Phụ Lục (C) Dòng Gyaltsap

26/09/201012:00 SA(Xem: 18310)
Phụ Lục (C) Dòng Gyaltsap

PHỤ LỤC (C)
DÒNG GYALTSAP

HẬU THÂN
Thứ I GOSHI PALJOR DODRUP (1427-1489)
Thứ II TASHI NAMGYAL (1490-1518)
Thứ III TRAKPA PALJOR (1519-1549)
Thứ IV TRAKPA DODRUP (1550-1617)
Thứ V TRAKPA CHOS YANG (1618-1658)
Thứ VI NORBU ZANGPO (1659-1698)
Thứ VII KUNCHOK OSER (1699-1765)
Thứ VIII CHOSPAL ZANGPO (1766-1820)
Thứ IX TRAKPA YESHE (1821-1876)
Thứ X TENPAL NYIMA (1877-1901)
Thứ XI TRAKPA GYAMTSO (1902-1959)
Thứ XII TRAKPA TENPAI YAPHEL (1960-)

CÁC HÓA THÂN CủA DÒNG GYALTSAP
(Phái mũ cam Karma-Kargyudpa)

(1)

Vị Gyaltsap Tulku đầu tiên, GOSHI PALJOR DODRUP, sanh tại Yagde Nyewo. Từ vị Karmapa thứ sáu, ngài Tongwa Donden, ngài nhận được tất cả các giáo huấn và các lễ nhập mônhoàn thiện chúng trong suốt cuộc đời mình. Ngài đã nhận ra, tôn phong và dạy dỗ vị Karmapa thứ bảy là ngài Chos Trag Gyamtso và ban cho ngài các sự thọ giới. Ngài đã sống một cuộc đời thánh thiện, viên tịch lúc sáu mươi ba tuổi (năm con Chó Thổ). Ngài đã tiên đoán rằng ngài sẽ có nhiều đệ tử kế tục. (1427-1489)

(2)

Vị Gyaltsap Tulku thứ hai, TASHI NAMGYAL, sanh tại Nyewo. Ngài được vị Karmapa thứ bảy, Chos Trag Gyamtso xác nhận và từ vị này ngài nhận được tất cả những sự nhập môngiáo huấn. Vị Karmapa ban tặng ngài một Mũ Cam để công nhận những thành tựu cao vời của ngài. Là một vị Lạt ma xuất sắc, ngài đã tôn phong và truyền dạy cho Mikyo Dorje, vị Karmapa thứ tám. Khi ngài viên tịch, có nhiều điềm lành. (1490-1518)

(3)

Vị Gyaltsap Tulku thứ ba, TRAKPA PALJOR, được ngài Mikyo Dorje, vị Karmapa thứ tám xác nhận và truyền cho tất cả các giáo huấn. Ngài đã thực hành thiền định đến hoàn hảo và có những linh kiến về các vị Hộ pháp và các Bồ tát Thủ Hộ. Ngài đã viên tịch rất sớm trong khi xuất hiện nhiều điềm lành. (1519-1549)

(4)

Vị Gyaltsap Tulku thứ tư, TRAKPA DODRUP, được ngài Mikyo Dorje, vị Karmapa thứ tám xác nhận. Ngài nhận từ vị này nhiều sự nhập môngiáo huấn. Vị thầy khác của ngài là Shamar Tulku thứ năm, Kunchok Yenlak. Ngài soạn một chú giải chi tiết các giáo thuyết về Bồ tátchú giải khác về những giáo huấn Hevajra. Ngài là một Thành tựu giả và có nhiều đệ tử. (1550-1617)

(5)

Vị Gyaltsap Tulku thứ năm, TRAKPA CHOS YANG, sanh ở Tenchen Gar thuộc tỉnh Tsang năm con Rắn Hỏa (1617/18). Ngài được vị Shamar Tulku thứ sáu, Choskyi Wangchuk xác nhận. Ngài được vị này tấn phong và nhận tất cả các giáo huấn. Ngài dành hầu hết cuộc đời để thực hành thiền định thâm sâu. Dưới sự lãnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm, dòng Kargyudpa phải chịu đựng nhiều. Là người cùng thời với vị Đạt Lai Lạt Ma, ngài Gyaltsap Tulku có đủ năng lực để cai quản tu viện của ngài và nổi tiếng là một nhà ngoại giao lỗi lạc trong thời kỳ khó khăn. Ngài có nhiều đệ tử. (1618-1658)

