Dẫn Nhập Dẫn Nhập Của Các Dịch Giả Anh Ngữ

18/10/201012:00 SA(Xem: 15423)
Dẫn Nhập Dẫn Nhập Của Các Dịch Giả Anh Ngữ

DẪN NHẬP 
DẪN NHẬP CỦA CÁC DỊCH GIẢ ANH NGỮ 

Lời Vàng Của Thầy Tôi là một trong những giáo huấn được yêu quý nhất, giới thiệu về nền tảng tu tập của Phật Giáo Tây Tạng. Quyển sách này thường xuyên được Đức Đạt Lai Lạt Ma và những bậc Thầy lỗi lạc khác khuyến khích và giới thiệu [đến mọi người]. Tài liệu này cung cấp những hướng dẫn chi tiết về các phương pháp tu tập mà nương vào đó, một con người bình thường có thể chuyển hoá tâm thức của họ và khởi hành bước đi trên con đường dẫn tới Phật Quả, trạng thái của Giác Ngộgiải thoát. Nửa phần đầu của quyển sách bao gồm một loạt các suy niệm như sau: (1) thất vọng ê chề đối với luân hồi và thấu hiểu về nỗi thống khổ của vòng sinh tử, là vòng tròn hiện hữu dựa trên vô minh cùng những cảm xúc ô nhiễm, và (2) thấu hiểu giá trị cực kỳ to lớn của đời người mà ta có được, cho ta một cơ hội độc đáo để đạt được Phật Quả. Phần Hai của quyển sách giảng dạy rõ ràng những bước thực hành đầu tiên trong “Kim Cương Thừa” (Vajrayana), với những phương pháp chuyển hoá vô cùng mãnh liệt, tạo nên tính chất đặc thù của truyền thống Phật Giáo Tây Tạng.

Tác phẩm của Patrul Rinpoche không phải là một luận văn dành cho những bậc lão thông mà là một cẩm nang gồm những chỉ dạy thực tiễn cho bất kỳ ai thành tâm ước muốn thực hành Pháp. Ngài biên soạn tài liệu này với một văn phong có thể dễ dàng đến được với những người du mục thô lậu và dân làng mà cũng dễ dàng đến với các Lạt Matu sĩ. Thật ra, Ngài đã quả quyết rằng tài liệu này thực sự không phải là một tác phẩm văn học, mà Ngài chỉ đơn thuần ghi chép lại những giáo huấn khẩu truyền của Bổn Sư của Ngài, như bản thân Ngài đã từng được nghe giảng. Sức lôi cuốn đặc biệt của quyển sách là khi đọc, chúng tacảm giác rằng chúng ta chính là những đệ tử của Patrul Rinpoche, đang lắng nghe lời chỉ dạy chân thành của Ngài, dựa trên truyền thống khẩu truyền mà Ngài đã thọ nhận từ Bổn Sư và dựa trên kinh nghiệm sâu xa của những năm dài thực hành Pháp

Ngài giảng rõ tất cả những gì ta cần biết để có thể thực hành Giáo Pháp— và thường xuyên với vẻ châm biếm có sức công phá, Ngài cũng giảng dạy cho ta nhận ra nhiều lỗi lầm mà ta có thể gây ra trên hành trình tâm linh. Ngôn ngữ chuyển hướng từ thi ca kiêu kỳ sang ngôn ngữ địa phương khoáng đạt. Mỗi vấn đề được Ngài minh họa với nhiều trích dẫn, nhiều ví dụ thực tế trong đời sống hàng ngày, kèm theo một kho tàng đầy rẫy những mẩu chuyện kêå. Một số trong những câu chuyện này có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyênxa hơn nữa; một số được rút ra từ cuộc đời phi thường của những vị Đạo Sư vĩ đại của Ấn ĐộTây Tạng; một số liên quan tới những việc làm của những người bình thường ở vùng Kham, là quê hương của Patrul Rinpoche. 

