Phần Ba Quyết Tâm Giải Thoát Khỏi Sanh Tử

13/10/201012:00 SA(Xem: 10879)
Phần Ba Quyết Tâm Giải Thoát Khỏi Sanh Tử

PHẦN BA
QUYẾT TÂM GIẢI THOÁT KHỎI SANH TỬ

Buông bỏ những hoạt động sanh tử 
Những hành động 
Nói năng 
Đi đây đó 
Ăn 
Suy nghĩ 
Những sở hữu 
Ngủ 
Nhu Cầu Khẩn Thiết phải Thực Hành 
Làm chủ tâm thức 
Những bài kệ kết thúc 
Hồi Hướng Công Đức 
Lời Kết 
Chú thích 
Về Patrul Rinpoche 
Về đức Dilgo Khyentse Rinpoche


Buông bỏ những hoạt động sanh tử

Điểm đầu tiên của sự từ bỏ là bỏ lại mọi hoạt động sanh tử đàng sau để nhất tâm thực hành Pháp.

Những hành động

65. Ích gì mọi việc con làm ? Quá bận rộn mà chỉ tạo thêm sanh tử
Hãy nhìn mọi điều con đã từng làm, vô nghĩa biết bao nhiêu.
Giờ đây tốt hơn con nên ngừng cố gắng làm mọi sự ;
Dừng mọi hoạt động, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Chỉ có một vị Phật mới có thể tính đếm được bao nhiêu lần các bạn đã sanh ra trong sanh tử luân hồi từ vô thủy, và chỉ một vị Phật mới có thể nói lúc nào sanh tử bắt đầu. Có nói trong Pháp Cao Cả của sự Nhớ Lại Rõ Ràng rằng nếu các bạn có thể chồng chất tất cả thân thể các bạn đã có trong những đời quá khứ làm loài côn trùng, đống ấy còn cao hơn cả núi Tu Di ; và nếu các bạn có thể gom góp lại mọi hạt nước mắt buồn đau các bạn đã đổ ra, chúng sẽ tạo thành một đại dương lớn hơn bất kỳ đại dương nào trên trái đất. Trải qua mọi cuộc đời không thể tính đếm hết này, mọi thứ các bạn đã làm chỉ là kéo dài thêm nỗi khổ của các bạn mà không đem lại cho các bạn dầu chỉ một gang tay tiến gần hơn với giải thoát. Tại sao ? Bởi vì cho đến bây giờ, mọi hành động của các bạn đều gây tai hại, hay tốt nhất thì cũng là vô ích.

Những chúng sanh hữu tình thì thường trực bận rộn. Những con người chúng ta luôn luôn bận rộn tranh giành với người khác, mua, bán, làm ra, huỷ hoại. Những con chim thì luôn luôn bận rộn xây tổ, ấp trứng, nuôi nấng chim con. Những con ong luôn luôn bận rộn tích tập phấn hoa, làm mật. Những con thú khác thì luôn luôn bận rộn nuôi nấng, săn bắt, canh chừng sự nguy hiểm, dạy dỗ con cái. Các bạn càng làm, các bạn càng phải làm và sự khó khăn của các bạn càng tăng lên – nhưng kết quả sau cùng của mọi sự quần quậtphiền phức của các bạn sẽ không tồn tại lâu hơn một hình vẽ bằng ngón tay trên mặt nước của các bạn. Khi các bạn biết rõ sự làm nản lòng và phù phiếm của bấy nhiêu hoạt động vô nghĩa thì rõ ràng rằng sự đảm đương thật sự xứng đáng duy nhấtthực hành Pháp.

Nói năng

66. Ích gì mọi điều con nói ? Tất cả chỉ là chuyện tầm phào vô định
Hãy nhìn nó đem lại phóng dật không thích đáng biết bao nhiêu.
Giờ đây tốt hơn con nên giữ im lặng ;
Hoàn toàn ngưng lại nói năng, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Khi người ta ở cùng nhau và nói chuyện, hầu hết điều họ nói là hoàn toàn vụn vặt vô nghĩa. Cuộc nói chuyện của họ, chủ yếu hứng khởi từ những luyến bám và ác cảm, chỉ dùng để tăng thêm những thức tình độc hại của họ. Mọi thứ nói chuyện vô bổ này làm xao động tâm thức, khiến tư tưởng lất phất như nhiều lá cờ giấy trong gió.

“Miệng là cửa của tội lỗi,” châm ngôn nói thế. Lắm lời, nói dối, lời thô bạo, và chuyện lê đôi mách, tất cả gây ra những phóng dật không cùng và loạn động bên trong ; và ngay cả tài năng hùng biện khúc chiết và hấp dẫn cũng chỉ thường hơn đưa đến sự mất thì giờ và rối rắm. Đây là điều tại sao có nói trong Mật thừa rằng dùng chỉ một tháng trì tụng thần chú trong khi vẫn giữ im lặng thì nhiều lợi lạc hơn để cả một năm trì chú mà có lẫn lộn với những nói chuyện bình thường. Được làm một cách thích đáng mà không có sự trà trộn của bất cứ hình thức lời nói nào khác, như trong trường hợp thứ nhất, sự trì tụng thần chú giữ được năng lực trọn vẹn của nó và cuối cùng đưa đến một nhìn thấy sáng rõ chân lý vượt trên mọi lời nói, vì manÏi là âm vang tự nhiên của chân lý không thể diễn tả này. Bởi thế sự thực hành của các bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng nếu các bạn trừ bỏ chuyện phiếm không cùng của đời sống hàng ngày bằng cách giữ một lời thệ nguyện im lặng, và thốt lên không cái gì khác ngoài thần chú sáu âm.

Đi đây đó

67. Ích gì sự chạy lòng vòng ? Đến và đi chỉ làm con mệt mỏi
Hãy nhìn sự lang thang của con đã đem con xa khỏi Pháp biết bao nhiêu.
Giờ đây tốt hơn con nên dừng lại và buông xả tâm thức con ;
Ở lại, vô tưthoải mái, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Chạy lòng vòng đây đó, chỉ làm chúng ta mệt mỏi vô cớ. Chúng ta luôn luôn lao đến để xem cái gì đang xảy ra đâu đó và dính dấp vào mọi loại biến cố trong thế giới bên ngoài. Nhưng tất cả thời gian ấy nên để nhìn vào bên trong hơn, vào sự chuyển động của những tư tưởng của chúng ta và đủ để chúng ta làm chủ chúng.

Cho đến bây giờ các bạn đã lang thang lòng vòng, lạc loài trong nhiều cõi khác nhau của sanh tử nơi đó không có chút gì khác ngoài khổ đau. Gom góp nghiệp và trải nghiệm sự khổ sở từ kết quả của nó, các bạn đã lạc càng ngày càng xa khỏi Pháp. Không tốt hơn sao nếu bây giờ ở lại trong một nơi yên tĩnh tốt cho tham thiền ? Thiền định về vị thầy thiêng liêng và những giáo lý thiêng liêng cho đến khi ý nghĩa thật sự của Pháp hoàn toàn tràn ngập tâm thức các bạn là cách duy nhất để làm cho cuộc đời người hiếm hoi và quý giá này thực sự xứng đáng. Nếu các bạn có thể làm điều ấy, dù chỉ trong một thời gian ngắn, đó là một ân sủng lớn lao.

Ăn

68. Ích gì mọi thứ con đã ăn ? Tất cả chúng chỉ trở thành cứt đái –
Hãy nhìn sự ngon miệng của con không thể thỏa mãn biết bao nhiêu.
Giờ đây tốt hơn con nên tự nuôi mình bằng thức ăn của samadhi (định) ;
Hãy thôi mọi thứ ăn uống, và hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Bất cứ thứ gì chúng ta ăn, dù ngon lành hay vô vị bao nhiêu, rồi cũng chỉ thành phân thải, thế thì tại sao khát khao nó đến thế ? Tốt hơn là xem thức ăn chúng ta ăn như một đồ cúng, nhờ đó tích tập công đức thay vì làm mạnh thêm sự bám luyến của chúng ta.

Khi các bạn ăn, hãy quán tưởng đồ ăn và thức uống của các bạn như là cam lồ thanh tịnh và trước hết cúng dường nó cho Tam Bảo. Rồi tưởng rằng chư Phật chuyển lại cho các bạn thực phẩm các bạn đã dâng cúng các ngài, hãy ăn nó như một ban phước. Khi hết bữa ăn, hãy quán tưởng các bạn là Quán Thế Âmthức ăn các bạn vừa ăn được chuyển hóa thành cam lồ, nó chảy tràn từ hai tay và từ toàn thân các bạn đến làm nhẹ bớt sự đói khát của tất cả chúng sanh trong cõi ngạ quỷ ; hành vi ăn bình thường như vậy trở thành một cách để tích tập công đức. Bằng cách hội nhập Pháp vào mọi hành động của các bạn, mỗi một phương diện của đời sống hàng ngày có thể được chuyển thành một sự thực hành làm phong phú hiểu biết của các bạn.

Tại sao mong muốn những bữa ăn thịnh soạn ? Cố gắng thỏa mãn sự khát khao của các bạn thì giống như uống nước muối : càng uống càng khát thêm. Hãy nhìn bao nhiêu thời gian, công sức và tiền bạc người ta đã tiêu chỉ cho một bữa ăn ngon ! Thay vì mọi thứ đó, hãy bằng lòng với thức ăn giản dị và thỏa thích trong cam lồ của samadhi,(68) sự thiền định của an địnhquán chiếu, nó sẽ đem lại thỏa mãn sâu xa và gỡ những che chướng khỏi các bạn. Nhận biết nguồn gốc của sự nuôi dưỡng chân thật, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Suy nghĩ

69. Ích gì mọi tư tưởng của con ? Chúng chỉ đem đến thêm mê lầm
Hãy nhìn mọi mục tiêu con đã trù tính được thành tựu ít biết bao nhiêu.
Giờ đây đối với những quan tâm của đời này, tốt hơn con chớ nghĩ quá xa ;
Dẹp bỏ mọi kế hoạch của con, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Không kéo dài những tư tưởng quá khứ hay chờ đón những tư tưởng tương lai, hãy hộ trì một tỉnh giác trong sáng về khoảnh khắc hiện tại. Khác đi thì không thể có sự chấm dứt cho sự tiếp nối của những vọng tưởng. Như Gyalse Thogme minh triết và thánh thiện đã nói, “Mọi cái gọi là những thứ vui buồn này giống như hình vẽ trên mặt nước ; việc gì phải chạy theo chúng ? Nếu các bạn thực sự phải có điều gì để suy nghĩ, bấy giờ hãy chiêm nghiệm như thế nào mọi sự được kết tập sẽ mất đi và mọi sự được xây dựng sẽ tan rã.”

Sự phù phiếm của việc hoạch định cho tương lai không thể dự kiến được minh họa bằng câu chuyện người cha của Mặt Trăng Tuyệt Vời.

Một đêm nọ một nông dân trước khi đi ngủ, cột một bao lúa lớn vừa thu hoạch xong và treo nó trên một xà nhà ngay trên giường mình. Anh ta nằm ngả lưng trên đệm, hai tay kê sau đầu, nhìn bao lúa. “Chắc chắn ta sẽ có thể bán lúa này để có một số tiền. Với số tiền đó ta sẽ có cơ hội có một hôn nhân tốt đẹp với một người đẹp đẽ... Khi làm đám cưới xong, sẽ không lâu ta sẽ có một đứa con trai xinh xắn... Ta hãy suy nghĩ, mình sẽ đặt tên cho nó là gì đây ?” Thấy mặt trăng tròn chiếu rực rỡ qua khung cửa sổ anh ta đột nhiên có một ý tưởng. “Biết rồi ! Ta sẽ gọi nó là Mặt Trăng Tuyệt Vời...” Nhưng ngay lúc đó một con chuột đã gặm xong sợi dây treo bao lúa. Cái bao nặng rơi xuống người anh nông dân, chấm dứt đời anh và những dự định của anh.

Chớ để tâm thức các bạn lạc mất trong suy tính. Hãy bỏ hoàn toàn mọi kế hoạch cho những quan tâm bình thường của cuộc đời này, và nhớ mỗi phút giây trôi qua là một cơ hội để thực hành Pháp nó sẽ đem lại điều gì, hãy hướng mỗi tư tưởng của các bạn về Quán Thế Âm. Thay vì nhượng bộ cho sức mạnh của vọng tưởng, hãy lấp đầy tâm thức các bạn với tình thương và bi mẫn cho tất cả chúng sanh ; và thay vì tự làm mình kiệt sức một cách vô ích khi cố gắng đáp ứng mọi mục tiêu bình thường của các bạn, hãy an trụ trong tánh bình đẳng thản nhiên đến từ thiền định sâu xa.

Thực hành như vậy, dù ít ỏi như chỉ một giờ, là một đối trị hiệu quả với những phiền não che ám và chắc chắn củng cố sự tiến bộ của các bạn trên con đường. Thế nên, cắt đứt mọi hy vọng, kế hoạchmong mỏi, chúng chỉ làm khuấy động tâm thức, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Những sở hữu

70. Ích gì mọi thứ của con ? Tài sản chỉ là bám chấp –
Hãy nhìn con sẽ bỏ lại đàng sau những gì con có sớm biết bao nhiêu.
Giờ đây tốt hơn con nên chấm dứt sự bám níu sở hữu của mình ;
Thôi chiếm hữu và tích trữ sự vật, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Những sở hữu, như mọi thứ vật chất khác, phải tan rã không sớm, thì muộn. Thịnh vượng gây ra lo lắng không cùng và mọi loại tâm thái xấu xa. Có châm ngôn rằng, “Giàu có của bạn càng tăng, khổ não của bạn càng lớn.” Các bạn có thể tiêu pha toàn bộ cuộc đời mình để tích chứa sở hữu và tiền bạc cho đến khi các bạn giàu như chính Thần Tài – và rồi thình lình cái chết sẽ cướp của các bạn tất cả. Hãy xem số phận của rất nhiều những nhà cai trị quyền uytriều đại thịnh vượng rồi bị sụp đổ bởi mưu đồ, thảm họa, biến động, chiến tranh và mọi thứ khổ đau khác mà họ hình như hấp dẫn tới.

