Chương Hai Lẽ Vô Thường Của Cuộc Đời

18/10/201012:00 SA(Xem: 19058)
Chương Hai Lẽ Vô Thường Của Cuộc Đời

CHƯƠNG HAI 
LẼ VÔ THƯỜNG CỦA CUỘC ĐỜI 

Nhìn tam giới này như ảo ảnh phù du, 
Ngài bỏ lại sau lưng những mối quan tâm thế tục
như bãi nước bọt trong bụi đất. 
Chấp nhận mọi gian khó, Ngài theo chân chư Đạo Sư đời quá khứ
Đạo Sư Vô Song, con đảnh lễ dưới chân Ngài. 

Cách thức để lắng nghe Giáo Pháp đã được mô tả trong Chương thứ Nhất. Chủ đề chính yếu trong chương này bao gồm bảy pháp thiền quán về: (1) sự vô thường của vũ trụ bên ngoài (outer universe) nơi có chúng sinh đang sinh sống, (2) sự vô thường của chúng sinh sống trong đó, (3) sự vô thường của những bậc hiền thánh, (4) sự vô thường của những người có địa vịthế lực, (5) các ví dụ khác về vô thường, (6) sự bất định của những hoàn cảnh đưa đến cái chết, và (7) sự tỉnh giác mãnh liệt về lẽ vô thường

I. SỰ VÔ THƯỜNG 
CỦA VŨ TRỤ BÊN NGOÀI NƠI CÓ CHÚNG SINH ĐANG SINH SỐNG 

Thế giới của chúng ta, môi trường bên ngoài này được hình thành bởi cộng nghiệp tốt lành của chúng sinhThế giới ấy được cấu trúc một cách thật vững chãi, kiên cố, bao gồm bốn đại lục, Núi Tu Di và các cõi trời, và thế giới ấy tồn tại trọn một đại kiếp. Tuy vậy, thế giới ấy thì vô thường và sẽ không thoát khỏi sự hủy diệt cuối cùng của bảy quá trình hoả tai (thiên tai do lửa gây ra) và một quá trình thủy tai (thiên tai do nước gây ra). 

Khi kiếp hiện tại đang tiến dần đến thời điểm của sự hủy diệt, chúng sinh sinh sống trong các cõi thấp (dưới cõi của chư Thiên chứng đắc định sơ thiền) sẽ dần dần biến mất trong từng cõi một, cho tới lúc không còn sót một chúng sinh nào. 

Rồi, cái này sau cái kia, bảy mặt trời sẽ mọc trong bầu trời. Mặt trời thứ nhất sẽ thiêu sạch tất cả các cây ăn trái và rừng rậm. Mặt trời thứ hai sẽ làm bốc hơi mọi giòng suối, vũng lạch, và ao hồ; mặt trời thứ ba sẽ làm khô cạn mọi con sông; và mặt trời thứ tư làm khô cạn các hồ lớn, ngay cả hồ Manasarovar. Khi mặt trời thứ năm xuất hiện, các đại dương cũng sẽ dần dần bốc hơi, trước tiên tới bề sâu một trăm lý (một lý = 4,8km), rồi hai trăm, bảy trăm, một ngàn, mười ngàn, và cuối cùng là tám mươi ngàn lý. Nước biển còn sót lại sẽ rút từ một lý xuống một tầm nghe, cho tới khi chỉ còn lại thậm chí không đầy một vết chân. Vào lúc cả sáu mặt trời cùng bốc cháy, toàn thể trái đất và các ngọn núi phủ tuyết cũng sẽ bốc cháy thành những ngọn lửa. Và khi mặt trời thứ bảy xuất hiện, chính Núi Tu Di sẽ bốc cháy đồng thời với bốn đại lục, tám tiểu lục địa, bảy ngọn núi vàng, và vòng tường gồm các ngọn núi ngay nơi bờ mép của vũ trụ này. Mọi thứ sẽ chảy ra thành một đống lửa khổng lồ. Khi lửa cháy xuống phía dưới, nó sẽ thiêu đốt mọi cảnh giới địa ngục. Khi nó cháy lên trên, lửa sẽ nhận chìm thiên cung của Phạm Thiên, đã bị phế bỏ từ lâu. Trên các cung Trời, các vị Trời trẻ tuổi trong cảnh giới Tịnh Quang sẽ hoảng sợ thét lên: “Đám cháy lớn khủng khiếp!” Nhưng các vị Trời lớn tuổi hơn sẽ trấn an và nói: “Đừng sợ! Khi lửa cháy đến thế giới của Phạm Thiên, nó sẽ lụi tàn. Điều này đã từng xảy ra trước đây.” * Những giai đoạn huỷ diệt này hoàn toàn xảy ra trong một đại kiếp, nhưng ngay cả những vị Trời trường thọ này cũng có thể già đi ở giữa khoảng thời gian của sự huỷ diệt đầu tiên và sự huỷ diệt thứ bảy do lửa gây ra; và sau đó cõi của họ – một phần thuộc về tầng thiền định thứ hai – sẽ bị nước huỷ diệt. 
Sau bảy lần bị lửa hủy diệt như thế, các đám mây mưa sẽ hình thành trong cảnh giới của các vị Trời thuộc tầng thiền thứ hai và một trận mưa như thác có độ dầy bằng một cái ách sẽ đổ xuống, theo sau là một trận mưa dày bằng một cái cày. Giống như muối hòa tan trong nước, tất cả mọi thứ từ cõi Tịnh Quang trở đi và kể cả cõi giới Tịnh Quang, cũng sẽ đêu tan ra. 

Sau khi sự hủy hoại thứ bảy do nước gây ra như thế qua đi, chày kim cang đôi của gió ở đáy vực của thế giới sẽ nổi lên. Giống như bụi đất bị gió tung rải, mọi thứ từ cõi tam thiền trở đi và kể cả cảnh giới của các vị Trời của tầng thiền thứ ba này cũng sẽ hoàn toàn bị cuốn đi. 

Hãy quán chiếu sâu xa và một cách chân thành để thấy rằng, nếu mỗi một trong hàng tỉ thế giới cấu tạo nên các vũ trụ – mỗi thế giới với một Núi Tu Di, bốn trung châu (lục địa) và các cõi Trời riêng – còn phải bị hủy diệt cùng lúc theo cách thức như đã được mô tả như trên, chỉ còn để lại không gian ở phía sau, thì làm thế nào những thân người như chúng ta, giống như những con ruồi lúc cuối mùa, có thể có được chút thường hằng vĩnh cửu hay sự bền vững nào? 

II. SỰ VÔ THƯỜNG 
CỦA CHÚNG SINH SỐNG TRONG VŨ TRỤ 

Từ tột đỉnh của các cõi Trời cao nhất cho tới tận cùng của địa ngục, không có được lấy một chúng sinh nào có thể thoát khỏi cái chết. Như trong Linh Ly Sầu Ưu (Lá Thư An Ủi) có ghi: 

Bạn có từng thấy, trên mặt đất hay trong các cõi Trời
Một chúng sinh nào được sinh ra mà không chết? 
Hoặc nghe rằng một chuyện như thế từng xảy ra? 
Hay ngay cả hoài nghi rằng điều đó là điều có thể? 

Tất cả những gì được sinh ra rồi cũng bị buộc phải chết đi. Không ai từng thấy hay nghe nói về người nào đó trong bất kỳ cảnh giới nào – ngay cả trong thế giới của các vị Trời – được sinh ra nhưng không bao giờ chết. Thật vậy, thậm chí chưa bao giờ có chuyện chúng ta tự hỏi một người sẽ chết hay không. Cái chết là một điều chắc chắn. Đặc biệt là đối với chúng ta, là những người được sinh ra vào cuối một kỷ nguyên** trong một thế giới nơi mà chiều dài của cuộc đời thì không thể tiên đoán được – chẳng mấy chốc cái chết sẽ tới. Cái chết tới càng lúc càng gần ngay từ giây phút chúng ta được sinh ra đời. Cuộc đời chỉ có thể ngắn đi chứ không bao giờ dài ra. Chẳng chút gì động tâm, Thần Chết tới gần, không hề ngơi nghỉ một chốc lát, giống như cái bóng của một ngọn núi lúc hoàng hôn
** Lúc cuối của một kỷ nguyên là thời kỳ suy tàn trong đó đời sống còn mỏng manh hơn nữa. 
Bạn có biết chắc chắn khi nào mình chết, hoặc chết ở đâu không? Chuyện đó có thể xảy ra ngày mai, hay đêm nay? Bạn có thể quả quyết rằng cái chết sẽ không đến với bạn ngay bây giờ, giữa hơi thở này và hơi kế tiếp không? Như trong Pháp Tập Yếu Tụng Kinh có nói : 

Ai quả quyết được rằng họ sẽ sống đến ngày mai? 
Bây giờ là lúc phải sẵn sàng, 
Bởi đạo quân của Thần Chết 
Không là bằng hữu của chúng ta

Và Ngài Long Thọ (Nagarjuna) cũng nói: 

Đời sống lập loè trong những cơn giông gió của một ngàn điều bất hạnh
Còn mong manh hơn một bọt nước trong giòng suối. 
Trong giấc ngủ, mỗi hơi thở ra đi và lại được hít vào
Kỳ diệu biết bao khi ta thức dậy mà vẫn còn sống! 