Patrul Rinpoche nổi tiếng qua phương cách Ngài sử dụng (trong khi giảng dạy) để có thể trực tiếp thăm dò chiều sâu tâm thức của các đệ tử. Ngài có niềm tin vô cùng kiên định vào câu châm ngôn của Ngài Atisa: “Thiện tri thức tuyệt hảo nhất là người tấn công vào các lỗi lầm tiềm ẩn của bạn.” Mặc dù những hướng dẫn của Ngài rõ ràng là để thích ứng với nhóm thính giả đặc biệt của Ngài, nhưng nếu ta chịu khó làm một vài thủ tục hoán chuyển thì chúng ta cũng có thể thấy rõ ra rằng bản tánh con người nói chung đều giống nhau một cách kỳ lạ bất luận thời gian và dị biệt văn hoá. Chúng tacảm tưởng rằng những chỗ sâu kín của cá tính riêng ta được phơi bày, và ta được thúc đẩy để tự tra vấn về những thói quen suy tưởng của chính mình, mở bày tâm hồn ta trước những triển vọng mới mẻ. 

Trong chương kết luận, tác giả mô tả công việc của Ngài như sau: 

Khi biên soạn những giáo huấn này, tôi gần như không để cho những cân nhắc về mỹ học hay văn chương lôi kéo. Mục đích chính yếu của tôi là chỉ ghi chép một cách trung thực những giáo huấn truyền khẩu của vị Thầy tôn kính của tôi theo một cách trình bày dễ hiểu và có lợi lạc cho tâm thức. Tôi đã cố gắng bằng hết khả năng của mình để không làm hư hoại những giáo huấn ấy bằng cách pha trộn vào đó những ngôn từý tưởng của riêng tôi. Trong một số trường hợp riêng biệt, Thầy tôi cũng thường ban truyền nhiều giáo huấn đặc biệt nhằm phơi bày những lỗi lầm tiềm ẩn, và tôi đã thêm vào bất kỳ những gì tôi nhớ được về những điều này trong những đoạn văn thích hợp nhất. Đừng nên coi những giáo huấn phơi bày lỗi lầm này như một cánh cửa sổ để qua đó bạn có thể xem xét lỗi lầm của người khác, mà phải coi đó là một tấm gương để khảo sát chính bạn. Hãy xem xét kỹ lưỡng bản thân bạn để xem mình có hay không có những lỗi lầm tiềm ẩn đó. Nếu có, hãy nhận ra chúng và hãy trục xuất chúng. Hãy chỉnh sửa tâm bạn và thanh thản đặt tâm ấy trên con đường tu đúng đắn

Đối với Phật Giáo Kim Cương Thừa thì Giác Ngộ không phải là một lý tưởng xa vời nhưng là điều có thể đạt được ở đây và ngay lúc này, trong chính cuộc đời này, qua những phương pháp tu tập thích hợp và qua một nỗ lực siêu việt. Theo truyền thống trí tuệ sống độngTây Tạng, mỗi một Kinh điển, mỗi một pháp môn thiền định và pháp rèn luyện tâm thức, tất cả đều được truyền lại từ một vị thầy xuống đến đệ tử, và sau đó cần phải thấm nhuần trong tâm thức cho tới khi trở thành một phần không thể thiếu trong kinh nghiệm tu tập của hành giả. Một trong những từ chỉ việc tu tâäp tâm linhTây Tạng là nyamlen, nghĩa đen là “đưa vào kinh nghiệm.” Những người có thể được coi là bậc trì giữ dòng truyền thừa, một vị Thầy tâm linh chân chính có đầy đủ phẩm hạnh, phải là người đã thực sự đạt được chứng ngộ. Patrul Rinpoche nắm giữ một dòng truyền dạy liên tục bắt nguồn từ chính Đức Phật. Dòng truyền thừa này đã nối tiếp không đứt đoạn, từ một vị Thầy chứng ngộ truyền xuống tới một vị chứng ngộ kế tiếp, cho tới tận ngày nay. 