Không đau đớn sao khi thấy ai đó rẻ rúng trong chốc lát một hạt ngọc quý báu như thể nó là một hòn đá tầm thường, rồi vứt nó đi ? Thế đấy, vậy mà còn khổ sở hơn khi thấy những người nào có cơ hội quý báu để thực hành Pháp mà lại phung phí đời họ vào sự theo đuổi mê lầm những mục tiêu vô nghĩa. Sử dụng cuộc đời làm người này cho những cái khác với mục đích thật sự của nó thì cũng giống như đổ đầy một bình chứa bằng vàng với cứt đái.

Chớ phung phí hay sử dụng sai cơ hội quý báu này. Chớ tiêu phí hết thời gian của các bạn để gom góp sự vật, chúng hoàn toàn không cần thiết. Tốt hơn rất nhiều khi dùng nó để xây dựng công đức của sự thực hành tâm linh.

Dù trì tụng một ít manÏi hay thực hành trong chốc lát sẽ cho các bạn giàu có trong kho tàng tâm của các bậc giác ngộ. Thấu hiểu rằng không có sự giàu có nào của thế gian sẽ đem lại lợi ích thật sự cho đời này lẫn đời sau, hãy trì tụng thần chú sáu âm với tinh tấn, sùng mộ và niềm vui.

Ngủ

71. Ích gì mọi thời gian con ngủ ? Tất cả chúng chỉ được tiêu phí trong sự mê mờ mù mịt –
Hãy nhìn cuộc đời con trôi mất trong lười biếng dễ dàng biết bao nhiêu.
Giờ đây tốt hơn con nên bắt đầu nỗ lực toàn tâm ;
Ngày và đêm, cự tuyệt mọi phóng dật, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Vào tuổi bảy mươi, các bạn sẽ đã tiêu pha 70 lần 365 đêm, hay hơn hai mươi năm, chỉ để ngủ như một xác chết. Giấc ngủ bình thường không chỉ không ích lợi gì cho việc thực hành Pháp của các bạn ; nó cũng làm mạnh trở lại xu hướng nghiệp của các bạn đối với vô minh, đến độ mà sự lười biếng quá độ cũng đủ gây ra sự tái sanh trong những cõi thấp của sanh tử. Bởi thế quan trọng nhất là các bạn bỏ đi sự lười biếng và tập trung mọi nỗ lực nhất tâm vào sự thực hành Pháp.

Cũng quan trọng là sử dụng những phương tiện để chuyển hóa giấc ngủ bình thường thành một thực hành nó sẽ làm tăng thêm sự tiến bộ của các bạn trên con đường. Trước khi đi ngủ ban đêm, hãy nghĩ về điều các bạn đã làm trong ngày. Sám hối mọi hành động xấu, và quyết định không lập lại chúng. Nhớ lại việc gì tốt các bạn đã làm, hãy hồi hướng mọi công đức các bạn đã tích tập được trong ngày cho sự giải thoát nhanh chóng của tất cả chúng sanh. Rồi theo tư thế “sư tử,” nằm dài trên phía phải với bàn tay phải để dưới má phải và cánh tay trái duỗi trên sườn trái ; đây là tư thế đức Phật nằm khi nhập parinirvana. Tiếp theo, quán tưởng Quán Thế Âm bằng cỡ bằng ngón tay cái, ngồi trên một hoa sen đỏ bốn cánh trong tim các bạn. Những tia sáng tuôn ra từ ngài, tỏa đầy thân thể các bạn, căn phòng các bạn và dần dần toàn cả vũ trụ, làm chảy tan mọi sự vào một khối ánh sáng rực rỡ. Hãy rơi vào giấc ngủ trong khi duy trì quán tưởng này.

Nếu các bạn có thể dùng giấc ngủ cho sự thực hành theo cách này, sự thực hành ban ngày sẽ liên tục hòa lẫn với sự thực hành của ban đêm. Tương tự, khi các bạn có thể sử dụng những phương tiện để chuyển hóa mọi hoạt động hàng ngày của các bạn thành thực hành, sau-thiền-định sẽ liên tục hòa lẫn vào thiền định ; cái này sẽ nâng cấp cái kia và sự tiến bộ của các bạn sẽ nhanh chóng. Kiên trì cả ngày lẫn đêm, hãy trì tụng thần chú sáu âm.


Nhu cầu khẩn thiết phải thực hành

72. Không còn thời gian, không còn thời gian nữa! Không còn thời gian để ở yên 
Khi cái chết thình lình ập xuống trên con, con sẽ làm gì ?
Giờ đây tốt hơn con hãy bắt đầu thực hành ngay Thánh Pháp ;
Giờ đây, nhanh chóng, cấp bách – hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Các bạn có thể chắc chắn rằng cái chết rồi sẽ đến, nhưng các bạn không bao giờ chắc chắn nó đến khi nào, ở đâu hay như thế nào – có thể là ngay ngày hôm nay. Cái chết không rung động trước mọi quyền lực và đạo quân trong thế giới, không động lòng bởi những khẩn khoản hùng biện nhất, trơ trơ với sắc đẹp lộng lẫy nhất, không nao núng bởi sự hối lộ hậu hĩnh nhất. Không có cái gì có thể tắt dừng cái chết, dù chỉ một khoảnh khắc. Khi thời của các bạn đã đến, chỉ có một thứ sẽ có ích dụng cho các bạn : bất kỳ Pháp gì các bạn đã làm. Hãy luôn luôn nhớ đến cái chết. Như những đạo sư Kadampa đã nói, “Chính là thiền quán về cái chết sẽ trước tiên xoay tâm thức bạn về Pháp, rồi thôi thúc những cố gắng thực hành của bạn, và cuối cùng cho phép bạn nhận ra cái chết như là Pháp thân.”

Tuy nhiên, phút giây chết không phải là thời gian để bắt đầu thiền định. Bây giờ là thời gian đó, khi tâm thức các bạn khỏi bận bịu và thân thể các bạn khỏi bệnh tật. Hãy bắt đầu ngay bây giờ, và dù nếu cái chết giáng xuống các bạn một cách không ngờ trước, các bạn cũng đã được chuẩn bị, không hối tiếc hay sợ hãi.

Chớ bao giờ quên cuộc đời này sẽ chấm dứt nhanh chóng bao nhiêu, như một tia sấm chớp mùa hè hay một cái vẫy tay. Bây giờ các bạn có dịp may thực hành Pháp, chớ có phung phí chỉ một khoảnh khắc nào cho việc gì khác, mà với tất cả năng lựctinh tấn hãy trì tụng thần chú sáu âm.

73. Con có thể nói đến những năm, những tháng hay những ngày –
Hãy nhìn sự vật biến chuyển từng khoảnh khắc như thế nào, ngay giờ đây !
Mỗi khoảnh khắc trôi qua đem con gần hơn đến cái chết ;
Giờ đây, ngay trong một niệm này, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Không có gì ở yên ; từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác mọi sự đều biến chuyển. Mùa xuân các hạt nảy mầm ; mùa hè mầm đọt thành lá, cuống và hoa ; mùa thu hạt chín và được thu hái ; và mùa đông đất lại sạch sẽ chuẩn bị cho mùa năm sau. Như mặt trăng tròn và khuyết theo từng tháng, như mặt trời mọc và lặn trong một ngày, mọi sự đều chịu sự biến đổi không ngừng. Buổi trưa có thể thấy cả ngàn người ca hát và khiêu vũ trong hội chợ, nhưng buổi tối toàn thể hội trường im ắng và trống không. Trong thời gian đó, mỗi người tham dự đã vuột mất vài giờ để gần hơn với cái chết.

Cũng như mỗi sự vật luôn luôn chuyển đến gần hơn sự tan rã sau cùng của nó không thể tránh nổi, đời các bạn cũng vậy, như một ngọn đèn sáp đang cháy, sẽ nhanh chóng tiêu hết. Thật điên rồ khi nghĩ rằng các bạn có thể trước hết làm xong mọi công việc của mình và rồi rút lui để dùng những quảng đời còn lại cho việc thực hành Pháp. Các bạn có thể chắc chắn rằng các bạn sẽ sống bao lâu ? Cái chết không giáng xuống người trẻ cũng như người già sao ? Bởi thế, bất kể các bạn đang làm gì, hãy nhớ đến cái chết và giữ tâm thức các bạn chuyên chú vào Pháp. Trong cách ấy, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

74. cuộc đời con tuột đi như mặt trời lặn chìm mất nơi xa,
Cái chết đến gần như những cái bóng dài ra của buổi chiều.
Bây giờ cái để lại của đời con sẽ biến mất nhanh như những chiếc bóng cuối cùng phai lạt.
Không còn thời gian để phung phí nữa – hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Ngay từ khoảnh khắc sanh ra, các bạn đã bị kết án tử hình phải chết. Không có bác sĩ lỗi lạc nào có thể ngăn chặn nó. Cái chết tiến tới không ngơi ngớt về phía các bạn như bóng của những ngọn núi phía tây lúc hoàng hôn, nuốt chửng mọi sự vào bóng tối trên đường đi của nó. Đức Phật đã diễn tả, như mẫu mực của tốc độ, một người có thể bắt tất cả bốn mũi tên đang bay được bắn đồng thời về bốn hướng bởi bốn tay cung mạnh mẽ. Ngài nói, còn nhanh hơn thế là sự đi đến của cái chết.

Một lần nọ, đức Phật đi ngang qua chỗ bốn người lực lưỡng đang cố gắng di chuyển một hòn đá khổng lồ. Với chỉ một cử động không gắng sức của chân, Phật hất tung khối đá lên không, và nó bể tan từng mảnh. Ngạc nhiên, mấy người ấy hỏi làm sao ngài có sức mạnh kỳ lạ như vậy, và Phật trả lời rằng đó là nhờ tích tập công đức. Họ hỏi ngài có thể có ai còn mạnh hơn ngài. “Có,” Phật trả lời, “Cái chết – và bởi vì cái chết, Ta sẽ phải bỏ ngay cả cái thân với tất cả tướng hảo này.” Đức Phật đã luôn luôn dạy rằng tham thiền về cái chết và vô thường là sự động viên mạnh nhất để thực hành Pháp.

Làm chủ tâm thức

75.Thần chú sáu âm, dù hoàn hảo như Pháp,
Cũng trì tụng không kết quả khi nói chuyện gẫu và nhìn đó đây ;
Và bám lấy con số biến trì tụng là rõ ràng trượt điểm chủ yếu.
Trông chừng tâm thức một cách không xao lãng, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Thần chú sáu chữ có năng lực trừ diệt mọi phiền não tiêu cực của các bạn và đem đến cho các bạn lợi lạc không thể tưởng tượng, nhưng nó không thể hiệu quả trọn vẹn nếu các bạn không trì tụng nó với sự tập trung thích đáng. Khi các bạn trì tụng nó, nếu các bạn bị xao lãng bởi những cảm giác thân thể, những vật khác nhau để nhìn ngó, chuyện rỗi với những người khác, hay những tư tưởng lang thang của các bạn, thì năng lực của thần chú, giống như vẻ óng ánh của một miếng vàng dính cáu bẩn, sẽ không bao giờ được cảm thấy. Dù nếu những hạt của chuỗi hạt các bạn chuyển qua những ngón tay của các bạn với tốc độ rất nhanh, một vẻ bề ngoài trống rỗng của sự thực hành như vậy liệu có ích gì ? Điểm chủ yếu không phải là tích tập một con số trì tụng khổng lồ với bất cứ giá nào, mà là đạt được một cái hiểu sâu hơn của sự thực hànhmục đích của nó.

Để thu hoạch quả trọn vẹn của sự trì tụng manÏi, quan trọng là giữ thân các bạn trong tư thế đúng mà không có những cử động bất an nào ; chỉ giới hạn ngữ của các bạn vào sự trì tụng thần chú mà thôi, không nói chuyện gì khác ; và giữ tâm thức các bạn tập trung vào quán tưởng, không để cho nó xao lãng bởi những kỷ niệm quá khứ hay những dự phóng tương lai.

Hãy mong mỏi thi đua với Jetsun Milarepa, ngài đã bỏ mọi hoạt động rộn ràng và những phóng dật vô ích của cuộc đời bình thường, dẹp đuổi biếng nhácphiền não tiêu cực ra khỏi tâm thức, và hoàn toàn hiến mình cho sự thực hành Pháp. Nếu các bạn thực hành theo cách này, không nghi ngờdòng tâm thức của các bạn sẽ được ban phước bởi tất cả chư Phật và chư Bồ tát.

