Nội Dung

18/10/201012:00 SA(Xem: 9705)
Nội Dung

LỜI KHUYÊN KHẨN CẤP
Nguyên tác: “Instant Advice” by Lama Lodu Rinpoche 
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

 

 

Giáo lý sau đây được ban ra để trả lời một câu hỏi gồm hai phần được nêu lên trong chuyến viếng thăm của Lạt ma Lodu tại Taos, New Mexico

Hỏi: Làm thế nào những người không có vị Thầy tâm linh có thể sống trong thế giớithực hành tâm linh một cách thiện xảo, và làm cách nào những người đã có một con đường có thể sống và làm việc trong một thế giới nơi những người khác không chia sẻ con đường đó?

Đáp: Những người không có vị dẫn đạo tâm linh và được thúc đẩy bởi một khao khát mãnh liệt có thể tự mình thực hành cho tới khi tìm thấy một vị dẫn đạo tâm linh tốt lành. Những ai có ý hướng làm những điều thiện lành thì sớm hay muộn cũng sẽ gặp một vị Thầy đầy đủ phẩm tính.

Với động lực để làm những điều lợi lạcđi theo con đường tâm linh, nhờ thiện tâmlòng bi mẫn, thân, ngữ và tâm ta có thể được sử dụng để phát triển thái độ chân chánh và các hành động đúng đắn (chánh hạnh). Ta cũng nên được thúc đẩy để phát triển ước muốn kiên định, mong ước tất cả chúng sinh đều kinh nghiệm hạnh phúcthoát khỏi đau khổ. Kết quả là thân, ngữ và tâm ta sẽ trở thành sự hiển lộ của lòng bi mẫn. Đây là một thực hành tâm linh chuẩn bị căn bản mà ta có thể tự tu học không có sự trợ giúp của một vị dẫn đạo tâm linh.

Phật tử, chúng ta tin rằng ta không nên làm điều gì gây tổn hại cho người khác. Vì thế bạn nên luôn luôn tự mình làm một gương mẫu. Nếu có ai nói với bạn trong một cách thế tích cực, bạn kinh nghiệm hạnh phúc; vì thế, bạn nên nói với những người khác bằng một cách thức tương tự để họ cũng có thể có kinh nghiệm (hạnh phúc) đó. Khi bạn gặp một người giao tiếp với bạn không bằng ngôn từ, với động lực hoàn toàn từ áinăng lực tâm linh tràn đầy bi mẫn, bạn cảm thấy sảng khoái, an lạc hơn. Tới lượt bạn, bạn nên nuôi dưỡng thiện tâmlòng bi mẫn tương tự càng nhiều càng tốt, và sau đó hãy đem thái độ của thân, ngữ và tâm đó tới tất cả những người bạn gặp.

Vì thế đây là lời khuyên của tôi cho những người không có một vị dẫn đạo tâm linh: Bạn không nhất thiết phải ngồi xuống, thiền định đúng bài bản và thực hành quán tưởng. Việc biểu lộ thiện tâm từ áilòng bi mẫn có thể được thực hiện ở bất kỳ nơi đâu. Bạn luôn luôn có cơ hội để ứng dụng thiện tâmlòng bi mẫn đối với người khác và để sử dụng thân, ngữ và tâm bạn trong chánh hạnh. Thái độ này rất mạnh mẽ và là thực hành tâm linh chuẩn bị toàn hảo. Sớm hay muộn, nhờ sức mạnh của động lực tích cực của bạn, bạn sẽ gặp vị dẫn đạo tâm linh đúng đắn, và cánh cửa sẽ mở ra con đường tâm linh.

Trong trường hợp thứ hai, bạn đã có thực hành tâm linh, và bạn bị xao lãng bởi những mối bận tâm thế tục. Điều quan trọng là bạn phải đi theo thiện tri thức, vị Thầy và không đi đó đi đây. Hãy lưu lại với một vị dẫn đạo tâm linh, là người mà bạn thực sự cảm thấychân chính, và đừng cố thay đổi các vị Thầy cho tới khi bạn có được sự thấu suốt chân thật trong tâm.