Patrul Rinpoche Và Truyền Thống Mà Ngài Kế Thừa 

Patrul Rinpoche thuộc dòng phái Nyingma là truyền thống cổ xưa nhất của Phật Giáo Tây Tạng. Trong phái này có hai nhánh truyền thừa khác nhau. Đó là (1) Kahma, (bka’ ma) hay dòng khẩu truyền, được truyền từ Thầy tới trò qua nhiều thế kỷ, và (2) dòng truyền trực tiếp phi thường Terma (gter ma) hay Kho Tàng Tâm Linh. Những giáo lý (của dòng Terma) được Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) và vị nữ đệ tử vĩ đại Yeshe Tsogyal của Ngài cất dấu vào thế kỷ thứ tám, và đã được khám phá trong những thời đại sau đó vào một thời điểm thích hợp. Lời Vàng Của Thầy Tôi là những giảng dạy về các pháp tu tập dự bị của phái Longchen Nyingtik (klong chen snying thig), có nghĩa là Tâm-Yếu của Đại-Quảng-Trí (Heart-Essence of the Vast Expanse), một kho tàng tâm linh được Ngài Rigdzin Jigme Lingpa khám phá (1729-1798).

Jigme Lingpa là một bậc phi thường, hầu như không bao giờ phải học tập mà đã trở nên cực kỳ uyên bác nhờ vào tuệ giác của Ngài đã được khai mở trong một loạt những cuộc nhập thất tu thiền dài hạn. Ngài đã thọ nhận giáo huấn Tâm-Yếu của Đại-Quảng-Trí trong một loạt các linh kiến đến từ Ngài Longchenpa, một Lạt Ma vĩ đại vào thế kỷ thứ mười bốn. 


Jigme Gyalwai Nyugu 

Vị Thầy toàn hảo của Patrul Rinpoche. Patrul Rinpoche được nghe Ngài giảng Tâm-Yếu của Đại-Quảng-Trí (Longchen Nyingtik) nhiều lần, và đã quả quyết rằng Lời Vàng Của Thầy Tôi là một bản văn toát yếu không hơn không kém ghi chép lại một cách trung thực tất cả những gì Ngài đã được nghe từ Thầy của mình vào những dịp khác nhau. 

Longchenpa đã hệ thống hoá giáo thuyết của dòng Cổ Mật (Nyingmapa) trong một trước tác luận giải thật không thể nghĩ bàn mang tên Thất Bảo Luận (*Bảy Kho Báu) (mdzod bdun) và trong những tác phẩm khác của Ngài, bao gồm đầy đủ tất cả những lãnh vực đã được giảng dạy trong Phật Giáo, và đặc biệtthảo luận đầy đủ về những điều rất vi tế trong pháp Đại Viên Mãn (Dzogchen). Ngài cũng biên soạn một cách bao quát về những giáo lý của các trường phái khác, nhưng những tác phẩm này đã bị thất lạc. Mặc dù sống trước Jigme Lingpa vài thế kỷ, Ngài thực sự là vị Thầy chính yếu của Jigme Lingpa. 

Trước tiên, Jigme Lingpa đã thực hành tu tậptinh thông các giáo pháp mà Ngài khám phá, và sau đó đã truyền dạy các giáo pháp này cho một số ít đệ tử thân cận là những người có khả năng trở thành những bậc trì giữ thanh tịnh giáo thuyết mà họ đã thọ nhận. Một trong những vị đó là Ngài Jigme Gyalwai Nyugu tức là Sư Phụ của Patrul Rinpoche. Sau khi trải qua một thời gian khá dài với Jigme Lingpa ở Tây Tạng, Ngài Jigme Gyalwai Nyugu trở về Kham (miền đông Tây Tạng). Ở đó Ngài đưa vào thực hành tất cả những gì Jigme Lingpa đã chỉ dạy cho Ngài, sống trên một sườn núi cô tịch trong một chỗ trũng nhỏ bé trên mặt đất, thậm chí không có cả một miệng hang để ẩn náu, và chỉ có cây cỏ hoang dã làm thực phẩm. Ngài dửng dưng với mọi sung túctiện nghi, quyết định bỏ mặc mọi mối quan tâm thế tục và tập trung vào mục đích tối hậuđại ngộ. Dần dần các đệ tử tụ hội lại quanh Ngài, sống trong những chiếc lều trên sườn đồi lộng gió. Một trong những vị đệ tử này là chàng thanh niên Patrul, người đã nhận từ Ngài không dưới mười bốn lần các giáo lý chứa đựng trong quyển sách này. Sau đó Patrul cũng đã theo học với nhiều Lạt Ma vĩ đại đương thời, kể cả Ngài Do Khyentse Yeshe Dorje sống ngoài vòng ước lệ, là bậc Thầy đã trực chỉ chân tâm cho chàng thanh niên Patrul. 

