra và tập trung thẳng vào chính đối tượng. Bằng cách thực hành theo cách này, hãy khai triển sự an định của tâm, sự tập trung vào những hình tướng của năm đối tượng của năm giác quan và những hiện tượng, đối tượng của tâm.

(3) TẬP TRUNG VÀO ÂM THANH VÀ NHỮNG CÁI KHÁC

Cũng thế người ta tu hành trên âm thanh…. Hãy tham thiền bằng cách tập trung tai nhất tâm vào âm thanh của người, gió, những con chó…. Lại nữa, tham thiền bằng cách xoay vào trong, thôi nghe tiếng động thực sự và nghe tiếng được in vào trong tâm. Bằng cách lập lại hai sự tu hành (về âm thanh) này lần lượt, người ta sẽ hoàn thiện sự tập trung vào âm thanh. Trong cùng cách đó, hãy thực hành trên hương, vị và xúc dùng cùng những kỹ thuật. Bằng cách làm những thực hành này, về sau, khi người ta tham thiền (về bất cứ loại thiền định nào,) năm đối tượng giác quan sẽ không có những phóng dật mà là những hỗ trợ. Thế nên nó rất quan trọng.

(4) TU HÀNH TRÊN PHÁP

Hãy tự quán tưởng mình là một hóa thần bổn tôn và tham thiền trong trạng thái ấy mà không dao động. Khi người ta có thể duy trì sự tập trung nhất tâm, hãy tham thiền rằng những hóa thần ấy ban phước cho chúng sanh khi phát ra và thu hồi những tia sáng, hoặc bốn tâm vô lượng với chúng sanh, tập chú vào những thiền định ấy với tâm sáng tỏnhất niệm mà không dao động. Lập lại hai sự tu hành này (chỉ tập trung và ban phước cho chúng sanh) lần lượt kế tiếp nhau, người ta sẽ khai triển an định khi duy trì sự tập trung vào tính bình đẳng (của hai trường hợp) phóng chiếu và an trụ của tâm.

(b) KHAI TRIỂN QUÁN CHIẾU

(1) THAM THIỀN TRONG TRẠNG THÁI BÌNH ĐẲNG NHƯ HƯ KHÔNG DỨT BẶT NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BÊN NGOÀI ĐỂ NẮM BẮT

Nhiều đối tượng khác nhau xuất hiện biểu lộ như mộng và huyễn thuật, nhưng nếu được phân tích xuống tới những nguyên tử không có phần tử, chúng (được thấy) là trống không, vì chúng không hiện hữu. Thế nên, hãy tham thiền tự nhiên trong trạng thái tự-sáng tỏ và trống không, không có đối tượng cũng như các giác quan nắm bắt để hiểu biết. Đây là một điểm quan trọng cho sự chứng ngộ vô ngã của những đối tượng và những tri giác.

(2) NGƯỜI NẮM BẮT BÊN TRONG LÀ KHÔNG CÓ GỐC RỄ VÀ 
TRỐNG KHÔNG

Khi người ta tìm kiếm bản chất của tâm, cái tâm hiểu biết những chủ thể và những đối tượng, người ta sẽ không tìm thấy nó có bất kỳ hiện hữu nào, quá khứ hay hiện tại, vật chất hay chẳng phải vật chất, đến, trụ và đi, hay màu sắc và hình dáng v.v…. Đến đây, hãy an trụ tự nhiên trong trạng thái của tâm không gốc rễ, vô trụ mà không có sự nắm bắt. Điều này sẽ đưa đến chứng ngộ tánh Không của sự nắm bắt cho là “tôi” và “bản thân tôi”.

(3) THAM THIỀN VỀ SỰ HỢP NHẤT (CỦA AN ĐịNHQUÁN CHIẾU)

Đây là sự tu hành hợp nhất an địnhquán chiếu, trong khi sự tu hành ở trước chúng được thực hành riêng rẽ…. Bất cứ cái gì xuất hiện (trong tâm), hãy tham thiền trong trạng thái bình thản tự nhiên, bằng phẳng một cách an lạc, trong sáng không dấu vết, tự do bao la, và rỗng rang không giới hạn mà không có một biên giới nào của phân tích dựng lên. Vào lúc đó sự chứng ngộ như hư không hiện khởi, nó không có trong, ngoài hay ở giữa. Nó là sự thành tựu tự nhiên của an định vì nó an trụ, của quán chiếu vì nó trong sáng và của hợp nhất một vị vì nó không thể chia tách.

(ii) Cách thiền định cho người trí năng bình thường.

(a) THIỀN ĐỊNH VỀ TÁNH KHÔNG NHƯ HƯ KHÔNG

Thân ở trong tư thế Vairocana bảy điểm không cử động, như núi Tu Di. Những giác quan ở yên một cách trong sáng trong sự tự-sáng tỏ không ngừng, như phản chiếu của mặt trăng trong một cái ao. Bất cứ hình tướng gì khởi lên (trong tâm), chớ tập trung vào phương diện xuất hiện mà ở yên với phương diện tánh Không của nó, đó là sự sáng tỏ toàn triệt, vô trụ và tràn đầy mà không có (những phân biệtgiới hạn) ngoài, trong hay giữa. Qua sự thiền định này người ta chứng ngộ tất cả mọi hiện tượngtánh Không không kẽ hở không gián đoạn như hư không.

(b) THIỀN ĐỊNH VỀ SỰ SÁNG TỎ NHƯ TẤM GƯƠNG

Tư thế của thân và sự tập chú của những khả năng giác quan thì tương tự với thiền định ở trước. Ở đây người ta không tập trung vào phương diện tánh Khôngtham thiền trạng thái tự-sáng tỏ không có nắm bắt của những thấy biết, một cách trong sáng, sống động và mãnh liệt. Bấy giờ sự chứng ngộ về không định nghĩa (những tri giác hay những hình tướng không được định nghĩa) (Khral-Ma Khrol) hiện khởi, trong đó mọi hiện tượng xuất hiện mà không có sự nắm hiểu.

(c) THIỀN ĐỊNH VỀ NHỮNG SANH KHỞI NHƯ SÓNG

Tư thế của thân và sự tập chú của những khả năng giác quan giống như ở trên. Ở đây, người ta đặc biệt tập chú vào sự sanh khởi của những tư tưởng phóng ra và thu vào, qua trạng thái của tánh giác vốn có sẵn (Rig-pa). Từ đó, hiện khởi sự chứng ngộ về giải thoát những tư tưởng là không có căn cứ và không thể nắm bắt như những cơn sóng tan biến trong nước.

(iii) Cách thiền định cho người trí năng cao.

Ở đây, (trạng thái thiền địnhchứng ngộ) là một dòng tương tục không ngừng như sự chảy của một dòng sông. Trong sự chứng ngộ tánh giác là Pháp thân, những phóng chiếu và thu hồi (của tâm thức) khởi lên và tan biến như trò chơi của bản tánh tối hậu. Từ đó, mọi sự khởi sanh như là sự tu hành làm sáng tỏ cho chứng ngộ, mà không có những lấy hay bỏ và những lệch lạc hay che ám. Trên một đảo bằng vàng, đá thường và đất là không thể có dù cố sức tìm kiếm. Cũng thế, bởi vì bất cứ cái gì sanh khởi trong tâm thứcsanh khởi như trí huệ tự nhiên sanh khởi, những tư tưởng nơi chủ thể không gì khác hơn là sự chứng ngộ của Phổ Hiền (Samantabhadra) vốn giải thoát từ vô thủy. Bất cứ cái gì sanh khởi như đối tượng là sanh khởi như sắc tướng của tánh Không. Thế nên, (đối với thiền giả) những tư tưởng về đối tượng không gì khác hơn là pháp giới thênh thang của Phổ Hiền Nữ (Samantabhadri) vốn tự giải thoát từ vô thủy. (Với thiền giả đó) tất cả mọi phương diện hiện tượng, chúng thường được nắm bắt riêng rẽ như tâm và đối vật, đã dừng dứt trong cảnh giới Đại Toàn Thiện bất nhị. Trong đó mọi hiện tượng vốn khởi sanh trong pháp giới của trí huệ mà không có (những phân biệt) ngoài và trong, vốn trở thành bình đẳng nhất như không có đỉnh cao hay đáy thấp, vốn sanh khởi như trí huệ bổn nguyên tự-khởi mà không có phương hướng và điểm trụ, vốn sanh khởi như trò chơi của bản tánh tối hậu không thiên trệ, vốn tự hoàn thiện chính chúng trong trạng thái tự nhiên trụ mà không có ta và người, và vốn đạt đến cảnh giới bổn nguyên không thời gian không nơi chốn. Đó là lúc mà trí năng của thiền giả đã cạn kiệt, nó hân hoan hạnh phúc trong trạng thái tịch diệt, cạn sạch những hình tướng trong bản tánh tối hậu. Ở đây, do đã được đưa vào sự chứng ngộ không gián đoạn và sự tỉnh giác đã trở thành trần truồng, người ta hộ trì tâm thanh tịnh tự nhiên không thiền định, trôi nổi phiêu bồng một cách trần truồng và hoàn toàn không ngăn ngại, và với sự tin cậy sâu thẳm vào Nó.

Giải Thích Những Phương Tiện Thiện Xảo trong Chi Tiết

(i) An định.
(a) ĐẮC AN ĐỊNH
(1) THAM THIỀN VỀ NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THẤY ĐƯỢC

Tham thiền về những đối tượng thấy được ở bên ngoài như một hình vẽ thì giống như đã nói ở trước. Đối với tham thiền về những đối tượng xuất hiện bên trong, khi những giác quan bị phóng dật và không an trụ trong tập trung, hãy quán tưởng trong tim một hoa sen trắng hay một chày kim cương chữ thập…., và hãy quán tưởng phần đỉnh chót của nó kéo dài xuống dưới và đụng đến “nền đất bằng vàng uy nghi” và được ổn định. Khi tâm đã có thể tham thiền, hãy rút phần đỉnh chót vào tim và an trụ nhất tâm. Bằng sự thực hành này, (sự chứng ngộ) “vô niệm” sẽ hiện khởi.

(2) TẬP TRUNG VÀO NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÔNG XUẤT HIỆN

Nó là sự tham thiền trong trạng thái không có những tư tưởng trong tâm. Nó là một tu hành tham thiền trong trạng thái của tánh Không, (trong đó), đã làm tan biến mọi hiện tượng bên trong và bên ngoài, hay bằng cách quán tưởng khuôn mặt hay những tay…. của những thần bổn tôn, người ta làm tan biến mọi tư tưởng khác vào trong quán tưởng, và rồi người ta tham thiền về quán tưởng đó cũng trong trạng thái không hình tướng. Qua những thực hành này, an định của không ý niệm hóa sẽ hiện khởi.

(b)TIẾN BỘ

Đi bộ một lát khi tập chú (tâm thức) vào sự tham thiền ở trước (sự an định không có ý niệm hóa). Bằng cách tham thiền trong an định, hòa trộn nó với nói chuyện và suy nghĩ chút chút, kinh nghiệm (của tham thiền) sẽ tiến bộ. Nếu sự tham thiền trở nên không trong sáng, hãy nâng cao nó bằng cách để cho tâm dao động. Rồi sự tham thiền sẽ trở thành rất trong sáng.

(ii) Quán Chiếu.
(a) ĐẮC QUÁN CHIẾU
(1) TU HÀNH VỚI NHỮNG HÌNH TƯỚNG XUẤT HIỆN

Nghĩ rằng bất cứ cái gì xuất hiện là không thực, tham thiền rằng những hình tướng của những đối tượng hiện tượng là sự xuất hiện huyễn thuật và là những giấc mộng. Có một khác biệt lớn giữa “Nó là xuất hiện huyễn thuật” và “Nó giống như xuất hiện huyễn thuật”. Trong những tu hành ở trước có dạy rằng những hiện tượng là giống như một xuất hiện huyễn thuật, và ở đây dạy rằng chúng quả thực là xuất hiện huyễn thuật.

(2) TU HÀNH TÁNH KHÔNG

Ngay khoảnh khắc xuất hiện của hiện tượng, dầu người ta quán sát cái gì, hãy thấy chúng là bản tánh trống không, không có dấu vết gì và hãy trụ trong bản tánh như hư không mà không suy nghĩ cái gì cả. Những tu hành ở trước về tánh Không được đạt đến bằng phân tích, và ở đây là tu hành về tánh Không (do) tiếp cận trực tiếp với sự tự-sáng tỏ. Thế nên có một khác biệt lớn.

(b) TIẾN BỘ CỦA QUÁN CHIẾU

Bất cứ hoạt động nào của người ta, hãy thiền định bằng cách hợp nhất chúng với tánh Không do tập trung vào việc làm tan biến những hình tướng vào tánh Không. Sau đó, không một phút giây phóng dật đến những đối tượng như sắc…., hãy tu hành tự nhiên trong tánh sáng tỏ, tánh Không và vắng dứt sự nắm bắt.

(iii) Hợp nhất (An địnhQuán chiếu).
(a) HỢP NHẤT THỰC SỰ

Hãy ngồi trong tư thế thích hợp. Bất cứ cái gì xuất hiện hay sanh khởi, ngay lúc đó, không có phân biệt, hãy quan sát triệt để tánh giác nội tại, miếng đất cội nguồn của sự sanh khởi. Hãy tham thiền tại đó mà không phân tích chỗ nào khác. Đây là điểm sâu xa nhất. Bấy giờ, bởi vì luôn luôn an trụ trong trạng thái bình đẳng của phóng chiếu và an trụ (của những tư tưởng), những chuyển động của tâm sẽ không làm hại sự an trụ (trong trạng thái tánh giác nội tại). Đây là sự đạt đến tinh túy của tánh giác nội tại, sự hợp nhất của tánh Không, sự sáng tỏ và sự sanh khởi. Nó là sự chứng ngọâ trạng thái nguyên thủy của ba thân.

(b) TIẾN BỘ (CỦA HỢP NHẤT)

Khi bầu trời sạch mây, hãy xoay lưng về mặt trời và nhìn đăm đăm vào chiều sâu của bầu trời trong “những tư thế quan sát” (lTa-sTangs). Vì bầu trời bên ngoài trong sáng, bầu trời-giác quan bên trong cũng trong sáng. Bấy giờ tức thời hiển lộ bản tánh tối hậu (Ch’os Nyid) của bầu trời trong sáng của tinh túy quang minh bí mật, siêu vượt những cực đoan hay trung tâm. Đây là giáo huấn tối thâm sâu do Kamasri ở Nepal ban cho. Nếu (những kinh nghiệm) không sáng sủa rõ ràng, hãy tu hành sự thiện xảo của an địnhquán chiếu ; nếu chúng hôn trầm, hãy nâng cao chúng, và nếu chúng trạo cử, hãy làm chúng lặng xuống. Áp dụng phương pháp này cho tất cả mọi hoạt động ban ngày là một điểm rất quan trọng để hoàn thiện sự khéo léo thiện xảo.

(iv) Hoàn thiện (phương tiện thiện xảo của tu hành).

Khi thiền định như vậy, mọi kinh nghiệm, sự an trụ của tâm trong thiền định, những tư tưởng tốt, những tư tưởng xấu, những tri giác thanh tịnhbất tịnh, đều là một vị tánh Không không chỗ trụ bao la, sự cạn sạch vĩ đại của những hiện tượng, siêu vượt trí thức, tánh bình đẳngđại không thiên trệ và là sự rỗng rang vĩ đại giải thoát khỏi mọi căn cứ trụ trước. Thế nên chớ bám nắm cái gì, chớ suy nghĩ về cái gì, chớ hỏi ai điều gì, chớ nương tựa vào cái gì, và hãy cắt đứt sợ hãi và sự bám níu những hy vọngnghi ngờ, mà hãy đi vào trong trạng thái siêu việt vĩ đại khỏi trí thức và sự tan biến của những hiện tượng (vào trong bản tánh tối hậu), hãy đi đến cảnh giới vĩ đại của không có hành động và không bao giờ trở lại. Đây là sự khai triển xác tín tự tin vào cái hiện tiền.

KẾT QUẢ, SỰ THOÁT KHỎI MỌI MONG CẦU VÀ NGHI NGỜ

Tự Tánh của Cảnh Giới Tối Hậu của Bản Tánh Tối Hậu

Đây là chân lý tuyệt đối, cảnh giới tối hậu, trong đó không có cái gọi là sanh tử hay niết bàn. Nó không rơi vào những cực đoan của bất kỳ phương diện nào, mà là căn cứ cho sự khởi lên của mọi sự. Nó cũng được gọi là mục tiêu rốt ráo của chứng ngộ, nguồn của sự cạn sạch, mục đích của chứng đắc, và cõi giới tối hậu của trạng thái bổn nguyên. Nó không gì khác hơn là trí huệ bổn nguyên tự hữu. Nó là cái tự giác, thoát khỏi những ý niệm hóa và không rơi vào những nhị biên của mọi phương diện, chiều kích, mà vị Lama đã giới thiệu người ta vào. Cái ấy sẽ không được tìm thấy trong những nguồn (bên ngoài) nào khác…. Bởi vì cảnh giới tối hậu của Phật đã bị chúng ta che ám bởi những nhiễm ô ngoại sanh, mặc dù nó được định nghĩa như là “tánh thanh tịnh tự nhiên”, người ta cần hiểu rằng trong tinh túy không có cái gì là xấu hay tốt trong đó. Đây là sự chứng đắc xác tín vào sự hợp nhất hiện tiền của tánh giác và tánh Không như là cảnh giới tối hậu vốn tự viên thành.

Bản Tánh của những Thân, những Hình Tướng Xuất Hiện của 
Cõi Giới Tối Hậu

Trong cõi giới tối hậu này hiện tiền sự thành tựu của sự hợp nhất của thân và trí huệ bổn nguyên. Phương diện hiện tiền của bản tánh của cảnh giới tối hậu này, tự do khỏi sanh diệtbiến đổi và lìa ngoài lời nói, ý niệmdiễn tả, là Pháp thân. Phương diện sanh khởi tự nhiên những tướng chánh và những tướng phụ, siêu vượt khỏi thường kiếnđoạn kiến, thường trụ trong cảnh giới sáng ngời, là Báo thân. Phương diện phóng chiếu lòng bi không thiên vị, như cảnh giới của sự sanh khởi không ngừng, là Hóa thân. Phương diện của sự tự nhiên sở hữu những công đức thanh tịnh một cách nguyên thủy như là mười lực và vốn vô úy của Phật, nhiều như cát sông Hằng, trong cảnh giới tối hậu, là Tam Bồ đề (Sambodhi) thân. Phương diện hiện tiền viên thành của bản tánh tối hậu của cõi giới tối hậu không biến đổi trong ba thời là “Thân Kim cương vĩnh cửu”. Dù những nhiễm ô ngoại sanh có được tịnh hóa hay không, từ vô thủy của đời sống người ta như một chúng sanh bình thường, tinh túy của cái giác là tánh Không, bản tánh của nó là sự sáng tỏ, cách thế khởi hiện của nó là không ngừng, mọi sự (mọi công đức, đức hạnh) là hiện tiền và không biến đổi khỏi bản tánh của cái giác. Những cái ấy là những phương diện của năm thân, chúng hiện có mặt (trong chúng ta) ngay giờ đây. Thế nên người ta phải tin rằng năm thân là tự nhiên hiện diện (trong bản thân mình) mà không cần tìm kiếm chúng từ bất cứ nguồn nào khác. Đó là thấu hiểu rằng sự hợp nhất của tánh giác nội tại và tánh Không là năm thân.

Sự Phô Diễn của những Trí huệ Bổn Nguyên từ những Thân (Phật)

Trí huệ bổn nguyên của Pháp thân là sự siêu vượt khỏi ngôn ngữ, ý niệmdiễn tả. Trí huệ bổn nguyên của Báo thân có năm tính chất. Trí huệ bổn nguyên của Hóa thân là sự hiểu biết chân lý tuyệt đốichân lý tương đối. Những nhiễm ô dù có được tịnh hóa hay không, những trí huệ bổn nguyên này tự nhiên hiện tiền hoàn toàn trong cõi giới tối hậu. Thế nên chúng có mặt trong sự tỉnh giác ngay vào lúc này. Tánh Không-Giác và trí huệ phân biệt vốn có sẵn, năm độc và sự tự-giải thoát không có dấu vết, là những tinh túy và phẩm tính hay những hiện tượngbản tánh của những hiện tượng, và chúng hiện hữu trọn vẹn trong tánh giác như là những phương diện của nó. Đặc biệt khi một tư tưởng tham muốn chớp nhoáng trong người nào, dù nó là một nhiễm ô phiền não bình thường, nhưng bằng cách nhận ra nó và tham thiền về nó, nó sẽ sanh khởi như phúc lạc không có nắm bắt. Đó là Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt (Diệu Quan Sát Trí). Thù ghét khởi sanh đối với một đối tượng là giận dữ bình thường. Bằng cách nhận ra nó, nó khởi sanh như sự sáng tỏ, thoát khỏi những ý niệm. Đó là Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương (Đại Viên Cảnh Trí). Sự khởi lên của cái không biết là vô minh. Bằng cách nhận biết nó, nó khởi sanh như sự sáng tỏ tự nhiên không có những ý niệm. Nó là cảnh giới tối hậu của trí huệ bổn nguyên. Khoa trương, tự phụ mình tốt hơn những người khác là sự kiêu hãnh bình thường. Bằng cách nhận biết nó, người ta chứng ngộ bất nhịbình đẳng. Đó là Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng (Bình Đẳng Tánh Trí). Sự khởi sanh của tư tưởng tranh đua là sự ghen ghét bình thường. Bằng cách nhận ra nó, nó được rửa sạch vì thoát khỏi thiên chấp. Đó là Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu (Thành Sở Tác Trí). Trong tánh giác, mặc dù hậu quả của sự không nhận biết (chính tánh giác vốn sẵn đủ) khởi sanh như là năm độc, một khi nó được nhận biết, các độc khởi sanh như năng lực hay trò chơi của năm trí huệ bổn nguyên. Thế nên vào khoảnh khắc tối sơ này, nghĩa không chia tách của những thân (Phật) và những trí huệ bổn nguyên là tự nhiên hiện diện (trong chính mình). Hãy khai triển xác tín. Chớ có nghi ngờ hay hy vọng hão huyền. Hãy quyết định và phát sanh can đảm. Đây là sự đưa vào (Đại Toàn Thiện).

  1. Tâm Giải Thoát Tự Nhiên, Đại Toàn Thiện
    Sanskrit : Mahasandhicittatasvamukti-nama
    Tây Tạng : rDzogs-Pa Ch’en-Po Sems-Nyid Rang-Grol.

Phần này là một bản dịch trọn vẹn bản văn Tâm Giải Thoát Tự Nhiên. Nó là một của Ba Vòng nói về Giải Thoát Tự Nhiên trong Dzogpa Chenpo của Longchen Rabjam. Nó gồm ba chương. Chương thứ nhất là về những cái thấy, những tri kiến về “nền tảng”, chương hai về con đường thiền định, và chương ba về sự hoàn thiện quả. Trong phần này chúng tôi cố gắng giữ gìn chuỗi thứ tự những dòng kệ Tây Tạng trong bản dịch, nhưng có một số chỗ không thể tránh khỏi phải xáo trộn chữ từ dòng này sang dòng khác.

Kính lễ Phổ Hiền (Kuntu Zangpo)(1) Vinh Quang
Từ tinh túy(2) rốt ráo thanh tịnh siêu việt khỏi tư tưởng về đối tượng
Khởi lên như vầng sáng tĩnh lặng(3) tinh túy của bản tánh(4) tự nhiên thành tựu
Thanh tịnh khỏi những tính cách khác nhau của nhị nguyên người nắm bắt và cái được nắm bắt,(5)
Tâm,(6) thoát khỏi những phân biệt về phương diệnthiên chấp : con tôn kính quy mệnh.
Những hiện hữu hiện tượngvô sanh, tự tánh bình đẳng ;
Trong đó thuần chỉ những hình tướng vốn tự giải thoát và tâm(7) thuần không có chút nắm bắt ;
Về vương quyền kỳ diệu này, Tâm Tự Nhiên Giải Thoát.
Hãy nghe khi tôi nói cho các bạn cái tôi đã chứng ngộ.