Thái độ Bồ Tát thì rất quan trọng; không có nó, bạn không thể thực hành Kim Cương thừaĐại thừa. Khi tâm bạn hoàn toàn được thúc đẩy bởi thái độ thuần tịnh này thì thân, ngữ và tâm bạn hướng về sự tích cực tốt lành một cách tự nhiên. Từ viễn cảnh Đại thừaKim Cương thừa, cho dù bạn không thể ngồi yên trên nệm thiền trước bàn thờ bởi bạn có con cái, việc làm, và vì bạn có đủ thứ xao lãng trong thế gian, bạn vẫn có thể thực hành. Bạn phải nhận được một lời khuyên chân chính từ vị Thầy của bạn và có niềm tin nơi ngài và Giáo Pháp. Khi đó hoạt động của bạn trong thế gian sẽ hiến tặng một cơ hội tương tự để đạt được Giác ngộ như bạn có được trên nệm thiền.

Hỏi: Xin ngài giải thích làm cách nào thực hiện được điều đó?

Đáp: Để được hướng dẫn trong những tình huống như thế, chúng ta có thể hướng về Machig Labdron, một trong những Đạo sư Tây Tạng vĩ đại, người sáng lập thực hành Chod. Bà là một yogi và vị Thầy có thành tựu cực kỳ lớn lao. Mặc dù hầu hết giáo lý đạo Phật chỉ di chuyển từ Ấn Độ sang Tây Tạng, giáo lý của bà từ Tây Tạng trở ngược về Ấn Độ. Bà có một ít lời khuyên dạy vĩ đại về chủ đề này mà với tôi chúng dường như đầy đủ, phong phúđơn giản. Bà nhắc nhở chúng ta rằng đời người chúng ta xen lẫn hạnh phúcđau khổ. Trong chốc lát chúng ta thật hạnh phúc, nhưng hạnh phúc không kéo dài; chúng ta bám luyến vào hạnh phúc đó và thình lìnhtrở thành đau khổ thật khó thoát ra. Đôi khi ta lại có hạnh phúc ngắn ngủi, nhưng điều này tạo thêm sự dính mắc và bám luyến, và như thế ta càng thêm đau khổ. Đây là kinh nghiệm của tất cả chúng sinh, nhưng loài người cảm nhận điều đó nhậy bén hơn.

Machig Labdron dạy: Đừng lo lắng. Nếu bạn đau khổ, bạn có một cơ hội tuyệt vời để thực hành. Hãy nhớ: “Nếu tôi hạnh phúc, tôi ước muốn tất cả chúng sinh không loại trừ ai được hưởng hạnh phúc mà tôi được trải nghiệm thật dễ chịu này. Cầu mong mọi người đều kinh nghiệm hạnh phúc này giống như tôi đã kinh nghiệm.” Theo cách này hạnh phúc trở thành sự tịnh hóa, thực hành thực sự, và công đức được tích tập. Kế đó: “Nếu thân hay tâm tôi đau đớn, cầu mong cùng với nỗi khổ của tôi, tôi nhận lấy nỗi khổ của tất cả chúng sinh không loại trừ ai.” Vì thế nỗi khổ của chúng ta cũng trở nên hữu ích như pháp tịnh hóa và mang lại cho ta một cảm thức sâu xa về Bồ Tát hạnh. Sự tiếp cận này rất ích lợi cho những người không có thời gian để thực hành chính thức trong một thế giới tràn đầy trách nhiệm và những xao lãng.

Một người có thể thực hành an tọa và tụng đếm các thần chú trong nhiều năm, và người khác có thể thực hành khi sống trong thế gian với kỹ thuật mà tôi vừa đề cập. Người thứ hai có thể đạt được giác ngộ sớm hơn bởi họ xử sự với đời sống hàng ngày như một thực hành tâm linh, chuyển hóa mọi hoàn cảnh thế gian thành các hiện tượng tâm linh. Người ngồi ở nhà suốt ngày có thể không thực hành đúng đắn; họ có thể mộng tưởng hão huyền, bị xao lãng và không thể thành tựu sự chứng ngộ.

