Lời Nói Đầu

18/10/201012:00 SA(Xem: 18324)
Lời Nói Đầu
LỜI NÓI ĐẦU
Của Bản Việt Ngữ đầu tiên
do Nhóm Longchenpa ấn hành năm 2004 tại Việt Nam

Đạo sư Patrul Rinpoche, một thánh giả dòng Longchenpa, đã đưa vào những giáo huấn bên tai mà Thầy của Ngài là Jigme Gyalwai Nyugu đã truyền xuống từ Đạo sư Jigme Lingpa. Giáo huấn này được Ngài hành trì rốt ráo, không thiếu sót, đắc Đại Viên Mãn. Nay Ngài phó chúc lại cho đàng hậu sanh, những hành giả Kim Cương Thừa của dòng Cổ Mật y giáo phụng hành, cùng với lời chúc phúc chân thànhcảm động.

Giáo huấn này là cốt tuỷ của Tiền Hành Pháp (Ngondro), dọn tâm vào cảnh giới bất khả tư nghì trong một kiếp sống. Đây là giáo huấn giải thoát ngay tại cửa vào, làm việc trên đức tin hay lòng sùng mộ và trí tuệ sắc bén mà không khổ công nhiều như con đường Đại Thủ Ấn, hoặc con đường chuyển hoá tiệm tiến của dòng hay Thừa khác.

Dịch giả cầu mong các hành giả Mật Thừa nắm được phần tinh yếu trong quyển sách này để công phu tu tập chính xáchiệu quảgiải thoát các phiền não ô nhiễm, chán nản các lỗi lầm của vòng luân hồicuối cùng phát nguyện theo con đường của chư Tổ, chư Bồ Tát làm lợi ích chúng sanh vô biên trong sáu cõi.

Dịch giả trung thành với căn bản của Đạo sư Patrul Rinpoche, tuy nhiên các bài nguyện riêng biệt theo từng chương, hành giả có thể dựa theo các bài nguyện riêng của Đạo Sư truyền cho mình, không nhất thiết phải dò theo bài nguyện vắn tắt trong sách.

Nguyện cho phước lành tràn khắp làm dịu mát tâm của mọi chúng sanh.

 Hồng Nhật


Longchenpa (1308 - 1363)

Vị Thầy phi thường nhất của truyền thống Nyingma (Cổ Mật). Longchen Rabjampa đã tập hợp các giáo lý Tâm-Yếu của Padmasambhava (Đức Liên Hoa Sanh), Vimalamitra (Tì Ma La Ma Mật Đa) và Yeshe Tsogyal. Ngài Longchen Rabjampa (Longchenpa) đã trao truyền tất cả những giáo lý này cho Jigme Lingpa trong một loạt các linh kiến được đặt tên là Tâm-Yếu của Đại-QuảngTrí (Longchen Nyingtik).
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108689)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.