SỰ GIẢI THOÁT BẰNG CÁCH CHỨNG NGỘ NỀN TẢNG,”
chương một của
TÂM GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN, ĐẠI TOÀN THIỆN

Cái thấy rốt ráo thanh tịnh không có những cực biên hay trung tâm.
Nó không thể được chỉ ra bằng cách nói “Nó là cái này”, trong nó cũng không có bất kỳ phân biệt cao thấp hay rộng hẹp nào,
Nó siêu vượt khỏi thường và đoạn, thoát khỏi những nhiễm ô của bốn khẳng định cực đoan.(8)
Tìm, sẽ không bao giờ tìm ra ; quan sát, nó không thể thấy.
xa lìa phương hướngthiên vị, siêu thoát khỏi mọi đối tượng của ý niệm.
Nó không có lập trường quan điểm, không phải không mà cũng chẳng không không.
Không có chứng ngộ và không chứng ngộ, không tính đếm, không mục tiêu đối tượng.
Tất cả mọi hiện tượng vốn thanh tịnhgiác ngộ một cách bổn nguyên,
Thế nên nó không sanh không diệt, không quan niệmdiễn tả.
Trong cõi giới(9) tối hậu, thanh tịnhbất tịnh vốn là tự nhiên thanh tịnh
Những hiện tượngđại toàn thiện bình đẳng, lìa ý niệm vọng tưởng.
Vì không có trói buộcgiải thoát, trong đó không có đi, có đến, có ở.
Hình tướngtánh Không là những quy ước đặt bày, người nắm bắt và cái được nắm bắt là huyễn hóa.
Hạnh phúc và khổ đau của sanh tửniết bàn như những giấc mộng tốt và xấu.
Từ khoảnh khắc ban đầu xuất hiện, bản tánh của nó thoát khỏi mọi tạo tác.
Từ đó và trong nó, nhân quả duyên sanh của khởi diệt vĩ đại
Xuất hiện như một giấc mộng, như huyễn hóa, một ảo ảnh thị giác, một thành Càn Thát Bà,
Một tiếng vang, một phản chiếu, không có thực tại nào.
Mọi biến cố như sanh, trụ, diệt, trong thực tánh của chúng là vô sanh.
Thế nên chúng sẽ không bao giờ diệt cũng không chịu đựng đổi thay nào trong ba thời.
Chúng không đến từ đâu cũng không đi về đâu.
Chúng không trụ ở đâu : chúng như mộng như huyễn.
Một người ngu mê bị bám chấp vào hiện tượng cho là có thực,
Và nắm bắt chúng như những hiện tượng vật chất thô nặng, “tôi” và “bản ngã tôi”, trong khi
Chúng như một cô gái huyễn biến mất khi chạm đến.
Chúng không thật bởi vì chúng lừa dối và chỉ tác động như hình tướng xuất hiện.
Sáu cõi chúng sanh và những Tịnh Độ của chư Phật cũng
Không phải là những tập hợp của nguyên tử, mà chỉ là những tự-xuất hiện của những tâm chúng sanh.
Ví dụ, trong một giấc mộng chư Phật và những chúng sanh
Xuất hiện như là thật, với những đặc tính không thể nghĩ bàn.
Tuy nhiên, khi người ta thức dậy, chúng chỉ là một đối tượng thoáng chốc của tâm.
Mọi hiện tượng của sanh tửniết bàn phải được thấu hiểu theo cùng cách ấy.
Không có tánh Không tách lìa với những hiện tượng bề ngoài nào.
Cũng như lửa và sức nóng, những phẩm tính của lửa.
Quan niệm về sự tách biệt của chúng chỉ là một phân chia bởi vọng tâm.
Nước và phản chiếu của mặt trăng trong nước là một, bất khả phân trong ao.
Cũng thế, những hình tướng(10) và tánh Không(11) là một trong Pháp tánh(12) vĩ đại.
Những hình tướng ấy là không sanh từ vô thủy, và chúng là Pháp thân.
Chúng giống như những phản chiếu, vốn tự nhiên không nhiễm ôthanh tịnh.
Sự tạo tác của tâm ra hiện hữu và không hiện hữu của chúng là một ảo tưởng,
Thế nên chớ ý niệm hóa bất kỳ hình tướng nào sanh khởi ;
Những đối tượng xuất hiện ấy cũng là những phản chiếu của tâm.
Chúng như một khuôn mặt và hình phản chiếu của nó trong một tấm gương.
Trong khi vốn không làm gì có nhị nguyên, tri giác nhị nguyên
Đặc tính tự nhiên của những kinh nghiệm của thói quen(13) từ vô thủy.
Tâm và những giấc mộng không tách lìa nhau,
Hơn nữa nó giống như sự xuất hiện của những giấc mộng với một người bị nhiễm độc bởi giấc ngủ.
Người ta phải biết rằng, không làm gì có một phân biệt căn bản giữa (chủ thể và đối tượng).
Chẳng hạn, giống như một đứa bé nhìn một tấm gương,
Người không biết thì lấy hay bỏ những đối tượng bên ngoài.
Khi một người mẹ thấy tấm gương, bà lau sạch nó ; tương tự
Thừa Nhân và Quả(14) biến đổi những đối tượng bên ngoài.
Một phu nhân, thấy nó, lau sạch mặt mình ; cũng thế
Người biết tánh Như(15) nhìn vào Tự Tâm.
Đây là Thừa Cốt Yếu, không hình tướng.
Trong tâm vốn vô tự tánh, những sự vật khác nhau
Khởi lên do những duyên như những phản chiếu
Xuất hiện trong một tấm gương hay trong đại dương.
Tinh túy tánh Không, bản tánh bất đoạn, và
Tính cách xuất hiện đa thù, trò phô diễn huyễn thuật, là
Sự phóng chiếu phân hai của sanh tửniết bàn trong Nhất Tâm.
Nó giống như màu của một pha lê bị biến đổi bởi áo đen hay trắng.
Tinh túy thì không biến đổi, nhưng do những tri giác làm duyên như căn cứ của sự sanh khởi,
Những tri giác khác nhau có vẻ như thay đổi vào lúc chúng xuất hiện ;
Nhưng thực tế nó không thay đổi như sự thanh tịnh của pha lê.
Tâm vốn nguyên trống không, không có gốc rễ,
Nó không nhiễm ô bởi những hình tướng xuất hiện của sanh tửniết bàn.
Suốt khắp ba thời từ vô thủy, trạng thái Phổ Hiền,
Tinh túy của sự toàn thiện bất biến tự nền tảng
Thì không bị nhiễm ô bởi những hình tướng của sáu đối tượng,(16) như trăng trong nước.
Với những hình tướng không hiện hữu của sanh tử niết bàn như một trò huyễn thuật,
Chớ nỗ lực phân biệt lấy bỏ, phủ nhận và bảo vệ, hay hy vọng và e sợ.
Đạt giải thoát bằng cách biết bản tánh của trò phô diễn huyễn thuật :
Đó như là, thấy đạo quân của huyễn hóa thì người ta bị bắt vào, nhưng
Do biết thực tại, không có gì sợ hãi. Cũng thế
Không cần thiết phải nhất thiết từ chối những hình tướng đối tượng.
Bản tánh của sanh tửtinh túy của tâm,
Nó vốn nguyên là không sanh và giác ngộ,
Thế nên bằng cách thấy Tâm, sự chứng ngộ bản tánh của toàn bộ đời sống đạt được.
Bấy giờ không có Thái Bình nào khác để thành tựu.
Đó như sợ hãi những lực lượng của chính mình lầm cho là của những ai khác,
Rồi sau, nhận biết chúng, người ta cất khỏi gánh nặng.
Giờ đây do sự ban phước của Đạo Sư vinh quang,
Những tư tưởng thế gian được chứng ngộPháp thân. Thế nên
Đại Lạc tự nhiên sanh khởi bên trong vô tận.
Không cần gì chấp nhận hay chối bỏ vì tất cả hiện tượng hiện hữu sanh khởi như là Đạo Sư.
Mọi giáo huấn không bao giờ vơi cạn là sự nâng đỡ cho giác ngộ.
Sự thỏa mãn trong An Lạc không bao giờ chấm dứt.
Tất cả là hạnh phúc, phổ khắp trong Pháp tánh, từ đó
Trò chơi biến đổi không ngừng của những hiện tượng
Sắc thân(17) vốn tự viên thànhPháp thân, những hình tướng xuất hiệntánh Không, hai sự tích tập Phước-Huệ,
Phương tiện thiện xảotrí huệ, thiền định và ra khỏi thiền định,
Tất cả vốn tự viên thành một cách tự nhiên.
Năm Thân và Năm Trí Bổn Nguyên tự nhiên không do chế tạo
Được hoàn thiện trong trạng thái của Tánh Giác Bổn Nhiên, không chỗ bám níu cho tri giác và thức.
Những địa, những con đường, sự gom tụ và tham thiền
Những phẩm tính – là tự nhiên hoàn thiện trong tinh túy Pháp tánh.
Tánh Giác Bổn Nhiên tự-khởi vĩ đại không thiên trệ
Không thoái hóa biến chất bởi một (đối tượng) được nắm bắt và không ràng buộc bởi một chủ thể.
Nó giống như bản tánh của huyễn hóa, bất nhịthanh tịnh.
Thế nên ích gì mà suy tính, luận bàn hay tham thiền ?
Không có gì là những giai đoạn phát triểnthành tựu, không nhị nguyên, không hợp nhất,
Không quan điểm hay phân chia các Thừa.
Tất cả những cái ấy đều là những quy ướcvẽ vời của tâm thức.
Tất cả là trạng thái tự-hữu và vốn tự-giải thoát.
Tánh Giác không có điểm nhắm và không thể định nghĩa như “nó là cái này”,
Thế nên chớ cố gắng nắm hiểu nó, suy nghĩ đây kia, vì nó siêu vượt tâm thức.
Tâm thì không làm và vốn toàn thiện ;
Chớ làm méo mó nó bằng những đối trị sửa sang và chuyển hóa : hãy để nó thong dong.
Nếu Pháp tánh, trong đó chứng ngộ và không chứng ngộbình đẳng,
Không bị biến chất hư hỏng vì bám nắm nó bằng những rào lưới tham thiền,
Bấy giờ trong nghĩa tối hậu không có “là” hay “không là”, không có hiện tượng hay tánh Không.
Nó không thể được định nghĩa như là “một và nhiều” và v.v….
Nó siêu vượt cái thấy và thiền định, thoát khỏi khẳng định và phủ định, không đến không đi,
Tự do với những cực đoan, bất nhị, như huyễn hóa và một giấc mộng.
Mục đích của hai chân lý(18) là ngừa tránh sự bám chấp cho là có thực.
Trong thật nghĩa vốn không có tuyệt đốitương đối.
Những sự vật không hiện hữu như chúng được lý giải,
Vậy mà người ta bị trói buộc trong mạng lưới của sự nắm hiểu chúng như là “cái này đây”.
Bất cứ cái gì người ta khẳng định, họ sẽ rơi vào những cực đoan của bám chấp ;
Và qua những nỗ lực và những thành tựu, sanh tử sẽ không ngừng.
Nghiệp tốt và xấu làm cho lang thang trong thế giới này,
Và những kinh nghiệm hạnh phúcđau khổ, cao và thấp, như sự quay tròn của một guồng nước.
Trong sanh tử của ba thời, chúng sanh của ba cõi lang thang trong mê vọng ;
Họ bị hành hạ bởi bệnh vô minh, những tạo tác và nỗ lực
Không có bắt đầu hay chấm dứt cho nó – ôi đáng thương cho những chúng sanh !
Kye Ho ! Tất cả chỉ như mộng và huyễn.
Trong nghĩa tối hậu không có sanh tử và ai lang thang trong đó.
Tất cả vốn là giải thoát trong cảnh giới Phổ Hiền.
Không làm gì có căn cứ, gốc nguồn hay bản chất. Thỏa mãn biết bao nhiêu !
Tâm không biến cải, xưa nay thanh tịnh
Không bị nhiễm ô bởi những hiện tượng của hiện hữu : đó giống như một phản chiếu.
Trong đối tượng xuất hiện không có gì được ý niệm hóa để nắm bắt ;
Trong bản tâm tự hữu, không có gì để được quan niệm là người nắm bắt.
Trí huệ bổn nguyên bất nhị này thường trụ ngoài những tri giác nhị nguyên.
Bởi thế, tâm bất đoạn và đối tượng của nó là đại biểu tượng.
Con voi của bất thủ (không nắm bắt) rong chơi tự do trên cánh đồng bằng
Từng bước của Tự-Giải Thoát, trang sức bằng uy quyền của bất nhị.
Nó hủy hoại đầm lầy của lấy bỏ, hy vọng và nghi ngờ….
sở hữu sức mạnh của chứng ngộđi vào đại dương bất nhị.
Nó lang thang tự do mà không có những phần đoạn khác nhau giữa sanh khởigiải thoát,
Và không bị trói buộc bởi những sợi thừng của những đối tượng để đoạn trừ và những đối trị.
tự do nắm giữ quan điểm thành tựu đầy quyền uy.
Bằng cách thành tựu trọn vẹn quyền năng vĩ đại, thế giới hiện tượng khởi sanh là Pháp thân.
Khi những tri giác của sáu đối tượng là không dứt và người tri giác rốt ráo trống không,
Và Tâm thoát khỏi những cực đoan đạt đến tự do không mục đích,
Bấy giờ Tánh Giác Bổn Nhiên của sự bất nhị giữa sanh tửniết bàn đạt đến Địa nguyên sơ,
Đó gọi là sự chứng đắc Phật tánh.
Vì là sự hoàn thành tuyệt hảo mục tiêu của bản thân mình và của những người khác,
Nó là sự chứng đắc giác ngộ trong Tịnh Độ không gì sánh.
Than ôi ! Những người tham thiền giống như thú vật
Ngừng dứt những tri giác và ở trong chỗ không có tư tưởng nào.
Họ gọi đó là bản tánh tuyệt đối và trở nên kiêu căng.
Do đạt được kinh nghiệm trong trạng thái (tập trung) ấy, họ sẽ tái sanh vào cõi thú.
Dù cho họ không lọt vào kinh nghiệm đó, họ cũng không thoát khỏi tái sanh vào định Sắc và Vô Sắc giới.
Sẽ không có cơ hội để giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
Thế đấy, những người kiêu căng cùng cực,
Họ bị con ma quan điểm phá hoại của họ ám nhập,
Đi theo những giáo lý do thức tạo tác và làm mê lầm.
Bởi vì những tạo tác ô nhiễm của họ, họ sẽ không thấy Pháp Tánh.
Dù họ có phân tích Hai Chân Lý, họ cũng sẽ rơi vào thường và đoạn.
Dù họ có phân tích cái tự do thoát khỏi những cực biên, họ cũng sẽ chỉ khám phá cái thấy tột đỉnh của sanh tử.
Dù họ có làm gì, vì sự nô lệ vào quan điểm của họ,
Họ sẽ không bao giờ thực sự thấy Trí Huệ Bổn Nguyên tự nhiên.
Nghĩa thực sự thì không bị che ám bởi suy tính, diễn tả và những ý niệm.
Do không hiểu những đường lối đích thực của suy tính, kinh nghiệmý niệm hóa,
Sai lầm xảy ra khi xoay chuyển nghĩa của đối tượng tìm kiếm thành những nỗ lực của người tìm kiếm.
Tâm và trí huệ bổn nguyên giống như nước và tánh ướt của nó :
Trong mọi thời không có sự chia tách giữa chúng,
Nhưng chúng bị làm hỏng vì những phân biệt của lấy bỏ thức tâm.
Tâm và đối tượng của nó, bất kỳ cái gì xuất hiện, chính là bản tánh thiết yếu,
Nhưng do thiên vị nắm bắt, tánh rỗng rang khai mở của nó bị ngăn chặn.
Bây giờ, nếu các người muốn nghĩa của Pháp thân thoát khỏi ý niệm hóa(19)
Chớ nỗ lực tìm kiếm bản tánh bổn nhiên.
“Vương quyền của bất kỳ cái gì sanh khởi” đình chỉ lập tức những bám luyến và ý niệm,
Không phân biệt, không “biết” theo như “nó là cái này”,
Trong nó những hiện tượng không hiện hữu như là chúng có sanh khởi.
Trong bản tánh của chúng, chúng không hiện hữu như chúng có vẻ là thế.
Tri giác bình thường, vốn vô ngạigiải thoát từ vô thủy,
Là cái thấy của Đại Toàn Thiện Tự Nhiên.
Bản tánh của những hiện tượng được ví như hư không,
Nhưng những hiện tượng là không thể quan niệm, như bản tánh của hư không,
“Tâm thì không sanh và những hiện tượng như hư không”
Chúng ta nói thế, nhưng đó chỉ là chỉ định và đặt tên.
tự do khỏi “là” và “không là”, vượt khỏi tư tưởng.
Nó không thể được chỉ định bằng cách nói “Đây là”, và nó vốn toàn thiện từ vô thủy.
Kye Ho ! Trong bản tánh thanh tịnh của hiện hữu hiện tượng
Là Tánh Giác Bổn Nhiên thanh tịnh, không nắm bắt và đốn giác hiện tiền.
Từ tối sơ khởi hiện, nó không hiện hữu nơi đâu.
Đại Toàn Thiện vốn tự giải thoát – khi nào tôi sẽ có thể thấy nó ?
Trong Tâm không gốc rễ, không chỗ trụ, thanh tịnh vốn xưa nay,
Không có cái gì để làm và không có ai để làm – thỏa mãn biết bao !
Tánh Giác Bổn Nhiên của những hiện tượng không mục đích,
Trong đó nắm hiểu luận bàn đại loại “nó là thế, là kia” tan biến – hạnh phúc biết bao !
Trong cái thấy và thiền định tuyệt nhiên không phân biệt,
Không rộng hay hẹp, cao hay sâu – thích thú biết bao !
Trong hạnh và quả tuyệt nhiên không có lấy bỏ, mong và nghi,
Không có cái gì để đắc, không có cái gì để mất – ấm áp biết bao !
Trong bản tánh hoàn toàn bình đẳng như huyễn,
Không có tốt để lấy và xấu để bỏ – tôi cảm thấy tức cười !
Trong những tri giác mờ ảo, mau phai, không xác định,
Chắp vá, không liên tục, không ngăn ngại và tự nhiên,
Bất cứ cái gì xuất hiện, không có sự nắm bắt “nó là cái này” hay “đây là những hình tướng này”.
“Là” và “không là” là tâm nắm bắt ; và viễn ly tâm ấy là Pháp thân.
Khi trong đối tượng không mục đích, những hình tướng bất định khởi sanh,
Cái biết không nắm bắt đạt vào giải thoát mà không có nhị nguyên ;
Bấy giờ tất cả những hiện tượng của tri giác là trò chơi vĩ đại của Tâm.
Trong Tâm vốn giải thoát khỏi nền tảng, gốc rễ và bản chất,
Những phẩm tính tự nhiên không từ chế tạo vốn hoàn thiện trọn vẹn.
Bằng cách giải thoát chối bỏ và chấp nhận vào trong Pháp thân, hạnh phúc sẽ thành tựu.
Tất cả những ý niệm luận bàn là những thứ chế tạo.
Nếu bất cứ cái gì sanh khởithoát khỏi sự ý niệm hóa, thì chính nó là Trí Huệ Bổn Nguyên đích thực.
Bằng cách giải thoát lấy và bỏ trong trạng thái của chính nó, hạnh phúc sẽ thành tựu.
Bằng cách giải thoát lấy và bỏ trong trạng thái của chính nó, đối tượng của tư tưởng được siêu thoát.
Với Phật tánh vốn thanh tịnh rốt ráotự nhiên,
Chớ tìm kiếm ở đâu khác ngoài tự tâm các người.
Ngoài chính người tìm kiếm không có nơi tách biệt nào khác để tìm kiếm.
Đấy như giai cấp của người huyễn và nước trong một ảo ảnh.
Không có nhị nguyên của sanh tửniết bàn khi sự nắm hiểu nhị nguyên
Đã dừng dứt trong Tánh Giác Bổn Nhiên tự hữu không biến chất.
Ai thấy nghĩa bình đẳng của tất cả những hiện tượng
chứng ngộ Tâm là vô sanh như bầu trời
Thì thành tựu những hiện tượng thế giớichúng sanh là cảnh Phật thanh tịnh tự nhiên,
Trạng thái bình đẳng của sự thành tựu tự nhiên vô sanh.
Tinh túy của những hình tướng và tâm là tánh Không, và đó là nghĩa của Pháp thân ;
Bản tánh của nó là không dứt, và đó là sự xuất hiện của Báo thân ;
Những tính cách của chúng thì đa dạng và đó là Hóa thân.
Hiểu biết như thế,
Mọi sự là Ba thân, Trí huệ Bổn Nguyên và Tịnh Độ.
Không làm gì có sự sửa sang, chuyển hóa, từ bỏđối trị, thế nên hoàn toàn mãn nguyện.
E Ma ! Chúng sanh do bám chấp vào nhị nguyên ta – người,
Khi họ ở trong sanh tử ảo huyễn như mộng,
Bất cứ nỗ lực nào họ làm đều là những nhân và những quả của sanh tử.
Bằng cách kinh nghiệm nền tảng phổ quát(20) vô niệm, họ lạc vào cõi Vô Sắc ;
Kinh nghiệm thức sáng tỏ – trống không của nền tảng phổ quát, họ lạc vào cõi Sắc ;
Kinh nghiệm sáu thức, họ lạc vào cõi Dục.
Những biến đổi của tâm là những bước đến những cõi khác nhau của sanh tử luân hồi.
Với người muốn giác ngộ, nghĩa của cái tuyệt đối không biến cải
Là để cho tâm thong dong không nỗ lực.
Tâm bình thường, không biến cảitự nhiên,
Không nhiễm ô bởi nắm bắt sanh tửniết bàn, đạt giải thoát trong trạng thái tự nhiên của nó.
Đạt giải thoát theo cách ấy, an trụ trong bản tánh khoảnh khắc hiện tiền
Mà không có tư tưởngtrạng thái của Pháp thân ;


Nền tảng bất đoạn của sanh tử, sáng tỏtánh KhôngBáo thân, và
Sự lưu xuất, giải thoát ngay khi sanh khởiHóa thân.
Với xác tín tự tin vào điều đó
Chắc chắn những tư tưởng thế gian sẽ được giác ngộ.
Kye Ho ! Bởi vì tính cách của những hình tướng và của tâm là biến đổi,
Hãy nhìn vào tấm gương của Pháp thân vô trụ.
Sự sanh khởi của không-người-nắm-bắt trong những hiện tượng không mục đích
bí mật của tâm ; không có cái gì khác có ý nghĩa.
Đó là tính cách tự nhiên của Tánh Giác Bổn Nhiên vốn tự toàn thiện, nghĩa thiết yếu của bất cứ cái gì sanh khởi ;
Chớ có tạo ra những sửa sang và biến dạng.
Những hiện tượng là tánh chất của vô tự tánh.
Bầu trời của tâm không-nắm-bắt không có trung tâm hay chỗ hết.
Dù chúng khởi sanh tự nhiên mà không có sự sanh ra hay diệt mất,
Sự vắng tuyệt bác bỏ, khẳng định và bám luyến vào những tính chất, đó chính là thực nghĩa ;
Và chúng không biến đổi suốt hết cả ba thời – điều này người ta cần biết.
Trí huệ bổn nhiên vốn sẵn, thoát khỏi nhị nguyên cái được tri giác và tâm
Chỉ có thể có ý nghĩa bằng cách chứng ngộ nó, nhưng không có cái gì được chỉ ra và không có gì để thấy.
Tâm tuyệt đối thì đẹp đẽ trong trạng thái tự nhiên của nó.
Bằng những phương tiện khác nhau – tham thiền không dao động, trí huệ phân tích và
Những giới điều, hiểu biết trí thức và những giáo huấn – người ta sẽ chỉ đạt được cái hiểu lý thuyết,
Nhưng người ta không bao giờ thành tựu Trí Huệ Bổn Nguyên trần trụi.
Chẳng hạn, dù cho người ta có chỉ ra, “Đây là hư không”,
Thì nó không phải là một vật có thể thấy, thế nên đó chỉ là một cách để phân biệt, chia rẽ.
Sự khởi lên của chứng ngộ qua lòng tốt của Lama thì
Giống như mặt trời xua tan bóng tối.
Khoảnh khắc người ta thấy tất cả là Pháp thân bởi Trí huệ Bổn Nhiên trực tiếp hiện tiền,
Vô minh được chuyển thành Trí Huệ Bổn Nguyên và những nhiễm ô thành những dấu hiệu (của Năm
Trí Huệ Bổn Nguyên).
Người ta cần hiến mình (cho thực hành) bằng mọi phương tiện mà không dao động.
Những chứng đắc chung và không chung sẽ thành tựu trong đời này.
Những người ngu ghét sanh tử và tìm niết bàn.
Đó cũng như ném bỏ một viên ngọc như ý rất hiếm có,
Lấy một viên ngọc như ý khác cần chùi sạch,
Và sau khi chùi nó, kiếm chung quanh để đổi lấy một món nữ trang rẻ tiền.
Tâm tự-giải thoát, viên ngọc quý báu,
Bằng cách chứng ngộ tự tánh của nó sẽ chùi sạch những vết bẩn mê lầm.
Hiểu rằng nó là kho báu của muôn vàn đức hạnh
Và là trái tim của sự hoàn thành lợi lạc cho bản thân và những người khác.
Khi sự chứng ngộ nghĩa của Tâm khởi hiện
Như những sóng và nước, những phóng chiếu và an trụ đều ở trong trạng thái của Pháp thân.
(Bấy giờ) bất cứ cái gì xảy ra, không cần từ chối hay chấp nhận.
Không bao giờ cần một thực hành từ chối hay chấp nhận nào.
Trong mọi thời với người yogi vui vẻ
Nó là yoga ‘dòng sông vĩ đại miên man’,
Trong trạng thái của bản tánh toàn thiện vĩ đại hoàn toàn bình đẳng.
Ngay khi chứng ngộ hiện khởi, (tâm) trở nên trong trẻosáng ngời tự nhiên.
Dù khi có trở lại sự phóng chiếu, nó sẽ ở trong Pháp tánh như cũ
Vì Tánh Giác Bổn Nhiên quang minh không có những cực biên và trung tâm,
Không có nhị nguyên của những ô nhiễm và những đối trị.
Như vậy, những sự vật để từ bỏ, những đối trị, xa lìa, chứng đắc, hy vọngnghi ngờ, đều được giải thoát trong trạng thái tự nhiên của chúng.
Người không biết làm sao phân biệt ngọc và đèn
Nghĩ rằng ánh sáng đèn là ánh sáng của ngọc.
Nếu người ta không phân biệt định và những kinh nghiệm của sự tự-giải thoát,
Bấy giờ y sẽ bị trói buộc bởi tham luyến vào sự giải thoát khỏi ngay chính sự sanh khởi.
Nếu người ta không phân biệt giữa những kinh nghiệmchứng ngộ,
Nó sẽ bị mê lầm do bám trụ vào những kinh nghiệm cho là chứng ngộ.
Sau khi chứng ngộ, trong mọi thời gian không có những thay đổi của tốt và xấu.
Do đạt được kinh nghiệm về điều đó, những kinh nghiệm đức hạnh khởi lên.
Ví như hư không, trong đó bốn đại thay đổi,
Không chịu bất kỳ biến chất nào : hư không vốn nguyên như cũ.
Cũng thế, đối với yogi đã chứng ngộ Tâm,
Không có chứng ngộ hay và dở do tăng hay giảm của những kinh nghiệm.
Nếu có cái hay và dở, thì đó là kinh nghiệm, không phải là chứng ngộ.
Chứng ngộ thực sự phải được tìm thấy ở một bậc thánh.
Sau đó, thuận theo (những lời dạy của ngài) người ta cần an trụ trong tham thiền,
Thiền định về nó là cái thấy tuyệt đối rốt ráo.
Thấy nó, người thượng căn sẽ đạt giải thoát.
Không dựa vào những kinh nghiệm tri giác, mọi sự sẽ khởi sanh như là chứng ngộ.
Không có cái gì để từ chối, thế nên không có đối trị nào để thiền định,
Như với một người khỏe mạnh thì thuốc thang chẳng cần.
Như thế, các bạn cần học cái thấy không nắm bắt, thoát khỏi thiên chấp.