Khi hít thở nhẹ nhàng, người ta vui hưởng giấc ngủ của mình. Nhưng không có gì bảo đảm là cái chết sẽ không lẻn vào giữa một hơi thở này và hơi thở kế tiếp. Thức dậy trong sự khỏe mạnh là một sự kiện rất đáng được coi là kỳ diệu, song chúng ta lại cho đó là điều hoàn toàn tất nhiên. 

Mặc dù biết rằng ta sẽ chết một ngày nào đó, nhưng chúng ta không thực sự để cho triển vọng của một cái chết luôn-luôn-thường-trực ảnh hưởng đến thái độ sống của mình. Chúng ta vẫn tiêu phí tất cả thời giờ của mình khi mang trong lòng những hy vọnglo âu về vấn đề sinh sống trong tương lai, như thể chúng ta sẽ sống mãi. Chúng ta hoàn toàn bị cuốn hút vào cuộc chiến đấu cho sự hạnh phúc, sung sướngđịa vị, cho tới khi, thật bất ngờ, chúng ta đối diện với Thần Chết tay cầm sợi thòng lọng đen, cắn chặt môi dưới và nhe những chiếc nanh trông thật dữ tợn

Khi ấy không điều gì có thể giúp đỡ được ta. Không đạo quân nào, không sắc lệnh nào của nhà cầm quyền, không tài sản nào của người giàu có, không sự sáng chói nào của học giả, không vẻ duyên dáng nào của sắc đẹp, không sự lanh lẹn nào của lực sĩ – chẳng điều gì còn ích lợi nữa. Chúng ta có thể tự nhốt mình trong một cái tủ bọc sắt không thể bị đâm thủng, được hàng trăm ngàn lực sĩ tua tủa cung tên giáo mác bảo vệ; nhưng những thứ đó không đem lại cho ta sự che dấu hay che chở nào dù chỉ bằng bề dày của một sợi tóc. Một khi Thần Chết tròng sợi thòng lọng đen quanh cổ ta, khuôn mặt ta bắt đầu nhợt nhạt, đôi mắt đờ đẫn đẫm lệ, đầu và tứ chi xuôi xụi, và dù muốn hay không, chúng ta bị lôi một mạch xuống xa lộ để đi qua đời sau

Cái chết không thể bị đánh bại bởi bất kỳ chiến sĩ nào, không thể bị sai sử bởi quyền lực, hoặc được hối lộ bởi người giàu có. Cái chết không từ đâu tới, không nơi ẩn nấp, không chỗ nương tựa, không người bảo vệ hay dẫn dắt. Cái chết kháng cự lại với bất kỳ một sự trông cậy nào nơi phương tiệnlòng từ bi. Một khi cuộc đời ta đã cạn kiệt, thì cho dù đích thân Đức Phật Dược Sưxuất hiện chăng nữa, Ngài cũng không thể trì hỗn cái chết của chúng ta

Vì thế, hãy quán chiếuthiền định một cách chân thành rằng ngay từ giây phút này trở về sau, thật là quan trọng xiết bao để ta chẳng bao giờ còn rơi vào trong sự biếng nhác và trì hỗn; phải luôn luôn thực hành Chân Pháp, vì đây là điều duy nhất mà bạn có thể tin chắc là sẽ giúp đỡ được bạn vào giây phút lià đời. 

III. SỰ VÔ THƯỜNG CỦA NHỮNG BẬC HIỀN THÁNH 

Trong Hiền Kiếp hiện tại, các đức Phật Ti Bà Thi (Vipasyin), Thi Khí (Sikhin) và năm vị Phật khác đã xuất hiện, mỗi vị với một thánh chúng riêng gồm vô số các vị Thanh VănA La Hán. Mỗi Đức Phật đều phải hoằng hoá để đem lại lợi lạc cho vô lượng chúng sinh nương vào các giáo lý của Ba Thừa. Ngay cả tất cả các giáo lý mà ngày nay chúng ta có được cũng là những gì còn sót lại của giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, tất cả những vị Phật đó đã nhập Niết Bàn và mọi Giáo Pháp thuần tịnh các Ngài ban cho đã dần dần biến mất. 

Từng vị một, trong vô vàn các vị Thanh Văn vĩ đại của hệ thống tôn giáo hiện tại, mỗi vị với hội chúng năm trăm vị A La Hán, cũng đã siêu vượt đau khổ đi vào trạng thái giác ngộ nơi không còn các uẩn. 

Ấn Độ, có một thời Năm Trăm Vị A La Hán đã kết tập Pháp ngôn của Đức Phật. Có Sáu Bảo Trang1 và Hai Đấng Siêu Việt,** Tám Mươi (Tư) Thành Tựu Giả,*** và nhiều vị khác nữa, là những bậc tinh thông tất cả mọi phẩm hạnh của con đường tu cùng các trình tự tu tập, và có sự thấu thị vô hạn cùng các năng lực kỳ diệu. Nhưng ngày nay những gì còn lại từ các ngài chỉ là những câu chuyện kể rằng các ngài đã sống ra sao. 

Ở đây, nơi xứ Tuyết Tây Tạng thì cũng vậy. Khi Đức Phật Thứ Hai xứ Oddiyana**** chuyển Pháp Luân để dẫn dắt và giải thoát chúng sinh, thì khi ấy, có tất cả những đệ tử của Ngài hiện diện, như hai mươi lăm đệ tử được gọi là Pháp Vương (Trisong Detsen) và Thần Dân, cùng Tám Mươi Thành Tựu Giả ở Yerpa. Sau đó lại có các Đạo Sư của Phái Cựu Dịch thuộc các bộ tộc So, Zur và Nub; các Ngài Marpa, Milarepa và Dagpo của Phái Tân Dịch; cùng vô số các bậc học giảthành tựu giả khác. Hầu hết các Ngài đã đạt được những quả vị chứng đắc rất cao và điều phục được bốn yếu tố 
* Sáu Bảo Trang của Ấn Độ gồm có các ngài Long Thọ (Nagarjuna), Thánh Thiên (Aryadeva), Vô Trước (Asanga), Thế Thân (Vasubandhu), Trần Na (Dignaga) và Pháp Xứng (Dharmakirti). ** Hai Đấng Siêu Việt là hai ngài Đức Quang (Gunaprabha) và Thích Tử Quang (Shakyaprabha) ở Ấn Độ. *** Tám Mươi Tư Vị Đại Thành Tựu Giả (Ma ha tất đạt) là những vị tu tập theo Tối Thượng Du Già tại Ấn Độ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12. **** Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) thường được nhắc đến như là Đức Phật thứ Hai của thời đại này của chúng ta, truyền bá sâu rộng những giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
(tứ đại). Các Ngài có thể tạo nên đủ loại biến hoá thần diệu. Các Ngài có thể làm cho các hiện vật xuất hiện từ không trung và biến mất trở lại vào không trung. Các Ngài không thể bị lửa đốt cháy, không bị nước cuốn trôi, không bị đất đè bẹp hoặc không thể té rơi vào không gian từ trên các vách núi cao – các Ngài đã hoàn toàn thoát khỏi bất kỳ tai hoạ có thể gây ra bởi các yếu tố tứ đại (đất, nước, gió, lửa). 

Ví dụ như, có một lần, Ngài Jetsun Milarepa đang thiền định tĩnh lặng trong động Nyeshangkatya ở Nepal thì có một nhóm thợ săn đi qua. Nhìn thấy Ngài ngồi ở đó, họ hỏi Ngài là người hay ma. Milarepa vẫn bất động, Ngài nhìn chăm chú vào phía trước và không trả lời. Những người thợ săn bắn một loạt mũi tên tẩm độc vào Ngài, nhưng không mũi tên nào chọc thủng được da Ngài. Họ ném Ngài xuống sông rồi xuống bờ vực –nhưng mỗi lần như thế Ngài lại ngồi ngay nơi đã ngồi trước đó. Cuối cùng, họ chất củi quanh Ngài và phóng hỏa, nhưng lửa không thiêu cháy được Ngài. Đã từng có rất nhiều các bậc thành tựu giả cũng đã đạt được các thần lực như thế. Nhưng cuối cùng, tất cả các Ngài đều chọn lựa [sự ra đi] để minh hoạ cho chúng ta thấy rằng tất cả mọi hiện tượng đều vô thường,** và ngày nay tất cả những gì còn sót lại từ các Ngài chỉ là những câu truyện tiểu sử

Đối với chúng ta, các ác hạnh của ta được ngọn gió của các chướng duyên cuốn bay về hướng của các khuynh hướng xấu xa tiêu cực. Các khuynh hướng ấy đưa dẫn ta đến đây, vào trong cái bộ máy tạm thời và dơ bẩn này, là một bộ máy được tạo nên bởi bốn yếu tố vật chất, nơi đó chúng ta bị sập bẫy và đời sống hữu tình của ta bị lệ thuộc vào bộ máy ấy. Và bởi chúng ta không bao giờ có thể quyết chắc rằng lúc nào và ở đâu thì ta, cái tên bù nhìn của thân xác huyễn hóa 
** Các bậc như thế được coi như đã vượt thoát khỏi sinh tử. Tuy nhiên, giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các ngài đã chọn cái chết để nhắc nhở chúng sinh về lẽ vô thường
này, sẽ sửa soạn sắp tan rã, nên điều hết sức quan trọng là ngay từ giây phút này trở về sau, bản thân chúng ta làm sao phải tự tạo cảm hứng cho chính mình để tư tưởng, ngôn từ và hành động của ta sẽ luôn luôn tốt lành. Giữ trọn điều này trong tâm, hãy thiền định về lẽ vô thường