Suốt cuộc đời, Patrul Rinpoche đã một mực noi theo gương sống tối đa giản dị của Thầy mình. Mặc dù khi còn nhỏ Ngài đã được công nhận là một Lạt Ma Hoá Thân, hay tulku. Tên của Ngài là cách viết tắt hai chữ Palgye Tulku – và theo lẽ thông thường thì Ngài đã có một địa vị cao trọng trong một cơ sở tu viện, nhưng Ngài đã trải đời mình lang thang đây đó, cắm trại ngoài trời, trong bộ lốt của một kẻ hành khất bình thường. Nếu được cúng dường vàng hay bạc, Ngài thường để lại trên mặt đất, cho rằng của cải đó chỉ là nguồn mạch của phiền não. Ngay cả khi đã trở thành một Đạo Sư danh tiếng, Ngài du hành khắp nơi không ai biết tới, sống một cách đơn giảnvô tư y như trước. Thậm chí có câu chuyện về một Lạt Ma mà Ngài đã gặp trên đường du hành, ông ta cho rằng Ngài là một người bạn tốt có thể thấm nhuần lợi lạc từ một giáo lý phi thường như thế này nên đã dạy lại chính bản văn này cho Ngài. Trong một dịp khác, Ngài du hành với một goá phụ nghèo khổ, giúp bà ta nấu nướng và chăm sóc những đứa con của bà, cõng chúng trên lưng. Khi họ đi tới nơi, Patrul Rinpoche cáo lỗi, nói rằng Ngài có việc quan trọng phải làm. Người đàn bà nghe nói rằng có Ngài Patrul Rinpoche vĩ đại đang giảng dạy tại tu viện. Bà đi tới đó để được nhìn thấy Ngài, và đã sửng sốt khi nhìn thấy người bạn đồng hành của mình đang ngồi trên pháp toà giảng dạy cho một hội chúng đông đảo. Vào cuối buổi giảng, Ngài yêu cầu tặng hết tất cả những vật cúng dường cho bà. 

Đối với chúng đệ tử, Ngài vô cùng ân cần từ ái nhưng cũng hết sức cứng rắn. Ngài đối xử với những hành khất và những vị vua hoàn toàn như nhau. Trong mọi tình huống, Ngài chỉ quan tâm tới việc làm lợi lạc cho người khác, và Ngài luôn luôn nói ra bất kỳ những gì ích lợi nhất, bất chấp những thói tục tế nhị thông thường trong xã hội

Trình Tự Tu Tập (các giai đoạn thực hành) 

Lời Vàng Của Thầy Tôi thuộc vào loại tác phẩm văn học được gọi là “những hướng dẫn được biên soạn” (khyid yig), cần phải noi theo và bổ túc cho những giảng dạy khẩu truyền, giúp làm sáng tỏ một bản văn dạy về thiền định. Trong trường hợp này, nghi quỹ thiền định đang được nhắc tới là pháp tu dự bị của 
Tâm-Yếu của Đại-Quảng-Trí (Heart-Essence of Vast Expanse hoặc Longchen Nyingtik). 

Giáo lý thuộc hệ Tâm-Yếu của Đại-Quảng-Trí mà Ngài Longchenpa truyền cho Jigme Lingpa đã trở thành một trong những giáo lý được lưu truyềnthực hành rộng rãi nhất trong dòng Nyingmapa. Giáo lý này bao gồm một con đường Kim Cương Thừa toàn thiện, khởi hành ở giai đoạn bắt đầu với những pháp tu tập dự bị (sngon ‘gro hay Ngondro). Sau đó tới phần thực hành chính yếu (dngos gzhi), gồm có ba giai đoạn chính là (1) giai đoạn phát triển (bskyed rim), (2) giai đoạn thành tựu (rdzogs rim), và (3) Đại Viên Mãn hay Đại Toàn Thiện (rdzogs pa chen po). 