GIẢI THOÁT QUA KINH NGHIỆM VỀ CON ĐƯỜNG
cho người trí năng trung bình và kém
chương hai của
TÂM GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN, ĐẠI TOÀN THIỆN

Trong thiền định, nó là tự-toàn thiện vĩ đại tự nhiên,
Không cần những sửa sang chỉnh trị và chuyển hóa : bất cứ cái gì khởi sanh đều là Đại Toàn Thiện.
Không cần chấp nhận và từ chối, khi trong chính trạng thái bổn nguyên
Thế giớichúng sanh của sanh tửniết bàn an trụ như như bình đẳng.
Trong “Tánh giác Rigpa Bổn Nhiên bất cứ cái gì sanh khởi đều là Nó”, sáu thức tự phát,
Hãy hộ trì “Tánh Giác Rigpa không do tạo tác” như một đứa bé.
Nếu các bạn ở trong trạng thái vô trụ qua sự viễn ly tâm thức
Các bạn sẽ thành tựu một cách tự nhiên và không biến đổi, vương quyền bất khả tư nghì.
Trong “tâm bình thường”, không sanh tạo và tự nhiên,
“Tâm tự nhiên” như nước đổ vào trong nước,
Hãy hộ trì “tâm bất nhị” rỗng rang với những tạo tác và biến dạng ;
Nơi “tâm không nỗ lực” thường trụ trong Pháp tánh bao la.
Trong sự rỗng rang tự do bổn nhiên, sự thanh bình của tâm,
Hãy lưu lại tự nhiênlịch thiệp như một người già.
Qua trạng thái vĩ đại của tự-khởi, trong đó không có sự tuân thủ những thời kỳ thiền định,
“Tánh Giác Bổn Nhiên tự-giải thoát” vĩ đại và lơ là đang ngự trị.
Trong “Tánh Giác Bổn Nhiên không mục đích” nó là đại vô ngại,
Hãy hộ trì “Tánh Giác Bổn Nhiên không nắm bắt” như một người điên.
Qua “Tánh Giác Bổn Nhiên tự giới luật” nó không có mảy may phân biệt,
Những hoàn cảnh xấu khác nhau khởi sanh như trò chơi của Pháp tánh.
Những tri giác khác nhau là tự tâm mình, sự phô diễn thần kỳ của Tánh Giác Bổn Nhiên ;
Hãy an trụ không sợ hãi như sư tử.
Qua đại Trí Huệ Bổn Nguyên, người nghiến nát những tri giác mê lầm,
“Tánh Giác Bổn Nhiên tự nhiên sanh” khởi hiện như là tự-giải thoát vĩ đại.
Cho đến khi người ta đã hoàn toàn đạt được tinh túy của chứng ngộ,
Hãy tham thiền như với đôi mắt của chó sói, không có những khác biệt của đêm ngày.
Bằng cách đạt kinh nghiệm và sự quen thuộc, nếu mẹ (trạng thái hoàn toàn giác ngộ) và con (sự chứng ngộ của con đường) được hợp nhất,
Mọi sự sẽ khởi sanh đồng thời trong vô tư vĩ đại.
Trong “Tánh Giác Bổn Nhiên không thiên trệ” nó không có ở giữa và những cực biên,
Không có sự chỉ định như “nó là cái này”, hãy an trụ như hư không.
Bấy giờ ý nghĩa của “Tánh Giác bổn nhiên không thiền định”, không do tạo tác và không biến chất,
Nó là “Tánh Giác Bổn Nhiên tự sanh khởi”, sanh khởi bên trong một cách tự nhiên.
Trong sự tẩy sạch tự nhiên vĩ đại, thoát khỏi sự làm bẩn của những nhiễm ô,
Hãy hộ trì “Tánh Giác Bổn Nhiên tự nhiên sáng tỏ” như đại dương.
“Tánh Giác Bổn Nhiên giải thoát-ngay-khi-sanh-khởi” khởi hiện như những sóng lớn, như
Một khuôn mặt trong tấm gương và sự phản chiếu của những vì sao.
Trong Tâm bất độngbất biến, hãy hộ trì Pháp tánh thường trụ như núi Tu Di.
“Tánh Giác Bổn Nhiên toàn thiện đồng thời”, tự nhiên toàn thiện và không hợp tạo,
Trung tính (của tốt và xấu) và sự bất nhị của những hành động và nỗ lực sẽ được thành tựu tự nhiên.
Trong Tâm Bẩm Sinh tự-khởi sanh và tự-giải thoát,
Hãy an trụ không ngừng như một dòng sông.
Bất cứ tư tưởng nào sanh khởi sẽ cùng một vị Pháp thân :
Không cần gì phải lấy-bỏ, tất cả là ở trong niết bàn trọn vẹn.
Tóm tắt, trong bất cứ cái gì sanh khởi, trò chơi của Pháp tánh,
Tự do khỏi ý niệmtham thiền tự-giải thoát được hoàn thành một cách tự nhiên.
Bằng cách kéo dài thiền định không cách hở,
Người ta cần tu hành những thực tập của chứng ngộ mà không có biếng lười.
Để cho “sự tiến bộ” của thực hành này, nó là chỗ nương dựa con đường,
Với “những hành động của người huyễn”, thoát ngoài lấy bỏ,
Để chuyển những biến cố bất lợi vào con đường, và để hợp nhất thiền định và xuất định,
Hãy đi đến những đỉnh núi, nghĩa địa, đảo nhỏ và bãi chợ….
Những nơi chốn làm cho tâm dao động,
Và hãy để cho thân nhảy nhót, miệng hát những bài ca,
Và tâm phóng chiếu đủ thứ tư tưởng :
Hãy nấu chảy chúng hòa với cái thấy và thiền định của
tự-giải thoát khoảnh khắc.
Bấy giờ mọi sự khởi sanh chính là con đường.
Thỉnh thoảng hãy làm sự thực hành sùng mộ (tri giác) những hiện tượng là (mạn đà la của) Lama,
(Và sự thực hành) tích tập công đức, tịnh hóa những nhiễm ô, và tham thiền về vô thường,
Tất cả những hiện tượng hiện hữu bản tánh đều là mộng và huyễn.
Chúng như một tiếng vang, một ảo ảnh, một phản chiếu và một hóa hiện thần thông.
Và như một ảo tưởng thị giácphản chiếu của trăng trong nước, bản tánh của chúng là trống không.
Hãy tu hành những hình tướng đa thù là không thật và mờ ảo,
Một cách tức thời, không phân biệt nhận dạng chúng.
Đã tu hành những thực tập thiền định và xuất thiền định suốt ngày đêm không đi lạc,
Trong trạng thái của lạc, sáng tỏvô niệm, (chúng) vốn giải thoát-ngay khi-khởi sanh và tự nhiên hiện tiền,
Thiền định tự-trụ (tiến bộ) không ngừng.
Bằng cách làm tan biến những giấc mộng huyễn hóa vào trong (bản tánh) không thực và sáng ngời của chúng,
Ngày và đêm, sanh tửniết bàn được giải thoát trong thực tánh của chúng.
Bằng cái thấy người ta mở rộng sự kéo dài, bằng thiền định người ta ngăn che dao động,
Bằng những hành động người ta đương đầu với những hoàn cảnh,
Và bằng những kết quả người ta tự bảo vệ không rơi vào những lầm lỗi.
Bản tánh của chứng ngộ, Trí Huệ Bổn Nguyên vô niệm,
Thường trụ trong mọi thời gian không biến đổi.
Vào lúc đó, thuần chỉ bản tánh đơn nhất, trạng thái bổn nguyên ;
Trong “trạng thái-không-thiền định” đó, người ta được bảo đảm chân thường.
Sau đó, sẽ không có quả nào hơn, Đại Lạc, để tìm kiếm,
“Tánh Giác Bổn Nhiên bất cứ cái gì sanh khởi đều là Nó” là Ba thân vốn tự viên thành.
Không một nỗ lực, sự lợi lạc của mình của người đều thành tựu.
Chỉ hiện tiền Tánh Giác Bổn Nhiên, đầy đủ mọi phẩm tính, công đứcthoát khỏi những phân biệt.
Như thế, một yogi đạt giải thoát chỉ trong đời này,
Làm tan biến địa đại vào trong nước, nước vào lửa, lửa vào không khí, không khí vào thức, và thức vào Tịnh Quang(21) sáng rỡ.
Rồi, hợp nhất với Trí Huệ Bổn Nguyên và Pháp Giới
Bảo đảm chân thường trong trạng thái của tánh bổn nguyên.
lợi lạc cho những người khác, như một giấc mộng,
Trí huệ bổn nguyên và Hai thân(22)
Xuất hiện với chúng sanh, như những phẩm tính của mục tiêu (làm lợi lạc cho những người khác).
Đây là bản tánh của Trí Huệ Bổn Nhiên, bí mật của tâm,
Và tự-giải thoát tức thời tối thượng. Do chứng ngộ
Sự khai triển bao la những đức hạnh là giống như
Mặt trăng non ngày mồng một đến mặt trăng ngày rằm,
Khiến cho đối với người ta có vẻ như mặt trăng tăng trưởng,
Trong khi thực sự không có tăng hay giảm. Cũng thế
Dù cho người ta thấy khuôn mặt của sự chứng ngộtăng trưởng năng lực của thiền định,
Sự chứng ngộ thì không biến đổi, và tuy nhiên những công đức của kinh nghiệm khởi lên.
Vì sự sáng tỏ của mặt trăng, bóng tối trên mặt trăng có vẻ nhỏ lại,
Hay vì bóng tối trên mặt trăng nhỏ đi, mặt trăng có vẻ lớn lên. Cũng thế
Bởi vì sự lìa xa khỏi nắm bắt nhị nguyên, kinh nghiệmchứng ngộ có vẻ tăng trưởng. Hay
Bởi vì sự tăng trưởng của chứng ngộ, những nhiễm ô có vẻ bớt đi.
Dù cho người ta hoàn thiện những đức hạnh từ bỏchứng ngộ,
Tinh túy không đổi thay và bản tánh thì không dứt,
(Vì) Pháp tánh vốn thanh tịnhgiải thoát khỏi mọi điều kiện nhân duyên.
Tóm tắt, nếu những nhiễm ô không khởi lên như là hiện thực,
Bấy giờ sau khi từ bỏ năm độc sẽ không có con đường tuyệt hảo chuyển tiếp nào (để theo).
Nếu các bạn không biết bí mật của sự tự-giải thoát (của tất cả vào trong một) Thân đơn nhất,
Bấy giờ các bạn sẽ bị mê lầm bởi nắm bắt nhị nguyên của những nhiễm ô và những đối trị.
Nếu người nắm bắt và cái được nắm bắt không được giải thoát ngay tại chính chỗ của chúng vào điểm quyết định,
Thì dù người ta có nói về một quan điểm cao, đó cũng chỉ là những lời bí mật của ma, và
Dù người ta có sự tham thiền tốt đẹp, kết quả cũng chỉ là hạnh phúc của những cõi cao hơn.
Bất cứ nỗ lực nào được làm cũng chỉ là những nguyên nhân của sanh tử.
Cái thấy rộng rãi, thiền định vô trụ, không mục đích,
Thái độ hành xử được tinh thuần, và tự do với sự nắm bắt có chủ tâm là quan trọng.
Khi trong bất kỳ ai, giữa những hiện hữu hiện tượng vô trụ không mục đích,
Sự bất nhị bao la của giải thoát-ngay khi-sanh khởi hiện tiền không dao động,
Đó là dấu hiệu của một thiền giả (yogi) đã vượt qua đại dương sanh tử.
(Bấy giờ) không có sự trói buộc chặt chẽ bởi đối tượng được nắm bắt và sự bám chấp vào chủ thể nắm bắt,
Tất cả mọi hiện hữu ở trong cõi giới phúc lạc của Pháp thân đồng thời toàn thiện.
Không có sợ hãi khi vượt qua những đèo núi, thung lũng và hẻm núi chật hẹp (gặp trên con đường thực hành).
Nó là sự về đến nơi quê nhà sinh quán của mình, siêu vượt mọi hy vọngsợ hãi.
Bằng cách thấu đạt kinh nghiệm theo lối ấy, (những dấu hiệu của) bốn yếu tố như là
Những cấp đôï chứng đắc con đường không nắm bắt sẽ khởi lên.
[a.] Nghiệp lành được tích tập trước kia, lòng tốt của Lama.
Thời gianthiện xảo trong phương tiện : khi những duyên này hội đủ với nhau,
Bấy giờ “Tánh Giác Bổn Nhiên tự hữu” vô ngại, tự do, đơn giản,
Nó là cái không nắm bắt – ngay khi – khởi sanh, được trực tiếp chứng ngộ,
Đó là cái thị kiến vĩ đại của “Chứng Ngộ Trực Tiếp Pháp Tánh”
[b.] Do xác tín rằng mọi sự được gán tên bên ngoài và bên trong là Pháp thân,
Bất cứ cái gì sanh khởi, sẽ không có gì để lấy-bỏ, sửa sang hay chuyển hóa
Mọi sự sẽ khởi sanh độc chỉ như là sự thực tập của chứng ngộ.
Bấy giờ, khi những kinh nghiệm này được tăng trưởng,
Người ta sẽ có thể chuyển những hoàn cảnh bất lợi của xác nhận và phủ nhận những hiện hữu bên ngoài và bên trong vào con đường.
Do sự khởi lên (của chứng ngộ) giải thoát sẽ đạt được, và bằng cách an trụ (trong nó), lạc sẽ tựu thành.
Do có được kinh nghiệm, các loại “nhãn”, trí, thần thông và v.v….
Những đức hạnh khác nhau của Tánh Giác Bổn Nhiên khởi lên.
Bấy giờ, điều đó được biết như là “Thị Kiến của Khai Triển Kinh Nghiệm”
[c.] Do mở rộng thêm kinh nghiệm,
Tánh Giác Bổn Nhiên (trở thành) sự sáng tỏ, tánh KhôngTrí Huệ Bổn Nguyên trần truồng,
Trong đó không có hôn trầmtrạo cử, không có dao động và không dao động,
Không có khác nhau giữa thiền định và xuất thiền định, mà nó luôn luôn (không ngừng) như một dòng sông.
Khi một cấp độ những đức hạnh phi thường như vậy đã thành tựu,
Đó là sự đạt đến “Thị Kiến về sự Toàn Thiện của Tánh Giác Bổn Nhiên”
[d.] Khi người ta không hề dời khỏi trạng thái này,
Người ta thoát khỏi những ý niệm hóa nắm bắt những đặc tính, và siêu vượt khỏi những đối tượng tham luyến, những cái để đoạn trừ và những đối trị với chúng,
Mọi sự đồng thời toàn thiệnthoát khỏi những nắm hiểu có chủ định và
Sự bám luyến những hiện hữu bên ngoài và bên trong cạn kiệt
Bấy giờ đó là sự chứng ngộ “Thị Kiến về sự Tan Biến vào trong Pháp Tánh”.
Rồi, bằng cách đem Tánh Giác Bổn Nhiên đến chỗ hoàn thiện trong bốn thị kiến,(23)
Những Sắc thân tan biến vào Pháp thân,
Và người ta đạt giải thoát bằng cách siêu vượt những hình tướng trống không và những nắm bắt –
Đó là sự đạt được thường hằng trong trạng thái bổn nguyên.
Khi người ta thực hành theo cách này, bởi vì người ta không lạc khỏi con đường (chánh),
Cũng có (những dấu hiệu của) ba cấp độ những giấc mộng :
Thứ nhất, do tu hành sự giải thoát của những hình tướng xuất hiện (vào trong) tâm ngay lúc sự sanh khởi của chúng,
Khi những giấc mộng xấu chuyển hóa thành những giấc mộng tốt,
Đó là dấu hiệu của một vị của công đức của người ta(24) do sự tịnh hóa nghiệp xấu.
Giống như khói đến từ lửa và ngũ cốc đến từ hạt giống.
Thứ hai, do có được kinh nghiệm, sự nhận biết những giấc mộng
giải thoát tức thời của những giấc mộng xảy ra một cách đồng thời.
Đó là dấu hiệu của giải thoát thậm chí của bản thân cái đối trị (nhận biết) vào trạng thái tự nhiên của nó.
Thứ ba, qua quán chiếu trọn vẹn, kinh nghiệm toàn bộ sẽ đạt được,
Những giấc mộng ngừng dứt, và người ta cả ngày và đêm ở trong tịnh quang.
Đó là một dấu hiệu đã làm tan biến những tư tưởng thế gian vào trong bản tánh của chúng.
Bấy giờ người ta gần với sự đạt đến niết bàn tối hậu, và đồng thời
Sự đạt đến thường hằng trong trạng thái bổn nguyên của tịch diệt.
Đã giải thoát ba cõi và ba cửa(25) trong trạng thái của Ba Thân,
Người ta đạt đến niết bàn, nó không ở trong những cực đoan của trạng thái bình an.
Trong Tâm, không có những kiến lậptừ bỏ từ vô thủy,
Không cần có những đối trị sửa sang và chuyển hóa (bởi vì) nó ở trong bản tánh vốn có bẩm sinh.
tự do với mọi nắm bắt phân biệt, thế nên
Nó là sự thành tựu tự nhiên mà không có thiền định cũng không có cái gì để thiền định.
Như thế trong Tâm Bình Thường Tự-Giải Thoát
Không có trong và ngoài, và vượt khỏi những cực biên của người nắm bắt và cái được nắm bắt.
Xác nhận và phủ nhận đều tự-giải thoát, và những nhiễm ô và những đối trị sanh khởi như là bản tánh vốn có bẩm sinh.
Giải thoát đạt được mà không có mục tiêu đối tượng nào (như là) “cái này”, “cái kia”.
Không cần gì chấp nhận hay từ bỏ. Trí Huệ Bổn nguyên toàn khắp là
Thoát khỏi những phân biệt, là đại lạc, không phải tìm kiếm và vốn tự thành tựu.
Nó là “đại giải thoát toàn diện”, tự do từ vô thủytự nhiên,
(Trong nó) không có cái gì được nhận biết như là “ai” (chủ thể), “cái này” (hành động), hay “chúng nó” (những đối tượng).
Nó là vô trụ, không mục đích, thoát khỏi nắm bắt và siêu vượt những cực đoan có-không.
Kye Ho ! do sự giải thoát toàn bộ của nó từ vô thủy,
Tánh Giác không-nỗ-lực giải thoát trong trạng thái bình đẳng
Sự thống trị vốn tự thành tựu của nó thì không sanh không diệt.
Thế nên nó không trụ, không thể tri giácbản chất của nó là không thể giải thích.
Mọi sự đều ở trong trạng thái vô tác và là thật tánh.
Ah Ho ! Trong tri giác vốn tự nhiênthanh tịnh từ vô thủy,
Khởi hiện Tánh Giác Bổn Nhiên kỳ diệu khiến người ta phải cười.
Không có nhị nguyên của tâm và đối tượng của nó, và người tri giác vốn không có tự tánh.
Nó không thể được chỉ định bằng cách nói “nó là cái này” – nó là tự do trong cái không mục đích vĩ đại.
Nó là trạng thái đơn nhất của phương tiệntrí huệ đồng thời toàn thiện.
Mọi sự thì không biến đổi và an trụ bình đẳng như chúng vốn là.
Trong nó không quan niệm ra những khác biệt của những hành tinh, ngôi sao, ngày tháng của lịch ;
siêu việt thời gian và sự tính đếm của thời gian.
Bốn châu lục không hiện hữu, Núi Tu Dimặt trời mặt trăng là trống không ;
Không có mạn đà la để quan niệm ra, và không có trì tụng hay thực hành những khổ hạnh.
Không có những đối tượng được quan niệm ra ; chúng là trống không (thanh tịnh) trong hình thức những kinh mạch, tinh chất và luân xa.
Dù những đối tượng bên ngoài tự chúng xuất hiện, chúng không bị ý niệm hóa.
Thế nên toàn cõi thế gian, năm đối tượng,(26) là trống không trong tinh túy.
Mọi sự là không sanh khởi, (vì chúng là) lâu đài tôn nghiêm tự-sanh khởi.
Không có ai sáng tạo, (vì chúng là) hóa thần của ý nghĩa tuyệt đối.
Sự phóng chiếu và thu hồi của những tư tưởng là trò chơi vĩ đại của Trí Huệ Bổn Nguyên.
Những đối tượng là những mây cúng dường ; bằng cách cúng dường chúng cho những hóa thần-Trí Huệ Bổn Nguyên
Những tích tập vĩ đại được hoàn thiện ; những âm thanhlời nóiĐại Thần Chú.
Những nhiễm ô sanh khởi tự nhiên như trí huệ bổn nguyên ; đây là Giai Đoạn Thành Tựu tự-sanh.
Không cần những hành động và nỗ lực, vì nó tự nhiên vốn thành tựu.
Nó là trạng thái vượt qua (ba la mật), sự toàn thiện của những giai đoạn và những con đường.
Nó không trụ như là khoảng giữa, vì nó là sự hợp nhất thuần túy.
Không có lấy một vi trần của nhiễm ô, đối trị hay lỗi lầm che ám.
Thế nên, “thiền định của bất kỳ cái gì sanh khởi” được tự nhiên thành tựu không cần sức.
Những hiện tượng đồng và dị và nhân quả của thiện hạnh trắng và ác hạnh đen tác động như duyên khởi :
Chúng vô tự tánh nhưng chúng không ngừng xuất hiện như những phản chiếu.
Thế nên người ta cần biết sự tự giải thoát toàn thể siêu việt.
Do nghiệp tốt và xấu mà những thế giới cao và thấp được kiến lập.
Nếu nghiệp được siêu thoát, niết bàn tự nhiên sẽ được đạt đến.
Nếu người ta thực hành chấp nhận và chối bỏ, người ta chắc chắn sẽ thoát khỏi sự bất thiện.
Nhưng dù nếu người ta thực hành thiện hạnh, người ta cần không bị ràng buộc bởi tham luyến (thiện hạnh).
Về sau người ta cần tìm kiếm ý nghĩa của tự do khỏi chấp nhận và chối bỏ.
Người ta cần lấy những bậc thánh làm gương mẫu và cần thực hành.
Hãy từ bỏ những hoạt động vô nghĩamê lầm trẻ con.
Hãy luôn luôn sống cùng người hiền thánh.
Hãy theo những thực hành sơ bộ (sNgon-Gro) không lầm lạc của chứng ngộ, nghe và suy nghĩ.
Hãy kiên định chịu đựng (những hoàn cảnh khắc nghiệt) một mình trong chốn núi non hẻo lánh,
Với quyết tâm có được chân tánh.
Hãy làm giảm những lăng xăng trù tính bằng cách suy nghĩ về vô thườngghê sợ.
Thực hành Pháp với những nỗ lực từ lòng mình là cốt yếu.
Nếu trong đời này người ta không thể tiến hành con đường giải thoát,
Thì sau này sẽ khó tìm được đời người tự do(27) và thuận lợi(28) và Chánh Pháp.
Hãy kéo lên ngọn cờ chiến thắng của sự thực hành trong một chốn cô đơn,
kiểm điểm lại điều gì mình đã thành tựu nếu mình chết lúc này.
Nếu người ta dùng ngày và đêm để ở trong Pháp theo cách như vậy,
Thì dù người ta mất đi thân thể như huyễn này, Tâm khôngsanh không có chết.
Người ta sẽ bảo đảm cho sự trị vì của Pháp thân bất biến.
Cuộc đời này sẽ đầy ý nghĩa và sự thành đạt tối thượng sẽ hoàn thành.
Dù người có trí trung bình và kém
Sẽ đạt giải thoát trong trung ấm hay sẽ thành tựu quả trong đời kế tiếp.
Họ sẽ tìm thấy con đường giải thoát khỏi nhân quả của sanh tử.
đạt được thành trì của Tâm trong xứ sở của Đại Lạc.
Đây là trái tim của nghĩa tuyệt đối.
Nếu đi một con đường lầm lạc, có nhiều che ám của sai trệch ;
(Nên) người ta sẽ không bao giờ thành tựu bản tánh Như.
Họ mệt mỏi trong đời này và không kết quả trong đời tới.
Bởi thế người ta cần tìm kiếm cái thấy và thiền định không sai lầm.
Nếu sự tu hành của người ta không có những tư tưởng từ, bi và Bồ đề tâm,
Thì chắc chắn đó là một con đường khác với Đại thừa.
Nếu thực hành đến một mức mà tâm người ta trở nên khô cứng,
Thì chắc rằng sự thực hành Pháphành giả cả hai đã đi trên những đường lối tách biệt.
Nếu người ta bị bám luyến vào những thiền định bên ngoài, bên trong và chặng giữa,
Thì chắc rằng người ta không có cơ hội chứng ngộ tánh bất nhị.
Nếu người ta không nhớ sự khẩn thiết phải thoát khỏi và sự ghê sợ sanh tử,
Chắc chắn người ta bị mê lầm bởi ma của sự bám luyến cuộc đời này.
Nếu người ta không có đạt được nào mới dù người ta thiền định,
Thì chắc rằng đã có những sai trệch và che ám, như hôn trầmtrạo cử.
Nếu “tính ướt” của an định không thấm nhuần quán chiếu,
Đó không phải là thiền định quán chiếu mà chỉ là một hình dung của chứng ngộ.
Nếu người ta nói về bất nhị từ một cái hiểu trí thức,
Mà không thể giáp mặt với những hoàn cảnh không thuận lợi, bấy giờ cái bất nhị trí thức ấy chỉ là một chỗ dựa cho năm độc sanh trưởng.
Nếu sức mạnh của thiền định quán chiếu không nâng đỡ cho thiền định an định,
Đó không phải là thiền định an định mà chỉ là sự trụ trong vô minh,
Và dù đạt được vững chắc, nó là nguyên nhân của những cõi cao.
Đối với định nằm trong hôn trầm, trạo cửgiải đãi, thiền định của loài thú,
Chớ bao giờ bị hấp dẫn. Sức mạnh của Trí Huệ Bổn Nguyên của quán chiếu,
Một khi được chứng ngộ không dấu vết dơ nhiễm qua lời thuyết pháp của những bậc thánh,
Chuyển mọi loại thiền định thành những hỗ trợ cho Giác Ngộ.
Lạc, sáng tỏvô niệm đều không do tạo tác sẽ khởi hiện bên trong.
Nếu khác đi, thì không phải là tinh túy tuyệt đối.
Nếu người ta không hiểu bí mật của Tánh Giác Bổn Nhiên bây giờ,
Rồi người ta sẽ bám luyến vào thiền định, và sẽ bị trói buộc bởi chuỗi xích chấp nhận và chối bỏ.
Ít sự việc thuận lợi sẽ xảy đến, và những cái không thuận lợi sẽ đến nhiều như mưa.
Những ước mong của người ta sẽ không thành và người ta sẽ luôn luôn bị sợ hãi quấy rầy.
Dù cho lạc, sáng tỏvô niệm có được phát minh bởi thân, ngữ và tâm
Cũng như một cái bình trong tay một đứa con nít, không có lợi lạc vì chúng sẽ bị vỡ.
Nguồn không do tạo dựng, bất hoại của những chứng đắc,
Sự chứng ngộ cái tinh túy tự nhiên, tìm kiếm nó là quan trọng.
Dù có điều thân, im lời, làm linh hoạt tâm, ngăn ngừa những tư tưởng,
Và đâm xuyên với ngọn giáo của tỉnh giác trong sángsống động,
Thì ngăn ngừa những ý niệmcảm giác trong trạng thái nắm bắt
Người ta chỉ thành tựu những cõi Sắc và Vô Sắc của sanh tử.
Đối tượng bề ngoài của những giác quan, những tri giác không ý niệmtrong sáng ;
Trạng thái của Trí Huệ Bổn Nguyên vĩ đại, tự-giải thoát của năm độc,
Trí Huệ Bổn Nhiên vi tế thanh tịnh không hôn trầm trạo cử
Được (một số người) xem như những đối tượng để đoạn trừ, gọi là (những đoạn trừ) “rất thô, thô và vi tế”
Những con lừa ấy cố gắng tìm những cách để chối bỏ chúng.
Người ta gom tụ những tư tưởng đã qua bằng những tư tưởng kế tiếp, và
Chỉ bằng cách kinh nghiệm điều đó, nói rằng họ thấy nghĩa vốn sẵn xưa nay
(Như thế) người ta tính đếm những sanh khởi và dừng diệt (của những tư tưởng) và tiếp tục những tư tưởng,
chấp nhận chúng như nghĩa của bất nhị : sự thiền định này là mê lầm.
cố gắng thiền định bao nhiêu, nếu từ mạng lưới tư tưởng,
(Trạng thái định ở) sau khởi lên trên sự dừng dứt của những tư tưởng trước,
Dù người ta xem (sự dừng dứt này) là giải thoát, nó chỉ là những tư tưởng nối tiếp nhau, chẳng phải là giải thoát.
Trong con đường của phương tiện thiện xảo,(29) buông thả cho lạc của những giác quan,
Là sự tham luyến nhục dục ; thế nên trong hầu hết trường hợp, đó là nguyên nhân của tái sanh vào cõi thấp.
Dù nếu người ta đạt đến những cõi hạnh phúc, rồi họ cũng sẽ tái sanh trong các cõi thấp.
“Phương tiện thiện xảo” là con đường của chỉ rất ít yogi.
(Trong con đường này) có những nguy hiểm lớn lao của những che ám trệch lối, và rất khó khăn để thấy nghĩa của chứng ngộ.
Chuyển tiếp lần lượt (mà không hợp nhất) hai sự tích tập các giai đoạn phát triểnthành tựu, với (những quán tưởng) và không có (những quán tưởng)
Được một số người tuyên bố là thật nghĩa, và họ bám dính vào đó ; nhưng sẽ có ít lợi lạc.
Chỉ có đạt được những cõi cao ; không thể chấm dứt sanh tử.
Tóm tắt, trước kia người đã tích tập ít phước tài tốt đẹp,
đi vào những con đường thấp, lạc hướng và sai trệch, họ đáng thương biết bao nhiêu.
Nguyện vào một lúc nào tất cả chúng sanh tìm thấy những con đường tuyệt hảo, không lầm lạc
Và theo đó đạt đến giải thoát !
Bất kỳ ai có tánh Khôngđại bi không lầm lạc
Và pháp giải thoát tức thời, họ đang ở trên con đường đến Pháp thân tự-trụ.
Sự hiển lộ của nó là trí huệquán chiếu trần trụi, và
Vì nó là nơi an trú, nó là phương tiện của trạng thái bình đẳng an định.
Nó là tự nhiên, hợp nhất và thoát khỏi mọi tạo tác và biến chất.
Sự thay đổi tạo ra dao động và sự vững chắc vượt thắng chúng (tạo tác và biến chất).
Trong trạng thái không có hôn trầm, trạo cử, thoát khỏi gốc của những nhiễm ô,
Bất cứ cái gì khởi sanh chính là Pháp thân tự-giải thoát.
Tuy nó tự biểu lộ chính nó, nó hằng ở trong trạng thái bất nhị bình đẳng.
Không cần lấy bỏ, nó là nghĩa của chân tâm.
Trong tánh vốn sẵn đủ, Trí Huệ Bổn Nguyên của Pháp tánh,
Xin hãy tu hành không gián đoạn.
Đây là sự tự-giải thoát của bản tánh tuyệt đối vốn sẵn.
Nó là sự thiền định tối thượng sâu mầu và tuyệt hảo,
Tinh túy của trái tim, được cô đọng lập đi lập lại.
Nó là tinh túy của tất cả đỉnh cao, chân lý kim cương
tối thượng.