Chúng ta luôn luôn có những cơ hội để tỉnh thức. Khi chúng ta thực hiện các trách nhiệm của ta đối với gia đình, tình thương của ta đối với những người thân vẫn mạnh mẽ bất chấp các vấn đề. Nếu ta nghĩ tưởng rằng tất cả chúng sinh cũng bình đẳng với gia đình ta thì một ngày nào đó ta sẽ có thể phụng sự tất cả những chúng sinh ấy trong một cách thế tương tự. Ví dụ như tại chỗ làm việc của bạn, do bởi nghiệp, một người bất đồng ý kiến với bạn. Nhờ nhận trách nhiệm về chuyện bất hòa, bạn nhận vào mình nỗi khổ này, tịnh hóa nó, và nguyên nhân của nỗi khổ được giải trừ. Thay vì như thế, nếu bạn cứ tiếp tục đeo đuổi cuộc tranh luận, bạn sẽ tạo thêm đau đớn và khổ sở. Vì thế điều tối quan trọng là nhận vào mình nỗi khổ của chúng sinh. Khi bạn làm điều này, tính ích kỷ của bạn sẽ suy yếu đi và bạn sẽ trở nên vô ngã hơn.

Như thế những người không có thời giờ thực hành nên ghi nhớ những lời dạy của Machig Labdron và cố gắng nghĩ về ý nghĩa tròn đầy và phong phú của giáo lý ấy khi bạn hoàn thành cuộc sống hàng ngày. Dứt khoát là bạn phải tỉnh giác, bạn phải tự nhắc nhở mình từ sáng cho tới tối về những nội quán sâu xa này, và bạn phải áp dụng ý nghĩa của chúng mỗi ngày. Cũng nhớ rằng bận rộn không phải là một lý do. Điều này đặc biệt đúng trong truyền thống Đại thừa. Ngay cả trong Kim Cương thừa, bạn nghĩ tưởng bản thân bạn như Bổn Tôn của sự nhập môn, bất kỳ âm thanh nào bạn nghe cũng đều là âm thanh của các thần chú, mọi chúng sinh là tập hội các Bổn Tôn. Và tuy thế mọi sự được nhìn và nghe thấy không có sự hiện hữu bẩm sinh. Đúng hơn, đó là sự hiển lộ của Pháp Thân, sự hiển lộ của tánh Không sâu thẳm. Nếu bạn có thể áp dụng tâm bạn theo cách này mỗi ngày thì việc bạn làm, việc bạn chăm sóc gia đình – tất cả những điều này trở thành thực hành của bạn, và bạn đang tiến bộ trong từng giây phút. Nhưng đôi khi các vấn đề của ta đến từ sự lười biếng, thiếu sự tin cậy và phó thác, niềm tin yếu ớt, và chần chừ do dự. Ta nghĩ rằng thực hành hàng ngày là điều tốt lành cần làm, nhưng không phải ngày hôm nay. Thình lình, một điều quan trọng tới gầnchúng ta ước muốn dấn mình kịch liệt vào thực hành; chỉ khi đó ta mới có được một quan điểm tâm linh. Thay vào đó, ta nên luôn luôn hiến dâng tất cả hạnh phúc cho người khác và sử dụng mọi đau khổ cá nhân để nhận lấy đau khổ của tất cả chúng sinh.

Hãy nhớ kỹ khi giữ quan điểm Kim Cương thừa: mọi hình tướng bất khả phân với hình tướng của các Bổn Tôn, mọi âm thanh bất khả phân với thần chú; nhưng mọi hình tướngâm thanh không có hiện hữu bẩm sinh, là một sự biểu lộ của tánh Không. Đó là cách thức thực hành Kim Cương thừa.

Lạt ma Lodu Rinpoche an trụ tại Kagyu Droden Kunchab, một trung tâm Giáo Pháp để thực hành Phật Giáo Đại thừaKim Cương thừa, có trụ sở ở 1892 Đường Fell (gần Clayton) San Francisco, CA 94117. Lạt ma trông nom việc dịch thuật nhiều bản văn thực hành (Sadhana) và đã biên soạn vài quyển sách: Giáo lý Bardo (có thể mua được nhờ Nhà Xuất bản Snow Lion), Tinh túy của Giác tri và Vô tri, Thành tựu Giác ngộ, Trì giữ Giới nguyện Bồ Tát, và Kính lễ Kalu Rinpoche (có thể tìm được ở Nhà Xuất bản KDK).

Nguyên tác: “Instant Advice”
by Lama Lodu Rinpoche
http://www.directcon.net/thubten/instant_advice.htm
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Instant Advice 

The following teaching was given in response to a two-part question presented during Lama Lodu's visit to Taos, New Mexico.

Question: How does one live in the world and do spiritual practice skillfully when one has no spiritual teacher, and how does one who already has a path live and work in a world where others don't share it? 