IV. SỰ VÔ THƯỜNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ ĐỊA VỊTHẾ LỰC 

Có những vị Trời và những vị tu luyện trường sinh risi, uy nghilừng lẫy tuyệt đỉnh; họ có thể sống lâu cả một đại kiếp. Nhưng ngay cả những vị này cũng không thể thoát khỏi cái chết. Những vị cai trị chúng sinh, như chư Phạm Thiên (Brahma), Đế Thích Thiên (Indra), Vi Nữu Thiên (Visnu), Tự Tại Thiên (Isvara) và chư Thiên vĩ đại khác, có thọ mạng kéo dài cảû một đại kiếp, với dáng vóc hay tầm nghe đo được tới hàng nhiều lý (một lý= 4,8km), và chư vị này có thần lực và vẻ lộng lẫy vượt xa mặt trờimặt trăng. Tuy thế, các vị này cũng không thể vượt khỏi tầm với của cái chết. Như trong Kho Báu Thiện Đức có nói: 

Ngay cả chư Phạm Thiên (Brahma), Đế Thích Thiên (Indra), Ma Hê Thủ La (Mahesvara) và các vị đại đế thiên vương, Không có cách nào lẩn tránh được Thần Chết. 

Cuối cùng, ngay cả các vị tu luyện trường sinh risi siêu phàm hay các vị risi sống trong thế giới loài người với năm loại thấu thị và có thần lực bay ngang bầu trời, thì họ cũng không thể trốn thoát khỏi cái chết. Trong Linh Ly Sầu Ưu có nói: 

Các vị tu luyện trường sinh vĩ đại với năm loại thần lực 
Có thể bay xa và rộng trong các bầu trời, 
Song họ sẽ chẳng bao giờ tới được một xứ sở 
Nơi có sự bất tử trị vì. 

Ở đây, trong thế giới loài người của chúng ta, có nhiều vị đại đế đã đạt đến cực điểm của quyền lực và của vật chất của cải. Taiï thánh địa Ấn Độ, bắt đầu với Mahasammata, vô số các vị hoàng đế đã cai trị toàn thể đại lục. Về sau có ba vị Pala, ba mươi bảy vị Candra và nhiều vị vua giàu cóuy quyền khác đã trị vì cả phía đông lâãn tây Ấn Độ

Ở xứ Tuyết Tây Tạng, vị vua đầu tiên là Nyatri Tsenpo, thuộc dòng dõi siêu phàm, là một hóa thân của Bồ Tát Nivaranaviskambhin. Kế đó có bảy vị thiên vương trị vì được gọi là Tri, sáu vị địa vương được gọi là Lek, tám vị vua ở giữa [giữa cung trời và trái đất] được gọi là De, năm vị vua liên kết được gọi là Tsen, có mười hai và một nửa38 vị vua của Triều Đại May Mắn bao gồm năm vị vua của Triều Đại Cực Kỳ May Mắn, và ngoài ra còn nhiều vị khác nữa. Trong triều đại của Pháp Vương Songtsen Gampo, một đạo quân thần diệu đã chế ngự tất cả các lãnh thổ từ Nepal tới Trung Hoa. Vua Trisong Detsen đặt hai phần ba châu Jambudvipa* (Diêm Phù Đề) dưới quyền lực của ngài, và trong triều đại Ralpachen, một cột sắt được trồng trên bờ sông Hằng, đánh dấu biên giới giữa Ấn ĐộTây Tạng. Tây Tạng đã sử dụng quyền lực tại nhiều miền đất ở Ấn Độ, Trung Hoa, Gesar, Tajikistan và các quốc gia khác. Tại lễ hội mừng Nguyên Đán, các sứ giả của tất cả các nước này được yêu cầu phải sống qua một ngày ở Lhasa. Quyền lực của Tây Tạng là như thế trong quá khứ. Nhưng quyền lực ấy không kéo dài, và ngày nay, ngoài những tường thuật lịch sử ấy ra, không điều gì còn sót lại. 
* Ở đây thuật ngữ này dường như ám chỉ miền Nam Châu Á, Mông Cổ và Trung Hoa. 

Hãy quán chiếu về những huy hoàng trong thời quá khứ đó. Nếu so sánh với những huy hoàng này thì hết thảy những nhà cửa, quyến thuộc, tôi tớ, địa vị và bất cứ điều gì khác mà ta quý trọng dường như không đáng giá hơn một cái tổ ong. Hãy thiền định sâu xa, và tự hỏi làm sao bạn có thể nghĩ rằng những điều này sẽ tồn tại mãi mãi và không bao giờ biến đổi

V. CÁC VÍ DỤ KHÁC VỀ VÔ THƯỜNG 

Như một ví dụ của sự vô thường, hãy quán sát chu kỳ sinh trưởngsuy tàn xảy ra trong một đại kiếp. Thời xa xưa, trong thời kỳ đầu tiên của đại kiếp này, trên bầu trời không có mặt trờimặt trăng, và tất cả con người được chiếu sáng bởi sự chói ngời nội tại của họ. Họ có thể di chuyển thật kỳ diệu qua không gian. Họ cao lớn đến vài lý. Họ sống bằng chất cam lồ linh thiêngthụ hưởng niềm vui và hạnh phúc hoàn hảo, sánh được với đời sống của chư thiên. Tuy nhiên, dần dần dưới ảnh hưởng của những cảm xúc đắm nhiễm và ác hạnh, loài người suy hoại dần tới tình trạng hiện nay. Ngay cả ngày nay, những xúc cảm đó vẫn còn trở nên to lớn hơn nữa, nên thọ mạng và sự thịnh vượng của con người vẫn còn suy giảm. Tiến trình này sẽ tiếp tục cho tới khi con người sống không quá mười năm. Hầu hết chúng sinh sống trong thế giới sẽ biến mất trải qua những thời kỳ của dịch bệnh, chiến tranh, và nạn đói. Sau đó đối với những người sống sót, một hóa thân cuả Đức Phật Di Lặc sẽ thuyết giảng về pháp từ bỏ sát sinh. Vào lúc này, loài người sẽ chỉ còn cao một cubit (= 45,72cm). Từ đó trở đi thọ mạng của họ sẽ tăng lên tới hai mươi năm, và sau đo,ù từ từ trở nên lâu dài hơn cho tới khi đạt tới tám mươi ngàn năm. Vào thời điểm đó, Đức Di Lặc sẽ xuất hiện trong thân người, sẽ đạt được Phật quả và sẽ chuyển Pháp Luân

Khi mười tám chu kỳ sinh trưởng và suy hoại như thế đã xảy ra và nhân loại sống trong một số năm không thể nghĩ bàn thì Đức Lâu Chí Phật (Phạn: Rucika) sẽ xuất hiện và sẽ trường thọ trong thời gian lâu bằng một ngàn Đức Phật khác của Hiền Kiếp cộng lại. Các công hạnhhoạt động của ngài vì hạnh phúc của chúng sinh thì cũng thế, sẽ sánh được với tất cả các công hạnh của cả ngàn Đức Phật đó cộng lại. Cuối cùng, kiếp này sẽ chấm dứt trong sự suy hoại. Khi suy xét về các sự chuyển dịch như thế, bạn có thể thấy rằng ngay cả trên phạm vi rộng lớn này, không có gì nằm ngoài tầm với của vô thường

Cũng thế, khi nhìn bốn mùa thay đổi, bạn có thể thấy được mọi sự vô thường như thế nào. Vào mùa hè, đồng cỏ xanh tươi và khát khao những trận mưa hè như chất cam lồ, và mọi sinh linh tắm mình trong sự hừng hực của hạnh phúc và niềm vui. Muôn hoa đang trổ nụ và toàn thể cảnh vật cùng nhau khoe sắc thành một thiên đường của những sắc màu trắng, vàng, đỏ thắm và xanh. Rồi khi mùa thu đến, gió nhẹ mát hơn, đồng cỏ xanh đổi màu. Hoa và trái từng cái một, khô đi và héo úa. Chẳng mấy chốc mùa đông bắt đầu, và toàn thể vạn vật trở nên khô cứng và dễ vỡ như đá. Những chiếc cầu và các con sông đóng băng, các cơn gió lạnh giá lướt qua cảnh vật. Bạn có thể mất liên tục nhiều ngày để tìm kiếm tất cả những đoá hoa mùa hè đó và chẳng còn thấy được đoá hoa nào. Và như thế mỗi mùa luân phiên nhau tới, mùa hạ nhượng bộ mùa thu, mùa thu nhường bước mùa đôngmùa đông nhường chỗ cho mùa xuân, mỗi mùa khác biệt với mùa đến trước đó, và mỗi mùa hoàn toàn chỉ là một ảo ảnh phù du. Hãy nhìn xem hôm qua và hôm nay chóng vánh như thế nào, buổi sáng và tối hôm nay, năm nay và năm tới, mọi sự trôi đi cái này sau cái kia. Chẳng có gì tồn tại mãi, chẳng có gì đáng để có thể tin cậy! 

