- Về Thăm Lại Đức Vua Seniya Bimbisāra
- Veḷuvana (Trúc Lâm Tịnh Xá)
- Hai Vị Đại Đệ Tử
- Thâu Nhiếp Mahā Kassapa
- MÙA AN CƯ THỨ HAI (Năm 586 trước TL)
- Bài Đồng Dao Biếm Nhẽ
- Về Thăm Quê Hương
- Hóa Độ Quyến Thuộc
- Các Ông Hoàng Quý Tộc Ra Đi
- MÙA AN CƯ THỨ BA (Năm 585 trước TL)
- Ôi! Hạnh Phúc Quá!
- Thần Y Jīvaka Komārabhacca
- Đức Tin Phát Sáng
- Lấy Vàng Đổi Đất
- Ngũ Minh(1) Cũng Chưa Đủ
- Viếng Thăm Kỳ Viên Đại Tịnh Xá
- Tại Rừng Mahāvana
- Dạy Dỗ Bậc Đại Trí Thức
- MÙA AN CƯ THỨ TƯ (Năm 584 trước TL)
- Tứ Đại Thiên Vương
- Chuyện Tình Của Chàng Nhạc Sĩ Càn-Thát-Bà
- Vesāli Thiên Tai, Dịch Hoạ
- Chậu Nước Bẩn, Thau Nước Sạch Và Cái Vòi Voi
- Máu Quý Hơn Nước
- Thăm Phụ Vương Lần Cuối
- Câu Chuyện Về Bộ Tam Y Quý Giá Và Đức Phật Metteyya (Di Lặc) Vị Lai
- Lúc Nào Thì Đức Phật Metteyya Xuất Hiện
- Những Bàn Tay Kỳ Diệu Và Lời Cuối Bên Những Người Thân
- Lễ Hỏa Táng Đức Vua
- Thành Lập Giáo Hội Bhikkhunī
- MÙA AN CƯ THỨ NĂM (Năm 583 trước TL)
- Ổn Định Ni Chúng
- Hóa Độ Kỹ Nữ Ambapālī
- Cảm Hóa Thủ Lãnh Tướng Quân Sīha
- MÙA AN CƯ THỨ SÁU (Năm 582 trước TL)
- Bát Gỗ Đàn Hương
- Tiếp Chuyện Đức Vua Seniya Bimbisāra
- Bà Quý Phi Xinh Đẹp
- Duyên Xưa, Lối Cũ
- Thần Thông Cảm Hóa Ngoại Đạo
- MÙA AN CƯ THỨ BẢY (Năm 581 trước TL)
- Đền Ơn Huyết Sữa
- Với Đức Vua Pāsenadi
- Cuộc Luận Chiến Về Chiêm Tinh
- Với Chàng Thanh Niên Nô Lệ
- Thêm Một Vị Đại Đệ Tử
- Về Sợi Dây Luyến Ái
MỘT CUỘC ĐỜI
MỘT VẦNG NHẬT NGUYỆT
TẬP 2
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Nhà xuất bản Văn Học 2014
Tại Rừng Mahāvana
Trên đường trở về, do ít người, ít việc, đại đức Ānanda rất sung sướng theo hầu cận đức Phật và tha hồ học hỏi về giáo pháp. Đại đức hãnh diện nói:
- Đệ tử học thuộc hết, bạch đức Thế Tôn! Tất cả mọi thời pháp đệ tử nghe được từ đức Thế Tôn hoặc qua sư huynh Sāriputta, đệ tử đều thuộc nằm lòng! Còn có một số thời pháp liên hệ đến sáu năm khổ hạnh, sự chứng ngộ tại cội Bodhirukkha, bốn mươi chín ngày đức Thế Tôn chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát... thì đệ tử chỉ nghe được từng khúc, từng đoạn qua trưởng lão Koṇḍañña, Assaji...
Đức Phật biết rõ chuyện ấy. Nên ngoài những khi dừng chân tại Mallā, gặp trưởng lão Kāḷudāyi, lắng nghe công việc hoằng hóa ở đây; giáo giới một số tân tỳ-khưu ở Vajjī; lúc rảnh rỗi, ngài đều kể lại tận tường cho đại đức Ānanda nghe. Các thời pháp ở Lộc Uyển, rừng Kappāsiya, chuyến về lại cội bồ-đề thăm gia đình Sujāta, triệu phú Senānī, cô bé Punna, chú bé Sotthiya tặng tám bó cỏ như thế nào, đức Phật cũng kể lại từng chi tiết. Việc hóa độ ba anh em đạo sĩ tóc bện Kassapa và một ngàn đồ chúng của họ tại tụ lạc Uruvelā, dãy núi Gayā, bờ bắc sông Nerañjarā thì phải đối thoại nhiều lần, phải nhẫn nại nhiều ngày, phải thuyết giáo nhiều cách, phải sử dụng thần thông nhiều lượt; lại còn cần sự hỗ trợ của Tứ đại thiên vương, trời Sakka, phạm thiên Sahampati như thế nào mới đưa họ vào chánh giáo được. Thời pháp “tất cả các pháp đều bị bốc cháy” tại sườn núi Gayāsīsa, đức Phật thuyết lại làm cho đại đức Ānanda rợn tóc gáy, xúc động cả toàn thân, thấy rõ sự nguy hiểm của thế gian lục dục ngũ trần! Đại đức Anuruddha và thị giả Upavāna cũng hưởng được lợi lạc không ít. Đức Phật mỉm cười, nói với Anuruddha:
- Hãy tinh cần và nhiệt tâm tu tập thêm nữa, này Anuruddha! Thấy được một trăm, hai trăm ngàn thế giới thì không thể chấm dứt khổ đau, phiền não được đâu! Thỉnh thoảng, sau khi thiền định, trở lại cận hành, quán sát xem thử các dòng cảm giác, dòng tri giác, dòng tâm hành, dòng thức tri chúng trôi chảy ra sao, rồi chúng sẽ duyên khởi như thế nào!