Các pháp tu dự bị gồm có (1) phần chuẩn bị bên ngoài và (2) phần chuẩn bị bên trong, và tài liệu trước tác mà chúng ta đang có trong tay đã phân chia thành hai phần khác nhau một cách thích hợp. Phần Một, gồm các pháp tu dự bị thông thường hay các chuẩn bị bên ngoài, được đề cập tới qua những đề mục như sau: 1) những điều kiện tự dothuận duyên nhờ có được thân người, 2) vô thường, 3) khổ não của sinh tử luân hồi, 4) làm thế nào nghiệp báo hay nguyên lý nhân quả có thể chi phối mọi hành vi của chúng ta, 5) lợi lạc của giải thoát, và 6) làm thế nào để theo chân một vị Thầy tâm linh. Những yếu tố này là những điều căn bản giúp ta có thể có được một hiểu biết đúng đắn về giá trị của Phật Đạo. Những điều này là những hiểu biết tổng quát, là nền tảng của Phật Giáo nói chung. Những suy niệm như trên là những điều mà ai ai cũng có thể quán chiếu, cho dù có là Phật tử hay không. 

Phần Hai, những pháp tu dự bị phi thường hay những chuẩn bị bên trong, bắt đầu bằng quy y – học cách nương tựa nơi Phật, Pháp (giáo lý của Ngài) và Tăng đoàn (cộng đồng Phật Giáo). Đây là hứa nguyện căn bản trong Đạo Phật, đối với mọi truyền thống Phật Giáo cũng đều giống như nhau. Kế tiếp là phần phát khởi Bồ Đề Tâm hay “tâm Giác Ngộ.” Thái độ từ và bi vô điều kiện của tâm Bồ Đề nhằm dẫn dắt tất cả chúng sinh tới giải thoát viên mãn, là căn bản của Phật Giáo Đại Thừa. Tâm Bồ Đề phải được đi kèm với các pháp tu tịnh hoá ác nghiệp đã tạo trong quá khứ, và tích tập những năng lực thiện lành cần thiết để thăng tiến trên con đường tu. Những pháp tu này vận dụng trọn vẹn những kỹ thuật thiện xảo của pháp môn quán tưởng và trì tụng minh chú (mantra) là phương tiện thiện xảo đặc biệt của riêng truyền thống tu tập theo Kim Cương Thừa

Cuối cùng tới pháp BổnDu Già (Guru Yoga), hợp nhất tâm ta với tâm của Thầy. Pháp BổnDu Già chính là gốc rễ của Kim Cương Thừa, và trong pháp môn này, mối liên kết hoàn toàn thanh khiết thuần tịnh giữa Thầy và trò có một tầm quan trọng tột bực. Ngoài ra, trong pháp này cũng bao gồm cả phần thực hành pháp chuyển di tâm thức (phowa), đây là một phương pháp thần tốc (đường tắt) khiến những ai không thể theo đuổi con đường tu chứng tới tận cùng vẫn có thể đạt được giải thoát vào lúc chết. 

Đối với những pháp môn thực hành trong Phần Hai thì cần phải có sự dẫn dắt của một vị Thầy có đầy đủ phẩm hạnh, (có khả năng và đã chứng ngộ). Quả thực đây là một lời khuyên dành cho bất kỳ một pháp môn tu tập tâm linh nào. Ở xứ Tây Tạng thời tiền Cộng Sản, hầu như tất cả dân chúng 

Tây Tạng đều tự coi mình là Phật tử, và họ nỗ lực sống một cuộc đời đức hạnh theo lời Phật dạy, cúng dường, trì tụng một số bài cầu nguyện và những câu thần chú. Điều này thực sự vẫn còn rất phổ biến ngay tại một xứ Tây Tạng đang bị chiếm đóng ngày nay. Nhưng một ít người trong số những Phật tử [hiểu theo định nghĩa tổng quát về Phật tử như trên], sau đó đã quyết định theo đuổi hành trình tâm linh một cách tích cực, và chính những người như thế đã miên mật hành trì những pháp môn tu tập này, thường là phải lập đi lập lại mỗi một pháp môn hành trì [trong Phần Hai]ù cả thảy là một trăm ngàn lần. 