Answer: Those who have no spiritual guide and are motivated by a strong aspiration can practice on their own until a good spiritual guide is found. Those who have the intention to do good things will, sooner or later, meet a qualified teacher.

With the motivation to do beneficial things and to follow the spiritual path, body, speech, and mind can be used to generate right attitude and right actions through kindness and compassion. One should also be motivated to develop the constant wish that all beings experience happiness and freedom from suffering. As a result, one’s body, speech and mind will become engaged in expressing compassion. This is a basic preliminary spiritual practice that can be learned on one's own without the help of a spiritual guide.

As Buddhists, we believe that we shouldn't do anything to others that would hurt them. So you should always make an example of yourself. If someone speaks to you in a positive way, you experience well-being; therefore, you should speak to others in the same manner so they may also have that experience. When you meet someone who communicates, without words, purely motivated loving and compassionate mind-energy, you feel clear, more peaceful. In turn, you should cultivate that same kindness and compassion as much as possible, and then bring that attitude of speech, mind and body to all that you meet.

So this is my advice to someone who does not have a spiritual guide: It is not necessary for you to sit down and do formal meditation and visualization practice. Expressing loving-kindness and compassion can be done anywhere. There is always an opportunity for applying kindness and compassion to others and for using your body, speech and mind in right action. This attitude is very powerful and is the perfect preliminary spiritual practice. Sooner or later, through the power of your positive motivation, you will meet the right spiritual guide, and the door will open to the spiritual path.

In the second case, you are already in spiritual practice, and you are distracted by worldly concerns. It is important that you follow the spiritual friend, the teacher and not go from place to place. Stay with one spiritual guide, someone you really feel is true, and try not to change teachers until you get the true understanding within.

The Boddhisattva attitude is very important; without it, you cannot practice Vajrayana and Mahayana Buddhism. When your mind is motivated one hundred percent by this pure attitude, then your body, speech and mind naturally turn toward the positive. From the Mahayana and Vajrayana perpsective, even if you are not able to sit on your cushion in front of your altar because of children, because of a job, because you have all kinds of distractions in the world, you can still practice. You must get the true advice from your teacher and have confidence in him or her and also in the teachings. Then your activity in the world will offer the same opportunity for enlightenment as that gained on your cushion.

Question: Would you please explain how this is done?

Answer: For guidance in such situations, we can turn to one of the great Tibetan masters, Machig Labdron, the founder of the Chod practice. She was an extremely accomplished yogi and teacher. Although most Buddhist teachings travelled only from India to Tibet, hers was transmitted from Tibet back to India. She has a few great words of advice on this subject that for me seem full, rich and simple. She reminds us that we human beings alternate between happiness and suffering. One moment we are very happy, but the happiness does not last long; we grasp at that happiness and suddenly it becomes suffering which is hard to get rid of. Occasionally there is brief happiness again, but this causes more attachment and clinging, and thus more suffering. This is the experience of all sentient beings, but it is more acultely felt by humans.

So, Machig Labdron taught: Do not worry. If you are suffering, you have an excellent opportunity there to practice. Remember, "If I am happy, this happiness which I experience so pleasantly, I wish for all living beings without exception. May everyone experience this happiness just as I have." In this way happiness becomes purification, true practice, and accumulated merit. Secondly, "If I suffer physical or mental pain, may I take on with my suffering the suffering of all sentient beings, without exception." So our suffering also becomes useful as purification and gives us a deeper sense of the bodhisattva conduct. This approach is highly useful for those who have no time to formally practice in a world full of responsibilities and distractions.

One person may practice for years sitting and counting mantras, and another person may practice living in the world with the technique I have just mentioned. The second person may reach enlightenment sooner because he or she has dealt with daily life as a spiritual practice, transforming all worldly circumstances into spiritual phenomena. The person staying at home sitting all day may not be practicing correctly; they may be daydreaming, distracted and unable to accomplish realization.

We always have opportunities to be mindful. As we fulfill our responsibilities to our families, our love for them remains strong in spite of problems. If we think of all sentient beings as being equal to family, some day we will be able to serve all in the same way. For instance, at your place of work, because of karma, a person has a dispute with you. By accepting responsibility for the dispute, you take this suffering on yourself, you purify it, and the cause of the suffering is removed. If, instead, you more forcefully continue with the argument, you will create more suffering and pain. Therefore it is very important to take on the suffering of other sentient beings. As you do this, your selfishness will be weakened and you will become more selfless.