76. Nếu con kiểm tra tâm thức của con trở đi trở lại,
Bất cứ điều gì con làm sẽ trở thành con đường toàn hảo.
Trong tất cả hàng trăm giáo huấn trọng yếu, đây là cái tinh túy cốt lõi ;
Hãy nấu chảy mọi sự thành một điểm chủ yếu độc nhất này, và hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Điểm chính yếu bao trùm của Phật Pháp là làm chủ tâm thức. Nếu các bạn làm chủ tâm thức, các bạn sẽ có chủ quyền trên thân và ngữ, thế là khổ đau của chính các bạn và của những người khác phải đến chỗ chấm dứt. Nhưng nếu các bạn để cho tâm thức chứa đầy phiền não tiêu cực, bấy giờ dù những hành động của thân và những lời các bạn nói có vẻ hoàn hảo, các bạn cũng đang xa khỏi con đường.

Làm chủ tâm thức được thành tựu nhờ sự tỉnh giác thường trực mọi tư tưởng và hành động của các bạn. Hãy kiểm tra trở đi trở lại tâm thức các bạn, và ngay khi những tư tưởng xấu khởi lên, hãy chữa lành chúng bằng những đối trị thích hợp. Khi những tư tưởng tốt khởi lên, hãy làm mạnh thêm chúng bằng cách hồi hướng công đức chúng mang lại, mong muốn rằng tất cả chúng sanh được an lập trong giác ngộ tối hậu. Giữ gìn cái chánh niệm thường trực này trong những thực hành chỉ (an định) và quán (quán chiếu), cuối cùng các bạn sẽ có thể duy trì sự nhận biết của trí huệ ngay giữa những hoạt độngxao lãng phóng dật bình thường. Chánh niệm tỉnh giác như thế là nền tảng cốt lõi, sự chữa lành cho mọi phiền não của sanh tử.

Sự thực hành Pháp đem các bạn đến chỗ các bạn có thể duy trì sự tỉnh giác thường trực như nhau hoặc trong hay ngoài những thời thực hành. Đây là điểm tinh túy của tất cả những giáo huấn tâm linh ; không có nó, dầu các bạn có trì tụng nhiều thần chú và lời cầu nguyện đến đâu, dầu nhiều ngàn lễ lạy và đi nhiễu các bạn làm, khi nào tâm thức các bạn còn xao lãng phóng dật thì không có thứ nào giúp cho các bạn giải thoát khỏi những phiền não che ám của các bạn. Không bao giờ quên điểm tối yếu này, hãy trì tụng thần chú mani.


NHỮNG BÀI KỆ KẾT THÚC

77.Phần nhất, sự tố cáo buồn rầu của ta về những cách thức của thời đại suy đồi này,
Là một sự khiển trách ta có ý định giành cho chính ta.
Sự thương cảm buồn rầu này đã tác động sâu xa đến ta ;
Bây giờ ta tặng nó cho con, nghĩ rằng con cũng cảm thấy như vậy.

Phần thứ nhất của lời dạy này chỉ ra mức độ con người trong thời đại suy đồi này đã rơi vào dưới sự chao đảo của những hành động và thức tình của họ, nêu lên sự mất hướng của cuộc đời bình thườngmiêu tả hậu quả phá hoại của cách ứng xử của con người về hạnh phúc mà họ đang tìm kiếm. Phù hợp với giáo lý lần thứ nhất của Phật, nếu các bạn thấy biết rõ ràng rằng sanh tử bị khổ đau thấm khắp, bấy giờ quyết tâm giải thoát khỏi nó sẽ an lập vững chắc trong tâm thức các bạn như viên đá đặt nền thiết yếu cho sự thực hành Pháp của các bạn. Chính là để đem lại sự thay đổi thái độ này mà Patrul Rinpoche đã biểu lộ sự buồn rầumệt mỏi chán ngán ngài cảm thấy với những cách thức của sanh tử.

78. Nếu đó không phải là trường hợp của con, và con tin tưởng hoàn toàn vào sự hùng vĩ của cái thấy và thiền định của con,
Những ý kiến khôn ngoan làm thế nào phối hợp cái thế gian và cái tâm linh,
Và sự thiện xảo khéo léo giải quyết những vấn đề cho sự thỏa mãn của tất cả –
Nếu con có tất cả những thứ đó, bấy giờ ta gởi con những lời tạ lỗi của ta.

Patrul Rinpoche đã kết án sự ứng xử điên đảo và lừa dối của người ta trong thời đại đen tối này, không phải trong một tinh thần thù hận, mà là để phát hiện và sửa chữa những khuyết điểm của chính bản thân ngài. Ngài cũng hy vọng rằng bằng cách nói ra, ngài cũng có thể khuyến khích những người khác thức tỉnh với những vọng tưởng của thời đại này và nhận biết rằng Pháp là con đường duy nhất đến giải thoát.

Ý định đàng sau phần thứ nhất, bởi thế, là xoay tâm thức điên đảo về với Pháp. Nhưng rồi Patrul Rinpoche thêm rằng người đọc nào đã vượt khỏi những cách thức cong vạy, méo mó của thời đại chúng ta và đã đạt được sự xác tín và thành tựu hoàn hảo trong cái thấy, thiền định và hành động của những kinh và tantra, tâm thức họ luôn luôn đặt trên tư tưởng cao cả làm lợi lạc cho những người khác, và họ đã thành công hội nhập tinh túy của Pháp với sự dấn thân vào những công việc của thế gian, trong trường hợp này, ngài tạ lỗi vì đã lạm quyền ban tặng lời khuyên bảo không thích hợp này.

79.Phần hai, sự luận giải của ta an lập cái thấy và thiền định
Bởi vì dĩ nhiên ta không có kinh nghiệm chứng ngộ nào cả –
Mà chỉ sắp xếp cái gì ta đã hiểu nhờ những lời dạy
Từ dòng phái quý báu của cha và con toàn tri.

Cấu trúc nền tảng của mọi giáo lý của Tiểu thừa, Đại thừaKim Cương thừa là sự giải thích về cái thấy, thiền định và hành động. Patrul Rinpoche khiêm tốn từ chối đã có kinh nghiệm nào về ba cái này. Dĩ nhiên thật ra ngài đã nghiên cứu và hòa nhập một cách thấu triệt những lời dạy của Longchen Rabjam và Jigme Lingpa, “cha và con” của dòng Đại Toàn Thiện. Rồi ngài đã đạt đến chứng ngộ toàn diện và đem lại lợi lạc không thể nghĩ bàn cho chúng sanh. Trong bài giảng này ngài sắp xếp những điểm trọng yếu của con đường Phật giáo : làm thế nào nhận ra vọng tưởng vô minh, phá hủy sự thống trị của nó, và cuối cùng chuyển hóa nó thành trí huệ.

80. Phần ba, sự cổ vũ của ta cần buông bỏ mọi sự và thực hành,
Vì con có thể dễ dàng trượt ngoài điểm chủ yếu, nó thật dễ vuột.
Nhưng bởi vì nó hoàn toàn không mâu thuẫn với những lời dạy của chư Phật, Bồ tát,
Nên thật sự tốt đẹp cho con khi đem nó vào thực hành.

Chiêm nghiệm những thống khổ không cùng của sanh tử sẽ làm cho các bạn cảm thấy buồn bã và ghê sợ, và cảm giác này sẽ phát triển thành một ham muốn mạnh mẽ thoát khỏi mọi thứ đó. Sự quyết tâm buông bỏ sanh tử này bấy giờ sẽ dẫn các bạn đến kết luận rằng điều tốt nhất các bạn có thể làm cho chính mình và những người khác là thực hành Pháp. Các bạn đã tự đặt nhiều mục tiêu trong đời sống, nhưng bây giờ để cho sự tốt đẹp của chính các bạn, các bạn phải chọn cái gì trong chúng là quan trọng và khẩn cấp nhất. Nếu các bạn chấp nhận Pháp một cách hoàn toàn đứng đắn, các bạn sẽ thấy rằng thực hành Pháp không phải là cái gì có thể trì hỗn được. Bao nhiêu người trong thế giới này sẽ chết trong giờ tới ? Các bạn có thể chắc rằng mình không là người trong số đó ? Dầu trường hợp nào, chắc chắn không có gì có thể đạt được từ sự phung phí thời gian các bạn có, dù cho cuộc đời các bạn có dài lâu chăng nữa.

81.Bài giảng này, đức hạnh trong lúc bắt đầu, khoảng giữa và lúc chấm dứt,
Được viết ra trong hang Đỉnh Chiến Thắng Núi Trắng của bậc thành tựu,
Cho một người bạn cũ mà sự khẩn cầu không thể cưỡng lại được nữa,
Bởi lão già rách rưới Apu Hralpo này, đang bị thiêu cháy bởi năm độc.

Do sự yêu cầu kiên trì của một trong những đệ tử, bản văn này được tạo ra bởi Patrul Rinpoche, Orgyen Jigme Choškyi Wangpo, ở Trakar Tsegyal, hang Đỉnh Chiến Thắng Núi Trắng, trong xứ Kham, miền đông Tây Tạng, không xa Datsedo, trên biên giới cũ giữa Tây Tạng và Trung Hoa.(69) Patrul Rinpoche sống ẩn cư với năm đệ tử trong nơi chốn đẹp đẽ này với những vách đá cao màu trắng đầy những hang động tự nhiên. Ở đây ngài cho nhiều sự chỉ dạy, như bản văn này là một, trong ánh sáng của kinh nghiệm thiền định của chính mình.

Apu Hralpo là tên quen thuộc của Patrul Rinpoche. Apu trong tiếng miền đông Tây Tạng là một cách thức thưa gởi tôn trọng. Theo truyền thống văn học, Apu cũng có thể được giải thích như sự phối hợp của những chữ A, biểu tượng của tánh Không vô sanh, và Pu, nghĩa là “con”, ám chỉ đến tình thương của Patrul Rinpoche cho tất cả chúng sanh như họ là con ruột của ngài. Vì lòng từ ái và bi mẫn của ngài với tất cả, ngài cũng thường được gọi là Apu Tốt.

Patrul Rinpoche chế nhạo cái tên Apu tôn kính dành cho ngài, bằng cách tự gọi mình là Apu Hralpo, hralpo nghĩa là một người mặc đồ cũ rách – như ngài thật sự làm thế hầu như luôn luôn. Thật ra, có thể nói rằng Patrul Rinpoche là người đã hoàn toàn xé rách nát cơ cấu của vọng tưởng, sự cho rằng chủ thể và đối tượng là có hiện hữu thật sự. Như Khenpo Shenga,(70) một đạo sư thành tựu và là một đệ tử của Patrul Rinpoche, đã nói về ngài khi bình luận về dòng này, “Ngài đã đốt cháy hoàn toàn năm độc trong ngọn lửa của trí huệ.”

Hồi Hướng Công Đức

82.Ta đã huyên thuyên dài dòng, nhưng có sao đâu ?
Đề tài của ta thì rất xứng đáng và ý nghĩa không sai lầm ; thế nên công đức nó đem lại
Ta trao tặng cho con, và cho tất cả chúng ta khắp hết ba cõi
Nguyện tất cả những mong ước của chúng ta, được cảm hứng từ những giáo lý, trở thành sự thật !

Patrul Rinpoche tạ lỗi rằng bài giảng không tao nhã của ngài đã dài dòng lập đi lập lại như những dây bậc đơn điệu của một cây đàn cũ kỹ đã gảy. Tuy nhiên, ngài xác nhận, ý nghĩa những lời ngài nói luôn luôn trung thành với giáo lý của đức Phật, thoát khỏi lỗi lầm, và điều này khiến cái gì ngài nói xứng đáng để nghe, xứng đáng để nghiên cứu và xứng đáng để đem vào thực hành. Bởi thế công đức nào đã gia tăng từ sự diễn bày ba phần của bài giảng, ngài tiếp tục hồi hướng cho tất cả chúng sanh, để cho khi đang theo con đường của những Bồ tát họ có thể đạt đến mức độ tối thượng của Quán Thế Âm.


Lời Kết

Tây Tạng, Xứ Sở của Tuyết, Phật giáo đã nở rộ hơn một ngàn năm. Qua ba thế kỷ liên tiếp, ba nhà vua Tây Tạng vĩ đại – Songtsen Gampo, Trisong Detsen và Tri Ralpachen – mỗi vị đã phát triển niềm tin lớn lao vào Phật Pháp và sự thực hành thiền định, và họ đã thiết lậpTây Tạng những điều kiện cần thiết cho sự phổ biến của giáo lý. Trải qua nhiều thế kỷ tiếp theo, người Tây Tạng đã giữ gìn niềm tin vĩ đại của họ vào Tam Bảo và đã có thể hội nhập ý nghĩa của Phật Pháp vào đời sống hàng ngày của họ.

Có đề cập nhiều lần trong ManÏi Kabum của vua Songtsen Gampo rằng chính đức Phật giao phó sự chăm sóc dân Tây Tạng cho Quán Thế Âm thiêng liêng, ngài ban phước cho toàn đất nước như là Cõi Phật của Núi Potala, mọi người nam như là chính ngài, và mọi người nữ như là Jetsun Drošlma.

Trong những thập niên gần đây, những nghịch duyênxung đột kinh khủng đã xảy ra với Tây Tạng. May mắn thay, qua hoạt động bi mẫn của chư Phật và đặc biệt của Quán Thế Âm, năm 1959, khi Tây Tạng bị xâm chiếm, Đức Dalai Lama đã có thể thoát an toàn qua Ấn Độ. Một xuất hóa sống thực của Quán Thế Âm, Đức Ngài làm việc không mệt mỏi để bảo tồnphổ biến giáo lý thiêng liêng. Qua sự gia bị của ngài, ngày nay Phật Pháp không chỉ trở lại sanh quán của nó, Ấn Độ, mà những cầu nguyện của chúng ta cho Pháp được bừng nở lại một lần nữa ở Tây Tạng cũng đang trở thành hiện thực.

