Sự Tái Sinh Làm Người Quý Báu

15/09/201012:00 SA(Xem: 19741)
Sự Tái Sinh Làm Người Quý Báu

SỰ TÁI SINH LÀM NGƯỜI QUÝ BÁU

Tư tưởng đầu tiên là suy niệm rằng chúng ta có một sự tái sinh làm người quý báu. Sự tái sinh làm người của ta khó có được và cực kỳ hy hữu. Sự tái sinh làm người quý báu này có tám sự tự do đối với tám trạng thái hiện hữu bất lợi. Sự tự do đối với những trạng thái hiện hữu bất lợi này khiến cho ta thực hành một cách đúng đắn mà không gặp trở ngại to lớn nào.

Tám trạng thái bất lợi của sự hiện hữu là:

1) Những Chúng sinh Địa ngục, bị hành hạ rất nhiều bởi sự nóng và lạnh, họ không thể tìm thấy ngay cả thời gian để suy nghĩ về việc thực hành Pháp.
2) Những Ngạ Quỷ đau khổ ghê gớm vì đói và khát đến nỗi không thể bắt đầu thực hành Pháp.
3) Những Súc Sinh bị ngăn che bởi sự vô minh tới nỗi không thể hiểu được ngôn ngữ và sự phân tích phức tạp. Do đó, rõ ràng là những súc sinh không thể chuyển tâm hướng về Pháp nếu chúng không thể suy luận.
4) Những người man dã và những cá nhân sinh trong những xứ sở ở đó Pháp không được giảng dạy hay ở nơi sự vô-đạo đức chiếm ưu thế. Điều này khiến họ không thể có bất kỳ sự tiếp xúc nào với Pháp; họ không thể làm đời sống của họ thấm nhuần Giáo Pháp.
5) Những vị Trời trường thọ bị dính mắc rất nhiều vào sự hỉ lạc khiến họ không muốn thực hành Pháp; tâm họ bị xao lãng rất nhiều bởi lạc thú và sự hưởng thụ.
6) Những người (có những quan điểmđịnh kiến sai lầm) thóa mạ và không ưa thích đức hạnh khiến họ không ước muốn thực hành Pháp.
7) Những người được sinh ra trong những thời kỳ giáo lý của một vị Phật không còn hiệu lực; không có Phật xuất hiện trong thế gian và những giáo lý của chư Phật trước đó không còn tồn tại. Điều này khiến cho họ không thể thực hành Pháp bởi họ không có khuôn mẫu để noi theo.
8) Những người sinh ra với những khả năng không đầy đủ và những yếu kém khác không thể thông hiểu Pháp một cách đúng đắn.

Mười sự Phú bẩm cũng là một bộ phận của sự hiện hữu làm người quý báu của ta. 

Năm Phú bẩm Bên Trong là: (1) Được sinh ra làm người, (2) Sống trong một xứ sở ở đó Pháp đã được truyền báđức hạnh được tôn trọng., (3) Có đầy đủ những khả năng vật lý như nghe, nhìn và suy nghĩ khiến ta có thể thấu hiểu Pháp, (4) Không có nghiệp hết sức tiêu cực gây ra những chướng ngại cho ta trong việc tiếp xúc với Pháp và với một vị dẫn dắt tâm linh, và (5) Có sự xác tín nơi Pháp và tin tưởng ở một vị dẫn dắt tâm linh.

Năm Phú bẩm Bên Ngoài như sau: (6) Một Vị Phật xuất hiện trong thế gian như một khuôn mẫu. Trong những niên kỷ được gọi là những kalpa (kiếp) tối tăm, không có Đức Phật xuất hiện như một khuôn mẫu, (7) Đức Phật không giữ im lặngthuyết giảng Pháp vì sự lợi lạc của mọi người, (8) Giáo lý của Ngài tồn tại và không suy giảm, (9) Việc thực hành của ta được khuyến khích và hỗ trợ bởi những hành giả khác là những người bạn Pháp có niềm tin và nhiệt tâm, và (10) Có những người bảo trợ hộ trì Giáo Pháp và những hành giả du hành thành công trên con đường, khiến cho Phật Pháp được duy trì và phát triển không suy thoái.