So those who have no time to practice should keep in mind Machig Labdron’s words and try to think of their full and rich meaning as you go through daily life. You definitely have to be mindful, you must remind yourself morning and evening of these insights, and you have to apply their meaning daily. Also remember that being busy is not an excuse. This is especially true in the Mahayana tradition. Even in the Vajrayana, you think of yourself as the deity of the initiation, whatever sound you hear is the sound of the mantra, and all beings are the entourage of the deities. And yet all that is seen and all that is heard has no inherent existence.v This is, rather, the manifestation of the Dharmakaya, the manifestation of profound emptiness. If you are able to apply your mind in this way daily, then your work, your taking care of your family -- all these things become your practice, and you are progressing every moment. But sometimes our problems come from laziness, lack of confidence and trust, insufficient faith, and procrastination. We think daily practice is a good thing to do, but not today. Suddenly, something important comes up and we are willing to engage in practice seriously; only then we take a spiritual point of view. Instead, one should always dedicate all happiness to others and use every personal suffering to take on the suffering of all sentient beings.

Remember when taking the Vajrayana point of view: every form is inseparable from the form of the deities, every sound is inseparable from mantra; but every form and every sound is inherently non-existent, an expression of emptiness. That's the way Vajrayana is practiced.

Lama Lodu Rinpoche resides at Kagyu Droden Kunchab, a Dharma center for the practice of Mahayana and Vajrayana Buddhism, located at 1892 Fell Street (near Clayton) San Francisco, CA 94117. Lama has supervised the translation of numerous practice texts (sadhanas) and has written several books: Bardo Teachings (available through Snow Lion Publications), The Quintessence of the Animate and Inanimate, Attaining Enlightenment, Maintaining the Bodhisattva Vow, and Homage to Kalu Rinpoche (available from KDK Publications).

Life Story and Activity of
Lama Lodru Rinpoche
written by Lama Sherab
(Don Iocca)

 
Lama Lodru was appointed resident lama of Kagyu Droden Kunchab in San Francisco in 1976 by His Holliness the Gyalwa Karmapa and His Eminence Kalu Rinpoche. He was born in Sikkim in 1942 into a Tibetan family. His grandfather, Lama Wongten, was held in very high esteem throughout the region as a yogi and general practitioner of the Dharma. Lama Lodru Rinpoche completed his preliminary training and education at the monasteries of His Holiness the Karmapa and His Eminence Kalu Rinpoche. He also studied and trained under the great yogi Drupon Tenzin Rinpoche and His Eminence Thrangu Rinpoche. 

Lama Lodru Rinpoche completed the traditional three-year retreat under H.E. Kalu Rinpoche, and then spent a period of time leading isolated retreats. He then went to Kalu Rinpoche's monastery in Sonada and served for seven years as a puja master. He taught for two years at various European centers before coming to KDK. 

His Holiness, the Gyalwa Karmapa during one of his visits to San Francisco, emphacized that those whoare interested in the teachings of the Buddha are very fortunate to be involved with KDK and should take advantage of the precious opportunity to study and practice the Dharma with Lama Lodru Rinpoche. The Karmapa descriped Rinpoche as, "... a lama who has highly developed his inner practice."

Lama Lodru Rinpoche's teachings are very clear, unique, and profound. They touch the heart of everyone who listens. For example, during an initiation ceremony, Rinpoche will explain every detail. This makes a definite difference in the student's understanding of the method and makes it easier to experience the simplicity of the nature of mind. Rinpoche is very accomodating to anyone who wants to seriously practice meditation. 

Lama Lodru Rinpoche's teachings benefit many people of all ages and levels of experience. His direct insight and simplicity as well as his humor and kindness make these teachings appear as transparent and brightly radiating five colored light, powerfully illuminating the truth. He teaches us to cultivate virtue and avoid wrong actions, stressing the value of true compassion as the key for liberation and supreme knowledge. 

In this era of disease, famine, war and untimely death, we the students of this excellent Rinpoche pray for his good heath and long life. We rejoice in his guidence and pray that all may learn loving kindness for each other, and share his limiless profound realization until we reach enlightenment.

(writtten by Don Iocca, a devoted student who went on three year retreat)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.