Thư Viện Hoa Sen

Dẫn Nhập

21/09/201012:00 SA(Xem: 19862)
Dẫn Nhập

DẪN NHẬP

NHỮNG VỊ TRÍ THỨC HÃY CẨN THẬN !

Trong một lễ truyền pháp quán đảnh vị Guru cầu gọi đến năng lực thiêng liêng của vũ trụ, biểu hiện như trí huệ đại lạc thiêng liêng trong hình dáng của vị hóa thần riêng biệt – trong trường hợp này là Đức Heruka Vajrasattva. Năng lực này kích hoạt một sức mạnh ngủ vùi trong hệ thần kinh các đệ tử mà bây giờ được đánh thức và bắt đầu rung động. Nếu bạn phát sanh trạng thái tâm thức vị tha đúng đắn và một hiểu biết về tánh Không, tụng niệm chân ngôn Vajrasattva, bạn sẽ lưu giữ và làm gia tăng sự rung động đã được Đạo Sư kích hoạt. Bấy giờ qua một giai đoạn thiền chỉ (thiền định tĩnh lặng) bạn khởi đầu một tâm thức tĩnh lặng, tham thiền, giải thoát khỏi dòng những tư tưởng không kiểm soát, mê mờ thông thường của bạn, thì trí huệ nội tại nơi bạn sẽ tự động tự hiển lộ.

Nhưng, có một lời cảnh báo với người trí thức. Tự mình đọc những giáo lý Tantric không có sức mạnh của lễ truyền pháp thích hợp, chỉ là một tiêu khiển tri thức – chỉ bằng cách thực hành đứng đắn dưới sự dẫn dắt của một vị thầy đầy đủ phẩm tánh và kinh nghiệm mới có thể giúp bạn tiến bộ vượt khỏi tri thức, vượt khỏi những khái niệm của tư tưởng, dẫn đến trí huệ chân thật, thanh tịnhtự nhiên. Không phải tôi cố ý tạo sự huyền bí, hay chuyên dành riêng ở đây, mà chỉ nói rằng nếu bạn nghĩ bạn có thể hiểu, kinh nghiệm một mình về những phương pháp của Yoga Tantra chỉ bằng cách đọc sách tức là bạn đang đánh lừa chính bạn – giống như một người bệnh hấp hối tự làm bác sĩ cho mình với cùng những phương pháp đã làm cho người đó bệnh…

Phương pháp yoga Heruka Vajrasattva nên được thực hành chỉ cho những ai đã nhận lễ quán đảnhkhẩu truyền từ một vị Kim Cươngchứng ngộ. Mặc dù bình giảng được xuất bản ở đây vốn có giá trị vô hạn và phải được nghiên cứu đầy đủ trước khi thực hành những phương phápmô tả, bạn phải nhận được lễ truyền pháp nhập môn và một số hướng dẫn từ vị đạo sư của bạn. Nếu làm khác đi, thì thay vì cho bạn cái kinh nghiệm trực tiếp bạn tìm kiếm, nó sẽ trở thành sự luyện tập tri thức khô khan và chỉ có ít lợi ích, tương đối.

Thiền giả vĩ đại Tây Tạng Dharmavajra giải thích lễ quán đảnh Tantra yoga tối thượng Heruka Vajrasattva là một nét đặc biệt của truyền thống Gelug của Phật giáo Tây Tạng. Tantra yoga tối thượng bao gồm những phương pháp nhờ đó bạn có thể đạt đến giác ngộ chỉ trong một đời hay thậm chí như trường hợp của Lama Tsong Khapa chỉ có ba năm. Lẽ dĩ nhiên những lời dạy thâm sâu ấy không hề được xuất bản, nhưng những phương pháp vẫn còn hiện hữu, không thoái hóa trong tâm trí của một số hành giả. Những giáo lý mật truyền này của Đức Phật có thể được trao truyền chỉ qua sự tương thông nội tại không chướng ngại giữa vị Kim Cương Sư (Vajra Guru) và đệ tử. Một ít người nhận thức rằng những phương pháp đầy sức mạnh như vậy vẫn có thể tìm thấy trong những lời dạy của phái Geluk.

Toàn bộ truyền thống của những yogi Tây Tạng đã làm cho phương pháp Yoga Heruka Vajrasattva thành một kinh nghiệm sống. Trước khi bạn có thể hiện thực hóa giai đoạn phát sanh (kye-rim) và giai đoạn thành tựu (dzok-rim) của tantra yoga tối thượng, bạn phải tự tịnh hóa. Thực hành Vajrasattva là một trong những cách có sức mạnh nhất để làm điều đó. Sau khi nhận lễ truyền pháp, bạn nhập thất, trong đó bạn tụng một trăm ngàn biến chân ngôn Vajrasattva một trăm âm. Điều này giúp bạn thực hành hai giai đoạn của Tantra được nhiều hiệu quả hơn. Nếu bạn không tịnh hóa những thói quen lâu đời của thân, ngữ, ý, thì ngay cả nếu bạn có những nỗ lực to lớn về thiền định trên con đường giác ngộ, bạn sẽ không đạt được giác ngộ vì có quá nhiều chướng ngại trên con đường của bạn.

Bởi thế, bạn nên xen kẽ tịnh hóa với thiền định về lam-rim. Ngay cả việc cố gắng hoàn thành tập trung nhất tâm (vipasyana) mà không có sự tịnh hóa là nguyên nhân khiến bạn trở nên chán nản, cảm thấyhy vọngthối chí vì thấy mình thiếu tiến bộ. Điều này bởi vì không nhận biết hay không đối phó được với những chướng ngại do những quan niệm sai lầm của tâm thức và những hậu quả của nó – thân và ngữ bị ô nhiễm.

Một số hành giả không được hướng dẫn, cố gắng kinh nghiệm tánh Không đơn giản bằng việc bác bỏ sự hiện hữu của tất cả hiện tượng, bị ám ảnh bởi ý niệm rằng tánh Không là một loại hư vô mơ hồ nào đó. Nếu bạn muốn hiện thực hóa tri kiến chân chánh về tánh Không chẳng hạn như của trường phái Trung Quán (Madhayamaka) hay những phái Thiền tông Phật giáo, bạn phải thực hành cả hai thứ phương tiệntrí huệ. Một số người quan tâm lớn lao đến trí huệ nhưng chẳng có ai để ý gì đến phương tiện – Họ giống như con chim cố gắng bay với chiếc cánh gãy.

Bất cứ khi nào bạn gặp chướng ngại hay bị gián đoạn trong thực hành của mình, đừng nên nản lòng hay thất vọng. Hãy nhận thức rằng bạn cần tịnh hóa, và lúc đó tập trung vào phương tiện hơn là trí huệ, đúng thời gian bạn sẽ đạt được sự tỉnh thức mà bạn tìm kiếm.

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: