16 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Nhẫn Nhục

13/10/201012:00 SA(Xem: 13418)
16 Khenpo Appey Rinpoche Sự Hoàn Thiện Của Nhẫn Nhục

16

Khenpo Appey Rinpoche 
Sự Hoàn Thiện Của Nhẫn Nhục

Rinpoche đã thảo luận ở đây cái thứ ba trong sáu hoàn thiện, sự hoàn thiện của nhẫn nhục (nhẫn nhục ba la mật), có nghĩa không sân hận khi có ai đó dùng hành động, tư duy, hay lời nói gây hại chống lại chúng ta. Nếu loại nhẫn nhục này được kết hợp với suy nghĩ cứu giúp tất cả chúng sinh khỏi thế gian hiện hữu này và với quan điểm của thực tại tối hậu thì nó trở thành nhẫn nhục hoàn thiện.

Chướng ngại của nhẫn nhụcgiận dữ và thù hận khởi lên từ tâm phiền nãorối loạn. Nếu không thực hành nhẫn nhục, sự thù ghétõ khởi lên sẽ đem đến nỗi bất hạnh to lớn trong đời này cũng như trong các đời sau. Trong đời này, thân chúng ta có thể bị rối loạn nên bị bệnh, và tâm chúng ta có thể bị đau khổ khiến không thể suy nghĩ đúng đắn. Chúng ta không thể ngủ ngon giấc vào ban đêm và luôn héo hon vì bị thiêu đốt bởi tư duy chiến thắng kẻ thù của mình. Sân hận có nghĩa chúng ta luôn suy nghĩ những phương cách làm hại kẻ thù của mình, khiến tâm chúng ta không bao giờ được hạnh phúc và thậm chí có thể bị mất thăng bằng, dẫn chúng ta đến điên khùng.

Khi có thù ghét to lớn, chúng ta không bao giờ được người khác tin tưởng, họ sẽ không thích cách chúng ta suy nghĩ hay hành động. Ví dụ, nếu chúng ta có sự căm ghét to lớn trong tâm và thậm chí đem cho nhiều tặng phẩm, người nhận tặng phẩm sẽ không tin chúng ta. Người được nhận sẽ nghĩ chúng ta đang che dấu sự thù ghét đến họ, rằng chúng ta đang cố lừa gạt họ, tặng phẩm không đem lợi ích cho họ và chúng ta có thể thực sự đang cố tiêu diệt họ. Ngoài ra, những người gần gũi với chúng ta sẽ không hạnh phúc khi chúng ta luôn bùng ra các cấp thù ghét khác nhau. Thậm chí tặng phẩm của chúng ta sẽ không đem hạnh phúc cho họ, mà là sự không tin tưởngkhông hạnh phúc. Sân hận hay thù ghét không đem lại mối quan hệ hài lòng.

Một số người nghĩ rằng việc trở nên giận dữ sẽ đem lợi ích cho họ, nhưng điều này chẳng bao giờ đúng với bất cứ lúc nào hay ở đâu. Nếu chúng ta thực hành Giáo Pháp và cũng có sân hận, thù ghét với các hành giả Pháp khác, thì chúng ta chưa được xem là hành giả của Giáo Pháp. Ví dụ, nếu với vị thầy hay những đệ tử khác chúng ta luôn phô bày sự sân hận đến họ, họ sẽ không nghĩ chúng ta là một phần của Tăng Đoàn, mà thậm chí như người không thực hành Giáo Pháp.

Ngay cả người chủ nhà bình thường đầy sân hận hay thù ghét sẽ phát sinh buồn phiền to lớn cho những người chung quanh. Không ai sẽ tin tưởng ông ta. Tương tự, nếu hai vợ chồng luôn cãi cọ hay biểu hiện rất giận dữ với nhau, mối quan hệ của họ có thể sẽ trở nên thật tệ khiến họ không thể nói chuyện với nhau mà phải nói qua con của họ. Hoàn cảnh này có thể suy giảm đến mức rất thấp vì sân hận và thù ghét.

Hậu quả của việc thù ghét trong cuộc sống tương lai cũng rất lớn. Có nói rằng chỉ một khoảnh khắc rất sân hận có thể hủy hoại công đức chúng ta đã tích lũy trong nhiều a tăng kỳ. Sân hận và thù ghét cũng có thể làm chúng ta tái sinh vào địa ngục.

Có hai cách vượt qua sự thù ghét:

Vượt qua nguyên nhân của thù ghét

Phát sinh việc giải độc cho nguyên nhân thù ghét nhờ làm việc trực tiếp một khi nó xuất hiện

Vượt qua nguyên nhân của thù ghét

Nguyên nhân của thù ghét là tâm không hạnh phúc. Nếu tâm chúng ta không hạnh phúc hay không hài lòng, điều này tạo ra nền tảng từ đó thù ghét khởi lên. Chẳng hạn, khi có người cố tình làm hại chúng ta, trước khi thù ghét khởi lên trong mình, tâm chúng ta không hạnh phúc. Dựa căn bản trên sự buồn phiền, thù ghét được sinh ra và chúng ta sẽ chọn hành động chống lại người đó. Do vậy, nguyên nhân nền tảng của thù ghét là không hạnh phúc.

Để vượt qua điều này, bất cứ khi nào tâm chúng ta không hạnh phúc hay bất mãn, chúng ta nên nhớ rằng tâm là kẻ phát sinh thù ghét và tâm không hạnh phúc đó hủy hoại mọi công đức của chúng ta. Chúng ta không thể tạo ra hoặc thực hành bất cứ loại việc làm đạo đức nào với một tâm không hạnh phúc, do vậy, bất kỳ mục tiêu hay ý định nào chúng ta có, chúng ta đều không thể hoàn thành chúng. Trong nhiều cách, tâm không hạnh phúc là nguồn gốc của đại đau khổ.

Ngoài ra chúng ta nên nghĩ về nhiều lý do tại sao việc tạo ra tâm không hạnh phúc hay rơi vào tầm ảnh hưởng của nó là điều không tốt. Ví dụ, nếu nhà chúng ta bị hư hỏng và chúng ta có cách sửa chữa, hoặc nếu thân bị bệnh và chúng ta có cách chữa trị, thì chẳng có lý do gì để khổ sở, vì chúng ta có thể bắt đầu xây cất lại nhà mình hay điều trị bệnh của thân. Nếu đó là phương pháp vượt qua vấn đề, chúng ta nên dấn thân vào đó và đừng để mình rơi vào trạng thái buồn khổ. Tuy nhiên, nếu khôngphương pháp vượt qua khó khăn – ví dụ, căn nhà sắp sụp hay hoàn toàn hư hỏng, hoặc nếu bạn sắp chết – cũng chẳng có lý do gì để buồn khổ, vì chẳng thể làm được điều gì. Vì không có bất cứ phương cách nào để hồi phục vượt lên hoàn cảnh, nên việc sống không hạnh phúc chẳng có ý nghĩa, chúng ta nên vượt qua sự buồn khổ của mình.

Vì thế, bất cứ những gì xảy đến chúng ta trong thế gian này, nếu có cách vượt qua buồn khổ, chúng ta nên làm như vậy. Nhưng nếu khônggiải phápchúng ta không thể làm gì được, chúng ta không nên để cho mình bị buồn khổ, vì điều này sẽ sản sinh thù ghét. Nếu thấy tâm chúng ta trở nên buồn khổ, chúng ta phải lập tức chận đứng nó. Nếu không, nó sẽ chỉ sinh ra thù ghét, và một khi thù ghét xuất hiện, chỉ có một hành động chúng ta sẽ tham gia vào và điều đó đem lại đau khổ cho chính mình. Bên cạnh việc gây hại hay hủy hoại chúng ta, sự thù hận không còn mục tiêu nào khác.

Nhanh Chóng Vượt Qua Thù Hận

Phương pháp thứ hai để vượt qua thù hận là làm việc trực tiếp trên nó khi nó khởi lên. Về điều này, chúng ta phải thực hành một trong ba dạnh nhẫn nhục:

Nhẫn nhục với bệnh tật
Nhẫn nhục qua sự khảo sát đúng đắn
Nhẫn nhục không phát sinh thù hận chống lại người làm hại chúng ta

Nhẫn nhục với bệnh tật

Nhẫn nhục với bệnh tật thân thể có nghĩa chúng ta chấp nhận đau khổ. Khi đau khổ xuất hiện, thay vì trở nên giận dữ, chúng ta đảo ngược nó thành hoan hỷ. Khi thực hành con đường Mahayana, chúng ta phải luôn suy nghĩ không chỉ lợi ích cho chính mình mà còn lợi ích cho những chúng sinh khác. Giống như chúng ta mong muốn có hạnh phúcthoát khỏi đau khổ, tất cả chúng sinh cũng vậy.

Với trạng thái tâm thức này, chúng ta nghĩ sẽ có thể có lúc mình kinh nghiệm một số đau khổ trong lúc làm việc để đạt trạng thái giác ngộ đầy đủ và viên mãn cho lợi ích của tất cả chúng sinh. Nếu đau khổ hoặc khó khăn xuất hiện, chúng ta nên nghĩ rằng mình thực sự dấn thân vào thực hành to lớn hoặc công đức như vậy. Thế nên, thay vì bị phiền não hay sân hận, chúng ta nên cảm thấy hoan hỷ rằng thật sự hoàn tất được mục đích của mình giúp đem lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Chúng ta đảo ngược tâm buồn khổ thay thế bằng tâm hạnh phúc.

Nhẫn Nhục Qua Sự Khảo Sát Đúng Đắn

Phương pháp thứ hai để đối trị hay cứu chữa thù hận một cách trực tiếp là thực hành nhẫn nhục với suy nghĩ đúng đắn, hay khảo sát thích hợp. Điều này có thể làm từ hai quan điểm của – sự tương đốituyệt đối.

Từ quan điểm tương đối, chúng ta thấy rằng bản tánh của lửa là sức nóng, bản tánh của nước là trạng thái lỏng, của đất là vững chắc và của gió là chuyển động. Giống như các nguyên tố tự nhiêntính chất khác nhau, bản chất của thế gian hiện hữu này là đau khổ. Là một phần của thế giới hiện hữu này mà bản chấtđau khổ, bản tánh của chúng ta cũng kinh nghiệm đau khổ như vậy. Chúng ta thấy rằng nó cũng là bản tánh của những chúng sinh khác làm hại chúng tatham dục ích kỷ của họ. Vì bản chất của thế gian này là đau khổ, bản tánh chúng takinh nghiệm đau khổ, và bản tánh của người khác là làm hại chúng ta, nên chúng ta phải có nhẫn nhục với họ.

Chúng ta có thể hình dung nếu người nào làm hại mình, là vì chúng ta đã làm điều gì đó chống lại họ trong đời trước và trong đời này họ làm hại đáp trả chúng ta. Vì thế bây giờ chúng ta trả cho những việc làm bất thiện đã thực hiện trong các kiếp trước. Nếu khảo sát hoàn cảnh theo cách này, chúng ta sẽ thấy người đang gây hại mình không phải là nguyên nhân của sự đau khổ chúng ta; chúng tanguyên nhân của sự đau khổ chính mình. Chúng ta đang làm hại chính mình vì những việc làm xấu trong quá khứ.