Những giáo lý được ban cho ở đây được tập trung vào Quán Thế Âm, bậc pháp chủ của tất cả các mạn đà la. Bởi vì ngài là Phật của đại bi, và bởi lòng bi là tâm của những giáo lý Phật giáo, Quán Thế Âm là bổn tôn tối thượng của thiền định ; và sự trì tụng thần chú của ngài thì đặc biệt đầy thần lực, chứa đựng sự ban phước lớn lao và hiệu nghiệm trong việc làm nhẹ bớt khổ đau của chúng sanh. Thiền định thường trực về Quán Thế Âm với lòng sùng mộ không lay chuyển bởi thế là một cách thức hiệu quả để tiến bộ trên con đường Đại thừađánh bóng viên ngọc Bồ đề tâm.

Trong phương diện bên ngoài hay tương đối của ngài, Quán Thế Âm ở nơi cõi Phật của Núi Potala, nhân cách hóa lòng bi của tất cả chư Phật. Trong phương diện bên trong hay tuyệt đối của ngài, ngài là trí huệ đại bi vốn có của chúng ta. Hiểu hai cái tuyệt đốitương đối đồng hiện hữu với nhau như thế nào thì được gọi là cái thấy.

Tuy nhiên, chỉ bản thân hiểu biết thì chưa đủ và, nếu không được áp dụng, thì ích lợi ít. Như với bất kỳ kỹ năng nào, cái hiểu biết này phải được đưa vào việc làm và hòa nhập vào thân tâm chúng ta qua tiến trình làm quen, thường được ám chỉthiền định, và trong trường hợp này cốt ở sự thực hành đích thực nhắm vào Quán Thế Âm.

Một khi các bạn đã nhận biết cái thấy, khi các bạn thực hành nó qua thiền định, mọi hành động, lời nói, và tư tưởng của các bạn sẽ tự nhiên trở thành càng ngày càng tốt lành. Cuối cùng, dầu cho nghỉ ngơi, làm việc, ăn hay ngủ, hoặc vui hay buồn, các bạn sẽ thường trựctư tưởng Quán Thế Âm hiện diện trong tâm thức các bạn ; đây gọi là hành động, hạnh.

Sau khi nhận những lời dạy này, từ nay trở đi, các bạn cần dệt may chúng vào trong khung vải của đời sống các bạn đến độ chúng trở thành hòa nhập trong tất cả tư tưởng, lời nói và hành động của các bạn. Điều này không dễ làm, nhưng qua sự ban phước gia bị của Quán Thế Âmhiệu lực của thần chú ngài, các bạn sẽ lần lần tiến bộ, chiến thắng những chướng ngạiđạt được giải thoát như là quả của những cố gắng của các bạn.

Tây Tạng sau năm 1959, dưới những điều kiện đối xử cực kỳ khó khăn, hàng vạn người tiếp tục thực hành Pháp một cách âm thầm, và họ đã vươn khỏi thử thách của họ với đức tin còn lớn hơn. Nhưng trong trường hợp các bạn, không ai ngăn cấm các bạn cầu nguyện hay thực hành. Thế nên hãy trì tụng manÏi, tư duy về những giáo lý, và nấu chảy chúng hòa tan vào thân tâm các bạn bằng cách thiền định về chúng mỗi ngày, hay ngay cả dù nó không nhiều hơn vài chốc lát. Pháp là cái gì chính các bạn phải thực hành ; không ai khác có thể làm điều đó cho các bạn.

Hoặc thực hành chính thức trong một thời khóa hay mang sự thực hành vào những hoạt động của đời sống hàng ngày, các bạn cần nhớ ba điểm tối thượng áp dụng cho sự chuẩn bị, bản chấtkết thúc cho bất cứ điều gì các bạn đang làm. Sự chuẩn bị là mong muốn rằng điều các bạn sắp làm được lợi lạc cho tất cả chúng sanh, đem lại cho họ hạnh phúccuối cùng dẫn họ đến giác ngộ. Bản chấthoàn toàn chú ý vào điều các bạn đang làm, mà không cho rằng chủ thể, đối tượng hay hành động có bất kỳ hiện hữu thật sự nào. Kết thúchồi hướng cho tất cả chúng sanh công đức các bạn có thể đã tích tập qua sự thực hành hay hoạt động của các bạn. Bằng cách đóng dấu ấn mọi thứ các bạn làm với sự hồi hướng này, các bạn bảo đảm công đức sẽ chín thành quả của Phật tánh cho cả chính các bạn và cho những người khác.

Trong thời đại này xáo trộn bởi chiến tranh, nạn đói, bệnh tật, thiên tai và khổ đau thân tâm của mọi loài, nghĩ đến dù chỉ một phút giây về phúc lợi của những người khác là công đức không thể quan niệm nổi. Xin hãy đem những lời dạy này vào lòng và đưa chúng vào thực hành. Điều này sẽ làm cho mọi điều tôi nói ở đây thực sự có giá trị.


CHÚ THÍCH

1. Sanh tử, samsara (TT. ‘khor-ba) : vòng không dứt của sanh, tử và tái sanh, thấm khắp bởi khổ đau. Cuộc đời hiện tại này chỉ là một trường hợp trong chuỗi sanh tử.

2. Chúng sanh hữu tình (TT. Sema-can) : nghĩa đen, “sinh vật có một tâm thức.”

3. Pháp (Skt. Dharma) : Pháp có nhiều nghĩa ; ở đây nó ám chỉ những lời dạy khác nhau được Phật Thích Ca Mâu Ni và những bậc giác ngộ khác ban cho. Pháp được dạy để chỉ cho chúng sanh điều nên làm và điều cần tránh, để họ có thể giải thoát khỏi sanh tửcuối cùng đạt đến Phật tánh toàn hảo.

4. Cõi Phật : một lưu xuất của trí huệ một vị Phật. Có nhiều cấp độ khác nhau tương đương với ba thân. Một số chỉ có một vị Phật thấy được, một số những Bồ tát cũng có thể thấy, và một số như cõi Phật Cực Lạc, những chúng sanh bình thường tái sanh về đó có thể thấy được. Người ta có thể bảo đảm sự tái sanh về một cõi Phật bằng cách thường trực giữ trong tâm thức bốn điều : những phẩm tính của chính cõi Phật, lòng mong muốn nhiệt thành được sanh về đó, sự ham muốn an lập tất cả chúng sanh vào phúc lạc toàn hảo, và sự tích tập công đứctrí huệ.

5. Quán Thế Âm (Skt. Avalokiteshvara, TT. Chenrezi) : Đức Phật của lòng bi, hóa thần bổn tôn chính của sự thực hành được diễn tả trong bản văn này.

6. Ba khuyết điểm của bình chứa :
i. Không chú tâm vào những lời dạy thì giống như một cái bình úp ngược ; thứ gì đổ vào đấy cũng phí mất.
ii. Quên những lời dạy thì giống như một cái bình với một lỗ thủng ở đáy ; thứ gì đổ vào đấy sẽ chảy ra trở lại.
iii. Nghe với một tâm thức đầy tư tưởng xấu thì giống như một cái bình chứa thuốc độc ; thứ gì tốt lành đổ vào đấy sẽ bị nhiễm ô.
Sáu dơ bẩn :
i. Nghe với kiêu mạn, nghĩ rằng bạn cũng tốt đẹp như thầy.
ii. Nghe mà không có niềm tin, tìm kiếm lỗi nơi thầy và lời dạy của thầy.
iii. Thản nhiên với những lời dạy, nghĩ rằng bạn có nhận lấy những lời dạy hay không đều không quan trọng lắm.
iv. Hoặc bị xao lãng bởi chung quanh hay rút vào trong đến độ hôn trầm.
v. Bực mình, nghĩ rằng những lời dạy quá dài hay hoàn cảnh bên ngoài không thân thiện.
vi. Chán nản, nghĩ rằng bạn không thể thực hành những lời dạy đó hay đạt được chứng ngộ.
Năm cách thức sai lầm trong sự giữ lại những lời dạy :
i. Nhớ lời mà không nhớ nghĩa
ii. Nhớ nghĩa mà không nhớ lời
iii. Nhớ lời và nghĩa, nhưng không nhận ra ý định tối hậu của chúng.
iv. Nhớ lời và nghĩa nhưng lẫn lộn thứ tự.
v. Nhớ nghĩa sai.

7. Sáu ba la mật : những hành động siêu việt, hay những hoàn thiện, dẫn ra khỏi sanh tử : rộng lượng, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, tập trung và trí huệ. Chúng là siêu việt bởi vì chúng vượt khỏi bám luyến thường pha trộn với rộng lượng, trì giới, nhẫn nhục... đời thường.

8. Shantideva : Một trong tám mươi bốn thành tựu giả, ngài là đại học giả đã viết Bodhicharyavatara, Bồ Tát Hạnh, được nhiều người xem là bản văn Đại thừa nền tảng và chính yếu nhất về con đường đại bi của Bồ tát.

9. Ba Tạng (Skt. Tripitaka) : Luật (Vinaya) là kết tập những giới luật đức Phật đã ban cho, thiết lập kỷ luật của hàng xuất giatại gia. Kinh (Sutra) là những thuyết pháp của đức Phật. Luận (Abhidharma) chi tiết hóa sự hình thành, cơ cấu và những tiến trình của vũ trụchúng sanh ở trong đó, cũng như liệt kê những mức độ khác nhau trên con đường đi đến giác ngộ.

10. Luận (Shastra) : trong chín loại luận kê ra dưới đây, chỉ có loại thứ nhất, thứ sáu và thứ chín là có giá trị ; sáu loại kia không dùng.
i. Luận về những chủ đề thích hợp.
ii. Luận về những chủ đề không thích hợp.
iii. Luận về những chủ đề vô nghĩa.
iv. Luận được viết ra để có danh tiếng cho tác giả.
v. Luận được viết ra để kích thích tranh luận.
vi. Luận được viết ra để gợi cảm hứng thực hành tâm linh.
vii. Luận dối gạt.
viii. Luận không gợi ra lòng từ.
ix. Luận giải thoát người ta khỏi những khổ đau của các cõi thấp của sanh tử.

11. Hinayana, hay Tiểu thừa, là dành cho những người tìm kiếm giải thoát khỏi sanh tử chủ yếu cho chính họ. Maha-yana, hay Đại thừa, là dành cho những người tìm kiếm giác ngộ cho tất cả chúng sanh.

12. Kinh thừa, Sutrayana : bộ kết tập những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni trong những kinh, sutra. Có cả kinh Tiểu thừaĐại thừa. Mantrayana, Mật chú thừa : bộ kết tập những lời dạy trong những tantra, được Phật Thích Ca Mâu Ni giảng cũng như những vị Phật khác không chỉ xuất hiện trên cấp độ Hóa thân, mà còn trên những vi tếtối hậu của Báo thânPháp thân. Mật chú thừa, hay thừa của những mật chú cũng được gọi là Vajrayana, hay là Kim Cương thừa.

13. Bốn Chân Lý Cao Cả :
i. Chân lý của sự khổ, nó cần được thấu hiểu.
ii. Chân lý của nguyên nhân của khổ, nó cần phải loại bỏ.
iii. Chân lý của con đường, nó cần được đi.
iv. Chân lý của sự dừng diệt của khổ, nó cần được hoàn thành.

14. Thời đại suy thoái : tương đương với thời mạt pháp, Skt. kaliyuga ; thời đại của những mãnh vỡ, hay thời đại đen tối, trong đó những cái còn lại của những hoàn thiện của thời hoàng kim quá khứ xa xôi là những dấu vết đã bị thoái hóa. Nói riêng, thời đại này được đặc trưng bởi năm sự suy thoái ; sự ngắn ngủi của kiếp sống, sự thoái hóa của môi trường, sự thoái hóa của những quan kiến của chúng sanh, sự thoái hóa của những khả năng của họ, và sự tăng trưởng của những phiền não tiêu cực. Những giải thích xa hơn được đưa ra trong bình giải về câu thứ 5.

15. Chandrakirti : Sinh ở Nam Ấn Độ trong một gia đình Bà la môn, Chandrakirti trở thành một trong những đệ tử chính của Nagarjuna. Một học giả lỗi lạc, ngài cũng đắc chứng ngộ tối thượngnổi tiếng bởi khả năng làm những phép lạ, như nuôi Tăng chúng bằng cách lấy sữa từ một bức vẽ con bò hay đẩy lùi một cuộc xâm lăng bằng cách làm cho một con sư tử bằng đá gầm lên dữ tợn. Ngài là một vị thầy dạy ở đại học Nalanda, nơi đó ngài đã tranh luận trong bảy năm với Chandragomin, vị này được đích thân Quán Thế Âm hỗ trợ.
Đoạn trích dẫn nổi tiếng này của Chandrakirti lấy từ những câu kệ tán thán đại bi mở đầu cuốn Madhyama-kavatara, Bổ Sung vào Trung Đạo.