KẾT QUẢ ĐẠI THÀNH TỰU TỰ NHIÊN
chương ba của
TÂM GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN, ĐẠI TOÀN THIỆN 

Kết quả thành tựu tự nhiên có hai phương diện : lập tức (hay tạm thời) và tối hậu.
Với cái lập tức, bằng cách thiền định về cái thấy, người ta sẽ hoàn thành những đức hạnh.
Những nhiễm ô và tâm nhị nguyên sẽ được giải thoát trong trạng thái tự nhiên của chúng.
Sự ổn định, vững chắc trong tương quan với những hiện tượng bên trong và bên ngoài sẽ hoàn thành.
Người ta sẽ hoàn thành những “nhãn”, trí và thần thông.
Chứng ngộ sẽ khai triển, lòng bi vì những người khác sẽ khởi sanh.
Vào lúc đó, trong Trí Huệ Bổn Nguyên tức thời của Tánh Giác Bổn Nhiên,
Nếu xếp thành những khía cạnh khác nhau, những đức hạnh sau đây hiện diện :
Những hình tướng xuất hiện như phương tiện thiện xảo, và giai đoạn phát triểnsự tích tập công đức.
(Qua đó người ta đạt) sự từ bỏ những ý niệm phiền não và những tư tưởng được nắm bắt.
Tánh Không (như là) trí huệ, và giai đoạn thành tựu (là) sự Tích Tập Trí Huệ Bổn Nguyên.
(Qua đó người ta đạt) giải thoát khỏi những nhiễm ô trí thức bẩm sinh và những tư tưởng nắm bắt.
Keo kiệt, không đạo đức, giận dữ, giải đãi, phóng dật,
Kém trí, không phương tiện, yếu đuối, không hứng khởi và vô minh ;
Những trạng thái thanh tịnh của mười khía cạnh này là
Sự thành tựu bố thí, giới luật, nhẫn nhục, tinh tấn, tham thiền, trí huệ, phương tiện thiện xảo,
Thần lực, nguyện vọng, và trí huệ bổn nguyên, Mười Hoàn Thiện.
Khi chứng ngộ khởi sanh do lòng tốt của Lama,
Sự khai triển của niềm tin tối thượng là “Hoan hỷ địa”.
Sự tự giải thoát của những nhiễm ô là “Thanh Tịnh địa”
Trí Huệ Bổn Nguyên phúc lạc, trong sángvô niệm là “Phát Quang địa”
Tự-giải thoát của những tư tưởng phóng chiếu là “Diệm Huệ địa” (địa Sáng Rỡ)
Mục tiêu không gì ngoài những bậc Thế Tôn là “Nan Thắng địa” (địa Vô Địch)
Hiện thực hóa sự chứng ngộ là “Hiện Tiền địa” (địa Hiện Thực).
Giải thoát khỏi sanh tử là “Viễn Hành địa” (địa Đi Chơi Rong Ở Xa).
Sự chứng ngộ không còn biến động như núi Tu Di là “Bất Động địa”.
Tối thượng của tất cả là “Thiện Huệ địa”.
Tràn ngập khắp bầu trời của Tâm, Địa Thứ Mười là “Pháp Vân địa”.
Sự hoàn thiện của tích tập công đứcTrí Huệ Bổn Nguyên là (những con đường) “tích tập” và “áp dụng” (tư lương vịgia hạnh vị),
Thấy và kinh nghiệm nghĩa của chứng ngộ là (những con đường) “thấy” và “thiền định” (Kiến đạo vị và Tu tập vị),
Sự giải thoát được gọi là giai đoạn của “Kết Quả” (Cứu cánh vị).
Tự do với ba độc (trong tánh giác bổn nhiên) là (nghĩa) của Ba Tạng.
(Cũng thế), sự tịnh hóa (tánh giác bổn nhiên) của ba cửa là sự hoàn thiện của Ba Học (Giới, Định, Huệ).
Giải thoát khỏi mọi sự (trong tánh giác bổn nhiên) là Kriya Yoga, và đó (cũng) là Carya Yoga.
Đạt đến quán chiếu chứng ngộ là Yoga Tantra và Anuttara Yoga.
Thế nên bốn tantra này được thành tựu trong (tánh giác bổn nhiên).
Lợi lạc cho chính mình (trong tánh giác bổn nhiên) là những thừa của Thanh VănBích Chi Phật,
Lợi lạc cho những người khác là Đại thừa, và chứng ngộ là Kriya Tantra,
Kinh nghiệm (của thiền định) là Upatantra, và thọ hưởng nó là Yoga Tantra,
phương tiện thiện xảotrí huệ là Maha Yoga và Anu Yoga ;
Tất cả chín thừa tương đương với tự-toàn thiện của Ati Yoga (Đại Toàn Thiện) :
Sự nhớ (niệm) và tham thiền với tinh túy của Trí Huệ Bổn Nguyên
Hiện diện (trong tánh giác bổn nhiên) như là những phần của “tự-giải thoát tức thời”
Có nghĩa là những giai đoạn, những con đườngGiác ngộ là đồng nhất (trong tánh giác bổn nhiên).
Trí Huệ Bổn Nguyên vốn sẵn đủ, tâm giác ngộ, Đại Ấn (Mahamudra),
Đều hoàn thiện (trong tánh giác bổn nhiên) như sự thành tựuđại tự nhiên.
[a. Pháp thân] : Trong quả tối hậu, trạng thái bổn nguyên không trụ trong những cực đoan,
cảnh giới Phật của Pháp thân, không thể quan niệm và không thể diễn tả.
Khi Pháp giớiTrí Huệ Bổn Nguyên đã trở nên không thể tách lìa,
Giác Ngộ Viên Mãn đạt đượcBa Thân tự nhiên thành tựu.
Trong Trí Huệ Bổn Nguyên Vi Tế ở trong cõi giới như bầu trời
Bản tánh toàn giác ở (trong trạng thái) hiện khởi.
Nó không có những thành tựu và những từ bỏ, thế nên nó là Pháp tánh thành tựu tự nhiên,
Không sanh, không diệt, bản tánh như hư không.
[b. Báo thân] : Từ trạng thái ấy xuất hiện (1) Cõi Phật thanh tịnhtrang nghiêm đẹp đẽ,
Mạn đà la tự-xuất hiện sáng rỡ và thành tựu tự nhiên,
(Cùng với) (2) những Đạo Sư của Năm Bộ(30) với đầy đủ tướng trọn hảo, ánh sáng chiếu soi,
Mỗi vị thọ hưởng bản tánh của Cõi Tối Hậu, Đại Viên Cảnh Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Diệu Quan Sát Trí
Thành Sở Tác Trí, Năm Trí Huệ Bổn Nguyên.
(3) Với quyến thuộc đệ tử tự tri giác của mười phương và bốn thời,(31)
Những mạn đà la của những Đạo Sư Năm Bộ, nhiều như một chậu chứa đầy hột mè,
Những vị khắp không gian mười phương.
Những cửa lớn, khung cửa, cửa gió và hàng rào (của những lâu đài)
Đẹp đẽ rực rỡ phù hợp với mỗi bộ
Mọi sự đều thành tựu tự nhiên trong bản tánh của một mạn đà la duy nhất.
(4) Khắp nơi, không biên giới hay trung tâm đều thấm nhuần những giáo lý toàn thiện bình đẳng.
(5) Ba thời và thời gian không-thời-gian là thời gian của Phổ Hiền.
Nó là trạng thái vốn thành tựu xưa naybất biến.
[c. Hóa thân] : Từ trạng thái ấy (biểu lộ) (1) Năm loại Tịnh Độ của chư Phật Hóa Thân Tự Nhiên :
Ogmin, Ngon-ga, Rinchen Yongkang,
Pematseg và Lerabtrub,
Trong đó những Đạo Sư của Năm Bộ trong tất cả ba thời,
Phô bày Sắc Tướng Như Gương Tuyệt Hảo cho những Đệ tử trong Mười Địa.
Do những tia sáng của các Ngài, những đệ tử được tịnh hóa những che ám cho đến Địa Thứ mười,
Và có thể đạt được Địa Thứ Mười Một “Sáng Chói Hoàn Toàn”.
Những Tịnh Độ này xuất hiện cho những Đứa Con Thanh Tịnh của bậc Chiến Thắng.
Từ những tia sáng phát từ những miệng của những sắc tướng Báo thân
Trong sáu cõi thiên, bán-thiên, người, thú, quỷ đói và địa ngục
Biểu lộ những sắc tướng của (sáu vị Phật  Gyachin, Thegzang, Sakyamuni,
Seng-ge Rabten, Khabar Deva, và
Awa Lang-go.
Các Ngài hoạt động cho lợi lạc của những chúng sanh bất tịnh, và y cứ nơi cảnh giới tối hậu bình an.
Những Hóa thân Khác Nhau như những hình thức nghệ thuật, sự sanh ra (như những chúng sanh),
Những ao, cầu, hoa sen, cây như-ý,
Dược liệu, ngọc và đèn
Cung cấp nguồn hạnh phúchoan hỷ cho chúng sanh
Đem đến cái tốt tối hậu (giác ngộ) như kết quả rốt ráo.
Sau khi giải thoát hết những đệ tử, những Đạo Sư sẽ tan biến vào Pháp giới.
Điều này được hiểu theo ba phương diện :
(a.) Sự tan biến của những “Hóa thân Khác Nhau” và những “Hóa thân Chinh Phục Chúng Sanh”
Như khi không có đồ chứa nước (đệ tử), sự phản chiếu tan biến.
Sự phóng chiếu và thu hồi của trò chơi của cái Tự Nhiên (Hóa thân) chỉ là trò chơi.
(b.) Khi những người trong địa vị đệ tử đã đạt an lạc,
Đạo Sư, năm loại “Hóa thân Tự Nhiên”
Tự động tan vào Báo thân tự-biểu lộ vốn không phân cách,
Như sự tan biến của mặt trăng non vào không gian.
(c.) “Báo thân tự-biểu lộ” tan vào cõi giới Pháp thân.
Bấy giờ nó không xuất hiện bên ngoài, mà trong bản tánh nền tảng của nó, đó là mạn đà la vĩ đại.
Nó không trụ trước hay sau, tăng hay giảm, hay biến đổi ;
Như dù có khuyết có đầy bề ngoài, mặt trăng vẫn là một.
Và nếu có một đệ tử, các thân sẽ xuất hiện lại như trước.
Đây là những kết quả của Giải Thoát Viên Mãn.

[ LỜI KẾT ]

Như thế lời dạy này, tinh túy của mặt trời,
Được soi sáng bởi sự mọc lên của Ánh Sáng Rực Rỡ Không Nhiễm(32)
Ngày nay trong thời đại chiến đấu (khi người ta) bị bao bọc trong bóng tối của những tà kiến,
Để xua tan (những thứ ấy), con đường tuyệt đối này được viết ra.
Do công đức tạo luận, nguyện tất cả chúng sanh, giống như bản thân tôi,
Đồng đạt Giải Thoát trong trạng thái bổn nguyên, không còn sót lại.
Nguyện cho họ hoàn thiện trọn vẹn những phẩm tính của từ bỏchứng ngộ,
trở thành những Vị Nắm Vương Quyền Của Pháp, hoàn thành tự nhiên lợi lạc cho chúng sanh.

Lời dạy Dzogpa Chenpo (Đại Toàn Thiện) này về Tâm Giải Thoát Tự Nhiên được Yogi Trimed Dzer (Longchen Rabjam, 1308-1363) viết ra, người đã được Acarya Padmasambhava vinh quang vĩ đại của Orgyen ban phướclợi lạc của những thế hệ tương lai ở nơi linh thánh siêu tuyệt, Thành Trì Orgyen, và hoàn thành trên đỉnh Kangri Thodkar. Nguyện đưa đến đức hạnh !

CHÚ THÍCH PHẦN VII

  1. Kuntu Zangpo, S. Samantabhadra. Danh hiệu của Phật Bổn Nguyên : sự hợp nhất của cõi giới tối hậutrí huệ bổn nguyên của chân lý tối hậu.
    2. Ngo-Bo, S. bhava. Bản tánh, tính chấtbản tánh của những hiện hữu. Trong bản văn chúng tôi phần nhiều dịch nó thành “tinh túy”.
    3. gDangs : Vầng sáng bên trong hay tự nhiên, sự sáng tỏ tối hậu hay vi tế, bản tánh sáng ngời ; năng lực, sự sâu thẳm tối hậu bên trong hay vi tế.
    4. Rang-bzhin, S. svabhava. Nghĩa là tính cách của những hiện hữu. Trong bản văn phần nhiều được dịch là bản tánh.
    5. gZung Drin : sự bám nắm và người bám nắm, cái được nắm bắt và người nắm bắt, tri giác hay sự nắm hiểu thuộc về chủ thể và đối tượng.
    6. Sems-Nyid, S. cittata. Nó là bản tánh tuyệt đối của tâm ; tâm tánh ; tâm-như-vậy ; thật tánh của tâm ; tánh giác bổn nhiên ; tinh túy của tâm. Trong bản văn, được dịch đơn giản là “Tâm”.
    7. sNang-Sems : những hình tướng xuất hiện và tâm, “cái được tri giác và tâm”, những hình tướng đối tượng và tri giác của chủ thể. Trong bản văn này, hầu hết được dịch là “tri giác”.
    8. Là, không là, cả hai và không phải cả hai.
    9. dBings (Ch’os Byings), S. dharmadhatu ; cõi giới, cảnh giới tối hậu.
    10. sNang (-Ba), S. avabhasa. Những hình tướng ; cái được tri giác ; những hiện tượng bề ngoài hay như huyễn, chân lý tương đối.
    11. sTong (-Nyid) S. sunyata. Tánh Không ; bản tánh chân thật ; sự rỗng rang ; chân lý tuyệt đối.
    12. Ch’os-Nyid, S. dharmata. Bản tánh tuyệt đối của những hiện hữu, Pháp tánh ; tánh Như.
    13. Bag-Ch’ags, S. vasana. Những dấu vết hay thói quen (tập khí) do những hành động và kinh nghiệm quá khứ tạo ra.
    14. Gyu-’Bras (Kyi) Theg-pa : những Thừa Nhân và Quả. Thừa Nhân là con đường chung của tu hành Phật giáo, Tiểu thừaĐại thừa. Thừa Quả là con đường của tu hành tantra hay kim cương thừa, trong đó gồm cả ati yoga, hay Dzogpa Chenpo (Đại Toàn Thiện).
    15. De-Nyid, S. tathata ; cái như thế, như thị ; bản tánh chân thật.
    16. Yul-Drug : Sáu đối tượng của giác quan : sắc, thanh, hương, vị, xúc và những biến cố của tâm thức.
    17. sZhungs-sKu, S. rupakaya. Sắc thân của Phật, nó là Báo thânHóa thân.
    18. Chân lý Tuyệt đốiChân lý Tương đối.
    19. dMigs-Med, S. nivaralamba : tính không tuân thủ, không có mục đích.
    20. Kun-gZhi, S. alaya, Hán Việt : a lại da thức.
    21. A’od-gSal, S. abhasvara, prabhasvara : sự sáng tỏ, tịnh quang, định quang minh.
    22. sKu-gNyis : hai Thân của Phật, thân tuyệt đối không có hình sắc (dharmakaya) và sắc thân (rupakaya).
    23. bZhi : trong bản văn đọc là gZhi (căn bản), nhưng theo Khyentse Rinpoche nó phải đọc là bZhi, tức là Bốn Thị Kiến của Đại Toàn Thiện.
    24. Nghĩa là chỉ có một vị của công đức trong tính cách của con người.
    25. sGo-gSum : thân, ngữ, tâm.
    26. Yul-lNga : sắc, thanh, hương, vị và xúc.
    27. Dal (-Ba) : Đời người tự do có tám phương diện : tự do thoát khỏi sự tái sanh trong những cõi địa ngục, quỷ đói, súc sanh, chư thiên sống lâu, người hoang dã, người tà kiến, trong một thế giới nơi không có Phật đã từng xuất hiện, và làm một người ngu đần.
    28. ’Byor (-Ba) : Một đời người thuận lợi có mười sự phú bẩm : sanh làm người, có đủ mọi khả năng (đủ mọi bộ phận giác quan), sanh trong một xứ sở trung tâmliên hệ với Pháp, không trở lại một cuộc sống tà mạng, có niềm tin vào Phật pháp, có Phật đã từng xuất hiệnthuyết Pháp, Phật pháp được gìn giữ, người ta đã đi vào Phật pháp và người ta đã được chấp nhận bởi một vị thầy thiêng liêng.
    29. Thabs-Lam, S. upayamarga : sự tu hành mật truyền gồm những thân kim cương của chính mình và của những người khác.
    30. Rigs-lNga’i sTon-Pa : S. Aksohya

(A Súc), Amogasiddhi (Bất Không Thành Tựu), Ratnasambhava (Bảo Sanh), Amitabha (A Di Đà), và Vairocana (Tỳ Lô Giá Na).
31. Dus-bZhi : quá khứ, hiện tại, tương lai và thời gian-không-thời-gian.

  1. Dri-Med A’od-Zer : một trong những tên của Kunkhyen Longchen Rabjam.
  2. Những Giáo huấn Thiền định
    về Tâm Giải Thoát Tự Nhiên, Đại Toàn Thiện

Đây là một bản dịch trọn vẹn bản văn ngắn của Longchen Rabjam tựa đề Nghĩa Tinh Yếu – Những giáo huấn về những Giai Đoạn của Con Đường của Tâm Giải Thoát Tự Nhiên, Đại Toàn Thiện. Nó là một tóm gọn của Tâm Giải Thoát Tự Nhiên, sắp xếp những giáo lý thành những phần tu hành, bắt đầu từ những sơ bộ đến cấp độ cao nhất của thiền định Thregchod. Vì nó rất ngắn và cô đọng, nhiều chỗ khó hiểu. Dù nó giải thích phương tiện tu hành, thích hợpđi vào thực hành này chỉ sau khi có đầy đủ những giáo huấn và những trao truyền riêng biệt từ một đạo sư rất thẩm quyền.

NGHĨA TINH YẾU – NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ NHỮNG GIAI ĐOẠN CỦA CON ĐƯỜNG CỦA TÂM GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN, ĐẠI TOÀN THIỆN

Kính lễ Vajrasattva Vinh Quang,
Bản tánh Ngài từ vô thủyvô sanh,
Không thể diễn tả, không thể quan niệm, bất nhị, Thân Tối Hậu,
Tâm Đại Bi, Phổ Hiền tự nhiên hiện tiền,
(Bậc là) sự Toàn Thiện tự nền tảng không có biến đổi : con kính lễ Ngài.
Những giáo lý cho những yogi vì sự chứng đắc của họ chắc chắn ngay trong đời này,
Những ban phước trực tiếp của các bậc Thánh,
Nghĩa tự-giải thoát của bất cứ cái gì sanh khởi mà không lấy hay bỏ,
Tôi sẽ viết ra để chỉ dạy ở đây.

Đức Phật giác ngộ viên mãn đã tuyên thuyết vô số những cổng vào của các thừa và những loại giáo lý với đại biphương tiện thiện xảo phù hợp với bản chấttrí năng của chúng sanh. Nghĩa của tất cả những giáo lý này bao gồm trong tánh giác bổn nhiên, tâm giác ngộ. Dù có nhiều giáo lý để thực hành về nó, có rất ít con đường (thực sự) đưa đến giải thoát trong chỉ một đời, bởi vì những con đường khác bị giới hạn trong những luyến chấp nắm bắt những cực đoan biên kiến. Giáo huấn về Tâm Giải Thoát Tự Nhiên của Đại Toàn Thiện là phương pháp bí mật nhất của sự chứng ngộ tức khắc những chấp nhận và chối bỏ là sự giải thoát ngay tại nền tảng của chúng. Giáo lý này vượt khỏi hết mọi thừa khác. Để học nó, có ba phần : (a) dòng các đạo sư, (b) giáo lý được truyền qua các vị ấy, và (c) mệnh lệnh giao phó giáo lý (cho những hộ pháp) vì sự quan trọng của nó.

Dòng những Đạo Sư

Giáo lý này được truyền qua :

  1. Samantabahadra (Phổ Hiền), Thân Tối Hậu của cảnh giới Phật không gì so sánh
    2. Amitabha (A Di Đà), Báo Thân
    3. Padmasambhava, Hóa thân
    4. Dakini Yeshey Tshogyal
    5. Guru Silamati
    6. Khedrub Geleg Gyatsho
    7. Choje Monlam Odzer
    8. Bản thân tôi (Longchen Rabjam)

Giáo lý được truyền qua các vị ấy

(i) Giáo lý thực hành để tự-giải thoát ngay trong đời này.
(a) NHỮNG SƠ BỘ

(1) HỢP NHẤT VỚI GURU ĐỂ NHẬN NHỮNG BAN PHƯỚC

Hãy ngồi trên một chỗ tiện lợi. Hãy quy y Tam Bảophát Bồ đề tâm. Bấy giờ hãy quán tưởng một cách tức thời : Trên đỉnh đầu là đại đạo sư Padmasambhava, không tách lìa với bổn sư của mình, ngồi trên một tọa cụ hoa sen, mặt trờimặt trăng. Ngài mặc y phục Heruka, chói ngời với những tướng chánh và tướng phụ. Da ngài màu xanh. Ngài cầm một chày kim cương và chuông trong tay và ôm người phối ngẫu. Ngài trang sức bằng ngọc quý và xương. Trong lòng ngài là đức bà dòng họ Kharchen (tức Yeshey Tshogyal). Bà có nước da màu hơi đỏ. Bà cầm một lưỡi dao cong và một xương sọ và ôm người phối ngẫu. Hai vị được tất cả những đạo sư của dòng phái bao quanh và vô số chư Phật, Bồ tát, Daka, và Dakini. Trước các ngài, trong tâm mình : hãy lễ kính, cúng dường, sám hối tịnh hóa nghiệp xấu, tùy hỷ công đức, thỉnh cầu chư đạo sư chuyển bánh xe Phápcầu xin các vị ở lại không vào sự diệt tận của phiền não. Rồi cầu khẩn các ngài :

Guru quý báu ! (hiện thân của tất cả các bậc giác ngộ) Xin ban những phước lành cho con (và tất cả chúng sanh) để tịnh hóa những che chướng của thân, ngữ, tâm, của con đạt được những thành tựu của thân, ngữ, tâm (của những bậc giác ngộ) và có thể đạt đến Phật tánh ngay trong đời này.