Hãy nghĩ tưởng về ngôi làng hay cộng đồng tu viện của bạn, hoặc bất kỳ nơi nào bạn đang sống. Những người mới trước đây không lâu thành côngan toàn thì nay bất thần đối mặt với sự suy sụp; những người khác, xưa kia nghèo khổ và bơ vơ thì nay nói năng đầy uy quyền, thế lựcgiàu có. Không có gì cứ như thế mãi mãi. Trong gia đình của riêng bạn, từng thế hệ kế tục của cha mẹ, ông bà và các cụ cố, tất cả đều đã chết, từng người một. Giờ đây họ chỉ còn là các tên gọi đối với bạn. Và khi tới lúc [phải ra đi khỏi cõi đời này] thì nhiều anh em, chị em và những người thân khác cũng sẽõ chết, và không ai biết được họ đi về đâu hoặc giờ đây họ đang ở đâu. Với những người đầy quyền thế, giàu cóthịnh vượng mà mới chỉ năm ngoái đây thôi còn là người lỗi lạc nhất trong xứ sở, thì nhiều người năm nay chỉ còn là những cái tên. Ai biết được những người mà giờ đây sự giàu có và tầm quan trọng của họ làm mọi người phải thèm muốn, họ sẽ vẫn còn tồn tạivị trí tương tự vào thời điểm này trong năm tới, hoặc ngay cả trong tháng tới hay chăng? Đối với các gia súc của riêng bạn
– cừu, dê, chó - bao nhiêu con đã chết trong quá khứ và bao nhiêu con vẫn còn sống? Khi bạn suy tưởng về điều gì xảy ra trong tất cả những trường hợp này, bạn có thể thấy rằng không sự gì cứ yên vị như thế mãi mãi. Với tất cả những người sống hơn một trăm năm về trước, không có lấy một người thoát khỏi cái chết. Và trong hàng trăm năm khác từ bây giờ, mỗi một người hiện đang sống khắp thế giới sẽ chết. Không ai trong số họ sẽ còn sót lại. 

Như thế tuyệt đối không có gì trong thế giới, dù hữu tình hay vô tri, có bất kỳ sự bền chắc hay thường hằng nào. 

Bất kỳ điều gì được sinh ra đều vô thường và buộc phải chết đi. 
Bất kỳ điều gì được tích luỹ đều vô thường và buộc phải cạn kiệt. 
Bất kỳ điều gì tụ hội đều vô thường và buộc phải chia ly. 
Bất kỳ điều gì được xây dựng đều vô thường và buộc phải sụp đổ. 
Bất kỳ điều gì hưng thịnh đều vô thường và buộc phải suy tàn
Cũng thế, tình bằng hữu và sự thù địch, vận maynỗi buồn phiền, điều tốt và xấu, tất cả những tư tưởng lướt qua tâm bạn – mọi sự luôn biến đổi

Bạn có thể là người tuyệt mỹ và cao quý như những vị Trời, mạnh mẽ như sấm sét, giàu có như một naga (thuỷ long), đẹp đẽ như một vị Trời hay dễ thương như một cầu vồng – nhưng dù bạn là ai hoặc là gì chăng nữa, khi cái chết bất thần vồ đến thì bạn không thể làm được bất cứ điều gì dù chỉ trong chốc lát. Bạn phải ra đi không được lựa chọn, trần trụi và lạnh lẽo, đôi bàn tay không của bạn bị cột cứng dưới nách. Mặc dù không thể chịu đựng nổi khi phải lìa bỏ tiền của, những tài sản yêu qúi, bằng hữu, những người thân yêu, người hầu, đệ tử, quốc gia, xứ sở, thần dân, của cải, đồ ăn, thức uốngtài sản, bạn phải hoàn toàn để lại mọi sự sau lưng, giống như một sợi tóc bị kéo ra khỏi một miếng bơ.* Bạn có thể là vị Lạt Ma lãnh đạo hàng ngàn nhà sư, nhưng bạn không thể mang theo mình dù chỉ một người trong số họ. Bạn có thể là thủ lãnh của hàng mười ngàn người, nhưng bạn không thể mang theo thậm chí chỉ một người làm người hầu của bạn. Tất cả mọi tài sản trong thế giới này cũng vẫn không thể đem lại cho bạn bất cứ sức mạnh nào để đem theo với bạn bất cứ thứ gì, ngay cả chỉ một cây kim và một sợi chỉ. 
* Bơ không dính vào sợi tóc. Chỉ có dấu vết trống rỗng của sợi tóc là còn lại.
Cũng thế, thân thể yêu quí của bạn sắp bị bỏ lại đằng sau. Chính thân thể này đã được quấn bọc suốt đời trong lụa là và gấm thêu, được nuôi dưỡng kỹ lưỡng bằng trà và bia ê hề, và đã có một thời trông bạn đẹp đẽ và xuất sắc như một vị trời, thì nay bạn được gọi là một tử thi, và đang bị bỏ mặc nằm đo,ù xám xịt, nặng nề và dúm dó thật khủng khiếp. Đức Jetsun Mila đã nói: 

Vật mà ta gọi là tử thi này, trông thật khiếp hãi, 
Thì đã sẵn ở đây – chính là thân thể của ta. 

Xác bạn bị cột chặt bằng một sợi dây và được phủ bằng một tấm màn, được giữ ở một nơi cùng với đất và đá. Cái tô của bạn bị lật úp xuống gối. Dù bạn được tôn quý và được yêu mến đến đâu chăng nữa, giờ đây bạn khơi gợi sự khiếp hãi và buồn nôn. Khi một người sống nằm xuống ngủ, ngay cả trên đống lông thú và thảm lông cừu mềm mại, chỉ một lát sau họ đã bắt đầu cảm thấy khó chịu và phải trở mình. Nhưng một khi bạn đã chết, bạn nằm yên đó, gò má dựa vào một hòn đá hay bụi cỏ, tóc bạn bê bết đất. 

Một số trong các bạn là những gia trưởng hay trưởng bộ tộc, có thể lo lắng về những người đang nằm dưới sự chăm sóc của bạn. Một khi bạn không còn ở đó để chăm sóc họ, liệu họ có dễ dàng chết vì đói hay lạnh, bị kẻ thù giết, hoặc chết đuối trong giòng sông? Tất cả tài sản, tiện nghihạnh phúc của họ không tùy thuộc vào bạn sao? Tuy nhiên, thực tế là sau khi bạn chết, họ sẽ chẳng cảm thấy điều gì trừ sự nhẹ nhõm khi tìm được cách tống khứ tử thi của bạn bằng cách hỏa táng, ném xuống sông, hoặc quăng nó vào nghĩa địa. 

Khi bạn chết, bạn không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc lang thang hoàn toàn cô độc trong trạng thái trung ấm mà không có lấy một người đồng hành. Vào lúc đo,ù nơi nương tựa duy nhất của bạn sẽ là Phật Pháp. Vì thế hãy tự nhắc đi nhắc lại với mình rằng từ nay trở về sau bạn, phải tinh tấn cố gắng làm sao để thành tựu cho bằng được ít nhất là một pháp tu chân chính của Giáo Pháp

Bất kỳ cái gì được tích lũy bắt buộc phải cạn kiệt. Một vị vua có thể cai trị toàn thể thế giới mà vẫn kết thúc như một kẻ lang thang. Nhiều người bắt đầu cuộc đời với tài sản vây quanh và chấm dứt nó bằng chết đói, mất sạch tất cả. Những người có đàn súc vật hàng trăm con trong một năm có thể bị sa sút đến độ trở nên bần cùng vào năm sau bởi các bệnh dịch hoặc tuyết ngập dày, và một số người mới chỉ một ngày trước đó còn giàu có và đầy quyền lực, thình lình có thể thấy chính mình phải ăn xin bố thí vì bị kẻ thù thiêu hủy mọi thứ họ đã sở hữu. Tất cả những điều này xảy ra là những gì bạn có thể nhìn thấy cho chính bạn; đó là bạn không thể mãi mãi bám chặt vào tài sảncủa cải của bạn. Đừng bao giờ quên rằng sự rộng lượng (bố thí) là vốn liếng quan trọng nhất để tích lũy.* 

Không có sự tụ hội nào có thể kéo dài mãi. Mọi tụ hội sẽ luôn luôn chấm dứt trong sự phân ly. Chúng ta giống như những cư dân ở những nơi chốn khác nhau tập họp lại hàng ngàn và thậm chí hàng vạn người trong một hội chợ vĩ đại, hay trong một lễ hội tôn giáo quan trọng, chỉ để rời nhau khi ai nấy trở về nhà. Bất kỳ mối tương quan thắm thiết nào chúng ta đang thụ hưởng hiện nay – giữa các vị Thầy và các đệ tử, chủ và tớ, những người ban sự gia hộ và những người được che chở, các bằng hữu tâm linh, các anh em và chị em, chồng và vợ – ta không thể nào tránh khỏi sự phân ly vào lúc kết thúc. Thậm chí ta không thể quả quyết rằng cái chết hay một vài biến cố khủng khiếp khác không bất thần chia lìa chúng ta ngay bây giờ. Bởi những bằng hữu tâm linh, những cặp vợ chồng v.v... có thể bị chia cắt thình lình bất kỳ lúc nào, vì thế tốt hơn, chúng ta nên tránh giận dữ và cãi vã, tránh những lời nói ác và sự tranh chấp lẫn nhau. Không bao giờ ta biết được chúng ta có thể sống với nhau bao lâu, vì thế ta nên lập quyết 


* Nói cách khác, một vốn liếng công đức. Quan niệm này đã được giảng ở Phần Hai, Chương 4. 
định là sẽ quan tâmthương mến nhau trong quãng thời gian ngắn ngủi còn lại. Như ngài Padampa Sangye có nói: 

Gia đình thì phù du như một đám đông trong ngày phiên chợ; 
Dân chúng xứ Tingri, đừng tranh cãi hay đánh nhau! 