- Đệ tử sẽ cố gắng!
- Lúc nào thấy có trở ngại gì, thắc mắc về điều gì thì cứ thưa hỏi!
- Dạ thưa vâng!
Đến Vesāli, rừng Mahāvana, đức Phật ngạc nhiên là ở đây dường như đã đổi khác: Có cả giảng đường, hương phòng dành riêng cho ngài và rải rác đây đó cả hằng trăm cốc liêu nữa. Vật liệu xây dựng tuy chỉ là tranh, tre, nứa, lá nhưng trông khá xinh xắn, thanh nhã rất thích hợp với đời sống giản dị của sa-môn. Tôn giả Vappa, Bhaddiya, Nadīkassapa và rất đông tỳ-khưu ra đón ngài từ đầu bìa rừng, trông ai cũng rạng rỡ. Họ chào hỏi, giới thiệu lẫn nhau. Tỳ-khưu Subhūti có cơ hội biết thêm nhiều vị trưởng lão nổi danh.
Vào chỗ ngồi đã được sắp đặt sẵn tại giảng đường, đức Phật tỏ lời khen ngợi các vị trưởng lão và chư tỳ-khưu đã tự mình thiết lập được cơ sở truyền giáo ở đất nước này.
Trưởng lão Vappa, lớn tuổi nhất, tường trình mọi việc:
- Bạch đức Thế Tôn! Trưởng lão Mahā Kassapa nhờ sống đời đầu-đà khổ hạnh nên đã hóa độ được rất nhiều người nghèo khổ; mười ba pháp đầu-đà của vị ấy quả thật là xứng đáng làm gương cho mọi người – chư vị tỳ-khưu theo học rất đông. Trưởng lão Assaji đang xây dựng cơ sở tại Videha. Trưởng lão Gayākassapa ở tại Moriya cũng rất thành công. Trưởng lão Kāḷudāyi tại Mallā thì đức Thế Tôn đã gặp rồi. Hiện tại, chúng đệ tử rút bớt về đây một trăm tỳ-khưu để tạo dựng cơ sở, vì địa điểm này có lẽ khá quan trọng trong tương lai. Việc khởi tâm cúng dường để xây dựng Đại Lâm nầy là do mấy vị phú hộ và các gia chủ ở trong vùng, do họ có nhu cầu nghe pháp, học hỏi pháp. Có lẽ đức Thế Tôn sẽ giáo giới thêm cho họ vào các buổi chiều!
Đức Phật rất hài lòng về các vị trưởng lão ưu tú, ngài nói:
- Kỳ Viên đại tịnh xá rất lớn, có thể chứa vài ba ngàn tỳ-khưu mà không sợ khó khăn về vật thực. Có lẽ chư vị nên cho rút bớt các nơi về an cư tại đấy, nếu còn kịp thời gian. Sau mùa mưa, lưu ý là tại các thị trấn miền Nam Kosala, chúng ta vẫn chưa có người. Các xứ Kālāma, Kāsi, Vaṃsā, Avantī rộng lớn mênh mông mà chỉ có trưởng lão Yasa và chừng trăm vị tỳ-khưu! Thành phố Bārāṇasī, Kosambī và các vùng đối diện bờ
Chiều hôm ấy, đức Phật thuyết một thời pháp nói về bố thí, trì giới, các cảnh trời rồi đặt hội chúng trên quy giới, thành người cư sĩ áo trắng. Buổi tối, đức Phật giáo giới chư vị tỳ-khưu, sau đó cho đề mục thiền định hợp với căn cơ một số các vị sơ tu!
Sáng hôm sau, đức Phật lên đường; trưởng lão Vappa, Bhaddiya và Nadīkassapa đến đảnh lễ. Đức Phật nói với ba vị:
- Hiện nay, nội bộ các tiểu bang Vajjī, Licchavī không được yên ổn, nhất là tại Vesāli. Các vị vua được bầu lên và nhóm tướng quân đang xung đột, tranh giành quyền lực nên nhiều pháp bất thiện đã phát sanh. Rất nhiều thiên, thần, thiện dạ-xoa ở nơi này họ không hoan hỷ nên đã lần lượt bỏ đi; trong nay mai những tai ương, dịch họa sẽ đổ xuống đất này. Các ông và tất cả tỳ-khưu ở đây nên tạm thời về an cư mùa mưa ở Trúc Lâm. Chỉ giữ lại năm bảy người để chăm sóc cơ sở. Tương lai ở đây như thế nào, Như Lai đã tiên liệu.
Các trưởng lão đều có thiên nhĩ, thiên nhãn, họ biết điều đó nên vâng mệnh, y lời.