Rồi suy nghĩ, “Ánh sáng phát ra từ thân của Guru (và của chúng hội). Chỉ do ánh sáng chạm đến mà những che chướng của thân ngữ tâm của tất cả chúng sanh được tịnh hóa và toàn thể vũ trụ được chuyển hóa vào trong bản tánh của Guru. Rồi ánh sáng phát ra từ thân, ngữ, tâm của tất cả (những đối tượng của sự sùng mộ) và đi vào đỉnh đầu mình, làm phát sanh trí huệ bổn nguyên của lạc, sáng tỏvô niệm, nó là sự chứng ngộ phi thường, sự tự-giải thoát tức thời.” Giữ hơi thở trong một lúc. Thực hành bằng cách kéo dài (dần dần) thiền định. Vào lúc kết thúc, hồi hướng những công đức bằng cách thấu hiểu trạng thái của sự xuất hiện như huyễn thuật. Nếu người ta tu hành như thế trong bảy ngày, những ban phước phi thường và những dấu hiệu thành tựu của Guru sẽ nhận được một cách thình lình.

(2) TU HÀNH CÚNG DƯỜNG MẠN ĐÀ LA ĐỂ HOÀN THIỆN 
HAI ĐẠI TÍCH TẬP

Hãy quán tưởng chúng hội những Guru và những mạn đà la của những hóa thần bổn tôn trong bầu trời trước mặt mình. Sắp xếp những phẩm vật cúng dường Mạn Đà La. Suy nghĩ, “Tất cả thế giới và cả Phật mười phương được tượng trưng bởi hệ thống thế giới bốn châu và làm bằng đủ loại châu báu quý giá. Chúng đầy những vật thọ hưởng khác nhau của trời và người.” Rồi cúng dường chúng cho thánh chúng với thân thể, sự sung túccông đức của chính mình, và nghĩ rằng tất cả chúng hội đều vui lòng. Hãy tiếp tục cúng dường Mạn Đà La trong bảy ngày. Mục đích của thực hiện hai sự tích tập công đứctrí huệ bổn nguyên là phát sanh sự chứng ngộ phi thường trong tâm mình.

(3) TU HÀNH THẦN CHÚ MỘT TRĂM ÂM ĐỂ TỊNH HÓA 
HAI CHE CHƯỚNG

Từ trạng thái (thiền định) tánh không, hãy quán tưởng tức khắc Vajrasattva màu trắng và một mặt. Ngài cầm chày kim cương và chuông. Ngài trang sức hồng ngọc quý và ngồi kiết già. Ở tim ngài, giữa một hoa sen và dĩa mặt trăng là một chữ HUM bao quanh bởi thần chú một trăm âm. Những tia sáng phát ra từ những chữ khắp mọi hướng và những che ám của tất cả chúng sanh được tịnh hóa (chỉ bằng chạm vào những ánh sáng). Trì tụng thần chú một trăm âm càng nhiều càng tốt trong bảy ngày. Mục đích của sự tu hành này là tịnh hóa những che chướng của nghiệp xấu và chứng ngộ bản tánh tối hậu một cách nhanh chóng.

(4) THỰC HÀNH VỀ VÔ THƯỜNG CỦA ĐỜI SỐNG ĐỂ ĐÍCH THỰC PHÁT SANH SƯ VƯỢT LÊN KHỎI SANH TỬ VA CHÁN SỢ NÓ

Hãy suy nghĩ, “Đời người có được những tự dothuận lợi quý giá, nhưng bản chất của nó hẳn là vô thường và nhanh chóng hủy hoại. Những đối tượng xuất hiện bên ngoài là vô thường bởi vì chúng thay đổi với ngày, tháng, năm. Không có chúng sanh nào vượt khỏi cái chết.” Nghĩ về “cái chết xảy ra cho bà con và bạn bè của mình.” Hãy nghĩ về “sự chắc chắn của cái chết của chính mình vì cuộc sống là vô thường. Thân thể người ta đang tan rã và phân tán như một bong bóng nước đang vỡ, và không có gì chắc chắn là người ta không chết trong hôm nay.” Hãy nghĩ, “Hôm nay là ngày chót của ta ở trong thế giới này, bốn đại đang tan biến và tâm và thân đang tách rời.” Hãy thiền định về điều này từ tận đáy lòng trong bảy ngày. Mục tiêu của thiền định này là để khởi điểm (tỉnh giác về) vô thường trong tâm mình, giảm bớt những dự phóng của ý thức, và khiến người ta có thể đi vàonỗ lực tu hành pháp.

(5) SỰ THỰC HÀNH QUY Y, NÓ KHỞI ĐẦU CON ĐƯỜNG TU HÀNH

Hãy quán tưởng Tam Bảo trong bầu trời trước mặt mình, như chư Phật của ba thời mười phương với chư Bồ Tát, những Mạn Đà La của những Hóa thần bổn tôn và những A La HánBích Chi Phật. Với ý định nương dựa các ngài như những chỗ quy y cho đến khi người ta đạt đến giác ngộ, hãy tụng đọc những lời cầu nguyện quy y Guru và Thánh chúng. Khi làm thế, hãy nghĩ, “Khi các bậc cha mẹ thương yêu và tốt lòng với con cái của họ, những bậc để quy y đang nhìn chúng sanh với lòng bi mẫn.” Đọc những lời cầu nguyện quy y từ đáy lòng mình, nghĩ rằng, “Tất cả chúng sanh đang lập lại vang to lời quy y với tôi.” Hãy hiến mình cho sự thực hành này trong bảy ngày. Mục tiêu là để làm bình lặng những ngăn chướng của việc tu hành Pháp và khai triển chứng ngộ.

(6) SỰ THỰC HÀNH KHAI TRIỂN BỒ ĐỀ TÂM,

NÓ LÀ SỰ TIẾN LÊN TRÊN CON ĐƯỜNG CỦA PHÁP

Hãy nghĩ đến những khổ đau của địa ngục nóng và lạnh, sự đói khát của cõi ngạ quỷ, sự nô dịch của cõi thú, sự chiến đấu của cõi Atula và cái chết rồi rớt xuống của cõi trời v.v…. ở trước mặt mình. Như thế, chúng sanh khổ đau trong mọi lúc, và bản chất của sanh tử không gì khác hơn là khổ đau. Thế nên hãy nghĩ, “Nguyện cho tất cả chúng sanh, họ đang tả tơi trong những đau khổ của sanh tử, nhờ những công đức, thân thể và sự sung túc của tôi…. được ở trong bốn kinh nghiệm vô lượng hưởng thụ hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau (không lìa khỏi hạnh phúcthoát khỏi khổ đau, và thản nhiên) không có thương ghét. Rốt ráo, nguyện họ đạt được trạng thái Phật tánh.” Khai triển Bồ đề tâm bằng lời nói với một lễ nghi đơn giản và tụng đọc :

Ôi các bậc giải thoát, với các đứa con của các ngài, xin hãy chú ý đến con.
Như chư Phật ba thời
Khai phát tâm Bồ đề,
Cũng thếlợi lạc của chúng sanh,
Con phát tâm Bồ đề trong chính thân tâm của con.
Trong những con đường của các ngài đã chỉ dạy (trong kinh điển),
Con tu hành thích hợp theo trình tự.
Nguyện con có thể hủy diệt những khổ đau của chúng sanh,
Và bất cứ điều gì con làm, nguyện nó làm cho lợi lạc của những người khác được đáp ứng.

Cũng thiền định về sự tu hành mang lấy những khổ đau của những người khác vào chính mình và đem hạnh phúc của chính mình cho họ. Hãy thiền định về lòng bi sâu sắc trong bảy ngày. Mục tiêu của nó là bất cứ cái gì người ta làm bằng thân xác hay lời nói đều chỉ vì lợi lạc của những người khác, và nhờ đó trở thành sự tu hành trong con đường Đại thừa.

(7) TU HÀNH TRÊN CON ĐƯỜNG THIẾT YẾU CỦA NGHĨA XÁC ĐỊNH ĐỂ PHÁT SANH SỰ CHỨNG NGỘ BẢN TÁNH TỐI HẬU

(a) TÌM KIẾM AN ĐỊNH

Hãy ngồi trong thế tréo chân. Tham thiền trong trạng thái mà trong đó những tư tưởng quá khứ đã dứt, những tư tưởng tương lai chưa sanh, và đối với hiện tại không có những ý niệm hóa trong bất kỳ giác quan nào. Tham thiền về cái này trong bảy ngày. Mục tiêu là trừ những tư tưởng xấu bình thường, những che chướng, và làm cho dễ nhận ra hơn bất cứ tư tưởng ngoại sanh nào khởi lên bằng cách phân biệt những phương diện của sáng tỏ và những bất tịnh trong tánh giác bổn nhiên.

(b) PHÁT SANH QUÁN CHIẾU

Vào lúc những tư tưởng đang phóng chiếu thô hơn trước, người ta cần phân tích chúng. Khi những tư tưởng phân tán, hãy tìm chúng khởi lên ở đâu. Hãy tìm kiếm thân thể từ đỉnh tới đáy và những hiện tượng bên trong, bên ngoài và ở giữa. Hãy tìm kiếm màu sắc, hình dạng, và bản sắc của những tư tưởng. Vì chúng không khởi sanh từ đâu, người ta chứng ngộ trạng thái của Tâm không sanh, giải thoát khỏi những gốc rễ. Khi một tư tưởng đang hiện diện, hãy phân tích màu sắc, hình dạng và bản sắc của nó là cái gì và nó ở trong, ở ngoài hay ở giữa. Người ta sẽ chứng ngộ sự sáng tỏ vĩ đại, không dứt và tánh Không của Tâm, sự hiện diện vĩ đại ở nền tảng. Những tư tưởng thình lình khởi lên và rồi biến mất đi đâu không dấu vết. Vào lúc dừng dứt (của những tư tưởng), bằng cách phân tích chúng đi đâu, người ta sẽ chứng ngộ nghĩa của tánh giác bổn nhiên, sự giải thoát trong trạng thái của bản thân nó, không có chút dấu vết gì, siêu vượt mọi nhận biết.

(c) NHẬN BIẾT HỢP NHẤT 
(CỦA AN ĐỊNHQUÁN CHIẾU)

Đã buông xả thân tâm một cách tự nhiên, hãy ở trong sự bình đẳng, bình an, sáng tỏ và tỉnh biết, trong trạng thái của tâm siêu vượt khỏi những tư tưởng và nhớ nghĩ. (Kết quả là), phương diện làm bình lặng chuyển động của những tư tưởng và nhớ nghĩ là “an định” và thấy nó rõ ràngsống động là “quán chiếu”. Kinh nghiệm cả hai phương diện một cách đồng thời là “hợp nhất”. Mục tiêu của sự tu hành này là nhận biết định với phương tiện thiện xảo. Hãy tham thiền trong một ngày về mỗi thứ.

(ii) Con dường hiện thực, đưa vào sự chứng ngộ. Hãy để tâm và thân trong trạng thái buông xả hoàn toàn. Sự nhận biết xảy ra ngay điểm của tâm hiện diện khoảnh khắc. Tất cả thế giớichúng sanh bên ngoài và bên trong là những cách thức sanh khởi của tâm của chính mình. Chúng như những giấc mộng. Bản thân cái tâm cũng trống không trong tinh túy của nó, sáng tỏ trong bản tánh của nó và sanh khởi sai khác trong tính cách của nó, như những xuất hiện của những hình sắc trong một tấm gương không dơ bẩn. Chúng tự do đối với mọi tạo tác thành những cực đoanhiện hữu và không hiện hữu khi chúng xuất hiện, nhưng đồng thời chúng cũng tự do với sự có thể nhận biết. Thế có nghĩa là không có một bản tánh tối hậu nào khác tách biệt khỏi tâm hiện tại đang phóng chiếu trong nhiều hình thức khác nhau.

Đại Đạo Sư (Padmasambhava) nói :

Nếu người ta hiểu rằng tâm đích thật là bản tánh tối hậu,
Bấy giờ không có cảnh giới tối hậu nào khác để thiền định về nó.
(Chỉ) biết những phương pháp để chứng ngộgiải thoát là đủ,
Vì tâm đích thực là Pháp thân (Thân Tối Hậu.)
Con đường toàn hảo này là độc nhất cao hơn (những con đường khác)
Đây là : Thừa phổ quát toàn khắp của Phổ Hiền.
Bất cứ ai thực hiện cái gọi là từ bỏ những tư tưởng, thiền định về không tư tưởng,
Và nhìn vũ trụ như những kẻ thù của sự giải thoát và như mê lầm, sẽ rơi (vào những cực đoan).

Thế nên hãy buông xả tự nhiên trong chính tâm hiện tại mà không có những cố gắng và đặt tên nào khởi sanh, hãy tham thiền trong nó (tâm hiện tại) bằng cách buông xả bình thường, như tâm vốn là, và trần trụi không có những lấy-bỏ. Ở trong tinh túy nó là sự giải thoát ngay trên sự thấy ; trong bản tánhgiải thoát ngay trên sự thấu hiểu ; và trong tính cách nó là tự-giải thoát, đó là trạng thái tự nhiên của tâm. Bất cứ cái gì sanh khởi (trong tâm), hãy đối xử với nó mà không quá chú ý, bấy giờ tâm ở yên trong sự tự nhiên của tánh giác bổn nhiên và sự tự trọn vẹn hiện thành một cách tự nhiên. Vào lúc đó, không có ảnh hưởng của vướng mắc vào lấy hay bỏ, hãy an trụ trong trạng thái của tánh giác bổn nhiên bất biến, trí huệ bổn nguyên giải thoát tức thời, là sự hợp nhất của lạc, sáng tỏvô niệm. Khi không nắm bắt tâm hiện tại với những khẳng định “cái này là cái này”, bản thân tỉnh giác nội tại trở thành tự-giải thoát, và đồng thời nó tan biến. Khi tỉnh giác nội tại tan biến, hãy ở yên trong trạng thái không có những đặt tên gán ghép và những ô nhiễm cho đến khi sự tỉnh giác nội tại kế tiếp khởi sanh. Khi nó khởi sanh trở lại chớ có kéo dài sự tỉnh giác nội tại vô tri mà hãy ở yên trong nó một cách tự do, hộ trì nó một cách rỗng rang, và để cho nó vận hành mà không bám níu vào nó. Giống như lấy những vật từ một bình không đáy, hãy gặt hái kinh nghiệm trong cái tỉnh giác nội tại, nó là trong suốt, tức thời, tự-giải thoát, không ngăn ngại và không có tiêu điểm đối tượng nào của cái “cái này là cái này”. Tóm tắt, khi cái thấy và thiền định của sự giải thoát-ngay khi-khởi sanh xảy ra (theo cách) tự-khởi sanh và vỡ toang từ chiều sâu, cả hai thứ đối tượng để đoạn trừ và những đối trị được giải thoát qua sự tự-tan biến. Bấy giờ, vì tất cả hiện tượng hiện hữu khởi lên như là bản tánh tối hậu, sự thiền định không có cách hở, ngừng nghỉ. Khi tánh giác bổn nhiên và tánh không tự-giải thoát không có nắm bắt, những nhiễm ô được tịnh hóa như là trí huệ bổn nguyên. Khi những đức hạnh hiện diện như là sự toàn thiện tự nhiên, người ta siêu vượt những cố gắng và những thành tựu. Khi tất cả khởi lên như là bản tánh, nó là sự chứng đắc bản tánh tối hậu, thanh tịnh khỏi mọi lỗi lầm và che chướng. Bởi thế, tất cả những tư tưởng và nhớ nghĩ bình thường hiện tạitrạng thái tự tánh của Thân Tối Hậu. Đại Đạo Sư (Padmasambhava) nói :

Trong tâm thoát khỏi những ý niệm :
Hãy ở yên trong tánh bình đẳng không có thiền định.
Dù (con) thiền định, hãy ở yên tự nhiên không có bác bỏ.
Hãy ở yên trong cái khoảnh khắc không có dao động,
Dù (con) dao động, hãy ở yên tự do không bác bỏ.
Hãy ở yên trong đình chỉ, không có quan sát.
Dù (con) quan sát, hãy ở yên trống trơn không có bác bỏ.
Hãy ở yên trong bản năng nguyên sơ, không có phóng chiếu.
Dù (con) phóng chiếu, hãy ở yên “tại đây” không có bác bỏ.
Hãy ở yên trong rạch ròi không có rút lui.
Dù (con) rút lui, hãy ở yên rõ ràng trong sáng không có bác bỏ.
Hãy ở yên trong rỗng rang không có những nỗ lực.
Dù (con) nỗ lực, hãy ở yên kềm giữ không có bác bỏ.
Hãy ở yên trong sáng sủa không có những sửa sang chỉnh trị.
Dù (con) sửa sang chỉnh trị, hãy ở yên một cách thanh tịnh không có bác bỏ.
Hãy ở yên trong không cố gắng không có chỗ được.
Dù (con) được, hãy ở yên tự nhiên không có bác bỏ.
Hãy ở yên trong tánh tự nhiên không có từ chối.
Dù (con) từ chối, hãy ở yên cái không sanh mà không có bác bỏ.
Hãy ở yên trong cảnh giác không có giới hạn.
Dù (con) bị giới hạn, hãy ở yên tự nhiên không có bác bỏ
Hãy ở yên trong buông xả không có những cố gắng.
Dù (con) cố gắng, hãy ở yên tự nhiên không có bác bỏ,
Hãy ở yên trong không có-căn cứ mà không có tham thiền.
Dù (con) tham thiền, hãy ở yên tự nhiên không có bác bỏ.

Tâm hiện tại được giải phóng tự do vào trạng thái của tánh tự nhiên, sự toàn thiện tự nhiên không sửa sang chỉnh trị của bất cứ cái gì sanh khởi, không có sự bám luyến đối với những hiện tượng bên ngoài và bên trong. (Trong tâm hiện tại), vì không có những tư tưởng từ chối hay chấp nhận, trạng thái của bất nhị của tâm tồn tại không dừng dứt. Vì không có những tư tưởng thô, tâm lang thang hoang dã được giải thoát khỏi những tư tưởng của cõi dục. Vì những tư tưởng phóng chiếu sanh khởi trong tánh tự nhiên, tâm siêu vượt khỏi mọi trệch hướng về những cõi sắc và vô sắc. Không có sự nắm bắt như là “cái này”, an định được thành tựu tự nhiên. Vì tánh tự nhiên (của tâm) hiện khởi một cách tự phát, quán chiếu được thành tựu tự nhiên. Vì không có phóng chiếu và trụ định tách lìa, sự hợp nhất của chúng được thành tựu tự nhiên. Vì nó được giải thoát trong bản thân trạng thái tức thời khoảnh khắc (hay một cách tức thời trong trạng thái của chính nó), trí huệ được thành tựu một cách tự nhiên. Vì không có trụ, định được thành tựu một cách tự nhiên. Vì không có sự nắm hiểu cái giải thoát-ngay trên-sanh khởi, trí huệ bổn nguyên được thành tựu một cách tự nhiên. Vì mọi lỗi lầm đều hiện diện qua việc nắm bắt, chúng được giải thoát trong tự do khỏi sự nắm bắt và những chướng ngại. Vì tất cả đức hạnh khởi lên trong trí huệ tánh giác, chúng tiến bộ không ngừng. Đó là tâm được hoàn thiện trong tánh tự nhiên của chính nó, và đó là sự đạt được thành tựu tối thượng về Đại Ấn (Mahamudra), ngay trong đời này.

Hãy ở yên trong tánh giác không do tạo tác, tự nhiên và không ngăn ngại,
Trạng thái của bất cứ cái gì sanh khởi, qua cái tự-sanh khởi vĩ đại (sự chứng ngộ)
Vị vua không có chỗ nương dựa toại nguyện với sự không có những nắm bắt.
đạt được Thân Tối Hậu vô sanh, trạng thái thường trụ.

(iii) Kết luận.

(a) NHỮNG THỰC TẬP THIỀN ĐỊNH

Trong những thời kỳ xuất thiền định – lúc tu hành tham thiền thực sự, tánh tự nhiên của tâm hiện tại của bất cứ cái gì sanh khởi – hãy tu hành một cách rõ ràng sức mạnh của những thực tập (thấy rằng) tất cả những hình tướng bên ngoài và tỉnh giác bên trong, cũng như những kinh nghiệm tu tập, đều không hiện hữu ngay từ điểm sanh khởi của chúng, như một giấc mộng, huyễn thuật, ảo ảnh, mặt trăng trong nước, và sự xuất hiện không thực. Những thực tập này giải thoát sự luyến bám vào mọi hiện hữu cho là thật có. Dù trong giấc ngủ, người ta an trụ trong Pháp thân, sự dứt bặt mọi nắm bắt, tìm hiểu.

(b) XUA TAN NHỮNG CHE ÁM, NHƯ LÀ BỆNH TẬT VÀ 
NHỮNG TÁC ĐỘNG GÂY HẠI

Bệnh tật và những tác động gây hại là những biểu lộ của những tư tưởng, nếu được khảo sát, chắc chắn rằng chúng không hiện hữu ở đâu cả, bên ngoài, bên trong hay chặng giữa. Thế nên với một thái độ vui vẻ bởi vì nhờ (cơ hội) chuyển những chướng ngại che ám thành phương tiện thực hành trên con đường của cái không sanh, hãy thiền định (bằng cách suy nghĩquán tưởng) : về sự xuyên thấu vào và làm nhẹ những đau đớn của bệnh, và về sức mạnh của những thực tập lòng bi và của sự thấu hiểu sự không hiện hữu trong chính thật tánh của những chướng ngại gây hại. Chắc chắn sẽ làm bình lặng chúng.

(c) TIẾN BỘ TRONG NHỮNG THỰC TẬP

Nếu sự tu hành đức hạnh trở nên chậm chạp, hay nếu khôngtiến bộ, hãy mạnh mẽ cầu nguyện đến Guru, phát sinh sự vượt lên khỏi và ghê sợ (sanh tử) trong tâm, hãy tích tập công đức bằng những lễ tiệc cúng dường (Tshog) và thiền định về từ, bi và Bồ đề tâm. Hãy đi đến một nơi hoàn toàn hoang vắng như một nghĩa địa, một thung lũng, hay những đỉnh núi. Hãy quán tưởng Guru trên đỉnh đầu, và chạy, nhảy (vòng quanh một cách tự nhiên), kêu to những lời nói (bất cứ lời nào xảy đến), và phóng chiếu trong tâm thức những kinh nghiệm sướng khổ và lấy bỏ. Rồi kết hợp những kinh nghiệm ấy một cách tự nhiên với sự tự-giải thoát tức thời. Tu hành như thế nhiều ngày làm sản sinh ra nhiều chứng ngộ phi thường khác nhau. Đây là những điểm rất cốt yếu của sự tu hành.

Một hành giả đã có được những kinh nghiệm như vậy đạt được xác tín tự tin không sợ chếtgiải thoát người nắm bắt và cái được nắm bắt trong trạng thái tự nhiên của chúng. Nó chứng ngộ một cách trực tiếp những thành tựu chung và không chung ngay trong đời này. Đây là một cô đọng ngắn vì giải thích sự tu hành này trong chi tiết thì không cùng. Những giáo lý cho sự đạt giải thoát ngay trong đời này đã trọn vẹn.

Chỉ dạy về Sáng Tỏ, Căn cứ Sanh Khởi của Trạng Thái Trung Ấm

Nhờ những kinh nghiệm trong những điểm cốt yếu về giải thoát tức thời của sanh và chết (qua thiền định) trong quá khứ, cũng như vào lúc trạng thái giấc mộng trung ấm (rMi-Lam Bar-do), trạng thái tự nhiên của giải thoát bổn nguyên, vốn thoát khỏi những nắm bắt, hiện khởi. Vào lúc chết, do làm tan biến (hay chuyển di sự tập chú của năng lực của) đất (nguyên tố của thân) vào nước, thiền giả mất đi năng lực thể xác, do làm tan biến nước vào trong lửa, thủy đại khô đi, bằng cách làm tan biến lửa vào trong không khí, hơi nóng rút khỏi những chu vi bên ngoài, và bằng cách làm tan biến không khí vào trong thức, thiền giả ngừng thở. Bằng cách làm tan biến (hay chuyển di sự tập chú năng lực của) hình sắc vào trong âm thanh, nó sẽ không thấy những hình sắc bằng mắt mình, bằng cách làm tan biến âm thanh vào hương nó sẽ không nghe âm thanh nào nữa, bằng cách làm tan biến hương vào vị nó sẽ không cảm thấy hương với mũi, bằng cách làm tan biến vị vào trong xúc nó sẽ không cảm thấy vị với lưỡi, bằng cách làm tan biến xúc vào những hiện tượng nó sẽ không cảm thấy xúc chạm, và bằng cách làm tan biến những hiện tượng vào tâm thì những tư tưởng thô chủ thể và đối tượng ngừng dứt. Điều này tương tự với trở nên vô ý thức. Đó là sự hòa tan của tám thức vào nền tảng phổ quát. Ngay vào thời điểm tham thiền trong định, người ta giải thoát mình như là những thành phần của năm gia đình (bộ) Phật và đạt đến trạng thái bổn nguyên. Nó là trạng thái có đầy đủ năm gia đình Phật và sự toàn thiện.