Bất kỳ kiến trúc nào được xây dựng cũng buộc phải sụp đổ. Các làng mạc và tu viện mà một thời từng thành côngthịnh vượng, giờ đây nằm hoang vắng và bị bỏ phế, và nơi mà một thời các chủ nhân cẩn trọng của chúng đã từng sống, thì nay chỉ còn những chú chim làm tổ. Ngay cả tu viện trung ương Samye ba tầng, được những người thợ hóa thân kỳ diệu xây dựng trong triều đại Đức Vua Trisong Detsen và được Đức Phật Thứ Hai xứ Oddiyana hiến cúng, đã bị lửa thiêu hủy chỉ trong một đêm. Cung điện Núi Đỏ có trong thời đại Đức Vua Songtsen Gampo được so sánh với cung điện của chính vị vua Trời Đế Thích, nhưng giờ đây ngay cả những tảng đá làm nền móng cũng không còn. So sánh với những công trình đó thì các thành phố, nhà cửa và tu viện của chúng ta hiện nay chỉ là những tổ côn trùng. Vì thế tại sao chúng ta lại quá coi trọng chúng đến thế? Tốt hơn, hãy hết lòng noi theo gương sáng của các hành giả Kagyupa ngày xưa, là những vị đã bỏ lại quê hương phía sau và tiến thẳng vào nơi hoang dã. Các Ngài đã sống dưới chân những vách đá, chỉ có thú hoang làm bầu bạn và không chút bận tâm tới thực phẩm, quần áo hay thanh danh, ôm chặt lấy bốn mục đích tu tap căn bản của các hành giả Kadampa: 

Hãy đặt tâm của bạn trên Pháp, 
Hãy đặt Pháp của bạn trên một cuộc đời khiêm tốn tầm thường, 
Hãy đặt cuộc đời khiêm tốn của bạn trên niệm tưởng về cái chết, 
Hãy đặt cái chết của bạn trên một lỗ hang trống không, trơ trụi.* 
* Nói cách khác, chết đơn độc ở một nơi hẻo lánh không có sự quấy rầy náo động. 
Đất đai bất động sản to lớn và quân đội hùng mạnh không bao giờ tồn tại lâu. Đại Đế Mandhatri đã quay bánh xe vàng của quyền lực trên khắp bốn châu; ông đã trị vì các cõi trời của các vị Trời thứ Ba Mươi Ba; thậm chí ông còn chia ngai toà với vua Đế Thích, vua của các vị Trời, và có thể đánh bại các A Tu La trong trận chiến. Tuy thế, cuối cùng ông rơi xuống trái đất và chết mà chưa thoả mãn các tham vọng. Bạn có thể thấy cho chính bạn rằng tất cả những người nắm giữ quyền uythế lực đó – dù thân cận những ông vua, đạo sư, chúa tể hay chính phủ – không một ai có thể duy trì địa vị của họ mãi mãi; và nhiều người đầy quyền lực đã từng áp đặt luật lệ lên những người khác vào một năm nào đó, năm sau, thấy chính mình đang sống mòn mỏi trong ngục tù. Cách sử dụng quyền lực nhất thời như thế có thể được dành cho bạn là gì? Trái lại, trạng thái Phật Quả viên mãn không bao giờ có thể sút giảm hay hư hoại, và xứng đáng với những cúng dường của Trời và người. Đó là điều bạn cần kiên quyết phải đạt được tới. 

Tình bằng hữu và sự thù địch thì cũng thật khó bền vững. Một ngày kia khi A La Hán Katyayana đi ra ngoài để khất thực, ngài tình cờ gặp một người đàn ông ôm một đứa bé trong lòng. Người đàn ông đang ăn một con cá với vẻ thật thích thú, và ném những hòn đá vào con chó cái đang cố vồ 

Padampa Sangye (thế kỷ 11-12) 

Thành tựu giả Ân Độ lừng danh là người đã truyền bá giáo pháp khắp nơi tại Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng. Ngài Padma Sangye và đệ tử là Machik Labdrošn đã thiết lập những dòng truyền thừa của pháp Choš (Kusali) ở tại Tây Tạng 

những miếng xương. Tuy nhiên, bằng sự thấu thị, vị Đạo Sư nhìn thấy như sau. Con cá đã từng là cha của người đàn ông ngay trong đời đó, và con chó cái đã là mẹ của ông ta. Một kẻ thù mà ông đã từng giết trong một đời quá khứ đã tái sinh làm con trai ông ta, như sự vay trả nghiệp báo mà người đàn ông phải chịu trong đời. Ngài Katyayana kêu thét lên: 

Hắn ăn thịt cha, đánh đập mẹ, 
Hắn nâng niu trong lòng kẻ thù mà hắn giết; 
Vợ đang gặm xương chồng mình. 
Ta phá lên cười khi thấy những gì xảy ra trong sự hiển bày của sinh tử! 

Ngay cả trong một cuộc đời, thường xảy ra việc những kẻ thù không đội trời chung về sau lại giảng hòa và làm bạn với nhau. Thậm chí họ có thể trở thành một thành phần trong gia đình lẫn nhau, và sau cùng còn gần gũi nhau hơn bất kỳ ai khác. Trái lại, những người được liên kết mật thiết bởi huyết thống hoặc hôn nhân thường tranh cãi và làm hại nhau càng nhiều càng tốt chỉ vì một ít của cải tầm thường hay gia tài nhỏ mọn. Các cặp vợ chồng hay bạn bè thân thiết có thể chia ly vì những lý do vô nghĩa nhất, thậm chí có khi kết thúc trong sự chém giết. Khi nhận ra tất cả tình bằng hữu và sự thù địch thì hết sức phù du, bạn hãy tự nhắc đi nhắc lại là mình phải đối xử với mọi người với lòng từ và bi. 

Vận may và sự mất mát không bao giờ tồn tại mãi mãi. Có nhiều người bắt đầu cuộc đời trong sự an nhànsung túc, đã kết thúc đời mình trong sự bần cùng và đau khổ. Những người khác bắt đầu sống trong cảnh cùng cực mà về sau lại được hạnh phúcmay mắn. Thậm chí có những người bắt đầu cuộc đời như kẻ hành khấtkết thúc như những vị vua. Có vô số ví dụ về sự đảo lộn vận mệnh như thế. Chẳng hạn như một buổi sáng, chú của Ngài Milarepa đã tặng cho cô con gái riêng một bữa tiệc vui vẻ, nhưng đến tối thì căn nhà của ông sụp đổ và ông đã kêu khóc lóc tiếc thương. Khi Phật Pháp đem lại cho bạn những gian khó, cho dù khi ấy bạn phải gánh chịu nhiều loại đau khổ khác nhau, như Jetsun Mila và Các Đấng Chiến Thắng trong quá khứ, nhưng cuối cùng hạnh phúc của bạn sẽ không gì so sánh được. Nhưng khi bạn làm giàu bằng một tà hạnh thì dù trong nhất thời bạn có thể có được bất kỳ sự vui thú nào, nỗi khổ của bạn sẽ mênh mông vô hạn vào lúc kết thúc

Vận maynỗi buồn thì rất khó tiên đoán. Thuở xa xưa trong vương quốc Aparantaka có một trận mưa thóc kéo dài bảy ngày, theo sau là một trận mưa quần áo trong bảy ngày kế và một trận mưa châu báu trong bảy ngày nữa – và cuối cùng một trận mưa đất chôn vùi toàn thể dân chúng, tất cả đều chết và bị đọa vào các cõi thấp. Thật là vô ích khi chúng ta, trong một tâm trạng tràn đầy hy vọngsợ hãi, lại cố gắng làm chủ hạnh phúcđau khổ, là những thứ luôn luôn biến đổi. Thay vào đó, hãy hoàn toàn bỏ lại đằng sau mọi tiện nghi, tài sản và những thú vui của đời này, giống như quá nhiều nước bọt trong bụi đất. Hãy quyết định đi theo bước chân của các Đấng Chiến Thắng trong quá khứ, can đảm chấp nhận bất kỳ gian khổ nào bạn phải chịu đựng, tất cả để cho Đạo Pháp

