11 Karmapa Yeshe Dorje (1676-1702)

26/09/201012:00 SA(Xem: 18093)
11 Karmapa Yeshe Dorje (1676-1702)

11
Karmapa Yeshe Dorje 

(1676-1702)

Vị Karmapa thứ mười một, YESHE DORJE, sanh tại Mar Kham năm con Rồng Hỏa (1676). Đứa bé có nhiều linh kiến mà nó thích kể cho các người thân nghe, làm cho họ vui thích. Sự vui thích này dần dà chuyển ra hoảng sợ khi họ hiểu ra tính cách trang nghiêm của các câu chuyện này và tính tâm linh của đứa bé.

Vị Terton nổi tiếng Minjur Dorje là thầy của cả hai phái Kagyu và Nyingma nhận đứa bé như là hậu thân của Karmapa. Tin tức lan truyền và Shamar Rinpoche và Gyaltshap Rinpoche gởi các đại diện đến, họ xác nhận các chi tiết về sự sanh của em bé trùng hợp với các lời báo trước trong các lá thư để lại. Ở Dechen Yangbachen, ngôi chùa của Shamar Rinpoche, vị Karmapa mới được đón tiếp trọng thể. Thế rồi ngài được đưa đến Tsurphu, ở đó ngài lên ngôi dưới sự làm lễ của Shamar Yeshe Nyingpo.

Sau khi thọ giới cư sĩ(1) từ Shamar Rinpoche, Yeshe Dorje bắt đầu việc học. Các vị thầy đỡ đầu gồm có Shamar Rinpoche, Gyaltshap Rinpoche và Karma Thinleypa thứ ba. Yeshe Dorje thọ nhận toàn bộ sự trao truyền của truyền thống Kagyupa. Trong thời gian này ngài được đặt pháp danh là Yeshe Dorje bởi Terton Minjur Dorje, vị này kể lại lời tiên đoán của Padmasambhava về vị Karmapa thứ mười một.

Khi Shamar Yeshe Nyingpo tịch, vị Karmapa nhỏ tuổi đến học với Terton Minjur Dorje và Taksham Nuden Dorje, một vị Terton phái Nyingma. Hai vị thiền sư này dạy Yeshe Dorje những “bản văn kho tàng” của họ.

Năm con Chó Thủy, khi Yeshe Dorje còn nhỏ vị Đạt Lai Lạt Ma thứ năm tịch. Quyền hành được Desi Sangye Gyaltsho nhiếp chính của Đạt Lai Lạt Ma đảm đương, vị này tiếp tục chính sách hòa giải. Một trong những khuôn mặt có ảnh hưởng nhất trong sự giao dịch giữa hai phái Gelugpa và Karma Kagyupa trong thời gian này là Tewo Rinpoche, Karma Tendzin Thargye, người phụng sự cho Đạt Lai Lạt Ma thứ năm và là một trong các đệ tử chính của Karmapa Yeshe Dorje.

Năm con Heo Mộc, Yeshe Dorje có một thị kiến chỉ rằng Shamar Rinpoche thứ tám đã sanh tại Nepal gần ngọn núi Jomo Gangkar. Các đại diện của ngài tìm ra chỗ em bé và gởi em về Tsurphu. Đoàn đi qua Lhasa với sự cho phép của Desi Sangye Gyaltsho. Sau khi về đến Tsurphu, đứa bé được làm lễ lên ngôi bởi Karmapa và nhận vương miện màu đỏ của dòng Shamarpa. Sau đó, Yeshe Dorje nhận ra các hậu thân mới của Situ và Pawo Rinpoche, theo thứ tự, là Tenpi Nyinche và Chokyi Dondrup.

Tính tâm linh hoàn hảo của Yeshe Dorje biểu lộ ra trong cả hai việc dạy và hoạt động siêu phàm của mình. Trong một dịp Karmapa biểu lộ quyền năng giáo hóa bằng cách hóa ra nhiều thân, mỗi một thân chỉ dạy cho các người đang có mặt.

Vị Karmapa thứ mười một là vị sống ngắn ngủi nhất trong các hóa thân của Karmapa. Năm 1702, ngài trao truyền một bức thơ chứa đựng lời báo trước về sự tái sanh sắp tới cho Shamar Rinpoche, người mà ngài chỉ định là nhiếp chính. Sau đó không lâu Yeshe Dorje ra đi ở tuổi hai mươi sáu. Trong thời gian cái chết của ngài, nhiều đệ tử thấy hình ngài xuất hiện trước mặt trời, cùng với hình của hai vị guru khác. Xá Lợi ngài được thờ trong một cái tháp để ở chùa Tsurphu.

Các đệ tử chính của ngài là Shamar thứ tám Palchen Chokyi Dondrup, Tewo Rinpoche và Karma Tendzin Thargye.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 110022)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.