Ngay vào lúc tham thiền một cách tự nhiên và không có điểm tựa vào ánh sáng xanh như là Trí Huệ Bổn Nguyên của cảnh giới Tối Hậu, người ấy giải thoát tự-tỉnh giác của nó như là thân của Phật Vairocana (Tỳ Lô Giá Na). Cũng thế, sự tham thiền về ánh sáng trắng như là Trí Huệ Bổn Nguyên Giống Như Tấm Gương giải thoát nó như là Aksobhya (A Súc), ánh sáng vàng như là Trí Huệ Bổn Nguyên Bình Đẳng giải thoát nó như là Ratmasambhava (Bảo Sanh), ánh sáng đỏ như là Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt giải thoát nó như là Amitabha (A Di Đà), và ánh sáng lục nhưTrí Huệ Bổn Nguyên của sự Thành Tựu giải thoát nó như là Phật Amoghasddhi (Bất Không Thành Tựu). Rồi qua thân biểu lộ người ấy phụng sự chúng sanh. Đây là sự đạt được giác ngộ hoàn toàn tại nền tảng bổn nguyên. Đây là (phương pháp của) sự giải thoát tức thời bằng cách hợp nhất (trí huệ bổn nguyên) với sự sáng tỏ (hiểu là tịnh quang – bản dịch Việt) của trạng thái trung ấm khi nhận biết trí huệ bổn nguyên của lạc, sáng tỏvô niệm tự nhiên hiện diện và không phải tìm kiếm, nó tự nhiên khởi lên và tự nhiên được nhận biết khi người ta đã có những kinh nghiệm trong điểm cốt yếu tự-giải thoát tức thời này trong quá khứ. Vì tinh túy của tánh giác bổn nhiên là Tánh Không, nó không trụ ở đâu cả. Vì bản tánh của tánh giác bổn nhiên là sáng tỏ, căn cứ khởi lên là không ngừng. Vì tính cách của tánh giác bổn nhiên là sai khác, nó hiện diện trong trạng thái tất cả-đồng khởi, tự do khỏi những phân biệt. Những cái này (được gọi là) ba tính chất phú bẩm (của tánh giác bổn nhiên). Bấy giờ bốn thị kiến riêng biệt của sự tan biến của bốn đại xuất hiện và chúng là bốn tính chất phú bẩm. Bấy giờ người ta đã đạt giải thoát như năm thân (của năm gia đình Phật) bằng cách chứng ngộ sự sáng tỏ như là những trí huệ bổn nguyên. Chúng là năm tính chất phú bẩm (của tánh giác bổn nhiên). Bấy giờ người ta làm lợi lạc cho chúng sanh qua những biểu lộ. Nó là sự phú bẩm của hoàn thiện toàn triệt. Bấy giờ bằng cách làm tan biến Báo Thân vào Thân Tối Hậubảo đảm trạng thái bất biến của bản tánh tối hậu, người ta ở trong sự hoàn thiện đại bình đẳng. Nó là sự phú bẩm của đại hoàn thiện toàn triệt. Đó là giáo huấn về sự giải thoát trong trạng thái trung ấm cho những hành giả (trí năng) bình thường.

Những Giáo Huấn Phụ Thêm về sự Tiếp Tục Tiến Trình Nghiệp trong Trạng Thái Trung Ấm của Hiện Hữu (Srid-Pa Bardo)

Nếu người ta không thể nhận ra hay duy trì sự sáng tỏ vào lúc chết, bấy giờ người ta sẽ lấy một thân (vi tế hay) thân bằng thức, thân ấy xuất hiện trong nửa đầu của thời kỳ đời sống trong trạng thái trung ấm trong hình dạng của lần sanh trước và nửa sau trong hình dạng của lần sanh tới. Thân này có đủ mọi khả năng giác quan, và nó đi đến bất kỳ nơi đâu (trong sanh tử) bằng ý nghĩ do bởi nghiệp lực của nó. Người có thân đó đi qua không ngăn ngại tất cả mọi sự vật chỉ trừ bụng người mẹ của nó và tòa Kim Cương (Trạng Thái Giác Ngộ). Nó trải qua nhiều kinh nghiệm hạnh phúc và khổ đau như những hình tướng xuất hiện trong một giấc mộng. Sự kéo dài của sự việc này là không xác định. Một số người tái

sanh nhanh hơn trong khi những người khác phải ở trong 49 ngày. Khi họ biết rằng họ đã chết, họ kinh nghiệm sự buồn rầu. Vào thời gian đó, nếu họ nhớ lại những giáo huấn đã nhận được trước kia và tu hành sự không nắm bắt vĩ đại những hình tướng và tâm, và nếu họ cầu nguyện Guru, bấy giờ có những người tu hành trong số họ đạt được giải thoát. Trong tình hình này, cũng rất quan trọng là tâm cần nhớ nghĩ đến các cõi tịnh độ, thấu hiểu rằng những tri giác trong trạng thái trung ấmkhông thật, và nhớ lại sự sùng mộ và kính ngưỡng (với các bậc giác ngộ). Có nói (trong kinh điển) rằng những người tu hành như vậy sẽ tái sanh trong những cõi tịnh độ và đạt giác ngộ ở đó.

Cách tốt nhất (tu hành chuyển trạng thái trung ấm thành phương tiện cho những chứng đắc cao hơn) là sự thấu hiểu rằng những hiện tượng là không thực sự hiện hữu. Cách tốt thứ hai là tri giác những hình tướng như là giai đoạn phát triển, giai đoạn thành tựu, và những tịnh độ giống như một huyễn thuật. Cách tốt ít nhấttu hành niêm kín những cánh cổng của những tử cung của các cõi thấp. Để đóng kín những cánh cửa của tái sanh người ta cần nhận biết những hình ảnh tượng trưng của chúng. Cánh cửa tái sanh của cõi thiên xuất hiện như một khu vườn hay một lâu đài, của cõi bán thiên như một bánh xe ánh sáng, của cõi người như một cái nhà, hoặc là một nhà để vui chơi hay đầy người, của cõi thú như một cái hang hay một túp lều, của cõi quỷ đói như một khe núi khô, một cái hang hay một chỗ dơ bẩn, và của cõi địa ngục như bóng tối và một cơn mưa giông và v.v…. Vào lúc đó, chớ bị hấp dẫn bởi bất kỳ cánh cửa tái sanh nào như vậy. Hãy tri giác một cánh cửa tái sanh đặc biệt, hoặc của cõi trời hay cõi người, như là một lâu đài cõi trời và trong đó quán tưởng một chữ “HUM” rồi đưa thức đi vào chữ. Nghĩ rằng “Ta sẽ gặp Pháp và đạt thành tựu tối thượng trong đời tới”, hãy quán tưởng mình là vị thần bổn tôn. Bằng phương pháp này người ta tái sanh trong một đời sống quý báu của con người hay của chư thiên, có những phẩm tính tự dothuận lợi, người ta gặp những bạn thánh hạnh, như là những vị thầy tâm linh và đạt sự thành tựu tối thượng trong đời đó. Giáo huấn về trạng thái trung ấm đã trọn vẹn.

Những Giáo huấn về Kết Quả, sự Toàn Thiện

Dù người ta đạt giải thoát trong đời này, trong trạng thái trung ấm hay trong đời tới, kết quả nhất địnhPhật quả không gì sánh. Bằng cách làm cho tâm mình trở nên hoàn toàn thanh tịnh bởi được tự giải thoát, và bằng cách chứng ngộ nghĩa của sự sáng tỏ (tịnh quang) một cách trực tiếp, người ta sẽ bảo đảm sự an trụ trong trạng thái của Thân Tối Hậu vô nhiễm. Vào lúc đó, như mặt trờimặt trăng mọc lên trong bầu trời, từ trong trạng thái của Thân Tối Hậu Báo thân xuất hiện cùng với năm điều chắc thực và phụng sự chúng sanh ở trong mười địa. Qua nhiều hình thức khác nhau của Hóa thân, người ta hoàn thành những lợi lạc của nhiều chúng sanh một cách tự nhiên. Đặc biệt, (a) nếu người ta chứng ngộ những tự-xuất hiện của trạng thái trung ấm là sự sáng tỏ của nền tảng, người ta bảo đảm trạng thái của Thân Tối Hậu. Bấy giờ, từ trạng thái đó, những lợi lạc cho chúng sanh xảy ra qua những Báo thân và những Hóa thân. (b) Nếu người ta chứng ngộ những tự-xuất hiện như là những xuất hiện của trí huệ bổn nguyên có năm khía cạnh, người ta bảo đảm trạng thái của Báo thânđáp ứng lợi ích của chúng sanh bằng những Hóa thân. Và rồi những Hóa thân tan biến vào trong những Báo thân, chúng lại tan biến vào trong Thân Tối Hậu, và ở đó người ta ở trong nền tảng bổn nguyên. Rồi lại từ trạng thái bổn nguyên này, người ta phụng sự chúng sanh qua những xuất hiện của hai Sắc thân. (c) Nếu người ta chứng ngộ tự-xuất hiện như là những thân thanh tịnhcõi Phật thanh tịnh của những Hóa thân, người ta bảo đảm trạng thái của Hóa thân và những xuất hiện của những Báo thânHóa thân tan biến vào trong Thân Tối Hậu, và từ nó người ta hoàn thành những lợi lạc của chúng sanh (qua hai sắc thân).

Trong chính tỉnh giác bổn nhiên hiện tại này, cả sanh tửniết bàn được thành tựu. Thế nên, nếu người ta không thể chứng ngộ nó, nhiều loại hạnh phúcđau khổ khác nhau khởi sanh trong những hình tướng xuất hiện như mộng của sanh tử trong giấc ngủ vô minh, và người ta lang thang trong ba cõi và sáu loại chúng sanh. Nếu người ta có được những kinh nghiệm của chứng ngộ, thì những thị kiến của niết bàn như mộng xuất hiện như những cõi tịnh độ khác nhau của Báo thân và họ phụng sự chúng sanh trong những giấc mộng. Bất cứ màu sắc nào xuất hiện, ngay khoảnh khắc xuất hiện của chúng, (bằng cách nhận biết rằng chúng) không hiện hữu trong thực tế, chúng biến mất như những giấc mộng biến mất khi người ta tỉnh dậy và rồi chúng trở thành một vị trong Thân Tối Hậu, thoát khỏi mọi tạo tác, như những hình tướng xuất hiện của ban ngày.

Thế nên, nếu người ta không chứng ngộ tánh Không, tinh túy của tỉnh giác bổn nguyên hiện tiền, bấy giờ vì vô minh, người ta trở nên mê lầm vào tâm và cõi vô sắc. Những cái này thuộc về bản tánh vô niệm. (Cũng thế, nếu người ta không chứng ngộ) sự sáng tỏ (quang minh), bản tánh (của tỉnh giác bổn nhiên hiện tiền), bấy giờ bởi vì sân giận người ta trở nên mê lầm vào trong ngữ và cõi sắc. Những cái này thuộc về bản tánh sáng tỏ. Nếu người ta không chứng ngộ những đặc thù đa dạng, tính cách (của tỉnh giác bổn nhiên hiện tiền), bởi vì tham người ta trở nên mê lầm vào thân thể và cõi dục. Những cái này thuộc về bản tánh lạc.

Kết quả là, từ những hành động bất thiện người ta sẽ chịu khổ trong những cõi địa ngục, từ những hành động thiện nhiễm ô không liên hệ với những tham thiền (người ta sẽ chịu khổ) trong sự lưu lạc của người và chư thiên, từ sự sáng tỏ của tham thiền người ta sẽ chịu khổ trong những cõi sắc và từ việc ở yên trong những tham thiền vững chắc (người ta sẽ chịu khổ) trong cõi vô sắc.

Khi người ta thấy và chứng ngộ tánh giác hiện tiền, bấy giờ tinh túy tánh Không của nó là Thân Tối Hậu thoát khỏi những tạo tác, bản tánh sáng tỏ của nó là Báo thân với năm điều chắc thật và tính cách của nó, xuất hiện trong nhiều hình thức khác nhau, là Hóa thân xuất hiện một cách thích ứng để thành tựu lợi lạc của chúng sanh một cách tự nhiên. Thân Tối Hậu là sự tự do khỏi mọi tạo tác, như hư không, và từ trạng thái đó xuất hiện “cõi Phật không gì sánh” của Báo thân, với những đạo sư của chư Phật An Bình và Hung Nộ của Báo thân trang nghiêm bằng những tướng chánh và tướng phụ. Những vị đạo sư ấy làm hài lòng vô tận chư Phật tự-xuất hiện và chư Bồ tát thập địa với những giáo lý Đại thừa cho đến khi sanh tử trống trơn. Từ trạng thái ấy (Báo thân), qua vô số Hóa thân của thân, ngữ, tâm bất tận với (hai) trí huệ thấu biết chân lý tuyệt đối và những đa thù quy ước, người ta thực hiện những hành động giác ngộ cho chúng sanh trong tất cả sáu loại khắp mười phương, phù hợp với những tri giác khác biệt của họ. Đây là lòng đại bi của vô lượng hành động giác ngộ.

Trong phương diện của biểu lộ trí huệ bổn nguyên của chư Phật có hai phạm trù : năm cái vĩ đại của Báo thân, chúng là tinh túy xuất hiện bên trong ; và hai cái vĩ đại của Hóa thân, chúng là những hình thức xuất hiện bên ngoài. Năm trí huệ bổn nguyên bên trong là : những trí huệ bổn nguyên của cảnh giới tối hậu, như tấm gương, bình đẳng, phân biệtthành tựu. Hai trí huệ bổn nguyên bên ngoài là : trí huệ bổn nguyên biết mọi chi tiết của những hiện tượng quy ước một cách riêng biệt không lầm lẫn chúng, và trí huệ bổn nguyên biết bản tánh tối hậu một vị như nó là. Sự giải thích những giai đoạn hiện khởi của kết quả, sự hoàn thiện của con đường, đã trọn vẹn.

Con đường tuyệt hảo và cỗ xe vĩ đại của chúng sanh phước đức :
Trí Huệ Bổn Nguyên vốn sẵn đủ bất nhị tự giải thoát
Là tâm tự-giải thoát, hiện tại khoảnh khắc.
giải thoát đồng thời ngay-khi-khởi sanh và giải thoát tự nhiên không trước hơn hay sau hơn.
Nó không ô nhiễm do bị nắm bắt và không dơ bẩn bởi người nắm bắt.
Nó là sự khởi sanh của tất cả những nhiễm ô phiền não như là chính trí huệ bổn nguyên.
Vì (giáo lý này) được trao truyền cho tôi nhờ hồng ân của Guru,
Cho những người học đạo tương lai, tôi đã gom chúng lại như những giáo huấn viết ra.
Người muốn giải thoát khỏi cuộc sanh tử này cần nương dựa vào đây.
Bất luận thế nào, người nào tạo ra từ chối và chấp nhận
Không có cơ hội tốt cho những giáo lý bất nhị,
Trên con đường này, vì tất cả kinh nghiệm chính là trí huệ đích thật,
Người ta đạt được trạng thái vĩnh cửu của Thân Tối Hậu, cái toàn thiện tại ngay nền tảng.
Hỡi các bạn ! Trong tòa lâu đài tinh chất này thoát khỏi những cực biên,
Hãy sở hữu sự giàu sang của Tâm Tối Hậu.
Chắc chắn rằng người ta sẽ đạt được kết quả đại phúc lạc trong chỉ đời này.
Và sau đó, những lợi lạc của những người khác sẽ được thành tựu tự nhiên.
Cuộc đời chúng ta đổi thay như những đám mây,
Thân thể thì không có tự tánh như bọt nổi.
Khó nghe được những giáo lý và càng khó hơn là thực hành điều người ta đã nghe.
Thế nên hãy nhanh chóng phát sanh năng lực tinh tấn.
Do làm chín những quả và hoa của những nỗ lực đức hạnh đúng thời,
Nguyện tất cả chúng sanh đạt được trạng thái của Phật.
Ở Kangri Thodkar (Núi Tuyết Đỉnh Trắng), thành Ogyen (Oddiyana, tức Pamasambhava),
Bản văn này được viết bởi Trimed Odzer (Ánh Sáng Rực Rỡ Vô Nhiễm, tức Longchen Rabjam).
Do những công đức, nguyện cả ba cõi không sót một ai
Đều thành tựu trạng thái của Trọn Hảo (tức là Phổ Hiền).

Giáo huấn nghĩa tinh yếu của con đường của những giai đoạn của Tâm Giải Thoát Tự Nhiên của Đại Toàn Thiện, được viết ra bởi Longchen Rabjam (Pháp Giới Bao La Vô Tận), đã trọn vẹn.

Mệnh Lệnh giao Phó Giáo Lý vì sự Quan Trọng của Nó

giáo lý này là một tinh chất của những giáo huấn bí mật nhất, nếu nó được dạy cho hơn ba người phước đức, điều đó sẽ đem lại những trừng phạt của những Dakini. Thế nên hãy giữ nó một cách nghiêm nhặt (bí mật). Hỡi hộ pháp vinh quang Legden Nagpo, hộ pháp nữ cho những tantra Ekajati và Rahula, hiền triết của (đẳng cấp) Za, xin hãy bảo vệ giáo lý này một cách nghiêm nhặt. Nguyện nó được là đức hạnh !

  1. Sự Tu Hành và những Chứng đắc
    Năm Con đường của Đại Thừa

Trong những giáo lý Kinh (công truyền) của Đại thừa, những cấp độ chứng đắc tâm linh trong tiến trình tu hành được chia thành mười giai đoạn (mười địa) và năm con đường. Trong những kinh Mười Địa và Năm Con Đường với Ba Mươi Bảy Phương Diện của Giác ngộ (Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo) được bàn luận chi tiết và cơ cấu ấy là căn cứ chung cho giáo lý tantra và cho Đại Toàn Thiện. Trong Shingta Chenpo, Longchen Rabjam tóm tắt sự tu hành “ba mươi bảy phương diện của giác ngộ” để hoàn thiện năm con đường.

CON ĐƯỜNG TÍCH TẬP (Tshogs-Lam)

Sự tham thiền về những chứng ngộ, chẳng hạn, của nghe, suy nghĩthiền định với những đức hạnh của chúng, bắt đầu từ sự khai triển Bồ đề tâm trong Đại thừa, cho đến sự khai triển của hơi nóng (nỗn địa của con đường áp dụng) trong tâm người ta, dẫn đến hòn đảo của giải thoátcon đường tích tập (tư lương vị).

Nguyên nhân : Sự đánh thức của dòng (Rigs), nó là căn cứ cho sự phát triển Bồ đề tâm.
Kết quả : Bốn con đường tiếp theo.
Ngữ nguyên : Con đường của những tích tập, vì nó chủ yếu tích tập sự nghe (nghiên cứu), suy gẫm và những công đức.
Phân chia : Có ba :

Nhỏ (Chi Phần của Con Đường Tích Tập)

Trong sự thực hành này người ta thiền định về tỉnh giác có bốn phần (Bốn niệm xứ) trong cả thiền định và sau thiền định. Đó là những tham thiền về : (i) (Thấy) những thân thể của mình và những người khác như hư không trong thời gian thiền định. Trong thời gian sau thiền định thấy thân như huyễn thuật. Người ta cũng thiền định về sự dơ bẩn của thân như là cái đối trị với tham ái. (ii) (Thấy) cảm thọ mà không có những quan niệm trong thời thiền định, và trong thời sau thiền định là như bóng cây trong nước. Người ta cũng thiền định về thấy chúng chỉ là khổ đau. (iii) (Thấy) tâm là vô sanh (trong thời thiền định) và vô thường (trong thời gian sau thiền định). (iv) (Thấy) rằng những hiện tượng chỉ là giả danh (trong thời thiền định) và chúng chỉ là huyễn (trong thời sau thiền định).

Vừa (Chi Phần của Con Đường Tích Tập)

Nó là sự thiền định về bốn sự tịnh hóa toàn hảo (bốn chánh cần), chúng là mức độ cao nhất của những kinh nghiệm tiến bộ hoàn thành qua những tham thiền ở trước. Chúng là (i) không phát sanh các pháp ác chưa sanh, (ii) đoạn tận các cái ác đã sanh, (iii) phát sanh các pháp thiện chưa sanh, và (iv) làm phát triển các pháp thiện đã sanh trong chính mình qua bốn phương tiện : Ngưỡng mộ, nỗ lực, những cố gắng và siêng năng.

Lớn (Chi Phần của Con Đường Tích Tập)

Nó là sự tham thiền về bốn bước thần diệu (bốn như ý túc) : (i) ngưỡng mộ, (ii) nghiên tầm, (iii) tập trung, và (iv) chánh niệm.

Thiền định : Trong khi tu hành Con Đường Tích Tập, với ý định hoàn thành giác ngộ, người ta có những cố gắng trong kỷ luật để niêm kín những cánh cửa của những khả năng giác quan, ăn đạm bạc, và không ngủ trong phần đầu và phần sau của đêm. Thiền giả hoan hỷ bởi vì chánh niệm trong những cố gắng chấp nhậntừ bỏ. Nó tiến lên trên con đường dẫn đến Con Đường Áp Dụng mà không có những hối tiếc nhưng với niềm tin, lòng tin và ngưỡng mộ…. với tất cả những đức hạnh khác là nguyên nhân của giải thoát. Nó hiến mình cho học hỏi, suy nghĩthiền định.

Thời gian : Chi phần Nhỏ của Con Đường Tích Tập là sự bắt đầu của ba vô số kiếp tu hành (trên con đường giác ngộ). Vào lúc thực hành tỉnh giác bốn phần, thời gian đạt đến Con Đường Áp Dụng là không xác định chắc chắn. Vào lúc thực hành bốn chánh cần, chắc chắn rằng sự đạt đến Con Đường Áp Dụng sẽ xảy ra trong đời kế tiếp. Vào lúc tu hành bốn bước thần diệu, chắc chắn người ta sẽ đạt đến Con Đường Áp Dụng ngay trong đời này.

Đối trị : Trong Con Đường Tích Tập, người ta thực hành cái đối trị là sự tấn công những ô nhiễm bằng cách thấy những yếu tố hợp tạo là lỗi lầm, khuyết điểm.

Đoạn trừ : Người ta từ bỏ tất cả những tham luyến trực tiếp bằng cách thấy những hiện tượng bị nhiễm ôlỗi lầm, khuyết điểm.

Thấu hiểu : Người ta thấu hiểu một cách tổng quát hai vô ngã chủ yếu bằng sự học hỏisuy nghĩ và trong một số trường hợp bằng thiền định.

Đức hạnh : Người ta đạt được những đức hạnh các “nhãn” và các thông và v.v….

Thiền định : Người ta thiền định về những tu hành sau đây : tự chế phục trong tập trung vào việc đi vào và rút khỏi những hoạt động thân và ngữ (thích hợp và không thích hợp) ; trí huệ của những sự học hỏi, suy nghĩthiền định về những lời nói và những ý nghĩa của kinh điển và những nhớ nghĩ đến Tam Bảo. Người ta thiền định về bốn Pháp Ấn, thấy rằng mọi hợp tạo đều vô thường, mọi sự có khuyết điểm là khổ, tất cả những hiện tượng là Không và tất cả chúng sanhvô ngã. Hãy thiền định về năm công đức giải thoát : xác tín, chuyên cần, nhớ nghĩ, tham thiềntrí huệ (ngũ căn), chúng còn chưa được khai triển trong hình thức năm khả năng (ngũ căn). Người ta tham thiền về những giới luật, sự bố thí và những nhớ nghĩ về cuộc đời người đáng quý, cái chết, sự sanh ra, hơi thở vào và hơi thở ra.

Những hoạt động : Khi làm việc người ta thiền định về (chín) điều bất tịnh và tám quan niệm của những bậc đại nhân. Người ta thiền định về chúng, bắt đầu với quy y và khai phát Bồ đề tâmhồi hướng những công đức. Những thiền định về chín điều bất tịnh là thấy thân thể mình và của những người khác thối rữa, dòi bọ ăn, tím ngắt, xanh xám, đen thui, phân rã, bị thiêu đốt, và hư thối. Như (đối trị) với tham dục người ta thiền định về sự dơ bẩn, với sân hậnthiền định về lòng từ và với si (vô minh) là về duyên sanh.

Chín quan niệm của những bậc đại nhân : Trong Nyi-Khri gZhung-Grel nói :

Chúng là những tư tưởng (1) Khi nào tôi xua tan được khổ đau của chúng sanh ? (2) Khi nào tôi dẫn dắt được người ta đang trong sự hiểm nguy của nghèo khó đến giàu có lớn lao ? (3) Khi nào tôi đáp ứng được những nhu cầu của chúng sanh với thân thể bằng thịt và máu của tôi ? (4) Khi nào tôi làm lợi lạc cho chúng sanh bằng cách sống lâu dài trong địa ngục ? (5) Khi nào tôi thỏa mãn được những mong ước của chúng sanh bằng những phồn vinh lớn lao của thế giới và sự vượt khỏi thế giới ? (6) Khi nào tôi trở thành một vị Phật và nhổ sạch gốc những khổ đau của chúng sanh ? (7) Khi nào tôi không bao giờ có những tái sanh không làm lợi lạc cho chúng sanh mà biết phân tích vị của chân lý tuyệt đối, không nói lời lơ là với lợi lạc của chúng sanh, có đời sống, thân thể, trí năng, sung túc hay oai nghi làm lợi cho những người khác và không thiết tha làm hại những người khác ? (8) Khi nào tôi chịu kinh nghiệm những kết quả của những hành vi bất thiện của những người khác và cho những người khác kinh nghiệm những kết quả của những hành vi thiện của tôi ?

CON ĐƯỜNG ÁP DỤNG [NỖ LỰC] (sByor-Lam)

Căn cứ : Những giai đoạn chót của chi phần lớn của Con Đường Tích Tập được phát sanh trong chúng sanh của sáu cõi. Trong kinh có nói rằng (Con Đường Áp Dụng hay Nỗ Lực) được phát sanh trong nhiều chúng sanh chư thiên, rồng (long) và bán thiên.

Căn cứ để thực hiện : Đó là tâm của những cõi dục hay của sáu giai đoạn định.

Nguyên nhân : Nó là giai đoạn cuối cùng của cấp độ lớn của Con Đường Tích Tập.

Tinh túy : Nó là trí huệ thế gian phát sanh bởi thiền định.
Phân chia : Có bốn : hơi nóng (nỗn địa), đỉnh cao (đỉnh địa), nhẫn chịu (nhẫn địa) và chứng ngộ tối thượng thuộc thế gian (thế đế đệ nhất địa).

Thiền định : Trong “hơi nóng” và “đỉnh cao” người ta thực hành năm khả năng (ngũ căn) : niềm tin, chuyên cần, tỉnh giác, tham thiềntrí huệ. Chúng được gọi là những khả năng vì chúng trực tiếp làm mạnh sự phát sanh giác ngộ…. Trong “nhẫn chịu” và chứng ngộ tối thượng thuộc thế gian người ta thực hành năm lực : niềm tin, chuyên cần, tỉnh giác, tham thiềntrí huệ.

