- MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI LĂM (Năm 573 trước TL)
- Chuyện Ở Sākya
- Kinh Đại Không
- Lửa Địa Ngục Trong Phòng
- Đất Rút
- Như Lai Không Tranh Luận Với Đời
- Giảng Sư Rāhula
- Tỳ-Khưu Rāhula Vô Dư Niết-Bàn
- Tâm Hộ Pháp Của Hai Vị Đại Thí Chủ
- Cậu Công Tử Hư Hỏng
- Thương Nhiều Khổ Nhiều
- Ta Thương Yêu Bản Thân Ta Nhất
- Bốn Câu Hỏi Của Trời Đế Thích
- MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI SÁU (Năm 572 trước TL)
- Hóa Độ Dạ-Xoa Āḷavaka
- Chấn Chỉnh Chư Tăng Āḷavakā
- Độ Người Nông Dân Nghèo
- Tu Tập Niệm Chết
- MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BẢY (Năm 571 trước TL)
- Cái Lõi Cây
- Đất Hoá Vàng
- Tấm Lòng Của Cô Gái Uttarā
- Đần Độn Quá Trời!
- “Làm Bậy! Làm Bậy!”
- Ai Mua Mỹ Nhân?
- Tên Đồ Tể
- Về Vải Dơ Quăng Bỏ
- Ngỗng Trời Cất Cánh Thênh Thang
- MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI TÁM (Năm 570 trước TL)
- Cô Gái Con Người Thợ Dệt
- Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa)
- Ruộng Phước
- Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta
- MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN ( Năm 569 trước TL)
- Móc Cho Con Mắt Đẹp
- Ngạ Quỷ Mình Trăn
- Cùng Một Nguyên Lý
- “Hớt” Phước Của Người Nghèo!
- MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)
- Phước Cho Quả Hiện Tại
- Bảy Thánh Sản
- Chuyện Kể Về Cõi Trời
- Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn
- Nhân Duyên Quá Khứ
- MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI MỐT (Năm 567 trước TL)
- Tối Thượng Trân Bảo
- Tôn Giả Ānanda Làm Thị Giả
- Đông Phương Lộc Mẫu
- Cảm Hóa Aṅgulimāla
- “Cái Một”
- Nam Hóa Nữ, Nữ Hóa Nam
- TỪ HẠ THỨ HAI MƯƠI HAI ĐẾN HẠ THỨ BỐN MƯƠI BỐN (566 đến 544 trước TL)
- Chính Thức Ban Bố Giới Luật Căn Bản Thanh Tịnh (Pātimokkha)
- Bà Mẹ Hộ Độ Tuyệt Vời
- Từ Ngũ Giới Đến Bát Quan Trai Giới
- Thu Phục Rồng Chúa Nandopananda
MỘT CUỘC ĐỜI
MỘT VẦNG NHẬT NGUYỆT
TẬP 5
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Nhà xuất bản Văn Học 2014
Độ Người Nông Dân Nghèo
Tại điện thờ Aggāḷava này, đức Phật thường để dành nhiều thì giờ thuyết pháp đến cho chư tỳ-khưu; đặc biệt là đức vua, triều đình bá quan, dân chúng sau câu chuyện hóa độ dạ-xoa Āḷavaka, đức tin của họ cuồn cuộn như sóng tràn. Đôi khi vì đáp ứng nhu cầu học hỏi và tu tập của mọi người, hai vị đại đệ tử phải thay đức Phật thuyết pháp, giáo giới cho họ, bất kể buổi sớm hay buổi chiều nếu thấy thời gian thuận tiện.
Hôm kia, đức Phật và chư vị trưởng lão được đức vua và triều đình Āḷavī thỉnh đặt bát ngay tại điện thờ Aggāḷava; khi tất cả đâu đấy đã xong, đức Phật thọ thực rồi, nói vài lời phúc chúc rồi nhưng ngài lại chưa ban pháp thoại. Các vị thánh có thắng trí biết rõ đức Thế Tôn đang cố ý chờ đợi một người: Đấy là một nông dân nghèo có duyên căn!
Người nông dân này bị lạc mất một con bò đực kéo cày nên đã đi tìm nó suốt buổi sáng. Trên đường gần ngoại ô thành phố, ông nghe mọi người bàn tán xôn xao về nhiều chuyện hy hữu, “thần thoại” của đức Phật và hiện ngài đang thuyết pháp ở tại điện thờ Aggāḷava. Dừng chân lại, ông suy nghĩ: “Ta nên tiếp tục đi tìm con bò lạc hay nên đi nghe pháp? Con bò cho mình sinh kế để nuôi được cái thân, nhưng nghe pháp thì nuôi được cái tâm. Vậy nuôi cái thân quan trọng hay nuôi cái tâm quan trọng hơn? Cái thân thì chỉ được một đời, còn cái tâm thì sống được nhiều đời”. Vì so sánh như vậy, biết cái tâm quý hơn nên người nông dân bỏ chuyện đi tìm bò, cũng quên cả chuyện ăn uống, bươn bả đi vào nội thành, tìm đến điện thờ thì trời đã khá trưa.
Với mồ hôi mồ kê nhễ nhại, ông ta chen được đám đông vào đảnh lễ đức Phật với tâm vô cùng hoan hỷ.
Đức Phật quay sang bảo một vài cư sĩ là nên chuẩn bị một phần ăn cho người nông dân đang đói lả vì suốt buổi sáng ông ta chưa ăn gì.