Cũng như thế, sự tuyệt hảo và sự tầâm thường cũng vô thường. Trong đời sống thế gian, dù bạn có thể có đầy quyền thế và lưu loát đến đâu, dù bạn có uyên bác và tài giỏi, mạnh mẽ và thiện xảo thế nào chăng nữa, thì cũng sẽ đến lúc các phẩm tính đó phải suy tàn. Một khi công đức bạn tích lũy trong quá khứ bị cạn kiệt, thì tất cả những gì bạn suy nghĩ trong đầu sẽ trở nên lôi thôi và không điều gì bạn làm sẽ đưa đến thành công. Bạn sẽ bị phê phán từ mọi phía. Bạn trở nên cùng khốn và mọi người sẽ xem thường bạn. Một số người bị tước mất đi bất kỳ những thuận duyên nhỏ bé nào mà họ đã từng có trong quá khứ và kết cục là họ chỉ còn hai bàn tay không. Một số người khác, một thời đã từng bị coi như là những kẻ lừa đảo, dối láo, bất tài và không có lương tri, nhưng về sau lại tự trở nên giàu có, phong lưu, được mọi người tin cậyquý mến như những con người tốt lànhđáng tin. Như tục ngữ có nói: “Những lừa lọc lâu đời có một chỗ đứng cao nhất.” 2 
2 “Aging frauds take pride of place.” “Pride of place” có nghĩa là một tư thế hay địa vị quan trọng nhất. 
Trong đời sống tôn giáo thì cũng thế, như tục ngữ có câu: “Lúc về già, các hiền thánh trở thành học trò, người từ bỏ thế gian lại đi tích lũy của cải, và thầy giáo trở thành gia chủ.” Những người trước đây từ bỏ mọi hoạt đông thế tục thì cuối cùng ta lại có thể tìm thấy họ đang bận rộn tích lũy của cải và lương thực. Những người khác khởi đầu bằng việc giảng dạy Giáo Pháp nhưng kết thúc trở thành những thợ săn, những kẻ trộm cướp. Những vị giảng sư thông thái trong tu viện lúc còn trẻ đã tuân giữ tất cả các Giới Luật, về già lại có thể cho ra đời nhiều đứa con. Trái lại, cũng có nhiều người tiêu phí những năm đầu đời của họ chỉ để làm những việc xấu ác nhưng vào cuối đời, hoàn toàn hiến mình cho việc thực hành Diệu Phápđạt được thành tựu, hoặc nếu không, thì ít ra khi chết, họ cũng ở trên con đường tiếp tục đi tới các cõi tái sinh cao hơn. 

Một vài người dù có vẻ là tốt hay xấu ngay trong hiện tại, nhưng đó chỉ là một ấn tượng nhất thời không có sự thường hằng hay vững chắc nào. Bạn có thể cảm thấy một phần nào chán ngán vòng sinh tử, phát khởi một quyết tâm mơ hồ để thoát khỏi luân hồi, và làm ra vẻ một học trò nghiêm cẩn của Giáo Pháp tới nỗi những người bình thường hết sức cảm kích bạn và muốn được làm vị thí chủđệ tử của bạn. Nhưng ở ngay thời điểm đó, trừ phi bạn có cái nhìn nghiêm khắc về chính mình, còn không bạn có thể dễ dàng bắt đầu cho rằng bạn thực sự là cái gì mà người khác nhìn bạn. Dương dương tự đắc, bạn hoàn toàn bị các hình tướng cuốn hút và bắt đầu cho rằng bạn có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn. 

 Bạn hoàn toàn bị đánh lừa bởi các thế lực tiêu cực xấu xa. Vì thế, hãy đẩy lùi mọi tin tưởng chấp ngã và khơi dậy trí huệ vô ngã.* Cho tới khi bạn đạt được các địa Bồ Tát cao cả, thì sẽ không có hình tướng nào, dù tốt hay xấu, có thể tồn tại mãi mãi. Hãy thiền định miên mật về cái chết và sự vô thường. Hãy phân tích các lỗi lầm của riêng bạn và luôn luôn giữ vị trí thấp nhất. Hãy nuôi dưỡng lòng chán ngán sinh tử và ước muốn được giải thoát. Hãy tu tập bản thân để trở nên an bình, có kỷ luật và luôn tỉnh giác. Hãy liên tục phát triển một cảm thức buồn rầu chua sót đâày sâu sắc khi nghĩ tưởng về tính chất nhất thời của tất cả các duyên hợp và về những đau khổ của vòng sinh tử, giống như Ngài Jetsun Milarepa: 

Trong một hang đá ở chốn hoang vu 
Nỗi âu sầu của con khôn nguôi. 
Con hằng khát khao Ngài, 
Hỡi Đạo Sư của con, Đức Phật của ba thời. 

Trừ phi bạn thường xuyên duy trì kinh nghiệm này trong tâm thì sẽ không có tài nào biết được tất cả các niệm tưởng thường xuyên biến đổi trong bạn sẽ dẫn dắt bạn đi về đâu. Xưa kia, một người đàn ông, sau khi có một mối thù hận với các thân quyến, đã áp dụng Giáo Pháp và được gọi là Hành Giả Gelong Thangpa. Ông ta học tập để kiểm soát các năng lực và tâm,39 và có thể bay giữa bầu trời. Một hôm, khi nhìn một bầy chim bồ câu thật lớn đang xúm lại ăn thực phẩm cúng dường mà ông đã cúng xong, ông nảy ra tư tưởng là với đội quân đông người, ông ta có thể tiêu diệt những kẻ thù của mình. Ông đã không đưa được tà niệm này vào con đường tu,40 và kết quả là sau cùng khi trở về quê hương, ông trở thành người chỉ huy một đội quân. 
* Trí huệ nhận ra tánh Không của bản ngã và các hiện tượng

Tạm thời lúc này, nhờ vào Đạo Sư và các bằng hữu tâm linh của bạn mà bạn có thể có được một vài cảm nhận sơ sài nông nổi về Pháp. Nhưng hãy ghi khắc trong tâm rằng những xúc cảm của một con người thì thật ngắn ngủi xiết bao, và hãy tự giải thoát mình nương vào Chánh Pháp bất cứ khi nào bạn có thể làm được, và ngày nào bạn còn sống thì ngày ấy bạn hãy một lòng quyết tâm tu tập

Khi bạn quán chiếu về vô số các ví dụ được đưa ra ở đây, thì bạn sẽ không còn chút nghi ngờ gì, rằng từ các trạng thái hiện hữu cao nhất xuống tới các tầng địa ngục thấp nhất, chẳng có mảy may bất kỳ một sự thường hằng hay bền vững nào. Mọi sự bị lệ thuộc vào lẽ biến dịch, mọi sự thịnh rồi suy. 

VI. SỰ BẤT ĐỊNH CỦA CÁC TÌNH HUỐNG 41 ĐƯA ĐẾN CÁI CHẾT 

Một khi đã sinh ra, chắc chắn mọi người trong thế giới này đều phải chết. Nhưng việc chúng ta sắp chết như thế nào, tại sao, vào lúc nào, và ở đâu thì ta không thể nào tiên đoán được. Không ai trong chúng ta có thể đoan chắc được rằng cái chết của mình sẽ xảy ra vào thời điểm nào hay ở tại nơi chốn đặc biệt nào, trong cách thức nào, hoặc biết chắc được rằng cái chết là kết quả của nguyên nhân này hay nguyên nhân nọ. 

Những nguyên nhân của cái chết thì nhiều; 
Những nguyên nhân của đời sống thì ít, 
Và ngay cả những nguyên nhân của đời sống cũng có thể 
trở thành những nguyên nhân của cái chết. 

Lửa, nước, các chất độc, vách đứng, những kẻ man rợ, những dã thú – có rất nhiều kiểu nguy hiểm chết người, nhưng những gì có thể kéo dài đời sống thì thật ít ỏi. Ngay cả thực phẩm, quần áo và các sự vật khác thường được xem như để duy trì đời sống thì đôi khi có thể biến thành các nguyên nhân của cái chết. Nhiều rủi ro xảy ra là hậu quả của việc ăn uốngthực phẩm có thể bị ô nhiễm; hoặc có thể một vài thực phẩm được dùng vì các thực phẩm ấy có mang một số các tính chất lợi lạc, nhưng trong một vài trường hợp42 lại có thể trở thành độc hại; hoặc có thể thực phẩm ấy lại không tốt đối với một cá nhân đặc biệt nào đó. Nhất là ngày nay, hầu hết mọi người tham ăn thịt và dùng thịt và máu mà không suy xét, hoàn toàn không biết gì về mọi bênh tật gây nên bởi thịt ôi 43 hoặc các tinh linh ác hại trong thịt. Các chế độ ăn uốngcách sống thiếu lành mạnh cũng có thể gây ra những khối u, gây ra sự rối loạn của đàm, bệnh phù và các bệnh tật khác, đưa đến vô số cái chết. Tương tự, việc tìm kiếm tiền của, danh vọng và các bã vinh quang khác có thể kích động người ta chiến đấu, phải đương đầu với các thú hoang, hoặc phải vượt sông một cách táo bạo và liều lĩnh, và đây chỉ là một trong vô số các tình huống khác có thể đem lại cái chết cho họ. 