Khi không thể thỏa mãn những mong muốn của chính mình, chúng ta thường tự trực tiếp gây hại. Có những người thất bại trong công việc hay trong tình yêu, họ nhảy lầu tự tử hay tự bắn chính họ. Những người này không cần bất cứ ai hại họ, vì họ đã trở thành kẻ thù của chính họ.

Phần lớn các việc làm của chúng tabất thiện, và vì những việc làm bất thiện chúng ta sinh vào thế giới này để kinh nghiệm nhiều loại đau khổ khác nhau như bệnh tật và cái chết. Vì tạo ra đau khổ to lớn qua các việc làm xấu khiến phát sinh đau khổ ngày càng nhiều hơn, chúng ta là người thực sự tạo ra tổn hại to lớn cho chính mình. Đây là trường hợp nếu có người nào gây đau khổ cho chúng ta cũng đừng lấy làm ngạc nhiên. Chúng ta không nên nổi giận với họ, vì sự tổn hại họ làm với chúng ta là chuyện nhỏ bé so với sự tổn hại to lớn chúng ta làm với chính mình. Không cần phải phát sinh giận dữ hay thù ghét đến người khác.

Nếu người nào thực sự làm hại chúng ta, chúng ta không nên để tâm mình suy nghĩ thù ghét hay trả đũa. Thậm chí chúng ta không nên nghĩ rằng người đó đang làm hại mình. Chúng ta nên phát sinh tâm bình thản và không mang bất cứ loại thù ghét hay bực tức, đố kỵ đến người đó. Chúng ta nên nghĩ rằng họ không phải loại người làm hại chúng ta hơn là họ đã làm hại mình.

Có lần, Đức Phật Shakyamuni muốn có người đi nơi khác để dạy Giáo Pháp. Một đệ tử Arhat (A La Hán) tình nguyện đi, và Đức Phật cảnh báo rằng số phận của ông không tốt cho nơi đó vì những hành giả ở đó là người hay nổi nóng. Đức Phật hỏi ông sẽ làm gì nếu người ở đó gây khó khăn. Vị Arhat trả lời rằng ông sẽ không làm gì đáp trả họ, mà sẽ thực hành nhẫn nhục. Sau đó Đức Phật hỏi ông sẽ làm gì nếu có người lăng mạ. Vị đệ tử trả lời ông sẽ chẳng làm gì để đáp trả mà chỉ duy trì nhẫn nhục. Kế đó Đức Phật. Rồi Đức Phật hỏi ông sẽ làm gì nếu có người ném đá vào ông. Vị Arhat nói rằng ông sẽ nghĩ rằng họ đã tốt với ông; họ còn có thể giết ông. Cuối cùng, Đức Phật hỏi ông sẽ làm gì nếu có người giết ông. Vị đệ tử trả lời ông sẽ cám ơn vì họ không dẫn dắt ông vào địa ngục. Đức Phật hài lòngyêu cầu vị Arhat tiến hành chuyến đi.

Thực hành nhẫn nhục qua sự khảo sát đúng đắn từ quan điểm tuyệt đối, có nghĩa khi nào có người làm hại mình, chúng ta khảo sát kỹ lưỡng thực tại của hoàn cảnh – người đang làm hại chúng ta là chính mình, và hành động đã làm với chúng ta không thực sự hiện hữu. Từ quan điểm tuyệt đối cả ba điều này không có bất kỳ sự có thật nào trong chính chúng. Bản tánh của chúng là rỗng không, nên không cần phát sinh bất cứ suy nghĩ nào chống lại bất kỳ ai.

Nhẫn Nhục Qua Việc Không Thực Hành Thù Ghét

Trong việc thực hành phạm trù thứ ba của nhẫn nhục, chúng ta không phát sinh bất cứ tư duy thù ghét nào chống lại người làm hại mình. Ví dụ, nếu có người làm chúng ta tổn thương, thậm chí chúng ta không nên nghĩ đó là hành động gây hại. Thay vào đó chúng ta nên nghĩ rằng người đang làm hại mình đã từng là mẹ hay con cháu của chúng ta trong nhiều kiếp trước. Theo cách này, chúng ta phát sinh tư duy từ ái đến họ thay vì tư duy thù ghét.