Trí Huệ Bổn Nguyên : Trong bốn chi phần của Con Đường Áp Dụng có bốn trí huệ bổn nguyên :

(1) Sự đạt được ánh sáng của trí huệ bổn nguyên của “hơi nóng” của Đại thừa là cái đối trị với sự nắm bắt những đối tượng như là thật, bằng cách thấy mọi hiện tượng chỉ là những ánh sáng của tâm, một ánh sáng nhỏ phát sanh do thiền định thuộc thế gian…. Ở đây, ánh sáng nghĩa là sự nhẫn chịu của tập trung thật sự vào Pháp….

(2) Sự tăng trưởng của ánh sáng của trí huệ bổn nguyên của “đỉnh cao” là sự đạt được ánh sáng bình thường phát sanh bởi thiền định thế gian qua những nỗ lực thiền định về vô ngã với mục đích tăng trưởng ánh sáng của bản thân Pháp….

(3) Trí huệ bổn nguyên của việc đi vào một phần trong cái nhẫn tánh Như là cái đối trị cho những phóng dật đối với những hiện tượng bên ngoài (thấy chúng) như là những đối tượng, qua việc đạt được ánh sáng lớn phát sanh do thiền định về sự an trụ trong tâm thuần túy….

(4) Trí huệ bổn nguyên của chứng ngộ tối thượng thuộc thế gian (được thành tựu) “ngay trước” sự đạt đến Con Đường Thấy mà không gián đoạn (bởi bất kỳ chứng đắc nào khác). Trí huệ bổn nguyên này là sự hoàn thành trọn vẹn những thị kiến phát sanh bởi những tham thiền thế gian, vì không có phóng dật do nắm bắt những đối tượng.

Chi phần : Mỗi cái trong bốn phương diện của Con Đường Áp Dụng có ba chi phần, xếp loại như nhỏ, bình thường, và lớn….

Đối trị : Nó là sự từ bỏ những nhiễm ô bằng cách đè nén chúng. Thông thường có bốn loại đối trị : đối trị của tấn công, từ bỏ, căn cứ và sự nhổ gốc, như con đường không đứt đoạn nhổ sạch từ gốc rễ….

Đoạn trừ : Nó giảm thiểu hạt giống và những che chướng trực tiếp, và giải thoát khỏi sự suy tànnghèo khó của chúng sanh bình thường.

Thấu hiểu : Thấu hiểu tổng quát về hai vô ngã qua trí huệ bổn nguyên do những thiền định thế gian phát sanh.

Đức hạnh : Trong Kinh Ratnamegha đề cập đến nhiều đức hạnh như tham thiền, nhớ nghĩ và các thông.

Tối cao hơn Con Đường Tích Tập : Không có sự khác biệt giữa cái này và Con Đường Tích Tập phát sanh do thiền định, nhưng trong cái này trí huệ bổn nguyên của vô niệm thì sáng tỏ hơn và gần với Con Đường Thấy hơn.

CON ĐƯỜNG THẤY (mThong-Lam)

Trí huệ bổn nguyên của Con Đường Thấy (Kiến đạo vị) khởi hiện lúc chấm dứt của sự chứng ngộ tối thượng thuộc thế gian (của Con Đường Áp dụng) và nó xảy ra trong khoảnh khắc thứ mười sáu. Những khoảnh khắc đó là sự nhẫn của hiểu biết về các pháp, sự hiểu biết về các pháp, những nhẫn của hiểu biết theo sau đó, và sự hiểu biết theo sau đó của bốn chân lý : khổ, tập, diệt, đạo….

Căn cứ : Căn cứ hiện khởi của trí huệ bổn nguyên là như nhau trong đại chứng ngộ cao nhất thuộc thế gian (của Con Đường Áp Dụng) và ở nơi bất kỳ chúng sanh nào của sáu cõi.

Căn cứ của tâm : Nó là định thứ tư (tứ thiền).

Nguyên nhân : Sự chứng ngộ cao nhất thuộc thế gian của Con Đường Áp Dụngnguyên nhân trực tiếp và những khía cạnh khác của Con Đường Tích Tập và Con Đường Áp Dụng là những nguyên nhân gián tiếp.

Kết quả : Nó là sự khai triển của hai con đường về sau.

Tinh túy : Có mười sáu khoảnh khắc liên quan đến (những cấp độ của) sự tịnh hóa những nhiễm ô thuộc về bản chất bởi những phần nhỏ của bốn chân lý.

Những đoạn trừ : Có mười nhiễm ô : năm nhiễm ô liên quan đến cái thấy và năm nhiễm ô không liên quan đến cái thấy. Năm cái liên quan đến cái thấy là : những cái thấy về những tổ hợp tạm thời (tôi và cái của tôi là thực), cái thấy chấp các cực biên, cái thấy sai lầm (tà kiến), thấy (một tà kiến) là tối thượng, và thấy rằng đạo đứckhổ hạnhtối thượng (giới cấm thủ). Năm cái không liên quan đến cái thấy là : tham, sân, kiêu mạn, vô minhnghi ngờ.

Trong cõi dục, mười đoạn trừ trở thành 40 do nhân mỗi cái với bốn chân lý. Đối với hai cõi trên (sắc và vô sắc), loại trừ sân, còn có chín nhiễm ô, và nhân chúng lên (với bốn chân lý) chúng thành 72. Thế nên tổng cộng có 112 nhiễm ô phiền não của ba cõi cần được đoạn trừ trong Con Đường Thấy….

Trong bốn định (sắc giới) và bốn định của vô sắc giới, sân không có mặt để đoạn trừ, vì tâm thức của chúng sanh được thấm nhuần bởi an định, vì họ không có chín căn cứ của sân, tư tưởng làm hại. Chín căn cứ là : (nghĩ rằng người này) đã hại ta trong quá khứ, đang hại ta trong hiện tại, và sẽ hại ta trong tương lai. Cùng cách đó, ba đối với những bạn bè mình và ba đối với những kẻ thù của mình, nghĩ rằng nó làm lợi cho kẻ thù của mình và v.v…. Mười nhiễm ô phiền não này dẫn vào con đường sai lầm. Chẳng hạn, trong trường hợp chân lý về khổ (khổ đế) : (1) do cái thấy về tổ hợp tạm thời người ta hiểu chân lý về khổ như là “tôi” và “của tôi”. (2) Do cái thấy chấp các cực biên người ta hiểu chân lý về khổ như là hiện hữu hay không hiện hữuthường hay đoạn. (3) Do cái thấy sai lầm người ta hiểu rằng chân lý về khổ là không hiện hữu. (4) Do vô minh người ta đi vào nó mà không biết những tính cách của nó. (5) Do nghi ngờ người ta đi vào nó với nghi ngờ rằng chân lý về khổ không biết có thật hay không. Có năm cách nhiễm ô liên quan đến chân lý về khổ. (6) Tham phát sanh bám luyến. (7) Kiêu mạn phát sanh tự cao và khoe khoang. (8) Hiểu (những tà kiến) như là cái thấy tối thượng phát sanh sự nắm hiểu chúng là tối thượng. (9) Kiến giải cho đạo đứckhổ hạnhtối thượng phát sanh sự chấp chúng như là đường lối của giải thoátthanh tịnh. (10) Sân tạo ra ác ý đối với bất cứ cái gì không phù hợp với năm cách liên hệ này. Vì mười nhiễm ô này áp dụng cho chân lý về khổ, chúng cũng áp dụng cho ba chân lý kia. Trong trường hợp chân lý về diệt, phương diện danh xưng được liên quan đến, mà không phải là ý nghĩa….

Đối trị : Tất cả nhiễm ô phiền não của ba cõi, chúng là những đoạn trừ của Con Đường Thấy, cùng được tịnh hóa. Bốn cái nhẫn của sự hiểu biết về các pháp của bốn chân lý khổ, tập, diệt, đạo là một trong những hiện tượng tâm thức của chúng, nhưng chúng là bốn trong những yếu tố riêng rẽ. Khi cái đối trị khởi lên, trong chỉ một khoảnh khắc sát na, nó trở thành con đường tương tục bất đoạn, đó là cái đối trị từ bỏ cái cần đoạn trừ của Con Đường Thấy từ gốc rễ. Nó từ bỏ 112 cái cần đoạn trừ của Con Đường Thấy trong một khoảnh khắc. (Tiến trình đoạn trừ : Trong khoảnh khắc thứ nhất,) nguyên nhân phụ của những nhẫn và sự hiểu biết về thuộc tính của mỗi cái trong bốn chân lý và những đoạn trừ tương ứng hoạt động gặp gỡ nhau. Trong khoảnh khắc thứ hai, nguyên nhân thực sự (của những nhẫn và sự hiểu biết về thuộc tính của mỗi cái trong bốn chân lý) và những đoạn trừ tương ứng không hoạt động gặp gỡ nhau. Trong khoảnh khắc thứ ba, bốn nhẫn của các thuộc tính khởi lên và sự dừng diệt của toàn bộ đoạn trừ các vi tế xảy ra tự nhiên….

Bốn thuộc tính của bốn chân lý thuộc về cá nhân là những hiện tượng tâm thức như nhau. Thế nên sự giải thoát khỏi những nhiễm ô của những hình sắc của bốn chân lý trong ba cõicon đường giải thoát (Con Đường Thấy), những cái đối trị. Tương tự, bốn nhẫn có ra từ đó và bốn hiểu biết có ra từ đó là con đường phân cách (sanh tửniết bàn), cái đối trị xa lìa…. Những cái cần đoạn trừ này gồm trong hai che chướng, và những đối trị giải thoát người ta khỏi chúng….

Sự phân biệt của hai che chướng là : Tánh chất của khổ và v.v…., của những che chướng bất thiện hay trung tính làm cho tâm rất không an bình là “những che chướng thuộc phiền não” (phiền não chướng). Chủ thể và đối tượng của ý niệm người nắm bắt và cái được nắm bắt với bản chất ô nhiễm hay trung tính không che ám, nó không thoát khỏi sự bám luyến vào ba chu kỳ (ba luân : chủ thể, đối tượng, và hành động), là “che chướng thuộc trí thức” (sở tri chướng). Trong hai loại che chướng đó, những che chướng phiền não do vọng tưởng là những cái cần đoạn trừ của Con Đường Thấy, và những phiền não bẩm sinh là những cái cần đoạn trừ của Con Đường Thiền Định. Ý niệm thô về người nắm bắt và cái được nắm bắt, những che chướng thuộc trí thức, là những cái cần đoạn trừ của Con Đường Thấy, và những cái vi tế là những cái cần đoạn trừ của Con Đường Thiền Định….

Chứng ngộ : Nó là sự chứng ngộ trực tiếp hai vô ngã nhờ Trí huệ bổn nguyên xuất thế gian.

Những đức hạnh : Một ngàn hai và vân vân, của giai đoạn thứ nhất (địa thứ nhất, sơ địa) đã được nói ở trước.

Thời gian : Trước hết, bốn nhẫn của những thuộc tính của bốn chân lý khởi sanh đồng thời. Sau đó, bốn hiểu biết về những thuộc tính khởi sanh đồng thời. Sau đó, bốn nhẫn có từ đó khởi sanh đồng thời. Sau đó, bốn hiểu biết từ đó khởi sanh đồng thời. Thế nên, trong bốn bộ “những khoảnh khắc trong đó một hành động có thể được thành tựu” khởi sanh tất cả bốn loại thực thể với mười sáu yếu tố tách biệt của chúng, bởi vì sự chứng ngộ bốn chân lý sanh khởi tức thời và hai bộ của bốn nhẫn và hai bộ của bốn hiểu biết của chúng được khai triển liên tục. Những đoạn trừ của Con Đường Thấy được từ bỏ trong một khoảnh khắc bởi những nhẫn của những thuộc tính, và Con Đường Thấy sanh khởi trong bốn phần một cách liên tục….

Thiền định : Trong địa thứ nhất, người ta thiền định về bảy chi của giác ngộ (bảy giác chi)….

Kinh Aryabodhipaksanirdesa nói :

(1) Văn Thù, người nào thấy tất cả những hiện tượng là không có gì cả, bởi vì không có những ý niệm và sự nhớ nghĩ là chi tỉnh giác của giác ngộ. (2) Văn Thù, người nào tách biệt khỏi mọi hiện tượng mà không có những sự ý niệm hóa, vì nó không khi nào lập ra những hành vi thiện, bất thiện hay trung tính, đó là chi phân biệt của giác ngộ. (3) Văn Thù, người nào không bỏ không lấy ba cõi, vì nó đã đoạn diệt tri giác về thân, là chi tinh tấn của giác ngộ. (4) Văn Thù, người nào không phát sanh hỷ trong những sự thành lập hữu vi, vì nó đã đoạn diệt vui và buồn, là chi hỷ của giác ngộ. (5) Văn Thù, người nào có sự mềm dẻo hoàn toàn của tâm trong mọi hiện tượng, vì không có sự ý niệm hóa về những sự vật vốn không-ý-niệm hóa, là chi mềm dẻo của giác ngộ (theo Hán Việt : khinh an giác chi). (6) Văn Thù, người nào tâm họ không ý niệm hóa, vì nhờ đó mà hình dung được sự hủy diệt của những hiện tượng, là chi tham thiền của giác ngộ. (7) Văn Thù, người nào không trú trong, không trụ vào hiện tượng nào và như thế không tham luyến và không bị chúng trói buộc và giữ trung tính về mọi cái thấy được và có được niềm vui là chi bình thản của giác ngộ (xả giác chi).

CON ĐƯỜNG THIỀN ĐỊNH (bsGom-Lam)

Chính sự thiền định làm tiến triển những kinh nghiệm về những ý nghĩa của (những tu hành và những chứng ngộ) của những phương diện phù hợp với Con Đường Áp DụngCon Đường Thấy hiện giờ đã được chứng ngộ….

Có chín cấp độ trong con đường này : nhỏ, vừa và lớn, mỗi cái như vậy còn phân chia thành những cấp độ nhỏ, vừa và lớn….

Những cái cần Đoạn Trừ : Trong Con Đường Thiền Định có những cái cần đoạn trừ lớn, vừa và nhỏ, chúng lại được chia thành chín phần ; cái lớn của cái lớn, cái vừa của cái lớn, cái nhỏ của cái lớn, cái lớn của cái vừa, cái vừa của cái vừa, cái nhỏ của cái vừa, cái lớn của cái nhỏ, cái vừa của cái nhỏ và cái nhỏ của cái nhỏ. Chín cái phải đoạn trừ này được đoạn trừ trong chín địa, như cái “không nhiễm” (Ly cấu địa, địa thứ hai). Trong cấp độ nhỏ của nhỏ của Con Đường Thiền Định, địa không nhiễm (Ly cấu địa) những cái đoạn trừ là cái lớn của cái lớn, và trong cấp độ lớn của lớn tức địa thứ mười của Con Đường Thiền Định những cái nhỏ của cái nhỏ cần được đoạn trừ. Ở đây những nhiễm ô thô được gọi là những cái lớn cần được đoạn trừ và những nhiễm ô tế được gọi là những cái nhỏ….

Căn cứ : Căn cứ sanh ra cho sự hiện khởi của Con Đường Thiền Định thì tương tự với Con Đường Thấy. Và mỗi đời người sanh ra là thích đáng nếu nó giữ gìn trong nó những chứng đắc đã từng phát sanh trong bản thân nó….

Căn cứ của tâm thức : Hầu hết những chứng đắc của Con đường thiền định được đặt nền trên định thứ tư (tứ thiền), nhưng cũng có thể được đặt nền trên những định khác.

Nguyên nhân : Ba con đường trước là nguyên nhân của nó.

Kết quả : Đó là con đường “không tu nữa”….

Tinh túy : Từ quan điểm đoạn trừ những nhiễm ô của chín địa, có bốn cấp độ (trong mỗi địa) ; con đường sơ bộ, con đường không ngừng dứt, con đường giải thoátcon đường đặc biệt. Hai con đường sơ bộ và không ngừng dứt là những đối trị của sự từ bỏ những cái cần đoạn trừ. Con đường giải thoát là căn cứ của cái đối trị. Con đường đặc biệtxa lìa cái đối trị. Ví dụ, (1) Chấm dứt địa thứ nhất (“con đường sơ bộ”) nó là khoảnh khắc cuối cùng trước khi trí huệ của địa thứ hai hiện khởi, “người ta trừ những phiền não biểu lộ”, chúng che ám sự hiện khởi của địa thứ hai, (2) do “con đường không ngừng dứt”, nó là sự hiện khởi của địa thứ hai, người ta “từ bỏ những lỗi lầm về giới luật của địa này từ gốc rễ”, (3) con đường giải thoát, bắt đầu từ khoảnh khắc thứ hai (của sự hiện khởi địa thứ hai), là “căn cứ của cái đối trị”, và (4) con đường đặc biệt, con đường chót của địa, là “xa lìa cái đối trị”.

Như thế, mọi nhiễm ô tương ứng với địa này được trừ bỏ khi bắt đầu từ khoảnh khắc thứ nhất đến sự tròn vẹn của địa. Tất cả những nhiễm ô của mỗi địa tương ứng được trừ bỏ vào thời gian mà mỗi địa chấm dứt.

Những đức hạnh : Giải thích ở trước….

Cách Trừ Bỏ Chín Nhiễm Ô của Chín Địa : Có sáu nhiễm ô bẩm sinh ; tham, sân, kiêu mạn, si, cái thấy có những hợp thể tạm thời (tôi và của tôi là thật), cái thấy chấp vào những cực đoan biên kiến. Chúng có thể được chia nhỏ thành hai cách khác nhau. (a) Theo quan điểm về các cõi, có mười sáu nhiễm ô. Đó là sáu nhiễm ô của cõi dục, và đối với những định (những cõi sắc) và những cõi vô sắc mỗi cõi có năm nhiễm ô, chỉ trừ sân. (b) Theo những cấp độ, có bốn mươi sáu nhiễm ô. Sáu của cõi dục, mỗi năm cái đối với bốn định và bốn cõi vô sắc. Nếu mỗi cái còn được chia nhỏ thành chín mức độ lớn, vừa, nhỏ, bấy giờ sáu nhiễm ô của cõi dục trở thành năm mươi bốn và năm nhiễm ô, ngoại trừ sân, của bốn định trở thành bốn bộ bốn mươi lăm (= 180) cái phải đoạn trừ. Tương tự, trong cõi vô sắc có bốn bộ bốn mươi lăm (= 180) nhiễm ô. Thế nên tổng cộng có bốn trăm mười bốn cái phải đoạn trừ trên Con Đường Thiền Định.

“Con Đường sơ bộ” hàng phục những cái cần đoạn trừ, “con đường không ngừng dứt” đoạn trừ chúng một cách trực tiếp, “con đường giải thoát” tạo ra căn cứ của cái đối trị và “con đường đặc biệt” xa lìa những cái đối trị….

Trong những địa này người ta thực hành Bát Chánh Đạo…. Trong Kinh Aryabodhipaksanirdesa có nói :

(1) Văn Thù, người nào thấy mọi hiện tượng mà không mất sự thản nhiên bình đẳng và với sự bất nhị thì có chánh kiến. (2) Văn Thù, người nào thấy rằng mọi hiện tượng là không bao giờ hiện hữu, chưa từng hiện hữuhoàn toàn không bao giờ hiện hữu qua đường lối không thấy tướng thì có chánh tư duy. (3) Văn Thù, thấy mọi hiện tượng là không thể diễn tảchánh ngữ. (4) Văn Thù, thấy mọi hiện tượng giải thoát khỏi người sáng tạo và sự được tạo là chánh hạnh (hành động chân chánh, chánh nghiệp trong Hán Việt).(5) Văn Thù, thấy mọi hiện tượng không tăng không giảm là chánh mạng. (6) Văn Thù, thành tựu mọi hiện tượng mà không có những cố gắng và tạo tác là chánh tinh tấn. (7) Văn Thù, thấy mọi hiện tượng mà không có những ý niệm và những nhớ nghĩ là chánh niệm. (8) Văn Thù, thấy mọi hiện tượng trong thiền định tự nhiên mà không động và không có những sự ý niệm hóa bởi vì chúng thoát khỏi những ý niệm hóa là chánh định.

Những giai đoạn này, theo bản tánh của chúng, thoát khỏi những ý niệm và suy nghĩ…. Nhưng chúng được phân chia riêng rẽ bởi vì sự đạt đến giác ngộ, nó là sự chuyển hóa vào trong bản tánh tối hậu, dựa trên sự tịnh hóa những mức độ của những che chướng cái bản tánh. Vào lúc thanh tịnh tối hậu, người ta thấy sự tự-sáng tỏ của cõi bổn nguyên hay Phật Vô Lượng Quang, như thấy mặt trăng tròn vì đó là ngày rằm.

CON ĐƯỜNG KHÔNG TU NỮA (Mi-Slob-Lam)

Những cái cần Đoạn Trừ : Nó từ bỏ hai che chướng tận dấu vết của chúng.
Chứng ngộ Đặc biệt : Nó chứng ngộ Pháp thân trọn vẹn một cách trực tiếp.
Những đức hạnh : Chúng làm trọn vẹn những phẩm tính vô cùng của những đức hạnh thế gianxuất thế gian.

Mục Đích của những Con Đường và những Địa

Phật quả không gì sánh không thể đạt được cho đến khi nào người ta hoàn thành những con đường và những địa.

Hoặc Phật quả được đạt trong mười sáu đời v.v…., hay rất nhanh trong chỉ một đời, người ta phải tiến bộ qua những cấp độ của những con đường và những địa đúng như chúng là, bởi vì cần thiết các nhiễm ô (của những cấp độ khác nhau) phải được đoạn trừ, và những đức hạnh cần phải thành tựu. Ngày nay người ta nói rằng dù không dựa vào những con đường và những địa, Phật tánh sẽ có thể đạt được, và không có sự làm trọn vẹn những tích tập và sự tịnh hóa những che chướng, những con đường và những địa cùng giác ngộ sẽ được hoàn thành. Rõ ràng họ bị ai đó (Ma) ám chướng. Bởi vì họ ngược với những học giả, những đệ tử, những kinh và tantra và những bản văn vĩ đại. Bởi thế, người ta cần tinh tấn tu hành những địa và con đường thanh tịnh.

  1. Sự Tu Hành và những Chứng đắc
    những Con đường và những Giai đoạn của Tantra

Trong tantra sự chứng đắc những con đường và những địa được nói đến trong chương liên hệ với sự tu hành thuộc kinh, được hoàn thành nhờ sự thiện xảo phi thường trong những phương tiện tu hành. Trong tantra, qua những thực hành trên hai giai đoạn, giai đoạn phát triển và giai đoạn thành tựu, người ta chứng đắc những kết quả. Trong chương hai mươi mốt của Pema Karpo, Longchen Rabjam giải thích rằng bằng cách tháo những cái nút thắt của kinh mạch trung ương do làm trưởng thành tâm và năng lực khí của bốn luân xa, dần dần người ta đạt được mười địa và năm con đường.

Ở đây, tôi giải thích bằng cách phối hợp những đường lối tu hành của cái bên trong (tantra) và cái bên ngoài (sutra, kinh). Những tantra trình bày “ba mươi bảy phương tiện của giác ngộ” là phương tiện của chuyển hóa (của những tri giác) như là những mạn đà la ; và phương tiện này trong một số đường lối tương tự với những giáo lý không sai lầm của cách tiếp cận đặc trưng của kinh.

Cả hai truyền thống tân dịchcựu dịch (của Tây Tạng) đồng ý rằng bằng cách dần dần làm trưởng thành, “đưa đến độ chín” khí và tâm trong bốn luân xa của những kinh mạch (trong thân), những đức hạnh do sự hoàn thiện “bốn con đường” sẽ hiện khởi. Đó là những con đường tích tập, áp dụng, thấy và thiền định. Do sự tháo mở hai trong hai mươi mốt nút thắt của những kinh mạch Roma và Kyangma quanh kinh mạch trung ương cho mỗi địa trong mười địa, người ta đạt những đức hạnh của mười địa liên tiếp nhau ; và bằng cách tháo mở nút thắt cuối cùng, người ta đạt trạng thái Phật tánh. Đây là quan điểm của những học giảđệ tử cũng như các đạo sư Vimalamitra và Padmasambhava….

Sự tu hành này có hai phạm trù : sự trưởng thành của năng lực khí và tâm và sự hoàn thiện chúng. Sự nhận vào (của khí và tâm) trong chúng (tức là những luân xa lần lượt của những kinh mạch trung ương) là sự trưởng thành, đưa đến độ chín, và sự tháo mở những nút thắt của chúng gồm cả những nút thắt của những nhánh phụ, là sự hoàn thiện.

Với sự trưởng thành của khí và tâm trong những cánh hoa (hay nan hoa) của “luân xa của sáng tạo” ở rốn, sanh khởi sức nóng, những dấu hiệu của những cấp độ nhỏ, vừa và lớn của “con đường tích tập”. Rồi người ta thấy những khuôn mặt của chư Phật trong hình thức Hóa thân và trở nên có thể phô diễn những biểu lộ và những thần thông bởi vì người ta đã hoàn thành những nhãn, những thông và những thần thông thuộc loại nhỏ như là kết quả của thiền định và bằng cách kiểm soát, chế ngự được sự hâm mộ và các thứ khác, tức là “bốn bước thần diệu” của tham thiền. Một số người trí năng thô nói rằng trong “con đường áp dụng” người ta hoàn thành những thần thông mà không phải ở trên cấp độ lớn của “con đường tích tập”. Điều đó không đúng.

CON ĐƯỜNG TÍCH TẬP (Tshogs-Lam)

Bằng cách làm trưởng thành khí và tâm trong “luân xa sáng tạo” ở rốn, bèn khởi sanh những dấu hiệu của sức nóng của những cấp độ nhỏ, vừa và lớn của Con Đường Tích Tập. Người ta có được năng lực sáng tạo những biểu lộ vì người ta đã hoàn thành sự chứng đắc các nhãn, các thông và những thần thông loại nhỏ.

Cấp Độ Nhỏ của Con Đường Tích Tập

Trên cấp độ nhỏ của Con Đường Tích Tập, người ta hoàn thiện tỉnh giác bốn phần (bốn niệm xứ) :

(a) Quán tưởng thân là hóa thần bổn tôn là tỉnh giác về thân (và đó là giai đoạn phát triển).
(b) Sự chuyển hóa của những tư tưởng của cảm thọ như là trí huệ bổn nguyên.
tỉnh giác về thọ.
(c) Tham thiền về sự bình lặng toàn bộ những tạo tác của tâm và những biến cố tâm thức
tỉnh giác về tâm ; và chúng (b và c) là giai đoạn thành tựu
(d) Chứng ngộ rằng những hiện tượng của những tri giác và những quy kết đặt tên là như huyễn
Là những tỉnh giác về những hiện tượng. Có nói như thế trong các tantra.