Bởi sự hiện hữu làm người của ta rất có giá trị với những khả năng và những sự phú bẩm lớn lao nên ta có thể thành tựu bất kỳ điều gì ta ước muốn. Với sự dũng cảmtinh tấn, chúng ta nên thực hành Pháp để có thể đạt được Phật Quả trong một đời người duy nhất.

Có ba loại nguyện ước khác nhau có thể phát triển đối với những hành giả Pháp: Đó là: (1) Loại nguyện ước thấp nhất; ta thực hành đức hạnh trong khi nỗ lực để đạt được hạnh phúc nhất thời và kết quả của nó là được tái sinh làm một vị trời hay con người. (2) Loại nguyện ước trung bình; ta ước nguyện đạt được trạng thái hạnh phúc lâu dài chỉ vì sự lợi lạc của bản thân như một vị Phật Độc Giác. (3) Loại nguyện ước vĩ đại; ta ước muốn hạnh phúcsự giải thoát cho tất cả chúng sinh không loại trừ ai, kết quả của nó là Phật Quả viên mãn.

Sự tái sinh làm người đạt được do những thiện hạnh của ta trong những đời trước; đó là lý do tại sao sự sinh ra làm người thì rất hy hữuđặc biệt. Ta có thể hiểu thêm về điều này bằng cách dùng ví dụ để so sánh sáu cõi. Chúng sinh choán chỗ khắp không gian, ngay cả không gian nhỏ như một lỗ kim. Số lượng súc sinh trên trái đất giống như số hạt men bia trong một thùng bia, số ngạ quỷ như lượng bông tuyết trong một trận bão tuyết, và số vi trần tạo nên trái đất ngang bằng với số lượng chúng sinh đau khổ trong địa ngục. Tuy nhiên, số lượng vị trời và người thì chỉ như số hạt bụi bám vào mặt ngoài của một hạt đậu.

Tương tự như thế, sự hy hữu của việc được tái sinh làm người được biểu thị rõ ràng hơn qua câu chuyện của một con rùa lang thang không mục đích trong một đại dương. Những cơ hội của con rùa này hầu như không chắc thật và không thể xảy ra được bởi nó chỉ trồi lên mặt nước một lần trong một trăm năm, chui đầu vào một cái ách đặc biệt trôi nổi trên mặt đại dương. Đức Phật nói rằng một sự tái sinh làm người quý báu thì thậm chí còn hy hữu hơn chuyện con rùa nổi lên mặt nước này.

Đức Longchen Rabjampa giảng rằng nếu việc thực hành Pháp của ta bị trộn lẫn với sự tham, sân và si thì nó không phải là Pháp đúng đắnchân thực. Đó là lý do tại sao ta không thể phí phạm cơ hội làm người quý báu này và nên chân thành thực hành những thiện hạnh. Ta phải hoàn thiện trạng thái nội tâm cũng như hình tướng đức hạnh bên ngoài của ta. Nếu không, ta sẽ là những kẻ đạo đức giả thực hành một Giáo Pháp sai lầm.

Số lần chúng ta tái sinh thì nhiều hơn tổng số giọt nước trong một đại dương, và trước đây có thể ta đã từng là một con người. Nhưng mặc dù thế, chúng ta đã không đủ chân thành khi thực hành Pháp. Trong cuộc đời đặc biệt này, chúng ta đang kinh nghiệm những kết quả của thiện nghiệp trong quá khứ. Cơ hội hy hữu này có thể không dễ dàng xảy ra một lần nữa.

Tái sinh làm người là một sự hỗ trợ cho phép ta thoát khỏi nỗi khổ và đưa dẫn người khác vượt qua đại dương đau khổ. Việc phí phạm cuộc đời quý báu này thì giống như từ một hòn đảo châu báu trở về với đôi bàn tay không.

 


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.