(6)

Vị Gyaltsap Tulku thứ sáu, NORBU ZANGPO, sanh năm con Chuột Kim (1660) tại quận Gelthang thuộc tỉnh Jyang. Ngài là đứa trẻ xuất sắc và có thể giải thích tất cả chi tiết của những kiếp trước của ngài. Vị Karmapa thứ mười, Chos Ying Dorje đã tiên đoán nơi ở của ngài, xác nhận và tôn phong ngài lúc ba tuổi. Gyaltsap Tulku nhận được tất cả các giáo huấntrở thành một Đại Thành tựu giả. Cùng với Shamar Tulku thứ bảy, ngài xác nhận vị Karmapa thứ mười một, Yeshe Dorje. Ngài cũng dạy dỗ vị này. (1660-1698)

(7)

Vị Gyaltsap Tulku thứ bảy, KUNCHOK OSER, sanh tại Nyewo Chu Gor. Ngài được vị Karmapa thứ mười hai, Changchub Dorje công nhận và tôn phong. Ngài nhận tất cả giáo huấn từ vị này. Năm mười lăm tuổi ngài du hành đến tu viện Tsurphu và nhận sự thọ giới ở đó từ vị Situ Tulku. Shamar Tulku thứ tám, Palchen Chosky Dodrup, truyền lại những giáo huấn khẩu truyền cho ngài. Sau đó ngài hành hương đến thánh địa Tsari Tso Kar, ở đó ngài thiền định trong ba năm.

Gyaltsap Tulku du hành đến Nepal với Karmapa thứ mười hai, Shamar Tulku thứ tám và Situ Tulku thứ tám. Các vị đã cùng đi thăm viếng nhiều nơi hành hương và được dân chúng rất tôn kính. Sau chuyến đi này, các vị du hành sang Ấn Độ rồi trở về Tây Tạng. Sau khi tìm ra vị Karmapa thứ mười ba Du Dul Dorje, Gyaltsap Tulku viên tịch năm ngài sáu mươi tư tuổi, giữa nhiều điềm lành. (1699-1765)

(8)

Vị Gyaltsap Tulku thứ tám, CHOSPAL ZANGPO, đã góp phần trong việc xác nhận vị Karmapa thứ mười bốn, Theg Chog Dorje. Ngài là một Lạt ma xuất sắc và có nhiều đệ tử. (1766-1820)

(9)

Vị Gyaltsap Tulku thứ chín, TRAKPA YESHE là một Lạt ma xuất sắc. Ngài nhận được tất cả những giáo huấnnhập môn. Khi viên tịch có nhiều điềm lành. (1821-1876)

(10)

Vị Gyaltsap Tulku thứ mười, TENPAI NYIMA, đã nhận tất cả những giáo huấnhoàn thiện chúng trong suốt cuộc đời mình. Ngài là vị Lạt ma xuất sắc và có nhiều đệ tử kiệt xuất. (1877-1901)

(11)

Vị Gyaltsap Tulku thứ mười một, TRAKPA GYALTSO, nhận được tất cả các giáo huấn từ Karmapa thứ mười lăm, Kha Chab Dorje. Ngài có nhiều môn đệ. Lúc ngài viên tịch, có nhiều điềm lành xuất hiện. (1902-1959)

(12)

Vị Gyaltsap Tulku thứ mười hai, TRAKPA TENPAI YAPHEL, được Karmapa thứ mười sáu, Rangjung Rigpe Dorje xác nhận và tôn phong tại tu viện Tsurphu. Ngài được vị Gyalwa Karmapa đương nhiệm đưa ra khỏi Tây Tạng và hiện đang học ở tu viện Rumtek mới tại Sikkim. Ngài được tám tuổi (1967).

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 110043)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.