Chúng ta cũng nên nghĩ rằng người làm hại mình là nguyên nhân thực sự cho việc phát sinh nhẫn nhục. Chẳng hạn, giống như chúng ta không thể thọ giới nguyện quy y mà không có người nào như vị tu viện trưởng ban giới, chúng ta không thể thực hành nhẫn nhục mà không có người làm hại mình. Chúng ta phải tin tưởng rằng thực sự không có khác biệt giữa người bạn tâm linh (thiện tri thức) cho chúng ta quy y và người làm hại chúng ta, vì cả hai đều có khả năng cho chúng ta phát sinh công đức. Không có người làm hại mình, chúng ta không bao giờ phát sinh được đức tính nhẫn nhục.

Đi theo lý do này, chúng ta nên nghĩ rằng người đang làm hại mình thực sự là người đại hảo tâm và là thiện tri thức giúp đỡ chúng ta thực hành Con Đường, và chúng ta nên cảm thấy hạnh phúc to lớn. Do vậy, khi có người làm tổn thương chúng ta trong một vài cách, chúng ta nên phát sinh tâm hết sức hạnh phúc đến họ. Giống như có người bị kết án đem hành hình và vào lúc cuối hai bàn tay họ bị cắt đứt thay vì cảm thấy hạnh phúc, chúng ta nên hạnh phúc vì nhờ thực hành nhẫn nhục khi có người làm hại mình, chúng ta có thể tịnh hóa karma của mình để không bị sinh vào địa ngục.

Ngoài ra, thay vì tức giận với người làm hại mình, chúng ta nên phát sinh suy nghĩ bi mẫn. Chẳng hạn, mẹ chúng ta thậm chí quyết định giết chúng takhông có lý do, chúng ta nên có lòng bi với bà vì bà là mẹ chúng ta. Người nào gắng sức làm hại chúng ta sẽ trải qua rất khó khăn để thực hiện. Họ sẽ tìm kiếm chúng ta và lấy các vũ khí cần thiết. Cùng với những khó khăn này, hành động của họ sẽ tích lũy rất nhiều điều bất thiện khiến phát sinh đau khổ to lớn cho họ. Vì thế, chúng ta nên có lòng bi cho họ. Thậm chí nếu không thể phát sinh lòng bi, chúng ta không bao giờ nên phát sinh tâm thù ghét hay tức giận đáp trả lại bất cứ việc gây hại đã làm với chúng ta.

Chúng ta nên nhớ rằng người cố làm hại chúng ta như vậy vì họ dưới sự thống trị của các nhiễm ô tham, sân, và si. Trong thực tế, không phải là người đang cố làm hại chúng ta mà là các nhiễm ô trên họ khiến họ mất kiểm soát, đó là nguyên nhân thực sự của sự gây hại. Thế nên, chúng ta phải phát sinh lòng bi với họ thay vì tư duy thù ghét.

Thật dễ hơn khi thực hành nhẫn nhục nếu chúng ta làm dần dần, hãy bắt đầu với những người gần gũi nhất, giống như những người yêu mến của chúng ta. Một khi có thể thực hành nhẫn nhục với họ, sau đó chúng ta thực hành với những người có cách biệt nhẹ hơn như bạn bè hay người quen. Khi đã hoàn thành diều này, chúng ta trải rộng thực hành của mình đến những sinh linh không quen biết; như các con muỗi cắn chúng ta, và thậm chí xa hơn là các kẻ thù tệ hại nhất của mình. Như thế, từng bước một cuối cùng chúng ta rèn luyện sự nhẫn nhục với mọi người.