16. Thanh Văn : người nghe những lời dạy của Phật và thực hành theo. Bích Chi Phật : nghĩa đen, “Phật bởi tự mình” ; người tiến bộ trên con đường, trong đời này, mà không có sự giúp đỡ của một vị thầy. Hai bậc này, cùng với những A la hán, “những vị hủy diệt kẻ thù” – những người đã chiến thắng kẻ thù phiền não – là Tăng của Tiểu thừa. Mục đích của họ giới hạn trong sự giải thoát cho chỉ chính mình, trong khi những Bồ tát mong mỏi giải thoát cho tất cả chúng sanh khỏi sanh tử. Chính vì thái độ vị thacan đảm này mà những Bồ tát có thể tiến bộ qua mười cấp độ (mười địa) của Đại thừa để đạt đến Phật tánh toàn hảo, cấp độ tối hậu.

17. Ba cõi của sanh tử : cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc. Đây là ba trạng thái chính của hiện hữu trong sanh tử, trong đó gồm có sáu cảnh giới :

i. Cõi dục, gồm chúng sanh của địa ngục, ngạ quỷ, loài vật, người, a tu la (bán thiên) và chư thiên, tất cả những chúng sanh này có phiền não tiêu cực thô trọng.
ii. Cõi sắc, gồm những chúng sanh chư thiên ở cấp cao, cách sống của họ là kết quả của công đức hay của thực hành thiền định được thực hiện trong những đời trước đó.
iii. Cõi vô sắc, gồm những chư thiên, khác với những thiên của cõi sắc, không có thân thể “sắc” ; có bốn cấp độ, tương đương với bốn cấp độ của định (samadhi). Dù những chúng sanh của hai cõi cao có một đời sống cực kỳ lâu dài, cũng như không có những thức tình tiêu cực ở trong cõi dục, họ cũng còn bị thấm nhiễm vô minh, bởi vì họ chưa trừ bỏ sự tin tưởng sai lầm vào sự hiện hữu của một cái “tôi”. Dù những thức tình thô trược đã tạm thời được đè nén, những khuynh hướng của những thức tình ấy chưa được nhổ sạch bởi sự quán thấy vô ngã. Vì lý do này, những chúng sanh cõi sắc và cõi vô sắc sẽ rơi trở lại vào sự khổ đau của những cảnh giới thấp. Chỉ khi những thức tình tiêu cực đã bị xua tan toàn triệt bởi sự chứng ngộ tánh Không mà người ta có thể nhận biết thật tánh của tâm thứcđạt đến giải thoát khỏi sanh tử.

18. Vajrasana : Tòa kim cươngẤn Độ, hiện là Bodh-Gaya, Bồ đề Đạo tràng, ở Bihar.

19. Parinirvana : sự ra đi của một vị Phật để giáo dục chúng sanh thêm nữa, nhất là về vô thường. Theo Mật thừa, dù một vị Phật hay một bậc thầy giác ngộ làm tan biến thân vật chất của ngài, tâm của ngài hòa lẫn với Pháp thân toàn khắp, và bởi thế những ban phước gia bị của ngài lại mạnh mẽ hơn bao giờ.

20. Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892) : hóa thân của phương diện ngữ của Rigdzin Jigme Lingpa, và là một người đương thời với Patrul Rinpoche, ngài là một trong những đạo sư vĩ đại nhất của thời ngài. Trong mười ba năm, ngài đi rong khắp Tây Tạng để nhận những trao truyền nhiều lời dạy quý báu mà những dòng phái liên tục của chúng đang sắp tắt mất. Ngài cũng làm hồi sinh nhiều dòng phái đã tắt sau khi nhận những truyền thọ trong những linh kiến từ nhiều vị thầy khác nhau trong quá khứ. Jamgošn Khyentse Wangpo đã kết tập tất cả những trao truyền này, cùng với nhiều giáo lý quan trọng khác, vào bộ Năm Kho Tàng Vĩ Đại của ngài. Ngài có năm hóa thân chính, gồm Jamyang Khyentse Choškyi Lodroš (1893-1959) và Đức Dilgo Khyentse Rinpoche, mà hoạt động của các ngài cho chúng sanh và cho Phật Pháp thì không ngừng và bao trùm khắp.

21. Orgyen Jigme Choškyi Wangpo : danh hiệu của Patrul Rinpoche. Shantideva : Đại Bồ tát được nói ở trên (chú thích 8). Shavaripa : một đại thành tựu giả Ấn Độ đã biểu lộ mình trong hình thức một thợ săn. Giải Thoát Tự Nhiên Khỏi Khổ Đau : một trong những danh hiệu của Quán Thế Âm.

22. Kun-bzang bla-ma’i shal-lung : tác phẩm nổi tiếng trong đó Patrul Rinpoche, với văn phong đặc biệt mạnh mẽ và một sự phong phú về những giai thoại sinh động, nêu lên sự thực hành Pháp một cách tổng quát và những thực hành sơ bộ về Longchen Nyingthig một cách riêng biệt. Được dịch sang Anh ngữ với nhan đề Những Lời Dạy của Vị Thầy Hoàn Hảo của Tôi.

23. Kalpa, kiếp : một thời kỳ dài tương đương với một chu kỳ sống của vũ trụ, gồm hình thành, kéo dài, hủy hoại và giai đoạn không hiện hữu tiếp sau đó.

24. Tư tưởng giác ngộ, Bồ đề tâm (Skt. Bodhichitta) : một cách tương đối, cảm hứngquyết tâm đạt đến Phật tánh viên mãn để giải thoát cho tất cả chúng sanh khỏi khổ đau của sanh tử ; một cách tuyệt đối, tánh Không không chia tách với đại bi và vượt khỏi mọi ý niệm.

25. Thời đại của năm sự thoái hóa : xem chú thích 14.

26. Mười hành động tiêu cực : ba thuộc thân (giết, lấy trộm, tà hạnh trong tình dục) ; bốn thuộc ngữ (nói dối, nói chuyện phiếm, vu khống, nói lời thô bạo) ; và ba thuộc tâm thức (ác tâm, ghen tỵ và quan kiến sai lầm). Mười hành động tích cực là cái ngược lại với mười cái trên.

27. Mùa màng tự nhiên và con bò phong phú : những nguồn nuôi dưỡng vô tận cho chúng sanh trong thời đại hoàng kim ở trong giai đoạn sơ kỳ của thoái hóa, trong đó họ đã cần đến thực phẩm thô đặc nhưng chưa phải quần quật sản xuất ra chúng. Trong hệ thống thế giới biểu trưng của sự cúng dường mạn đà la, mùa màng tự nhiên liên kết với châu phía bắc và con bò phong phú với châu phía tây.

28. Những lời nguyện Pratimoksha : tám cấp độ của những lời nguyện tại giaxuất gia theo Luật tạng, chúng dẫn đến giải thoát khỏi những cõi thấp và đưa người ta trên con đường đến giác ngộ.

29. Cỏ Kusha : một loại cỏ có sợi nhỏ mềm ; Phật đã ngồi trên một tọa cụ làm bằng cỏ kusha vào lúc giác ngộ, và vì lý do đó nó có một ý nghĩa tượng trưng đặc biệt và thường được dùng trong nhiều nghi lễ Phật giáo.

30. Năm ngành tri thức, hay khoa học : ngôn ngữ học, luận lý học, thủ công, y học và triết học.

31. Samaya (TT. dam-tshig) : những cam kết và giới luật của Mật thừa, chúng tạo thành mối liên kết tối quan trọng giữa đệ tử và guru, bạn đồng tu và sự thực hành.

32. Guru Rinpoche : đạo sư vĩ đại Padmasambhava. Ngài và pandita Vimalamitra là hai vị thầy Ấn Độ vĩ đại và là đệ tử của Mật thừa được vua Trisong Detsen mời đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ tám để thiết lập Phật Pháp ở đấy. Những tài năngthần lực phi thường của các ngài, xuất phát từ sự thông thạo những tantra, tỏ ra cần thiết trong sự hàng phục những kháng cự và chướng ngại để truyền bá Phật pháp, những cái mà những vị thầy tốt nhất của Kinh điển Đại thừa trước đó đã không thể trục xuất.

33. Năm loại tri thức siêu nhiên :
i. Khả năng thực hiện những phép lạ.
ii. Thiên nhãn thông.
iii. Thiên nhĩ thông.
iv. Tha tâm thông.
v. Túc mạng thông (nhớ lại những đời trước).

34. Vòng chuỗi những biến cố tương thuộc (Skt. pratya-samutpada ; TT. rten-’brel) : ngọn thác những nhân và duyên phụ thuộc lẫn nhau khởi từ vô minh và qua chúng mà những hiện tượng tương đối sanh khởi.

35. Tám mối quan tâm thế gian : như Nagarjuna định nghĩa, chúng là được và mất, sướng và khổ, khen và chê, danh tiếngvô danh.

36. Mantra : nghĩa đen, “cái bảo vệ cho tâm thức”. Có nhiều loại thần chú mantra. Những phạm trù chính yếu là những thần chú minh giác, những dharani, và mật chú, chúng lần lượt thuộc về phương tiện, trí huệtính chất bất nhị của phương tiệntrí huệ.

37. Mười hai ngành của những giáo lý Của Phật, mười hai loại bộ kinh điển.
38. Karandavyuha-sutra : Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương, một kinh nói về Quán Thế Âm ; một trong những cuốn kinh Phật giáo đầu tiên đến Tây Tạng, xuất hiện một cách thần diệu trên trần cung điện của vua Lha-Thothori Nyentsen, vị vua thứ hai mươi tám của triều đại Chošgyal, năm 433.

39. Bốn thân (TT. sku bzhi) : Hóa thân (Nirmanakaya) hay “thân lưu xuất” ; Báo thân (Sambhogakaya) hay “thân thọ hưởng” ; Pháp thân (Dharmakaya) hay “thân chân lý” ; và Tự Tánh thân (Svabhavikakaya) hay “thân tinh túy”, là sự hợp nhất của ba thân trước.
Năm trí huệ (TT. ye-shes lnga) : Những diễn tả năm độc được chuyển hóa thành năm trí huệ có trong những câu 50–54 của bản văn.

40. Yama, Yamaraja : Thần Chết, một nhân cách hóa của định luật nhân quả, nó xác định cái chúng sanh sẽ trở thành phù hợp với những hành động họ đã làm.

41. Năm tội lỗihậu quả tức thời : giết cha, giết mẹ, hay một vị A la hán ; gây ra sự chia rẽ trong Tăng chúng ; làm chảy máu một Như Lai. “Hậu quả tức thời” là do kết quả của những tội lỗi này người ta bị rớt vào những cõi địa ngục tức thời sau khi chết mà không trải qua những kinh nghiệm của trung ấm.
Những thệ nguyện của ba thừa : với Tiểu thừa, những thệ nguyện biệt giải thoát (xem chú thích 28) hay những thệ nguyện quy y ; với Đại thừa, những thệ nguyện Bồ tát ; và với Kim Cương thừa, những thệ nguyện samaya (xem chú thích 31).

42. Pháp Cao Cả của sự Nhớ Lại Rõ Ràng (Skt. Saddharma-nusmrityupashthana) : một kinh giải thích những định luật nghiệp báo rất chi tiết. Trong chính cuốn kinh, tiêu đề của nó được giải thích là “để phân biệt những cái (hành động, lời nóitư tưởng) thích hợp với những cái không thích hợp, và để giữ cho sự chú ý được duy trì nhắm vào sự phân biệt này.”

43. Bồ tát Taktu-ngu, Skt. Sadaprarudita.

44. Bốn cái che chướng : những che chướng của thân, ngữ, tâm thức và những nhiễm ô vi tế của cả ba cái trên phối hợp.

45. Mạn đà la (Mandala, TT. skyil-khor) : thường được hiểu như là hóa thần, chúng hội và môi trường chung quanh, được quán tưởng như một sắp xếp những hình vẽ và những nguyên tố cấu thành với ý nghĩa tượng trưng phân phối theo hình học trong một khuôn khổ vòng tròn. Danh từ Tây Tạng nghĩa đen là “trung tâm và chu vi”, ám chỉ hóa thần chính ở trung tâm mạn đà lachúng hội chung quanh ngài về phần ngoại hình, và bản tánh bất biến bao trùm mọi hiện tượng về phần nội dung.

46. Năm uẩn, hay skandha : năm hợp thể tâm-vật lý, hay những tiến trình đặc trưng cho những chúng sanh.
i. Sắc : cách thức một đối tượng ban đầu xuất hiện với tâm thức.
ii. Thọ, cảm giác : tri giác định tính về đối tượng như là tốt, xấu hay trung tính.
iii. Đánh giá, tưởng : sự đánh giá định lượng về tri giác ấy.
iv. Thúc đẩy, hành : sự thúc đẩy nắm lấy cái thích và chối bỏ cái không thích, như thế chế tạo ra nghiệp.
v. Thức : cái ý thức về những uẩn khác và trải nghiệm khổ đau.
Xem thêm những câu 55–59.

47. Mười phương : bốn hướng chính của la bàn, bốn hướng trung gian, và đỉnh trên và đỉnh dưới.

48. Karma Chagme Raga Asya (1613-1678) : một vị thánh vĩ đại và là tertošn, thuộc về cả hai truyền thống Nyingma và Kagyu. Những tác phẩm của ngài, đặc biệt những lời dạy về thực hành ẩn tu (TT. ri-chos), đã là và vẫn còn là một nguồn cảm hứng cho nhiều hành giả.

49. Những thành tựu bình thườngtối thượng : Những thành tựu bình thường, hay siddhi, là thọ mạng, sức khỏe, thịnh vượng… cũng như khả năng thực hiện những việc kỳ diệu. Sự thành tựu tối thượnggiác ngộ, sự chứng ngộ trọn vẹn Phật tánh vốn sẵn của chính mình.