Hơn nữa, hoàn toàn chẳng thể nào tiên đoán được lúc nào là lúc mà bất kỳ nguyên nhân nào trong số các nguyên nhân khác nhau đưa đến cái chết có thể xảy đến. Một số người chết trong bụng mẹ, một số chết khi sinh ra đời, một số trước khi học bò. Một số người chết trẻ; những người khác chết khi già và yếu lụ khụ. Một số chết trước khi có thể dùng được thuốc men hay có được sự trợ giúp. Những người khác có thể lây lất, dán chặt thân mình trên giường bệnh nhiều năm, nhìn cuộc đời bằng đôi mắt của người đã chết; khi họ chết, họ chỉ còn da bọc xương. Nhiều người chết bất đắc kỳ tử hoặc do tai nạn, chết trong khi ăn, khi nói chuyện hay làm việc. Thậm chí một số người còn tự tử. 

Bị vây khốn bởi nhiều nguyên nhân của cái chết nên giống như một ngọn lửa của cây nến trong gió, cuộc đời bạn thật khó có cơ hội kéo dài. Không có gì bảo đảm rằng cái chết sẽ không bất thần tấn công ngay bây giờ, và ngày mai bạn sẽ không bị đoạ sinh vào làm một con thú với cặp sừng trên đầu và răng nanh trong miệng. Bạn nên tin chắc rằng sẽ không thể nào tiên đoán khi nào bạn chết và thật không tài nào biết được bạn sẽ sinh ra ở đâu trong đời sau. 

VII. SỰ TỈNH GIÁC MÃNH LIỆT VỀ LẼ VÔ THƯỜNG 

Hãy nhất tâm thiền định về cái chết, trong mọi lúc và mọi tình huống. Khi đứng lên, khi ngồi hoặc nằm xuống, hãy tự nhủ: “Đây là hành động cuối cùng của tôi trong thế giới này,” và hãy thiền định về điều đó với lòng xác tín mãnh liệt nhất. Trên đường đi tới bất kỳ nơi đâu, hãy tự nói: “Có thể tôi sẽ chết ở đây. Không có gì chắc chắn là tôi sẽ trở về.” Khi bạn sắp đặt cho một cuộc hành trình và tạm dừng chân để nghỉ ngơi, hãy tự hỏi: “Tôi sẽ chết ở đây chăng?” Bất kỳ bạn ở đâu, bạn nên tự hỏi phải chăng bạn sẽ chết tại nơi đây. Ban đêm, khi nằm xuống, hãy tự hỏi liệu bạn có thể chết trong giường đêm nay hay có thể quả quyết được rằng sáng mai bạn sẽ thức dậy hay không. Khi nhỏm dậy, hãy tự hỏi liệu bạn có thể chết vào lúc nào đó trong ngày, hoặc quán chiếu rằng chẳng có gì chắc chắn là bạn sẽ còn sống để đi ngủ vào buổi tối. 

Hãy chỉ thiền định về cái chết một cách nhiệt thành và tận sâu thẳm trái tim của bạn. Hãy thực hành giống như các Geshe phái Kadampa ngày xưa; các ngài đã luôn luôn nghĩ tưởng về cái chết trong từng giây phút. Ban đêm, các Ngài lật úp cái tô của mình xuống;* và khi quán chiếu rằng biết đâu ngày mai có thể không cần đốt lửa, các Ngài đã không bao giờ vùi than hồng ban đêm. 
* Đối với người Tây Tạng, lật úp cái tô của ai xuống là một dấu hiệu người đó đã chết. 

Tuy nhiên, chỉ thiền định về cái chết không thôi thì sẽ không đủ. Điều ích lợi duy nhất vào lúc chết là Pháp, vì thế bạn cũng cần tự khuyến khích mình phải nên thực hành Giáo Pháp một cách chân thực, không bao giờ để cho mình lẻn trốn vào sự quên lãng hay mất cảnh giác, và phải luôn luôn ghi nhớ rằng các hoạt động của sinh tử đều chỉ thoáng qua và không có chút ý nghĩa nào. Tự bản chất, sự nối kết của thân và tâm này thì vô thường, vì thế đừng trông cậy vào sự nối kết ấy như là cái gì của riêng bạn; đây chỉ hoàn toàn là một sự vay mượn. 

Mọi con đường và lối đi đều vô thường, vì thế dù bạn đang đi đâu, hãy hướng bước chân của bạn về Pháp. Như có nói trong Bát Nhã Tập Kệ: 

Nếu bạn vừa đi vừa nhìn phía trước trong chánh niệm 
với một khoảng cách bằng bề dài của một cái ách, 
tâm bạn sẽ không bị mê mờ. 

Bất kỳ bạn ở đâu, mọi nơi chốn đều vô thường, vì thế hãy giữ các cõi Phật thanh tịnh trong tâm. Đồ ăn, thức uống và bất cứ sự gì bạn vui hưởng đều vô thường, vì thế hãy nuôi sống bạn bằng công phu thiền định thâm diệu. Giấc ngủ thì vô thường, vì thế khi bạn ngủ, hãy tịnh hóa các mê lầm của giấc ngủ thành tịnh quang.44 Tài sản, nếu bạn có, thì cũng vô thường, vì thế hãy tinh tấn để sở hữu bảy món tài sản cao quý.ù** Những người thân yêu, bạn hữu và gia đình thì vô thường, vì thế ở một nơi cô tịch, hãy khơi dậy lòng khát khao muốn giải thoát. Địa vị cao và danh tiếng thì vô thường, vì thế luôn luôn giữ một vị trí thấp. Ngôn ngữ thì vô thường, vì thế hãy tự hưng phấn để trì tụng các thần chú và những bài cầu nguyện. Lòng tín tâm và ước muốn giải thoát cũng vô thường, vì thế hãy cố gắng 
** 'phags pa’i nor bdun: Đức tin, giới luật, sự học hỏi, sự rộng lượng (bố thí), sự tận tâm, khiêm tốn và trí huệ
giúp cho những thệ nguyện của bạn trở nên vô ngại, không gì lay chuyển được. Những ý niệmtư tưởng thì vô thường, vì thế hãy tiếp tục phát triển một bản tánh tốt đẹp. Các kinh nghiệm tu tậpchứng ngộ thiền định thì vô thường, vì thế hãy tiếp tục tinh tấn cho tới khi bạn đạt tới một nơi mà mọi sự đều tan lẫn vào trong bản tánh của thực tại. Khi ấy, sự nối kết giữa cái chết và tái sinh45 rơi biến mất, và bạn đạt được sự xác tín rằng bạn hoàn toàn chuẩn bị sẵn sàng đối với cái chết. Bạn đã đoạt được thành trì bất tử; bạn giống như con chim đại bàng tự tại vút lên đỉnh cao của những cõi trời. Sau đo,ù không còn cần đến bất kỳ pháp thiền định buồn thảm nào về cái chết đang tới gần của bạn. 

Như Ngài Jetsun Mila đã hát: 

Sợ hãi tử thần, ta bỏ vào núi cao. 
Ngày đêm ta thiền định về sự bất định của cái chết 
Và nắm giữ thành lũy của chân tánh bất tử bất biến
Giờ đây ta không còn sợ hãi và đã vượt qua mọi kinh sợ về cái chết! 

Và Đức Dagpo Rinpoche vô song cũng đã nói: 

Lúc đầu, bạn phải để cho nỗi sợ hãi sinh tử rượt đuổi như một con hươu đực trốn thoát cái bẫy. Vào lúc giữa, bạn cần làm sao để không còn gì phải hối tiếc cho dù bạn phải chết, như một nông gia đã thận trọng canh tác những cánh đồng của mình. Vào lúc cuối, bạn nên thấy an ổnsung sướng, như một người vừa hoàn tất một công việc tuyệt vời

Lúc đầu, bạn phải biết rằng không có thời giờ để phí phạm, giống như người bị một vết thương chí mạng vì trúng tên độc. Vào lúc giữa, bạn phải thiền định về cái chết mà không nghĩ tưởng về điều gì khác, giống như người mẹ có đứa con duy nhất vừa qua đời. Vào lúc cuối, bạn phải hiểu rằng chẳng còn gì để làm, giống như một người chăn cừu mà đàn thú của anh ta đã bị kẻ thù lùa đi mất. 

Hãy nhất tâm thiền định về cái chết và sự vô thường cho tới khi bạn đạt tới mức độ đó. 

Đức Phật đã có dạy: 

Thiền định bền bỉ về vô thườngcúng dường tất cả chư Phật. Thiền định bền bỉ về vô thường là được tất cả chư Phật cứu thoát khỏi đau khổ. Thiền định bền bỉ về vô thường là được tất cả chư Phật dẫn dắt. Thiền định bền bỉ về vô thường là được tất cả chư Phật gia hộ. 

Trong tất cả các dấu chân, dấu chân voi thì to lớn nhất; cũng thế, trong các đề mục thiền định đối với một Phật tử, sự suy niệm về vô thường thì không gì sánh được. 