Kế tới là các pháp môn thực hành của hai giai đoạn phát triểnthành tựu, mà cực điểm là Đại Viên Mãn (hay Đại Toàn Thiện). Theo truyền thống Tây Tạng, hành trình bên trong được vạch ra một cách cực kỳ chính xác đến phải kinh ngạc. Đối với mỗi giai đoạn thực hành đều có những lời giảng dạy khẩu truyền và những tài liệu diễn giảng. Kim Cương Thừa là một nền khoa học của tâm, trong đó một vị Thầy lão luyện hoàn toàn thấu suốt tầm ảnh hưởng của mỗi một kinh nghiệm tu tập và có giải pháp cho mỗi một sai lầm. Tài liệu hiện có của chúng ta không đi sâu vào chi tiết của phần còn lại của con đường tu (gồm các giai đoạn phát triển, thành tựu và Đại Viên Mãn), nhưng ở đây chúng tôi sẽ đưa ra một cái nhìn khái quát ngắn gọn để độc giả có thể cóù được một khái niệm về tiến trình tu tập xảy ra tiếp theo sau những pháp tu dự bị

Các Pháp Tu Dự Bị 

Những pháp tu dự bị bên ngoài gồm có bốn tư tưởng quán chiếu để chuyển tâm ra khỏi vòng luân hồi sinh tử

Những pháp tu dự bị bên trong là: 1) quy y, (2) phát khởi Bồ Đề Tâm (bodhicitta), 3) tịnh hoá bằng pháp hành trì Kim Cương Tát Đoả (Vajrasattva), 4) tích tụ công đức bằng pháp cúng dường mạn đà la, và 5) hành trì pháp BổnDu Già (Guru Yoga). 

Đôi khi có những yếu tố khác cũng được thêm vào, như trong Tâm-Yếu của Đại-Quảng-Trí. Nghi quy hành trì có thể rất dài hoặc rất ngắn. Tuy nhiên trên đây là cấu trúc tổng quát. 

Giai Đoạn Phát Triển 

Trong giai đoạn phát khởi (hay phát triển), ta tu tập để phát triển một linh kiến giác ngộ về thế giới này bằng cách quán tưởng bản thân ta là một vị Phật, và môi trường quanh ta là một cõi Phật thanh tịnh trong khi trì tụng một câu minh chú thích hợp. Tiến trình này sẽ mang vẻ giả tạo vào lúc ban đầu, là cái gì được ta phát triển hay làm cho sinh khởi, nhưng cách thức ta quán tưởng này thật ra tương ứng với chính những kinh nghiệm về linh kiến của những bậc đã chứng ngộ. Bằng cách chấp nhận thói quenthấm nhuần nhận thức mới mẻ này, ta có thể làm suy yếu dần những tập quán bình thường của tri kiến thô thiển dựa trên vô minhdựa trên những khuynh hướng lâu đời của cảm xúc ô nhiễm. Qua đó, ta có thể đưa mình vào những chứng nghiệm ởù mức độ vi tế hơn. Những pháp môn hành trì này dựa trên hình thức của các nghi quỹ (sadhana), là những bản văn đôi khi hết sức thi vị ghi lại các nghi thức hành trì

Giai Đoạn Thành Tựu (Toàn Thiện

Một khi thị kiến thiêng liêng đã trở thành một kinh nghiệm sống thực thì tiến trình tu tập của giai đoạn thành tựu được hoàn tất, và [sau đó, hành giả có thể] đi sâu hơn vào các chứng nghiệm bằng cách tu tập dựa trên các năng lực vi tế (subtle energies) của thân, qua việc làm chủ hơi thở, qua những tư thế của thân cùng các pháp môn du già khác. 