Sau khi người nông dân độ thực xong đã lấy lại sức lực, đức Phật mới bắt đầu thuyết pháp; và ngài đã lấy ngay chính đề tài trong sự suy nghĩ của người nông dân là:“Vật thực nuôi thân và vật thực nuôi tâm”.
Người nông dân mắt chợt sáng lên, cảm giác là đức Phật đang chỉ dạy riêng cho mình nên ông ta uống từng lời, từng chữ.
Thời pháp hôm ấy, theo lệ thường, đức Phật nói tuần tự thứ lớp, từ thấp lên cao. Khi đề cập đến vật thực để nuôi thân, ngài nhấn mạnh, muốn nuôi thân cho được mạnh khỏe, ít ốm đau, bệnh tật thì phải biết tiết độ, chừng mực, vừa phải. Nếu uống ăn vô độ, tham muốn chạy theo khẩu vị thì sẽ phát sanh nhiều hệ lụy cho thân, lại còn tốn kém bạc tiền, đôi khi sinh ra những việc làm xấu ác.“Bệnh theo miệng mà vào, họa theo miệng mà ra!”, là câu châm ngôn răn đời đầy khôn ngoan của người xưa.
Đề cập đến vật thực nuôi tâm, đức Phật điểm qua về đức tin, về bố thí, về trì giới, về cách thức gìn giữ tâm bằng những pháp lành cao thượng. Khi tâm “ăn” được những pháp lành này thì nó có đủ năng lực, sức mạnh cung cấp sinh lực hạnh phúc cho nhiều đời.
Khi thấy người nông dân và đại chúng hôm ấy có một số người có thể lãnh hội những pháp cao hơn, đức Phật đề cập thêm bốn loại thức ăn tinh tế, cũng để nuôi thân, nuôi tâm nhưng chi tiết hơn, cao siêu hơn.
Ấy là đoàn thực (kabalikāra-āhāra): Thức ăn vo tròn. Đây là cách thức phổ thông ai cũng biết, là dùng những ngón tay phải vo tròn thức ăn để đưa vào miệng một cách gọn gàng, sạch sẽ. Hàm chỉ thức ăn của cõi người dùng để nuôi dưỡng cơ thể, những tế bào sắc chất, tức là toàn bộ cái thân tứ đại thô tháo này.
Xúc thực (phassa-āhāra): Thức ăn của xúc giác. Khi mắt tiếp xúc với các đối tượng sắc trần, khi tai tiếp xúc với các âm thanh, khi mũi tiếp xúc với các mùi hương... thì liền phát sanh các cảm thọ liên hệ. Nói cách khác, có xúc mới có thọ, có nghĩa là nhờ các xúc nó mới nuôi dưỡng các cảm thọ. Vậy, xúc sắc, thanh, hương, vị, địa, hỏa, phong(1) cung cấp chất bổ dưỡng để nuôi nấng các cảm thọ. Muốn cho các cảm thọ được mát mẻ, dễ chịu, êm đềm, khinh an, lạc hỷ thì phải biết tránh xa, xúc đừng ăn những thức ăn ngũ trần, bảy sắc đối tượng thô phàm, hạ liệt, nhiệt não...
Tư thực (cetanā-āhāra): Thức ăn của tư tác, của tư tâm sở, của sự suy nghĩ cố ý thực hiện việc này, ý chí muốn thành tựu việc kia. Vậy, thức ăn của tư chính là những nghiệp thiện, bất thiện và bất động. Chính ba nghiệp này cung cấp chất bổ dưỡng để nuôi chúng hữu tình tái sanh trong ba hữu, ba cảnh giới: Dục hữu, chủng nghiệp, nhân sanh cõi dục; sắc hữu, chủng nghiệp, nhân sanh cõi sắc; vô sắc hữu, chủng nghiệp nhân sanh cõi vô sắc. Như thế, ai muốn tái sanh, hóa sanh cõi nào đều tùy thuộc nghiệp xấu ác hay lành, tốt của mình chứ không phải do một vị thượng đế hay một vị hóa sanh chủ nào cả.
Thức thực (viññāṇa-āhāra): Hàm chỉ thức ăn của thức tái sanh. Vật thực của thức tái sanh chính là cận tử nghiệp, tức là năng lực cuối cùng trước khi lâm tử. Sau khi ăn “cận tử nghiệp” ấy, được chất bổ dưỡng của cận tử nghiệp ấy, nó nuôi dưỡng danh-sắc trong kiếp sống kế. Nói dễ hiểu hơn, sinh lực tiềm tàng trong cận tử nghiệp nó có khả năng cung cấp sức mạnh cho con người tái sanh, hóa sanh trong ba cõi, sáu đường.
Nói tóm lại, khi biết rõ các loại thức ăn có thô, có tế, có trược, có thanh, có độc, không độc, có xấu, có tốt... như vậy, người tu tập phải biết lựa chọn thức ăn cần thiết, hầu mang lại an vui và hạnh phúc cho mình trong nhiều đời kiếp.
Thế là đức Phật đã thênh thang mở cửa người và trời cho tất thảy hội chúng hữu duyên. Đức vua Āḷavī người nông dân đắc quả Tu-đà-hoàn(1) và rất nhiều cư sĩ thính pháp đạt được nhiều lợi lạc về tinh thần.(1) Mắt xúc với sắc, tai xúc với thanh, mũi xúc với hương, lưỡi xúc với vị, thân xúc với địa (đất, cái cứng, cái chiễm chỗ trong không gian), với hỏa (nóng, lạnh của vật), với phong (gió, chuyển động, rung động). Đây là 7 sắc đối tượng của ngũ căn.