Đức Phật đã nói trong Luật Tạng

Nhớ tưởng trong giây lát về lẽ vô thường của mọi sự duyên hợp thì còn vĩ đại hơn việc hiến tặng thực phẩm và vật cúng dường cho cả trăm đệ tử của ta là những chiếc bình chứa toàn hảo,* như các tỳ khưu Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên

Một đệ tử cư sĩ hỏi Geshe Potowa rằng nếu phải chọn một pháp hành trì duy nhất thì pháp nào là quan trọng nhất. Vị Geshe đã trả lời

Nếu con muốn sử dụng một pháp môn hành trì duy nhất, thì thiền định về vô thườngthiền định quan trọng nhất. 

Lúc đầu, thiền định về cái chết và vô thường khiến con nắm giữ lấy Pháp; vào lúc giữa, thiền định về cái chết và vô thường dẫn đến việc hành trì tích cực; vào lúc cuối, thiền định về cái chết và vô thường giúp con chứng ngộ tánh nhất như của mọi hiện tượng

Lúc đầu, thiền định về vô thường khiến con cắt đứt những ràng buộc với mọi việc ở đời; vào lúc giữa, thiền định về vô thường dẫn đến sự từ bỏ mọi bám luyến sinh tử; vào lúc cuối, thiền định về vô thường giúp con bước lên con đường đi tới Niết Bàn

Lúc đầu, thiền định về vô thường khiến con phát triển tín tâm; vào lúc giữa, thiền định về vô thường dẫn đến sự tinh tấn trong thực hành; vào lúc cuối, thiền định về vô thường giúp con phát sinh trí huệ

Lúc đầu, cho tới khi con hoàn toàn xác quyết, thiền định về vô thường khiến con tìm cầu Pháp; vào lúc giữa, thiền định về vô thường dẫn con đến với thực hành; vào lúc cuối, thiền định về vô thườngï giúp con đạt tới mục đích tối hậu
* Nghĩa là hoàn toàn có khả năng thọ nhận giáo lý một cách đúng đắn và vận dụng những giáo lý ấy. 

Lúc đầu, cho tới khi con hoàn toàn xác quyết, thiền định về vô thường khiến con thực hành với một sự tinh tấn, như chiếc áo giáp che chở con; vào lúc giữa, thiền định về vô thường dẫn dắt cho con thực hành với một sự tinh tấn trong hành động; vào lúc cuối, thiền định về vô thường giúp con thực hành với một sự tinh tấn vô bờ.46 

Và ngài Padampa Sangye nói: 

Lúc đầu, lòng xác quyết về lẽ vô thường sẽ khiến bạn nắm lấy Pháp; vào lúc giữa, lòng xác quyết về vô thường sẽ thúc giục bạn tinh tấn; và vào lúc cuối, lòng xác quyết về vô thường sẽ đem lại cho bạn Pháp Thân chói lọi. 

Trừ phi bạn cảm nhận được sự xác quyết chân thành này về các nguyên lý vô thường, thì bất kỳ giáo lý nào bạn có thể cho rằng mình đã thọ nhận và đưa vào thực hành sẽ chỉ khiến bạn càng thêm trơ lì 47 đối với Pháp. Ngài Padampa Sangye cũng có nói: 

Tôi chưa bao giờ thấy một hành giả Tây Tạng duy nhất nào nghĩ tưởng về sự chết. Cũng chưa bao giờ thấy ai sống mãi! Nhìn họ thích thú góp nhặt của cải một khi đã khoác chiếc y vàng, tôi tự hỏi – Phải chăng họ sắp hối lộ Thần Chết bằng thực phẩm và tiền bạc? Nhìn cách họ tích lũy những vật dụng giá trị nhất, tôi tự hỏi? Phải chăng họ sắp lo đút lót trong địa ngục? Ha, ha! Nhìn thấy các hành giả Tây Tạng đó khiến tôi phải bật cười! 
Người thông thái nhất là kẻ tự phụ nhất, 
Những thiền giả xuất sắc nhất chất đống thực phẩmcủa cải, Các ẩn sĩ cô tịch mê mải giữa những theo đuổi tầm thường, Những kẻ từ bỏ nhà cửa và quê hương không biết xấu hổ, Những người đó miễn nhiễm đối với Pháp! Họ miệt mài trong tà hạnh. Họ có thể thấy người khác chết nhưng không hiểu rằng 
bản thân họ cũng sẽ chết. 
Đó là lỗi lầm đầu tiên của họ.

Như vậy thì thiền định về vô thường là một khúc dạo mở đầu để khai mở con đường cho tất cả các pháp thực hành của Phật Pháp. Khi được thỉnh cầu ban giáo huấn về cách giải trừ nghịch cảnh, Geshe Potowa đã trả lời bằng những lời sau đây: 

Hãy suy tưởng dài lâu về cái chết và lẽ vô thường. Một khi bạn quyết chắc rằng bạn sẽ chết, bạn sẽ không còn thấy khó khăn để gạt các tà hạnh sang một bên, và cũng không khó khăn để làm những điều đúng đắn

Sau đó, hãy thiền định lâu dài về lòng từ và bi. Một khi lòng bi tràn ngập trái tim bạn, bạn sẽ không thấy khó khăn để hành động vì lợi lạc của người khác. 

Rồi hãy thiền định lâu dài về tánh Không, trạng thái tự nhiên của mọi hiện tượng. Một khi bạn hoàn toàn thấu suốt tánh Không, bạn sẽ không còn thấy khó khăn để loại trừ các mê lầm của bạn. 

Một khi chúng ta có được sự xác quyết như thế về lẽ vô thường thì mọi hoạt động tầm thường của đời này dường như trở nên cực kỳ ghê tởm, như một miếng thịt mỡ làm một người đang khốn khổ vì ói mửa phải gớm ghiếc. Đạo Sư tôn kính của tôi thường nói: 

Bất kỳ thứ quyền cao chức trọng, của cải hay sắc đẹp nào ta thấy trong thế giới này cũng không khơi dậy được lòng tham muốn trong ta. Đó là bởi vì khi ta nhìn thấy các bậc tôn quý khi xưa đã sống cuộc đời của các ngài như thế nào thì ta có được chỉ một chút hiểu biết ít ỏi về lẽ vô thường. Ta không còn giáo huấn nào sâu sắc hơn điều này để ban cho con. 

Thật ra thì bạn đã có thể thấm nhuần được ý niệm về lẽ vô thường một cách sâu sắc như thế nào? Bạn nên trở thành giống như Geshe Kharak Gomchung; Ngài đi vào những vùng núi non cô tịch ở Jomo Kharak trong tỉnh Tsang để thiền định. Trước hang của Ngài có một bụi gai, nó vướng vào quần áo Ngài. 

Lúc đầu Ngài nghĩ: “Có lẽ ta nên chặt nó đi,” nhưng rồi ngài tự bảo: “Nhưng xét cho cùng, ta có thể chết trong cái hang này. Ta thực sự không nói trước được là liệu mình còn sống sót để trở ra nữa không. Hiển nhiên, điều quan trọng hơn là ta phải tiếp tục lo việc hành trì.” 

Khi ra ngoài, Ngài lại bị những chiếc gai móc vào quần áo. Lúc này Ngài nghĩ: “Ta không dám chắc là sẽ còn trở vào lại hang nữa hay không,” và sự việc này tiếp diễn như thế trong nhiều năm cho tới khi Ngài trở thành một Đạo Sư thành tựu. Khi Ngài rời hang, bụi gai vẫn chưa được chặt. 

Vào mùa thu, trong thời gian chòm sao Risi xuất hiện, Ngài Rigdzin Jigme Lingpa luôn luôn ở tại một con suối nóng nào đó. Các sườn vực không có bậc thang khiến việc Ngài xuống tới mặt nước và ngồi trong suối rất khó khăn. Các đệ tử của Ngài tỏ ý muốn làm vài bậc thang, nhưng Ngài trả lời: “Tại sao phải quá bận tâm khi chúng ta không biết sẽ còn ở đây năm tới hay không?” Đạo Sư của tôi đã kể cho tôi rằng Ngài luôn luôn nói về sự vô thường như thế. 

Chúng ta cũng thế, chừng nào mà ta chưa hoàn toàn thâm nhập được một thái độ hiểu biết về lẽ vô thường như thế, thì hãy nên thiền định về lẽ vô thường. Hãy bắt đầu bằng việc phát khởi Bồ Đề Tâm, và trong phần thực hành chính yếu, hãy rèn luyện tâm bạn bằng tất cả những phương tiện khác nhau cho tới khi vô thường thực sự thấm nhập vào từng tư tưởng của bạn. Cuối cùng, hãy kết thúc thời công phu bằng cách hồi hướng công đức. Hãy thực hành theo cách này, và với tất cả khả năng tốt lành nhất , hãy nỗ lực noi gương các bậc thánh giả vĩ đại trong quá khứ

Vô thường thì có mặt khắp nơi, tuy thế con vẫn cho rằng mọi thứ sẽ tồn tại
Con đã đi tới cánh cổng của tuổi già, tuy thế con vẫn giả đò như mình còn son trẻ. 
Xin từ bi gia hộ cho con và những chúng sinh lạc lối như con, 
Để chúng con có thể thực sự thấu hiểu lẽ vô thường


Jetsun Trakpa Gyaltsen (1147-1216) 
Một học giảđạo sư tiên phong của trường phái Sakya (Lam Thổ)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108690)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.