Tiếp Cận Nỗi Khổ Đau

29/09/201012:00 SA(Xem: 15450)
Tiếp Cận Nỗi Khổ Đau

Tiếp cận nỗi Khổ đau

Đôi khi ta có thể kinh nghiệm những khó khăn trong việc thực hành lễ lạy. Sự đau đớn và mệt nhọc sẽ xuất hiện trên đường đi của ta. Luôn luôn có một vài mối quan tâm: đau đớn ở đầu gối, khuỷu tay, lưng dưới, mọi nơi. Không có lý do gì phải nhụt chí bởi điều đó hay mất sự xác tín ở việc thực hành. Ta cũng không nên làm mạnh mẽ thêm cảm xúc bằng cách tự nói: “Tôi đau đớn quá, tôi cảm thấy rất yếu.” Nếu làm thế chúng ta hoàn toàn tự làm ngăn trở mình. Ta mất đi khả năng hành động. Khi sự đau đớn được cho phép “có quyền,” nó có thể trở thành một chướng ngại thực sự trên con đường thực hành xa rộng hơn nữa của ta. Ta nên sử dụng mọi kinh nghiệm khó chịu, dù là thuộc tinh thần hay thể xác, như một phương tiện để giác ngộ. Những kinh nghiệm như thế nên khích lệ chúng ta hướng tới nỗ lực to lớn hơn trên con đường của ta.

Mọi sự ta kinh nghiệm phụ thuộc vào trạng thái tâm của ta. Nếu ta muốn kinh nghiệm những sự việc một cách khác biệt thì ta phải thay đổi trạng thái tâm. Nếu ta sắp xếp để chuyển hóa một cách hiệu quả nỗi đau khổ của ta thành một kinh nghiệm tích cựclợi lạc thì nỗi khổ sẽ hoàn toàn biến mất không để lại dấu vết nào. Điều này sẽ cho ta thêm hạnh phúc và hỉ lạc.

Việc lễ lạy là một phương cách tích tập tiềm năng thực sự tốt lành. Đó là một phương pháp dễ dàng và hiệu quả để tịnh hóa những hành vi tiêu cực của chúng ta trong quá khứ. Ngược lại, nếu vì đau đớn và mệt nhọc mà chúng ta tiếp tục lễ lạy trong sự chán nản thì sự tịnh hóa đích thực không xảy ra.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.