Chúng ta cũng nên thực hành nhẫn nhục dần dần liên quan đến thời gian. Trước tiên, chúng ta tự hứa sẽ thực hành trong nửa ngày, sau đó là một ngày. Nếu điều đó quá lâu, chúng ta có thể bắt đầu khoảng nửa giờ và sau đó là một giờ, trước khi kéo dài nửa ngày, một ngày, một tuần, hay một tháng. Chúng ta liên tục tạo kiên quyết thực hành nhẫn nhục trong một giai đoạn nào đó và tiếp đến sẽ kéo dài thứ tự thời gian này cho đến khi thực hành suốt đời.

Cách khác để thực hành nhẫn nhục là bằng những giai đoạn liên quan đến loại tổn hại chúng ta tiếp nhận. Chúng ta nên cố gắng trải rộng hoạt động nhẫn nhục của mình khi loại thương tổn chúng ta phải chịu trở nên lớn hơn. Ví dụ, trước tiên chúng ta nhẫn nhục với một tổn thương nhỏ như muỗi cắn và mở rộng ra đến những bệnh tật của thân, chịu đựng bạo lực, trách cứ, v.v...

Chúng ta nên biết rằng khi học tập hay rèn luyện trong thực hành nhẫn nhục để tăng trưởng việc thực hành Giáo Pháp, chúng ta sẽ rất thuận lợi và có khả năng hoàn thành chúng. Nếu cố gắng thực hành vì những lý do hay động cơ khác, chúng ta sẽ không nhận được ban phước hay có thể thành tựu những gì chúng ta mong ước. Chẳng hạn, nếu muốn nghiên cứu Giáo Pháp và động cơ của chúng ta là viết sách hay dạy người khác mà không hiểu được Giáo Pháp của mình, chúng ta sẽ không bao giờ có sự ban phước của Giáo Pháp hay có được Con Đường đúng đắn. Song, nếu thực hành những mức độ nhẫn nhục khác nhau với sự hiểu biết rằng chúng ta làm như vậy để đạt đạo giải thoát, chắc chắn chúng ta sẽ nhâïn được sự ban phước của thực hành.

Bốn Phẩm Tính Của Nhẫn Nhục

Cùng với sự thực hành nhẫn nhục, chúng ta nên cố đạt được bốn phẩm tính của nhẫn nhục:

∙ Vượt qua tự thân sự thù ghét
∙ Có được sự thấu suốt của tánh không qua nhẫn nhục
∙ Thỏa mãn ước muốn của người khác qua nhẫn nhục
∙ Đem các chúng sinh khác vào Giáo Pháp

Nếu bằng một hành động nhẫn nhục chúng ta có thể kết hợp cả bốn phẩm tính thì đó là hành động tốt nhất chúng ta có thể hoàn thành. Ví dụ, nếu không phát sinh bất cứ sân hận hay thù ghét nào khi có người làm hại chúng ta, thì phẩm tính thứ nhất được hoàn tất. Nếu điều này được kết hợp với tư duy của tánh không, thì nó trở thành thực hành nhẫn nhục đúng đắn. Chúng ta biểu lộ phẩm tính thứ ba khi có người làm hại chúng tachúng ta không trả thù. Người đó được hài lòngchúng ta thỏa mãn mong muốn của họ, và khi chúng ta không trả thù, họ có một ítõ ngạc nhiên bởi sự phản ứng của chúng ta. Tư duy làm hại chúng ta của họ chuyển thành suy nghĩ hoan hỷ hay hạnh phúc hướng đến chúng ta; một khi họ hạnh phúc với chúng ta, họ sẽ tiếp cận và chúng ta có thể dẫn đắt họ vào Giáo Pháp. Do vậy, nếu cả bốn phẩm tính được hoàn thành trong thực hành nhẫn nhục, thì sự thực hành này được hoàn tất.

Bảy Bám Luyến

Chúng ta cũng phải từ bỏ bảy bám luyến đến nhẫn nhục:

Từ bỏ bám luyến thù ghét, đó là ngược lại với nhẫn nhục. Do từ bỏ chúng ta có thể duy trì nhẫn nhục.