50. Câu này trích dẫn từ Bát Nhã Ba La Mật là một tóm lại khúc chiết của ba thời chuyển bánh xe Pháp của đức Phật.
i. “Tâm” (Skt. chitta ; TT. sems) là phương diện mê lầm của tánh giác. Trong lần chuyển bánh xe Pháp thứ nhất, đức Phật dạy bốn chân lý : có sự khổ ; nguyên nhân của khổ là bản ngã với những thức tình tiêu cực của nó ; cái đối trịcon đường Phật giáo ; kết quả là sự dừng diệt của khổ.
ii. “Tâm không hiện hữu” ám chỉ bản tánh trống không. Trong lần chuyển bánh xe Pháp thứ hai, đức Phật dạy rằng tất cả mọi hiện tượng, gồm cả tâm thức, là vô tự tánh, không có hiện hữu nội tại.
iii. “Sự biểu lộ của nó là tánh sáng tỏ” ám chỉ phương diện sáng ngời và tỏ biết của tâm. Trong lần chuyển bánh xe Pháp thứ ba, đức Phật dạy rằng bản tánh trống không không phải là một cái không trơn mà thấm khắp bởi những phẩm tính trí huệ của Phật tánh.
Lần chuyển bánh xe Pháp thứ nhất nói đến chân lý tương đối của nhân quả, hay duyên sanh của các hiện tượng, vừa cả tâm lý lẫn vật lý ; lần thứ hai trong một số phương diện nói đến chân lý tuyệt đối và trong một số phương diện đến chân lý tương đối ; lần thứ ba nói về chân lý tuyệt đối.

51. Mười lực (TT. bang bcu) :
i. Năng lực trên đời sống.
ii. Năng lực trên tâm thức.
iii. Năng lực trên vật chất.
iv. Năng lực trên nghiệp.
v. Năng lực trên sự tái sanh.
vi. Năng lực của nguyện vọng.
vii. Năng lực của cầu nguyện.
viii. Năng lực của những phép lạ.
ix. Năng lực của trí huệ.
x. Năng lực của Pháp.
Mười năng lực này không nên bị lầm với mười sức mạnh (stobs bcu).

52. Làm chủ kho tàng bầu trời : ám chỉ khả năng vật chất hóa những đồ vật như bầu trời, theo những nhu cầu của chúng sanh ; đây là một trong những khả năng thuộc phạm trù năng lực trên vật chất (chú thích 51). Sự làm chủ trên những nguyên tố như vậy đi kèm theo sự chứng ngộ của một đại thiền giả.

53. Một lần một nạn đói khủng khiếp xảy ra ở xứ Magadha, kéo dài mười hai năm. Saraha yêu cầu Nagarjuna cung cấp cho chúng tăng của Nalanda đang thiếu mọi nhu yếu. Nagarjuna quyết định tìm ra cách làm vàng. Ngài hái hai lá trầm, và với những thần chú phù hợp, cho chúng năng lực chuyên chở ngài tức tốc đến nơi nào ngài muốn. Cầm một lá trên tay và dấu một lá kia dưới đế giày, ngài du hành qua đại dương đến một hòn đảo có một nhà luyện kim nổi tiếng. Nagarjuna xin nhà luyện kim chỉ dạy làm thế nào để làm ra vàng. Bấy giờ, nhà luyện kim hiểu rằng Nagarjuna phải băng qua đại dương bằng một kỹ thuật huyền thuật bí mật nào đó, và hy vọng có được bí mật ấy, ông nói, “Chúng ta nên chấp nhận trao đổi hoặc kỹ xảo hoặc sự giàu có của chúng ta.” Nagarjuna trả lời, “Chúng ta nên trao đổi kỹ xảo,” và cho ông cái lá cầm trong tay. Nhà luyện kim, nghĩ rằng Nagarjuna bây giờ không còn có thể ra khỏi đảo này, dạy cho ngài cách làm ra vàng. Nhưng khi đã học được bí mật của nhà luyện kim, ngài ra đi, bằng cái lá trầm dấu trong giày, và trở về Ấn Độ. Trở lại Nalanda, ngài có thể biến một số lượng lớn sắt thành vàng, và như vậy cung cấp cho Tăng chúng mọi nhu yếu của họ.

54. Torma (TT. gtor-ma) : một hình thể ba chiều tượng trưng có thể làm bằng bột, đất sét, hay chất liệu quý. Theo bối cảnh, nó có thể được xem như một đồ cúng, hay một mạn đà la của những hóa thần như một vũ khí để hủy hoại những chướng ngại, hay như một đồ vật có năng lực từ nó người ta có thể nhận những ban phước gia bị.

55. Stupa, tháp : một cơ cấu hình học tượng trưng tâm của một vị Phật, hay nói cách khác là Pháp thân, và tạo dựng theo những kích thước của thân thể một vị Phật. Nó được đựng đầy với xá lợi của những bậc thánh, những mạn đà la, những thần chú và lời cầu nguyện được viết thành chữ, và những tsa-tsa.
56. Bốn yoga của Mahamudra (Đại Ấn) :

. Nhất niệm (Skt. ekagra)
. Đơn giản (Skt. nishprapancha)
. Một vị (Skt. rasasama)
. Không thiền định (Skt. abhavanam)
Bốn yoga cũng được diễn tả chi tiết trong chương cuối của cuốn Mahamudra : Tinh Túy của Tâm và Thiền Định của Takpo Tashi (Boston and London : nhà xuất bản Shambhala, 1986).

57. An định (Skt. shamatha). Quán chiếu (Skt. vipashyana), đôi khi được dịch là “viễn tượng bao la” hay “cái thấy rộng rãi hơn”. Chỉ và Quán trong truyền thống Trung Hoa.

58. Năm con đường (TT. lam lnga) : Trên con đường tích tập (tshogs-lam) và con đường kết hợp (sbyor-lam), người ta chỉ có thể có một ý niệm về bản tánh tuyệt đối. Chỉ khi đạt đến địa thứ nhất, như vậy đi vào con đường của sự thấy (mthong-lam), người ta thấy bản tánh Không tuyệt đối của những hiện tượng như nó là thế. Cái thấy này bây giờ sâu hơn và trở thành rộng lớn hơn khi người ta tiến bộ trên con đường của thiền định (sgom-lam) cho đến địa thứ mười một. con đường không học nữa (mi-slob-pa’i-lam), nó là giác ngộ viên mãn, cấp độ của Phật.

59. Tâm bổn nhiên tương tục (TT. gnyug-ma).

60. Xem chú thích 50.

61. Tiệc cúng (Skt. ganachakra ; TT. tshogs) : một lễ nghi chính yếu thường được thực hiện và là một yếu tố kinh nghiệm có trong hầu hết mọi sadhana của Mật thừa, hoặc thực hành trong một nhóm hay cá nhân. Trong khi quán tưởng mạn đà la của những hóa thần, những sự cúng đồ ăn và thức uống được chuyển hóa một cách tri giác và dâng lên như là những chất-samaya thanh tịnh, rồi được cúng cho những hóa thần mạn đà la, hiện thân nơi vị thầy, trước khi được những người tham dự dùng như vừa là một sự tịnh hóa những điều luật bị vi phạm vừa như một cử hành tôn vinh trong bối cảnh của cái thấy thanh tịnh.

62. Cấp độ thứ tám : địa thứ tám trong mười địa liên hệ đến điểm mà một Bồ tát đi vào giai đoạn cuối của con đường thiền định (xem chú thích 59).

63. Jetsun Trakpa Gyaltsen (1147-1216) : con của Jetsun Kunga Nyingpo, ngài trở thành một trong những vị Tổ chánh của phái Sakya.

64. Năm cõi : trong văn mạch này, sự xếp đặt thường dùng chia sanh tử thành sáu cõi được chuyển đổi thành năm, bằng cách tính chung những cõi thiên và bán-thiên thành một.

65. Năm phương diện của Quán Thế Âm : Vua của Bầu Trời, Thòng Lọng Phong Phú, Bậc Nạo Vét Sạch những Chiều Sâu của Sanh Tử, Bậc Đại Bi Chuyển Hóa Chúng Sanh, và Đại Dương của những Bậc Chiến Thắng, năm danh hiệu ấy là bản tánh thanh tịnh theo thứ tự của các uẩn sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

66. Những phẩm tính giác ngộ của Phật tánh : vô số phẩm tính và khả năng đặc biệt được thành tựu bởi một vị Phật giác ngộ viên mãn được Maitreya-Asanga xếp loại trong Abhisamayalamkara thành hai mươi mốt phạm trù khác nhau :
i. 37 pháp dẫn đến giác ngộ
ii. 4 vô lượng tâm
iii. 8 giải thoát
iv. 9 thứ đệ định
v. 10 tri giác toàn khắp
vi. 8 tri giác vĩ đại
vii. Không có những phiền não tiêu cực
viii. Hiểu biết qua những cầu nguyện
ix. 5 loại nhãn
x. 4 loại tri giác phân biệt hoàn hảo
xi. 4 thanh tịnh hoàn hảo
xii. 4 thần lực
xiii. 10 lực
xiv. 4 vô úy
xv. 3 sự vắng mặt của kỳ vọng
xvi. 3 loại chánh niệm được duy trì
xvii. Trí nhớ không hư hao
xviii. Sự phá hủy hoàn toàn mọi tập khí
xix. Đại bi với tất cả chúng sanh
xx. 18 phẩm tính phân biệt (bất cộng)
xxi. 3 loại toàn trí
và trong Uttaratantra thành sáu mươi bốn thuộc tính chính, gồm :
. 10 lực
. 4 vô úy
. 18 phẩm tính phân biệt của Phật tánh
. 32 tướng chánh của Phật tánh

67. Bhumi : “cấp độ”, địa (xem thêm chú thích 58 và 62).
68. Samadhi : sự tập trung thuộc về thiền định, nghĩa đen là “ở với cái sâu xa và tuyệt đối” ; bao gồm những thực hành an định quán chiếu (xem chú thích 57).

69. Trakar Tsegyal : Hang Đỉnh Chiến Thắng Núi Trắng ở phần trên cuối của một thung lũng giữa Minyak và Tao, gần Gyaphak Gošn, một tu viện được tạo lập bởi đại thành tựu giả Gyaphak Kili Kunzang.
Datsedo : ngày nay thường được gọi là Tatsiendo hay Tarsedo và được biết trong tiếng Trung Hoa là Kangding.

70. Khenpo Shenga : 1871-1927.


Về 
Patrul Rinpoche
(1808-1887)

Patrul Rinpoche là một đạo sự giác ngộ, dù ngài sống cuộc đời lang thang, là một trong những bậc thầy tâm linh lừng lẫy nhất của thế kỷ vừa qua. Ký ức về ngài vẫn còn rất sống động đến ngày nay và đem lại một nguồn cảm hứng cho tất cả những hành giả Phật giáo của Tây Tạng.

Patrul Rinpoche sinh năm 1808 tại Dzachuka, một vùng du mục xứ Kham phía bắc của Shechen và Dzogchen. Trí thông minh sắc bén, từ tâm tự nhiên, và những khả năng đặc biệt sớm được thấy rõ. Ngài được công nhận như là tušlku (vị tái sanh) của một đạo sư đã sống trong vùng ấy, tên là Palge Samten Phuntshock, nổi tiếng vì đã xây dựng một bức tường một trăm ngàn viên đá khắc thần chú OMÏ MANÏI PADME HŪMÏ. Về sau, vài đại lama công nhận ngài là một hóa thân của Shantideva, và ngài cũng được nói là một hiện thân về ngữ của Jigme Lingpa. Tulku Palge trẻ tuổi – Palge là nói gọn của Patrul – được nhậm chức như là trụ trì của tu viện của vị tiền nhiệm đúng thời gian thích hợp.

Không lâu sau đó, ngài gặp vị thầy chính của mình, Jigme Gyalwai Nyugu. Vị đại sư này đã sống nhiều năm ở miền trung Tây Tạng như là một trong những đệ tử cao cấp nhất của Jigme Lingpa và khi trở lại xứ Kham, ngài đã để vài năm thiền định một mình gần nơi tuyết đóng băng vĩnh cửu trong một thung lũng hẻo lánh của Dzama Lung. Phía sườn núi đầy gió nơi ngài ở, không có ngay cả một hang động trú ẩn nào. Cái nhà độc nhất của ngài lõm sâu trong đất, và ngài sống bằng cách ăn những cây và rễ hoang. Những năm trôi qua, tiếng tăm của vị ẩn sĩ khổ hạnh lạ lùng này vang xa. Hàng trăm đệ tử đến viếng thăm ngài, sống trong những lều gần cạnh. Ngài là kiểu mẫu của người thực hành Pháp theo một cuộc sống rất giản dị, quyết tâm ở yên chỗ cho đến khi thành tựu chứng ngộ. Từ Jigme Gyalwai Nyugu, Patrul Rinpoche đã nhận không dưới hai mươi lần những chỉ dạy về những thực hành căn bản về Longchen Nyingthig, cũng như nhiều truyền thọ quan trọng khác, ngài đã nghiên cứuthực hành tất cả với nghị lực lớn lao. Thời thiếu niên, Patrul Rinpoche dành những thời kỳ dài du hành để gặp gỡ những vị thầy của ngài hay cùng đi với các vị trên những chuyến đi – nhiều người trong các vị không có chỗ ở nhất định. Ngoài Jigme Gyalwai Nyugu, Patrul gặp và học hỏi với hầu hết đại lama của thời đó, gồm Drodup Chen đệ nhất, Jigme Trinle OŠser ; Jigme Ngotsar ; Dola Jigme ; Gyelse Shenpen Thaye của Dzogchen ; và đại thành tựu giả Do Khyentse Yeshe Dorje.