Đại Viên Mãn (Dzogchen, Đại Toàn Thiện) 

Trong các giai đoạn phát triểnthành tựu, ta đạt được trí tuệ chói ngời (dpe’i ye shes) nhờ vào những kinh nghiệm thiền định để chỉ cho ta thấy đâu là bản tánh của tâm. Trong Dzogchen - Đại Viên Mãn - bản tánh của tâm được vị Thầy chỉ thẳng và chỉ một cách bất thình lình. Đây là một kinh nghiệm trực ngộ Phật tánh. Những pháp thực hành tiếp theo sau đó sẽ bao gồm việc làm quen với kinh nghiệm trên, và phát triển kinh nghiệm đó trên một bình diện bao la rộng lớn, mỗi lúc mỗi tăng trưởng hơn lên. Ở đây ta đạt được tuệ giác đích thực hay tuệ giác viên mãn (don gyi ye shes), trực nghiệm chân lý tối hậu

Trên một phương diện nào đó, mỗi giai đoạn tu tập được xây dựng trên nền tảng của một giai đoạn tu tập trước đó, nhưng đồng thời, mỗi giai đoạn cũng lột bỏ được thêm những lớp mê lầm, để lại mãi mãi một kinh nghiệm trần trụi về thực tại [sau khi đã bóc đi lớp vỏ vô minh]. Tự mỗi một pháp môn hành trì cũng là một con đường viên mãn, và đối với những ai có trí tuệ để thấy được thì trong mỗi một pháp môn hành trì, tất cả những pháp môn tu tập khác cũng được bao gồm trong đó. Ngay cả những pháp tu dự bị, và ngay cả những yếu tố riêng lẻ trong những pháp tu này, tự các yếu tố ấy cũng có thể tạo thành một con đường viên mãn đưa đến Giác ngộ

Đặc biệt, pháp BổnDu Già (Guru Yoga) là tinh tuý của tất cả mọi con đường. Các vị Thầy của dòng truyền thừa thường nói rằng tất cả các pháp hành trì phải được thực hiện theo giống phương cách ta hành trì pháp BổnDu Già. Hoàn toàn mở rộng lòng ra và giữ tâm sùng mộ tuyệt đối với một vị Thầy đã chứng ngộ là phương thức bảo đảm và nhanh chóng nhất để tiến tu

Patrul Rinpoche đã biểu lộ tầm quan trọng chủ yếu của vị Thầy tâm linh ngay trong tựa đề của quyển sách này, Kunzang Lamai Shelung, mà chúng tôi đã dịch thoát là Lời Vàng Của Thầy Tôi. 

Kunzang có nghĩa là “viên mãn mọi nơi” hay “luôn luôn viên mãn.” Từ này là tên tắt của Kuntuzangpo (Phạn ngữ: Samantabhadra), được biểu lộ qua hình tượng của một vị Phật trong sắc tướng trần trụi, màu xanh da trời đậm. Tuy nhiên biểu tượng này không tượng trưng cho một con người, mà chính là Phật-tánh, là sự thuần tịnh bất biến của tâm, là chân tánh nguyên sơ của vạn pháp. Thông thường thì chân tánh này bị che mờ và chính vị Thầy, người đã chứng ngộ chân tánh ấy, là người có thể dẫn dắt ta khám phá ra chân tánh ấy ở trong chúng ta, trong tất cả nét vẻ vinh quang không che đậy. Lạt Ma (lama) có nghĩa đen là: “tối thượng.” Đây là cách biểu lộ của tiếng Tây Tạng đối với từ Guru trong tiếng Ấn Độ. Cả hai từ này đã trở nên quá quen thuộc trong ngôn ngữ bình thường, nhưng như Patrul Rinpoche có giải thích, đối với chúng ta (là những hành giả) thì vị Thầy tâm linh giống như là Đức Phật hiện tiền. Ngài đem đến cho ta nhữngï truyền dạy của chư Phật trong quá khứ, là hiện thân của chư Phật trong hiện tại, và qua giáo lý của Ngài, Ngài cũng là suối nguồn của chư Phật trong tương lai. Patrul Rinpoche nói rằng trên một phương diện nào đó thì pháp BổnDu Già siêu việt hơn các pháp tu của hai giai đoạn phát triểnthành tựu, bởi pháp BổnDu Già trực tiếp mở ra con đường dẫn tới tuệ giác tối thượng nhờ vào năng lực gia hộ của vị Thầy. 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.