Từ bỏ sự trì hỗn, hoặc ý niệm khi có người làm hại, chúng ta có thể đáp trả ngay bây giờ và sẽ thực hành nhẫn nhục sau. Nhẫn nhục phải được thực hành vào lúc chúng ta bị gây hại.

Từ bỏ sự thỏa mãn hiện nay với số lượng nhẫn nhục chúng ta đang thực hành. Chẳng hạn, khi có người làm hại, chúng ta có thể tập luyện một ít nhẫn nhục, cảm thấy rằng nó là đủ và nếu kiểm soát sự nhẫn nhục của chúng ta chỉ trong vài phút, rồi sau đó có thể gây hại đáp trả. Chúng ta không nên thỏa mãn với số lượng nhẫn nhục mà mình thực hành; chúng ta phải luôn giữ nó tăng trưởng.

Từ bỏ tư duy rằng chúng ta đang thực hành nhẫn nhục vì sẽ có được một số phần thưởng trong đời này. Ví dụ, khi có người làm hại, chúng ta không nên nghĩ sau này họ sẽ thích hay đền đáp vì chúng ta nhẫn nhục với họ.

Từ bỏ suy nghĩ rằng chúng ta đang thực hành nhẫn nhục bây giờ để có hạnh phúc trong đời sau. Chúng ta nên từ bỏ bất cứ suy nghĩ được thưởng nào vì việc thực hiện các hành động đạo đức. Chúng ta nên thực hành chỉ vì mục đích hoàn thành công đức.

Từ bỏ suy nghĩ rằng chúng ta không cần nhẫn nhục với những việc nhỏ, cho phép chúng ta nổi giận trên những sự kiện nhỏ hay không quan trọng.

Từ bỏ bất cứ tư duy hay khái niệm nào trong lúc thực hành nhẫn nhục. Ví dụ, chúng ta không nên thực hành nhẫn nhục trong suy nghĩ trở thành một Arhat hay suy nghĩ về việc đạt được giải thoát cá nhân.

KHI KHẢO SÁT CÁC LỢI ÍCH của việc thực hành nhẫn nhục, chúng ta sẽ thấy đó là lợi ích trong đời này và các đời sau. Chẳng hạn, trong đời này khi không đáp trả bằng lời nói hay việc làm chống lại người làm hại mình, chúng ta có thể làm người đó trầm tĩnh lại. Chúng ta có thể giảm bớt sự bạo lực chống lại mình nếu không hoàn toàn ngưng nó lại. Điều này có nghĩa chúng ta có thể vượt qua mọi kẻ thù trong thế gian này. Họ sẽ tan biến qua hành động nhẫn nhục của chúng ta, nên không cần lo lắng trong cuộc sống hàng ngày khi có người sắp làm hại chúng ta. Ngoài ra, khi chết, nếu đã thực hành nhẫn nhục tốt trong đời này, chúng ta sẽ không hối tiếc hay sợ hãi về kinh nghiệm của tự thân cái chết.

Thực hành nhẫn nhục sẽ cho chúng ta có được thân thể đẹp đẽ, trường thọ, thoát khỏi bệnh tật, và tái sinh vào nhiều vị trí cao (như vua chúa) và trong cõi trời (như chư thiên) trong các kiếp tương lai. Chúng ta cũng có thể thoát khỏi bất cứ dạng thù địch nào.

Khi một người trở thành vị Phật toàn giác, họ sẽ có ba mươi hai tướng chính và tám mươi tướng phụ của sự viên mãn. Đó là kết quả của việc thực hành nhẫn nhụcxuất hiện từ việc hoàn thành sự hoàn thiện nó từ những đời trước. Bất kỳ người nào có các tướng này sẽ tạo đại hoan hỷhạnh phúc trong tâm những người nhìn thấy họ.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108763)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.