Do Khyentse Yeshe Dorje là hiện thân về tâm của Rigdzin Jigme Lingpa. Vị này đã có thiên nhãn một cách tự nhiên từ hồi nhỏ và làm vô số phép lạ. Patrul Rinpoche cảm thấy ngưỡng mộ mạnh mẽ vị đạo sư không ở trong quy ước thường tục này, mà ngài xem như đích thân đức Phật. Một hôm, khi Do Khyentse đang ở Dzachu, bậc này thấy Patrul đi gần đó và kêu : “Ê ! Palge ! Hãy đến đây ! Hay ngươi không dám ?” Vừa đến gần, Do Khyentse nắm tóc ngài, đánh ngài ngã xuống đất, và lôi ngài vòng vòng trong bụi bặm. Patrul nghĩ rằng Do Khyentse đã uống nhiều ; hơi thở ngài nồng mặc mùi bia. Ngài nghĩ thầm : “Ngay cả một đại sư chứng ngộ như ngài mà có thể uống rượu và đối xử như bê bối như vầy !” Và sự diễn tả của đức Phật về những khuyết điểm về rượu hiện đến trong trí ngài.

Ngay lúc ấy, Do Khyentse thình lình buông tay, thả Patrul ra, và nhìn dữ dằn vào mắt ngài. “À !” ông nói. “Ngươi có những ý tưởng thật là vô đạo, rởm đời ! Đồ chó già !” Ông nhổ nước miếng vào mặt ngài, đưa cho ngài thấy ngón tay út của mình (một cử chỉ cùng cực xúc phạm), và bỏ đi. Thình lình, Patrul thấu hiểu : “Ta đã lầm lẫn hoàn toàn. Đây là một giáo huấn sâu xa, chỉ ra bản tánh tối hậu của tâm thức.” Ngài ngồi xuống thiền định, và kinh nghiệm về tánh giác không ngăn ngại tự nhiên đến với ngài, rõ ràng trong sáng như một bầu trời không mây. Khi Jigme Gyalwai Nyugu trước đó đã ban cho ngài sự nhập môn vào tánh giác bổn nhiên, nó giống như bình minh ; kinh nghiệm này khi ở với Do Khyentse đối với ngài giống như mặt trời lên trọn vẹn. Patrul Rinpoche về sau đùa bởn về chuyện này, nói rằng : “Chó Già là tên quán đảnh bí mật mà Do Khyentse đã ban cho tôi.” Một số tác phẩm của Patrul được ký tên là “Chó Già.”

Sau cái chết của người cháu của vị tiền nhiệm, Patrul Rinpoche quyết định sống đời còn lại không nhà và tài sản. Sắp đặt mọi sự ở tự viện của ngài xong, ngài ra đi cho cuộc đời lang thang.

Những ngọn đồi và thung lung dốc và đầy cây chung quanh Tu Viện Dzogchen có những chỗ ở và Patrul Rinpoche thường ở lại đó trong thời kỳ đầu của cuộc sống không nhà của mình và ngài thường trở lại đó. Ở Dzogchen ngài đã nhận nhiều chỉ dạy từ Gyelse Shenpen Thaye và thành tựu giả Mingyur Namkhai Dorje, vị Rinpoche Dzogchen thứ tư. Cũng ở đây, trong hang Thiền Định Yamantaka, ngài tạo bản văn nổi tiếng, “Những Lời Dạy của vị Thầy Hoàn Hảo của Tôi”, Kunzang Lame Shelung.

Lang thang trong núi non, sống trong hang, rừng và những chỗ ẩn tu hoang vắng, ngài thường trực tham thiền về từ, bi và Bồ đề tâm – mong muốn đưa tất cả chúng sanh đến giải thoátgiác ngộ. Ngài xem những cái này là gốc của sự thực hành tâm linh. Với bất cứ ai, cao cũng như thấp, ngài đều nói, “Hãy có một tấm lòng tốt, và hành động với từ ái ; không gì quan trọng hơn.” Vì Bồ đề tâm của ngài càng ngày càng bao la, sự chứng ngộ Đại Toàn Thiện bao giờ cũng hiện diện của ngài cũng như vậy.

Ở tuổi bốn mươi, Patrul Rinpoche lên đường đi tỉnh Amdo để gặp gỡ đại sư Shabkar Tsokdruk Rangdrol. Trên đường đi, ngài lại nghe Shabkar đã chết. Thế nên ngài đến Golok, nơi ngài thường ở lại với Gyelse Shenpen Thaye. Ngài gây cảm hứng cho toàn vùng bằng lời dạy của mình, thuyết phục những kẻ cướp bỏ nghề trộm cướp và những thợ săn bỏ nghề giết hại.

Vào thời nhỏ, ngài đã học hỏi với những vị thầy vĩ đại trong thời đó và, với trí nhớ phi thường, đã thuộc nằm lòng hầu hết. Khi lớn tuổi, ngài có thể dạy nhiều chủ đề phức tạp của triết học Phật giáo trong hàng tháng mà không cần dựa vào một trang bản văn nào. Khi ngài dạy, tâm thức người ta hoàn toàn thay đổi. Mỗi người nghe pháp đều cảm thấy thanh thản và có thể an trụ trong tham thiền mà không phải cố gắng. Chỉ một vài lời ngài nói ra có thể mở cửa cho một chuỗi những soi chiếu mới mẻ vào đời sống tâm linh. Ngài dạy trong một ngôn ngữ trực tiếp mà người ta có thể tức thời áp dụng cho kinh nghiệm nội tâm của chính mình. Sự hiểu biết bao la của ngài, sự ấm áp của những ban phước của ngài, và chiều sâu của chứng ngộ nội tâm nơi ngài đã cho những lời dạy của ngài một phẩm tính hoàn toàn khác với những vị thầy khác.

Với vẻ bên ngoài, y phục, và cách ngài cư xử với những người không biết ngài là ai, không có gì phân biệt Patrul Rinpoche với một người hoàn toàn bình thường. Những người tình cờ gặp ngài không bao giờ đoán ra ngài là một đại lama. Cũng có khi, những lama khác không nhận ra ngài, cho ngài lời dạy về chính những tác phẩm của ngài. Ngài không giữ một sở hữu nào cả. Hoàn toàn thờ ơ với những công việc của thế giới này, ngài không hề nhận cúng dường. Nếu người ta khăng khăng biếu tặng ngài những thứ giá trị – bạc, vàng hay những thứ khác – ngài bỏ chúng lại và ra đi, vô tư lựmột mình. Khi ngài ở đâu, không có chương trình định sẵn, và khi bỏ đi, ngài không có chỗ đến đặc biệt nào. Ngài chỉ ra đi với cây gậy đi đường, những y áo ngài mặc, một bị vải nhỏ đựng cái ấm đất nấu trà, và một bản sao của Bồ Tát Hạnh. Ngài dừng lại bất cứ chỗ nào ngài muốn, trong rừng, hang động, hay một nơi nào hẻo lánh, trong một thời gian không định trước.

Những người nào có thời gian ở với ngài nói rằng ngài chỉ nói về Pháp. Ngài chỉ dạy, hoặc kể những câu chuyện từ cuộc đời của những đại lama xưa ; nhưng không ai đã từng nghe ngài bàn về những chuyện đã xảy ra trong thế gian bình thường. Ngài hiếm khi nói không chủ đề, và khi nói thì thẳng thắn và trực tiếp, không dễ chịu cho những ai mong sự tâng bốc. Sự hiện diện của ngài gây ra nể và kính, ngay cả sợ hãi lúc ban đầu, và chỉ những người cần thiết thực sự sự hướng dẫn tâm linh của ngài mới đến gần ngài. Nhưng tất cả những người kiên trì sẽ rất khó mà rời khỏi ngài.

Patrul Rinpoche còn được tất cả những vị thầy đương thời lừng lẫy nhất nhớ tới cho đến ngày nay như là một thiền sư lỗi lạc đã đạt đến chứng ngộ thực tại tuyệt đối không thể nghi ngờ gì. Đức Dalai Lama thường công khai tán dương những lời dạy về Bồ đề tâm của Patrul Rinpoche, mà chính ngài giữ gìn và truyền thọ. Dilgo Khyentse Rinpoche nhắc đến Patrul Rinpoche như là một kiểu mẫu hoàn hảo của một người thực hành cái thấy, thiền định và hành động của Dzogchen (Đại Toàn Thiện), hay Atiyoga.

Patrul Rinpoche hiểu biết một cách thực hành và thuộc lòng bộ Bảy Kho Tàng nổi tiếng và những tác phẩm khác của đạo sư Gyalwa Longchenpa thế kỷ mười bốn, người mà ngài xem là thẩm quyền tối hậu về những cấp độ khác nhau của con đường Phật giáo. Thỉnh thoảng, ẩn dật trong một cái hang hay một nơi ẩn cư thiếu thốn, ngài viết một bản văn của chính ngài, và hầu hết những luận sâu xanguyên thủy ấy về sau được tập hợp thành sáu bộ những tác phẩm của ngài. Tác phẩm phổ thông nhất, Những Lời Nói của vị Thầy Hoàn Hảo của Tôi, diễn tả trong một phong cách sắc bén và bản địa với một sự phong phú những giai thoại những thực hành nền tảng của truyền thống Nyingmapa như được dạy bởi Jigme Gyelwai Nyugu, và được những đạo sưđệ tử của mọi phái Phật giáo Tây Tạng tôn kính.

Patrul Rinpoche dạy cho những đệ tử của tất cả mọi phái một cách không thiên vị và – cùng với Jamgon Kongtrul Lodroš Thaye, Jamyang Khyentse Wangpo và Lama Mipham – đã đóng một vai trò chủ chốt trong sự phát triển của phong trào không phân phái nở rộ vào thế kỷ mười chín, làm sống lại toàn bộ Phật giáo Tây Tạng vào một thời điểm mà nhiều dòng phái và thực hành trở nên hiếm hoi và đang ở ngưỡng cửa của sự tắt mất. Là một người cổ vũ mạnh mẽ cho những niềm vui của cô tịch và sự đơn giản của cuộc đời xuất gia, ngài luôn luôn nhấn mạnh đến sự vô ích phù phiếm của nỗ lựctheo đuổi về thế gian.

Năm 1885, Patrul Rinpoche bấy giờ bảy mươi bảy tuổi, trở về nơi sinh của mình ở Dzachuka, và ngài ở đó cho đến khi chết vào năm 1887. Những giờ phút cuối cùng của ngài được thị giả Sonam Tsering diễn tả lại :

Vào ngày 17, ngài dùng một chút thức ăn và tụng đọc Tantra Sám Hối. Rồi ngài làm một số lễ lạy, thực hành yoga năm phần, và một thực hành để cởi mở những kinh mạch ở trung tâm trái tim. Sáng sớm hôm sau, ngài dùng sữa đông và uống ít trà. Khi mặt trời bắt đầu chiếu sáng, ngài cởi áo quần, ngồi thẳng, xếp đùi trong tư thế kim cương và để hai bàn tay trên đầu gối. Khi tôi khoác một ít áo quần lại trên người ngài, ngài không nói gì cả. Bấy giờ có ba chúng tôi – Kungyam, y sĩ và tôi. Sau đó ngài nhìn thẳng vào không gian, búng ngón tay của cả hai bàn tay, rồi để dưới áo trong ấn đại địnhđi vào khoảng không sáng ngời bên trong của sự thanh tịnh bổn nhiên, sự thăng hoa toàn hảo của cái chết.

Trong nhiều đệ tử quan trọng của Patrul Rinpoche có Dodrupchen Rinpoche thứ ba, Nyoshul Lungthok Tenpai Nyima, Adzom Drukpa, Mipham Rinpoche, Tertošn Sogyal, Dzochen Rinpoche thứ năm, Katok Situ Rinpoche thứ nhì, Khenpo Kunzang Pelden, Khenpo Yonga và Khenpo Shenga. Nhiều đại lama ngày nay giữ dòng phái trực tiếp của Patrul Rinpoche, chỉ cách một hay hai thế hệ. Chính ngài Dilgo Khyentse Rinpoche đã được Mipham Rinpoche ban phước lúc còn là một trẻ nhỏ và đã nhận những chỉ dạy từ một số đệ tử trực tiếp này của Patrul Rinpoche. Bởi thế những lời dạy, những ban phước gia bịthần lực của ngài vẫn còn rất nhiều với chúng ta ngày nay.


Về 
Đức Dilgo Khyentse Rinpoche 
(1910-1991)

Đức Dilgo Khyentse Rinpoche là một trong những đại lama của thế hệ cuối cùng hoàn thành sự học tập và tu hànhTây Tạng. Ngài là một trong những lama chánh của truyền thống cổ Nyingma, một vị nối dòng lỗi lạc của Dòng Thực Hành, ngài đã để hai mươi hai năm của đời mình thiền định trong ẩn tu, thành tựu những kết quả của nhiều giáo lý ngài đã nhận được.