Trong Guhyagarbhamayajala-tantra có nói :

Do một hành giả tu tantra : (a) ban phước thân thể của nó là “tỉnh giác về thân”, vì nó tri giác chính mình trong hình thể của hóa thần, như một hình phản chiếu, (b) (chuyển hóa) những tư tưởng của nó thành trạng thái của đại trí huệ bổn nguyên là bản tánh của “tỉnh giác về thọ”, đại lạc, (c) chiến thắng với những tạo tác là “tỉnh giác về tâm”, thoát khỏi sự ý niệm hóa, và (d) chứng ngộ (những hiện tượngkhông thật) như những phản chiếu là “tỉnh giác về những hiện tượng”.

Cấp Độ Vừa của Con Đường Tích Tập

Người ta thực hành “bốn sự tịnh hóa hoàn hảo” (bốn chánh cần).

Bằng cách ở lại trong (sự tu hànhhoàn thiện của) những giai đoạn phát triểnthành tựu, người ta tịnh hóa những bám luyến vào bốn cái cần phải đoạn trừ và bốn đối trị của chúng như là thực. Người ta tham thiền nhất tâm với những nỗ lực hoan hỷ của thân, ngữ, tâm như sau : (a) không phát sanh cái không đức hạnh chưa sanh khởi, (b) tịnh hóa cái không đức hạnh đã sanh khởi, (c) phát triển những đức hạnh chưa sanh khởi, và (d) phát triển những đức hạnh đã sanh khởi.

Cấp Độ Lớn của Con Đường Tích Tập

Người ta thực hành “bốn bước thần diệu” (bốn như ý túc).

Khi nỗ lực trong sự thực hành những giai đoạn phát triểnthành tựu ngày và đêm, người ta (a) nắm hiểu những sự tu hành bằng tỉnh giác mà không mất nghĩa của chúng, (b) tham thiền với sự ngưỡng mộ, (c) phân biệt bằng phân tích cái gì là tu hành sai và tu hành đúng, và (d) tham thiền nhất tâm không dao động. Nhờ vậy, đã hoàn thiện sự tham thiền, và qua những “thần thông” do đã hoàn thành sự tiến đến độ chín của khí và tâm, người ta đến những cõi biểu lộ của Phật như Pema Chen, nhận lãnh những giáo lý từ chư Phật, tịnh hóa những nhiễm ô trong bản tính và nhận những tiên tri từ những hóa thần bổn tôn trong những thị kiến thanh tịnh.

CON ĐƯỜNG ÁP DỤNG (sByor-Lam)

Bằng cách làm trưởng thành khí và tâm trong Luân xa của Pháp (ở tim),

Những đức hạnh của con đường áp dụng hiện khởi….

Với “năm khả năng” (ngũ căn), người ta thiền định về ý nghĩa của sự tu hành ở trước hợp nhất hai giai đoạn phát triểnthành tựu : những khả năng (a) niềm tin, (b) chuyên cần,
(c) tỉnh giác, (d) tham thiền, và (e) trí huệ. Người ta hoàn thành sự kiểm soát trên sự tu hành và những khả năng trở thành có thể hủy diệt những cái cần đoạn trừ.

Qua sự tu hành năm khả năng, người ta đạt được (hai cái đầu trong bốn cấp độ của con đường áp dụng) : (a) vô niệm (không có tư tưởng), ánh sáng của trí huệ bổn nguyên là những cấp độ “hơi nóng” (nỗn) với những đặc tính là sự tận diệt hết những nghi ngờ và không có tự do và v.v…., và (b) sự vững chắc của những đức hạnh, sự “tăng trưởng của trí huệ bổn nguyên” là cấp độ “Đỉnh” với đặc tính thấu hiểu mọi hiện tượng như một giấc mộng….

(Như là dấu hiệu của sự hoàn thiện), bất cứ lời nào của chân lý người ta thốt ra đều trở nên thành tựu và người ta luôn luôn sống trong mười hai sự tu hành đức hạnh.

Khi những hiệu quả của năm khả năng (năm căn) trở nên rất mạnh mẽ và có thể phá hủy những cái cần đoạn trừ, chúng là “năm thần lực” (năm lực) (và người ta đạt hai cái sau cùng của bốn cấp độ của con đường áp dụng) : (a) “Trí huệ bổn nguyên được thấu hiểu” và sự chứng đắc từng phần trí huệ bổn nguyên về tánh Như, là cấp độ “các nhẫn” (với đặc trưng là) sự tái sanh trong những cõi thấp chấm dứt. (b) “Trí huệ bổn nguyên được thấu hiểu thông suốt”, sự tham thiền của khoảnh khắc tức thời (trước sự quán thấy), là cấp độ “sự chứng ngộ tối thượng thuộc thế gian” (với đặc trưng là) những đức hạnh của người ta là nguyên nhân không thay đổi của giác ngộ và người ta chứng đắc những tham thiền và những thần thông v.v…. cao hơn những cái trước.

CON ĐƯỜNG THẤY (mThong-Lam)

Bằng cách làm trưởng thành tâm và khí trong “luân xa của hưởng thọ” ở cổ họng, người ta chứng ngộ “con đường thấy” và đạt địa thứ nhất trong mười địa cao cả với một ngàn hai trăm đức hạnh. (Một kết quả là) người ta có thể đi đến và nghe những giáo lý trong những cõi tịnh độ của chư Phật năm bộ của thân thọ hưởng (Báo thân). Một ngàn hai trăm đức hạnh là : những thành tựu đồng thời 100 tham thiền, thấy 100 vị Phật, biết sự nhận lãnh 100 ban phước, đi đến 100 hệ thống thế giới, đi đến 100 tịnh độ, phóng ánh sáng đến 100 thế giới, làm trưởng thành 100 chúng sanh, trụ lại được 100 kiếp, áp dụng trí huệ bổn nguyên của mình với 100 biến cố (biến cố của) quá khứ và tương lai, diễn bày 100 giáo lý, biểu lộ 100 hình thể, mỗi hình thể kèm với tướng tốt của 100 đức hạnh….

Trong con đường này người ta (tu hành và) hoàn thiện bảy chi của giác ngộ : niềm tin, chuyên cần, tỉnh giác, tham thiền, xả, hỷ và khinh an.

CON ĐƯỜNG THIỀN ĐỊNH (bsGom-Lam)

Bằng cách làm trưởng thành khí và tâm trong “luân xa của đại lạc” ở đỉnh đầu, người ta đạt được chín địa (tiếp theo) của con đường thiền định.
Trong con đường này người ta tu hành và làm hoàn thiện “tám chánh đạo”. Từ địa thứ nhứt đến địa thứ mười, người ta cũng chủ yếu hoàn thiện mỗi cái của mười sự hoàn thiện (mười ba la mật) liên tiếp nhau và những sự hoàn thiện khác là phụ. Mười sự hoàn thiệnbố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, phương tiện thiện xảo, năng lực, nguyện vọng và trí huệ….

Trong mười địa này, một khi những thắt nút vi tế của những cánh hoa của những kinh mạch được mở thoát, khí của trí huệ bổn nguyên được đi vào trong những kinh mạch và nó làm cạn kiệt hay phá hủy tâm và khí nhiễm ô thuộc thế gian với căn cứ của chúng là những kinh mạch….

Vấn đề đi đến những cõi tịnh độ khác đồng thời ở yên trong tham thiền không có gì là mâu thuẫn, vì trong ba địa thanh tịnh (địa thứ tám đến thứ mười) người ta có năng lực kiểm soát sự tham thiền về vô niệm…. Trong địa thứ tám, người ta cũng đạt được sự kiểm soát đối với vô niệmtâm thức đã được chuyển hóa, trong địa thứ chín người ta đạt được sự kiểm soát đối với những tịnh độ vì thức của năm giác quan đã được chuyển hóa, và trong địa thứ mười người ta đạt được sự kiểm soát đối với những hoạt động giác ngộ phong phú vì thức của nền tảng phổ quát đã được chuyển hóa….

(Trong hai mươi mốt nút thắt của những kinh mạch), do tháo mở hai mươi nút thắt đầu tiên của ba kinh mạch (trung ương, Roma và Kyangma) người ta đạt địa thứ nhất, (và cũng như thế bằng cách tháo mở những nút thắt còn lại người ta đạt đến những địa) cho đến địa thứ mười. Bằng cách tháo mở nút thắt cuối cùng (cái thứ hai mươi mốt) người ta đạt đến địa của Vajradhara, “địa tối thượng của đỉnh đầu”….

Như khi mặt trời mọc lên, những tia sáng xuất hiện đồng thời, khi người ta đạt được những chứng đắc những con đường và những địa, tự nhiên là người ta có được một cách tất yếu những nhãn và thông, những đức hạnh đoạn trừ và chứng ngộ.

(KẾT LUẬN)

Khi người ta tiến lên những địa và con đường cao hơn, những đức hạnh tăng trưởng như cây cỏ xanh tươi, như rừng và ngũ cốc vào mùa hè. Khi người ta đạt Phật tánh giống như viên ngọc như ý, những bình và cây như ý, dù không có những ý niệm, thì những thân, những trí huệ bổn nguyên, và những hành động giác ngộ tự nhiên thành tựu xuất hiệnlợi lạc cho chúng sanh, đầy khắp cả không gian. Những cái ấy là những thí dụ (của phương diện xuất hiện của những biểu lộ giác ngộ tức là những hoạt độngchúng sanh), nhưng không phải nói lên rằng Phật tánh khôngmười lực, lòng bi và lòng từ không có ý niệm. Bởi thế, dù cho tâm và những biến cố tâm thức tan biến vào cõi giới tối hậu, thì sự thành tựu những thân và những trí huệ phân biệthiện diện vĩnh cửutự nhiên trong bản tánh của quang minh như mặt trờimặt trăng.

  1. Sự Chứng đắc những Con đường,
    những Giai đoạn và những Thị kiến của Đại Toàn Thiện (Dzogpa Chenpo)

Sự tu hành Đại Toàn Thiện làm hoàn thiện những con đường và những địa của sự chứng đắc theo kinh và tantra đã chỉ ra ở hai chương 9 và 10. Phần sau được trích từ Choying Rinpoche’i Dzod, Namkha Longchen, Tshigdon Dzod, Semnyid Rangtrol và Namkha Longsal. Trong những đoạn này Longchen Rabjam giải thích những chứng đắc của sự chứng ngộ “Tâm Giác Ngộ” và bốn thị kiến hay những chứng ngộ đạt được bằng thực hành Thregchod và Thodal. “Bốn thị kiến” là một từ kỹ thuật để chỉ những cấp độ chứng đắc trong Đại Toàn Thiện. Longchen Rabjam so sánh “tâm giác ngộ” và “bốn thị kiến” của Đại Toàn Thiện với những chứng đắc năm con đường và với những hoàn thiện “ba mươi bảy phương diện của giác ngộ” và những Thân Phật như chúng được giải thích trong kinh điển Phật giáo.

TẤT CẢ CÁC THỪA ĐƯỢC BAO HÀM 
TRONG TÂM GIÁC NGỘ CỦA ĐẠI TOÀN THIỆN

Trong Choying Rinpoche’i Dzod Longchen Rabjam nêu lên rằng nghĩa của những giáo lý và những chứng đắc của tất cả chín thừa được bao gồm trong Tâm Giác Ngộ (Byang-Ch’ub Sems), tức là sự chứng ngộ nghĩa của Đại Toàn Thiện Dzogpa Chenpo :

Những giáo lý của những Thừa Thanh Văn, Bích Chi Phật, và Bồ tát là như nhau trong sự kiện rằng,
Bằng cách khẳng định sự không hiện hữu của “cái ngã của con người” và “cái ngã của hiện tượng”,
Người ta chứng ngộ sự tự do như hư không khỏi mọi tạo tác.
Theo những giáo lý của yoga bí mật và vĩ đại tối thượng, Ati
Trong cái bao la như hư không khỏi những phân biệt ta người
Người ta hộ trì một cách tự nhiên trí huệ tự-tỉnh giác, như nó vốn là.
Thế nên mọi chứng ngộ của các Thừa kia được bao gồm trong tinh túy tối thượng này (Tâm Giác Ngộ).
Ba loại (tantra ngoại), kriya, Upa (hay Carya) và Yoga là như nhau trong sự kiện,
Do phương tiện của tánh Như, bổn tôn và những mây cúng dường của sự tham thiền
Người ta đạt sự thành tựu những tịnh hóa của ba cửa này,
Trong chót đỉnh kim cương bí mật, vua của những giáo lý,
Những cái được tri giác, âm thanhtư tưởng đều thanh tịnh ; chúng là những bổn tôn từ nguồn gốc
Và đó là sự thành tựu sự hoàn thiện của ba cửa. Thế nên
Sự chứng ngộ của những thừa ấy bao gồm trong tinh túy tối thượng này.
Maha, Anu và Ati cũng đồng ý
Rằng bằng cách chứng ngộ thế giớichúng sanh của hiện hữu hiện tượng là những hóa thần bổn tôn nam và nữ và là những tịnh độ của các ngài,
Và bằng cách tu hành sự không thể phân chia giữa trí huệ bổn nguyên và cõi giới tối hậu,
Người ta đạt bản tánh tối hậu bất biến, trí huệ bổn nguyên tự-khởi.
Trong cái bí mật tối thượng nhất này, mọi sự vốn hoàn thiện như
Lâu đài vô sanh, tịnh độ của pháp giới bổn nguyên lạc phúc,
Nó không có những phân chia trong ngoài và hiện diện khắp và tràn ngập khắp.
Không còn những yếu tố đặc trưng nào để chấp nhận hay chối bỏ.
Tất cả đều giải thoát trong cội nguồn vô biên trong bao la của Pháp thân.
Thế nên mọi chứng ngộ của các thừa này đều bao gồm trong cái tinh túy bí mật vĩ đại này.

NHỮNG CHỨNG ĐẮC BỐN THỊ KIẾN, 
NHỮNG CON ĐƯỜNG VÀ NHỮNG ĐỊA CỦA THODGAL

Bằng cách tiến bộ trong những kinh nghiệm của thiền định ấy, người ta đạt bốn cấp độ thị kiến (sNang-Ba).

(1) Thứ nhất, trong thị kiến “chứng ngộ trực tiếp bản tánh tối hậu”,
Người ta thành tựu những kinh nghiệm chứng ngộ tương đương với “con đường tích tập.”
Người ta tự nhiên tự do khỏi những bám luyến vào thân, thọ, tâm và những hiện tượng,
Những đức hạnh tăng trưởng trong họ và như thế những bất thiện sẽ tự nhiên giảm,
Và do hoàn thiện những tham thiền người ta thành tựu những trí biết trướcthần thông.

(2) Rồi trong thị kiến “tăng trưởng những kinh nghiệm”
tương tự “con đường áp dụng”, người ta hoàn thành năm căn : niềm tin, chuyên cần, tỉnh giác, tham thiềntrí huệ.
Và người ta cũng hoàn thành năm lực, những cái đối trị diệt trừ những mặt nhiễm ô.
Người ta không có rận chí và trứng của chúng và giấc mơ của người ta thanh tịnh.
Sự tái sanh trong những cõi thấp dừng dứt và lời chân lý của người ta trở thành hiện thực.

(3) Bấy giờ trong thị kiến “sự hoàn thiện của tánh giác bổn nhiên sẵn đủ”,
Trong những địa đầu tiên, ở giữa và cuối cùng (của nó),
Người ta chứng ngộ những con đường “Thấy” và “Thiền Định” (cho đến địa thứ tám).
Thị kiến về những tịnh độ, tham thiền và những thứ còn lại
Tăng trưởng và người ta chứng ngộ những đức hạnh của bản tánh thiết yếu.
(Người ta hoàn thiện “bảy chi phần của giác ngộ”)

(4) Bấy giờ người ta (đạt đến) thị kiến “tịch diệt trong bản tánh tối hậu”
Bởi vì trong “ba địa thanh tịnh” (thứ tám đến thứ mười), đám nhiễm ô do ý niệm
Hiển nhiên cạn kiệt và những thân thô cũng cạn kiệt,
Và những tri giác huyễn tưởng hết sạch, thị kiến này được gọi là sự tiêu tan.
Thị kiến này là trí huệ bổn nhiên đại quang minh,
Trong nó ý thức, những nắm bắt (năm thức giác quan) và những ý niệm (thức nền tảng a lại da) được tan biến.
Người ta đạt được sự kiểm soát đối với trí huệ (của vô niệm), những tịnh độ, (thân huyễn của) trí huệ bổn nguyên và những yếu tố đức hạnh (của hoạt động giác ngộ).

NHỮNG CHỨNG ĐẮC BỐN THỊ KIẾN VÀ MƯỜI ĐỊA

Dựa vào những tantra, trong Tshigdon Dzod Longchen Rabjam viết rằng trong “bốn thị kiến”, những chứng đắc mười địa đã được gồm trọn.

Mười địa bao gồm trong sự chứng đắc “bốn thị kiến” của Dzogpa Chenpo…. Khi người đã được đưa vào, giới thiệu vào Đại Toàn Thiện, lần đầu tiên người ấy chứng ngộ chân lý, sự sanh khởi niềm vui trong nó là sự chứng đắc Hoan hỷ địa, tức địa thứ nhứt. Nhận biết (sự chứng ngộ chân lý) như là những thị kiến tự thân là sự chứng đắc “cái Thanh Tịnh”, địa thứ hai (Ly Cấu địa). Có được những kinh nghiệm trong nó là sự chứng đắc “cái Tạo Ra Ánh Sáng”, địa thứ ba (Quang địa). Có những thị kiến về ánh sáng là sự chứng đắc “cái Sáng Chói”, (Diệm Huệ địa), địa thứ tư. Có được những kinh nghiệm trong việc thấy ánh sáng của trí huệ bổn nguyên và đã tịnh hóa mọi nhiễm ô phiền não một cách tự nhiên, để thấy trí huệ bổn nguyên là sự chứng đắc “Người Vô Địch”, địa thứ năm (Nan Thắng địa). Hiện thực hóa (hay thấy) thực tại sáng tỏ một cách trực tiếp là sự chứng đắc “Hiện Thực Hóa”, địa thứ sáu (Hiện Tiền địa). Đã hoàn thiện những kinh nghiệm, đi xa khỏi những nhiễm ô phiền não là sự chứng đắc “Ở Xa”, địa thứ bảy (Viễn Hành địa). Sau khi hoàn thiện trọn vẹn những đức hạnh của những thị kiến, không có chuyển động của những tư tưởng là sự chứng đắc “cái Không Lay Động”, địa thứ tám (Bất Động địa). Thấy mạn đà la đầy đủ trọn vẹn (chư Phật và những tịnh độ) là sự chứng đắc “Trí Huệ Toàn Hảo”, địa thứ chín (Thiện Huệ địa). Đã hộ trì những giác quan của mình trong những thị kiến về trí huệ bổn nguyên, những thị kiến hiện khởi một cách tự nhiên ; bấy giờ, thấy mọi hiện tượng hiện hữu như những đám mây là sự chứng đắc “Đám Mây của Pháp”, địa thứ mười (Pháp Vân địa).

NHỮNG CHỨNG ĐẮC CON ĐƯỜNG 
CỦA BỐN THỊ KIẾN TRONG THREGCHOD

Tổng quát, bốn thị kiến là những chứng đắc có từ sự tu hành Thodgal. Nhưng Thregchod cũng cung cấp một hệ thống để đạt được bốn thị kiến theo Longchen Rabjam. Thế nên, qua sự tu hành Thregchod, người ta cũng hoàn thiện bốn thị kiến cũng như những chứng đắc năm con đường và mười địa.

(1) Nghiệp thiện được tích tập trước kia, lòng tốt của Guru,
phương tiện thiện xảo : khi những nguyên nhân tương thuộc này đến cùng nhau,
Bấy giờ “tánh Giác tự-sanh khởi” vô ngại, tự do, đơn giản
Nó là cái không-nắm bắt-ngay khi-khởi, được chứng ngộ trực tiếp.
Đó là đại thị kiến “Chứng ngộ trực tiếp Pháp tánh”.

(2) Do tin chắc rằng mọi cái gán tên, đặt cho bên ngoài và bên trong là Pháp tánh,
Bất cứ cái gì sanh khởi, sẽ không có gì để chối bỏ hay chấp nhận và sửa sang hay chuyển hóa,
Mọi sự sẽ khởi sanh chỉ như sự thực tập của chứng ngộ.
Bấy giờ, khi những kinh nghiệm này được tăng cường,
Người ta sẽ có thể chuyển những hoàn cảnh bất lợi đưa đến sự xác định và phủ định của những hiện hữu trong và ngoài vào con đường.
Do sự hiện khởi của chứng ngộ, giải thoát đạt được, và do trụ trong nó, lạc sẽ thành tựu.
Do có được những kinh nghiệm, các nhãn, trí biết trước, thần thông và các thứ,
Những đức hạnh khác nhau của tánh giác bổn nhiên sanh khởi,
Bấy giờ, đó phải được biết như là thị kiến “sự tăng trưởng của những kinh nghiệm”

(3) Bằng cách mở rộng hơn nữa kinh nghiệm,
Tánh giác bổn nhiên (trở thành) sự sáng tỏ, tánh Khôngtrí huệ bổn nguyên trần truồng,
Trong đó không có hôn trầmtrạo cử, không có động lay và không động lay,
Không có khác biệt giữa thiền định và xuất thiền định, mà nó luôn luôn không ngừng như một dòng sông.
Khi một mức độ phi thường của những đức hạnh như vậy được hoàn thành,
Đó là sự chứng đắc thị kiến “sự hoàn thiện của tánh giác bổn nhiên”.

(4) Khi người ta không bao giờ lìa khỏi trạng thái này,
Người ta tự do khỏi những sự ý niệm hóa của sự nắm bắt những đặc tính, và siêu vượt những đối tượng của bám luyến, từ bỏ và những đối trị của chúng, và
Mọi sự đồng thời toàn thiệngiải thoát khỏi những nắm bắt chủ định,
Sự bám luyến vào những hiện hữu bên ngoài và bên trong cạn kiệt,
Bấy giờ đó là sự chứng ngộ thị kiến “tan biến vào Pháp tánh”.
Rồi bằng cách đem tánh giác bổn nhiên đến sự hoàn thiện trong bốn thị kiến,
Những sắc thân tan vào Pháp tánh,
Và người ta đạt giải thoát bằng cách siêu vượt khỏi những hình tướng và nắm bắt trống không –
Đó là sự chứng đắc thường hằng trong trạng thái bổn nguyên.

SỰ CHỨNG ĐẮC THREGCHOD VÀ THODGAL

Vì sự thực hành sự hợp nhất cõi giới tối hậu và tánh giác bổn nhiên qua tu hành Thregchod và Thodgal không tách lìa là Đại Toàn Thiện Dzogpa Chenpo, “bốn thị kiến” là những chứng đắc của Dzogpa Chenpo, vừa cả Thregchod và Thodgal.

Những hình tướng xuất hiện của sự sáng tỏtrí huệ bổn nguyên của Thodgal, và
Sự bình an tự-hiện diện thoát khỏi phóng chiếu và thu hồi
tánh Không tự nhiên thành tựu của Thregchod.
Phương diện dừng dứt của tâm là Thregchod.
Sự tự sáng tỏ tự nhiên thành tựu là Thodgal.
Sự hợp nhất của cả hai, nó là tánh giác bổn nhiên tự-khởi,
con đường bí mật của Nyingthig (Tinh Túy Sâu Xa Nhất).
Khi mọi tạo tác hoàn toàn bình lặng,
Vào lúc đó trí huệ bổn nhiên tự giác sẽ tự nhiên khởi hiện….
Người bám chấp vào Thregchod và Thodgal
Cho là chúng tách lìa nhau và thực hành theo đó

Thì giống như một người mù khảo sát những hình sắc.
Họ không hiểu nghĩa của cõi giới tối hậu và tánh giác bổn nhiên.
Họ là bè bạn với lũ lừa.
Bằng cách đạt được những kinh nghiệm về bản tánh tối hậu, định tối thượng quang minh sáng rỡ,
Sự chứng đắc cái tối thượng phổ khắp
Người ta hoàn thiện (Bốn Thị Kiến) : (Chứng ngộ) Trực Tiếp (Bản Tánh Tối Hậu), Tăng Trưởng (những kinh nghiệm), sự Hoàn Thiện (của tánh giác bổn nhiên)
Và Tan Biến (vào Pháp tánh)
Và người ta hiện thực hóa bản tánh bổn nguyên.

SỰ CHỨNG ĐẮC KẾT QUẢ RỐT RÁO

Đã hoàn thiện con đường Dzogpa Chenpo, người ta chứng đắc cõi giới tối hậu và có được ba thân.

Đây là con đường giải thoát, sự hoàn thiện của quả :
Khi người ta đã làm hết sạch con đường (tu hành) và những cái cần phải đoạn trừ,
Tâm, những biến cố tâm thức với căn cứ của chúng,
Hết sạch hoàn toàn trong cõi giới tối hậu.
(Bấy giờ) như những mây không che mặt trời,
Từ cõi giới của thân tối hậu, người ta biểu lộ những mạn đà la của những sắc thân
Trong bản tánh của quang minh.
Vào lúc đó, trong bầu trời của cõi giới tối hậu, nó là tánh Không tự do khỏi mọi ý niệm,
Tỏa chiếu Báo thân sáng rỡ với những tướng chánh và phụ.
Đó là sự đạt đến giác ngộ, bản tánh giác ngộ (Phật tánh).
Nó là sự hoàn thiện của (những đức hạnh của Thân Tối Hậu) : mười lực, bốn vô úy, và mười tám pháp bất cọng,
(Những đức hạnh của Hóa thân  lòng bi không thể quan niệm, những đức hạnh tự nhiên thành tựu,
Và những hiểu biết do thấy chân lý tuyệt đốitương đối.
Từ đó là sự hoàn thiện của những đức hạnh-như-đại dương của Phật.
Từ trạng thái đó, những phóng chiếu cho thế giới của chúng sanh còn đang tu hành,
Những biểu lộ bất tận trong nhiều hình thức khác nhau,
Xuất hiện cho tất cả, như phản chiếu của mặt trăng trong nước.
Do sự duyên sanh của Nghiệp của những người tu hànhnăng lực ban phước của các bậc giác ngộ,
Chúng xuất hiện tương hợp thích đáng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108690)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.