Ngài đã sáng tạo nhiều bài thơ, bản văn thiền, bình giảng, và là một tertošn, một người khám phá “những kho tàng” chứa đựng những lời chỉ dạy sâu xa được Padmasambhava cất kín. Ngài không chỉ là một trong những vị thầy lãnh đạo của những giáo huấn cốt lõi của Đại Toàn Thiện, Dzogchen ; ngài còn là người nắm giữ của hàng trăm dòng phái, và ngài đã tìm kiếm, thọ nhận và truyền dạy chúng suốt đời mình. Trong thế hệ của ngài, ngài là một người xiển dương kiểu mẫu của phong trào Rime (không bộ phái), nổi tiếng vì khả năng truyền đạt những giáo lý của mỗi dòng phái Phật giáo phù hợp với truyền thống riêng của nó. Thật ra, chỉ có ít lama đương thời không nhận được lời chỉ dạy từ ngài, còn một số rất nhiều, gồm cả đức Dalai Lama trong đó, đã tôn kính ngài như một trong những vị thầy chính yếu của họ.

Học giả, hiền triết, và nhà thơ, thầy của các vị thầy, Rinpoche không hề ngừng gợi nguồn cảm hứng cho tất cả những ai gặp ngài qua sự hiện diện hùng vĩ, tính đơn giản, nghiêm trang và hài hước của mình. Khyentse Rinpoche sinh năm 1910 ở Thung Lũng Denkhok, miền đông Tây Tạng, trong một gia đình hậu duệ của dòng dõi vua chúa của nhà vua Trisong Detsen thế kỷ thứ chín. Cha ngài là một bộ trưởng cho vua xứ Derge. Khi còn ở trong bụng mẹ, ngài đã được Mipham Rinpoche lỗi lạc nhận ra như là một hiện thân phi thường, vị này về sau đặt tên cho đứa bé là Tashi Paljor và ban cho một ban phước đặc biệtquán đảnh Văn Thù Sư Lợi.

Ngay khi còn là một đứa bé, Rinpoche đã biểu lộ một ham muốn mạnh mẽ hiến mình hoàn toàn cho cuộc đời tôn giáo. Nhưng cha ngài có những ý nghĩ khác. Hai anh ngài đã từ bỏ gia đình để theo đuổi việc xuất gia ; một người được công nhận là một lama tái sanh và người anh kia muốn trở thành một y sĩ. Cha của Rinpoche hy vọng rằng đứa con nhỏ nhất sẽ theo bước chân của mình, và ông không thể chấp nhận rằng ngài cũng là một tušlku, hay lama tái sanh, như vài đạo sư uyên thâm đã chỉ ra.

Năm lên mười, đứa bé bị ốm vì những vết phỏng nặng ; ngài nằm liệt giường gầm một năm. Những lama hiểu biết khuyên rằng trừ phi nó được chấp nhận cho theo cuộc đời tâm linh, còn không nó sẽ không sống lâu. Chịu thua những khẩn khoản của mọi người, cha ngài chấp nhận cho đứa bé theo ý nguyện của mình để làm tròn định mệnh của nó.

Vào năm mười một tuổi, Rinpoche vào tu viện Shechen xứ Kham, đông Tây Tạng, một trong sáu tu viện chính của phái Nyingma. Ở đó, bổn sư của ngài, Shechen Gyaltsap, vị kế pháp của Mipham Rinpoche, chính thức công nhận và tấn phong ngài là một hiện thân của tâm-trí huệ của Khyentse Rinpoche thứ nhất là Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892), vị lama không ai sánh đã cùng với Jamgon Kongtrul thứ nhất khởi động một sự phục hưng Phật giáo khắp cả Tây Tạng. Tất cả những đạo sư Tây Tạng đương thời đã rút cảm hứng và những ân sủng từ phong trào này.

Khyen-tse nghĩa là trí huệtình thương. Những tušlku Khyentse là những hiện thân của vài khuôn mặt chủ chốt trong sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng. Những khuôn mặt này gồm Vua Trisong Detsen và Vimalamitra, người cùng với Guru Rinpoche, đem Phật giáo Mật thừa đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ chín ; Gampopa vĩ đại, đệ tử của Milarepa và người sáng lập truyền thống Kagyu ; Jigme Lingpa, người vào thế kỷ mười tám đã khám phá Longchen Nyingthig, Tâm Yếu của Pháp Giới Bao La.

Ở Shechen, Rinpoche dùng nhiều thời gian nghiên cứuthiền định với bổn sư trong một chỗ ẩn tu phía trên tu viện. Chính trong thời gian này mà Shechen Gyaltsap ban cho ngài mọi quán đảnh và mọi chỉ dạy chính yếu của truyền thống Nyingma. Rinpoche cũng nghiên cứu với nhiều đạo sư vĩ đại khác, gồm vị đệ tử nổi tiếng của Patrul Rinpoche là Dzogchen Khenpo Shenga, đã phổ biến cho ngài tác phẩm chính của mình, Mười Ba Đại Bình Giảng. Tính lại, ngài đã nhận những chỉ dạy rộng rãitruyền pháp từ hơn năm mươi vị thầy.

Trước khi Shechen Gyaltsap chết. Khyentse Rinpoche hứa với vị thầy yêu quý của mình rằng ngài sẽ chỉ dạy một cách rộng rãi cho bất kỳ ai hỏi ngài về Pháp. Rồi từ tuổi mười lăm đến tuổi hai mươi tám, ngài dùng hầu hết thời giờ để thiền định trong chốn ẩn cư im lặng, sống trong những nơi vắng vẻ và hang động, hay dưới những tảng đá nhô ra che mái, trong vùng núi non gần nơi sanh của ngài là Thung Lũng Denkhok.

Dilgo Khyentse Rinpoche sau đó ở nhiều năm với Dzongsar Khyentse, Choškyi Lošdro (1869-1959), người cũng là một hiện thân của Khyentse thứ nhất. Sau khi nhận từ Choškyi Lošdro nhiều quán đảnh truyền pháp về Rinchen Terdzoš, bộ kết tập của Những Kho Tàng Được Khám Phá (terma), Rinpoche nói với thầy rằng ngài muốn để cuộc dời còn lại của mình cho thiền định trong đơn độc. Nhưng câu trả lời của Khyentse Choškyi Lodroš là : “Thời gian đã đến để con chỉ dạy và truyền lại cho những người khác những giáo lý vô sốquý báu mà con đã nhận.” Bởi thế từ đó Rinpoche đã làm việc liên tục cho lợi lạc của chúng sanh với một nghị lực không mệt mỏi, nó là dấu hiệu của dòng Khyentse.

Sau khi rời khỏi Tây Tạng, Khyentse Rinpoche để nhiều thời gian du hành khắp những dãy Himalaya, Ấn Độ, Đông nam Châu Á, và Tây phương, trao truyền và giải thích những giáo lý cho nhiều đệ tử.

Dầu ở chỗ nào, ngài cũng dậy sớm trước bình minh để cầu nguyệnthiền định trong vài giờ trước khi đi vào những chuỗi hoạt động không ngơi nghỉ cho đến khuya. Ngài hoàn thành một khối lượng công việc hàng ngày khổng lồ với sự thanh thản hoàn toàn và không gắng sức. Bất cứ thứ gì ngài làm – và ngài thường thường chú ý đến vài việc khác nhau cùng một lúc – hình như không có sự khác biệt nào với dòng chảy của “cái thấy, thiền định và hành động” của ngài. Lời dạy và cách sống của ngài hòa trộn vào một toàn thể hài hòa mọi cấp độ khác nhau của con đường. Ngài đã cúng dường nhiều và suốt đời, ngài đã cúng cả thảy một triệu ngọn đèn bơ. Chỗ nào ngài đến, ngài cũng bảo trợ cho những hành giả và người nào cần đến, trong một cách kín đáo đến nỗi ít người ý thức được tầm mức của lòng từ thiện nơi ngài.

Rinpoche chủ trương rằng việc xây tháp và tu viện ở những nơi thiêng liêng sẽ giúp tránh được xung đột, bệnh dịch và nạn đói, đẩy mạnh hòa bình thế giới, và làm tăng tiến những giá trịthực hành Phật giáo. Ngài là một nhà xây dựng và nhà trùng tu không mệt mỏi những tháp, tu viện và chùa chiền ở Bhutan, Tây Tạng, Ấn Độ và Nepal. Ở Bhutan, theo những báo trước mà ngài đã nhận được cho hòa bình của vùng ấy, ngài xây vài ngôi chùa hồi hướng đến Guru Padmasambhava và một số tháp lớn, dần dần trở thành một trong những vị thầy được kính trọng nhất của toàn dân Bhutan từ hoàng tộc đến dân thường. Rinpoche đã có ba cuộc viếng thăm rộng rãi đến Tây Tạng trong những năm gần đây, nơi đó ngài khánh thành tu viện Shechen được xây dựng lại theo nguyên bản ; và ngài góp phần bằng cách này hay cách khác vào sự trùng tu của hơn hai trăm ngôi chùa và tu việnTây Tạng, đặc biệt là những tu viện Samye, Mindroling và Shechen. Cũng ở Ấn Độ, ngài xây dựng một tháp mới ở Bodh-Gaya, nơi Phật Thích ca Mâu Ni giác ngộ dưới cội cây Bồ đề, và khởi xướng những kế hoạch để tạo dựng những tháp ở mỗi nơi trong bảy chỗ hành hương lớn khác để tôn kính đức Phật ở bắc Ấn Độ.

Ở Nepal, ngài chuyển trồng truyền thống Shechen phong phú vào một nơi mới – một tu viện đẹp đẽ ở trước đại tháp Bothnath. Nơi đây trở thành trung tâm chính của ngài, chứa một cộng đồng lớn nhà sư, được dẫn dắt bởi vị trụ trì Rabjam Rinpoche, người thừa tự tâm linh của ngài. Ý muốn đặc biệt của Khyentse Rinpoche là đây chính là một nơi chốn mà những giáo lý Phật giáo được tiếp tục trong tất cả sự thuần khiết nguyên thủy của chúng, như trước đây chúng đã từng được học hỏithực hànhTây Tạng, và ngài đầu tư sự chăm sóc lớn lao cho sự giáo dục những lama trẻ đầy hứa hẹn có thể tiếp tục truyền thống.

Sau sự hủy hoại sách và thư viện ở Tây Tạng, nhiều tác phẩm chỉ còn một hoặc hai bản. Rinpoche đã dấn thân trong nhiều năm vào việc xuất bản càng nhiều càng tốt di sản phi thường giáo lý Phật giáo của Tây Tạng, một toàn thể ba trăm bộ, gồm cả năm kho tàng của Jamyang Kongtrul. Cho đến cuối đời, Rinpoche vẫn còn tìm kiếm những dòng phái ngài chưa nhận được và trao truyền cho những người khác những dòng phái ngài đã có. Suốt đời ngài, trong vô số những giáo lý, ngài đã hai lần truyền một trăm lẻ tám bộ Kangyur và năm lần sáu mươi ba bộ của Rinchen Terdzoš.

Lần đầu tiên ngài viếng thăm Tây phương năm 1975 và sau đó có nhiều cuộc viếng thăm khác, gồm ba lần đi vòng bắc Mỹ, và dạy ở nhiều nước khác nhau, đặc biệttrung tâm của ngài ở châu Âu, Shechen Tennyi Drargyeling ở Dordogne, Pháp, ở nơi đó người trên khắp thế giới có thể nhận được sự chỉ dạy rộng rãi từ ngài và ở đó có một nhóm đệ tử đảm nhận chương trình ba năm ẩn tu theo truyền thống dưới sự hướng dẫn của ngài.

Qua hoạt động giác ngộ phổ khắp của ngài. Khyentse Rinpoche không tiết kiệm hiến toàn bộ cuộc đời mình cho sự bảo tồn và lan tỏa giáo lý Phật giáo. Điều làm ngài thỏa mãn lớn nhất là thấy người ta thực sự đem giáo lý vào thực hànhcuộc đời của họ được chuyển hóa bởi sự bừng nở của Bồ đề tâm và lòng bi.

Ngay trong những năm cuối đời, nghị lựcnăng lực phi thường của Khyentse Rinpoche vẫn bị ảnh hưởng rất ít bởi tuổi cao. Tuy nhiên, ngài bắt đầu tỏ lộ những dấu hiệu đầu tiên của sức khỏe yếu vào đầu năm 1991, khi dạy ở Both-Gaya. Nhưng vẫn hoàn thành chương trình của ngài ở đó, ngài đi đến Dharamsala, ở đây, không có sự trở ngại sức khỏe nào, ngài dành một tháng trao truyền một bộ những quán đảnhtruyền pháp quan trọng của Nyingma cho đức Dalai Lama, điều mà vị này đã yêu cầu từ nhiều năm trước.

Trở lại Nepal, khi mùa xuân tới, rõ ràng rằng sức khỏe của ngài càng ngày càng xấu đi. Ngài trải qua nhiều thời gian trong im lặng cầu nguyệnthiền định, chỉ để vài giờ để gặp gỡ những người cần gặp ngài. Ngài quyết định du hành đến Bhutan, dành ba tháng rưỡi trong một nơi ẩn cư đối diện với “Hang Cọp”, Paro Taktsang, một trong những nơi thiêng liêng nhất được ban phước bởi Padmasambhava.

Hoàn thành xong việc ẩn cư. Rinpoche thăm viếng vài đệ tử cũng đang ẩn tu và nói với họ về Guru tối hậu, vượt khỏi sống chết, vượt ngoài mọi biểu lộ vật chất. Sau đó không lâu ngài lại biểu lộ những dấu hiệu của bệnh. Ngày 27 tháng Chín năm 1991, lúc xẩm tối, ngài nhờ thị giả giúp ngài ngồi trong một tư thế thẳng thắn. Vào những giờ sáng sớm, hơi thở của ngài dừng lại và tâm ngài hòa tan vào pháp giới tuyệt đối.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.