Thư Viện Hoa Sen

Nghiên Cứu Về 5 Việc Của Đại Thiên

25/07/202012:15 CH(Xem: 7642)
Nghiên Cứu Về 5 Việc Của Đại Thiên
NGHIÊN CỨU VỀ 5 VIỆC CỦA ĐẠI THIÊN
Tác giả : Thích Hạnh Bình
Nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội

blank
Mục lục

•  Lời nói đầu
• Chương I: Phần dẫn luận: Khái quát về 5 việc của Đại Thiên và phương pháp nghiên cứu
• Chương II. Thảo luận về những nguồn tư liệu liên quan đến Đại Thiên và 5 việc của ông
• Chương III: Nội dung tư tưởng 5 việc của Đại Thiên
• Chương IV. Đại Thiên là người tiên phong cải cách Phật giáo
• Chương V. Từ Đại Thiên đến Đại Chúng bộ
• Chương V. Lời Kết
• Chương VI. Phần phụ lục

Lời nói đầu

Trong lịch sử phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độsự kiện xuất hiện nhân vật Đại Thiên và 5 việc của ông là sự chuyển biến lớn của Phật giáo Ấn Độ, nó là tiếng pháo khai cuộc cho sự cải cách Phật giáo.

Nếu như Phật giáo nguyên thủy chú trọng sống đời sống độc cư trong rừng núi, tránh xa thị thành thì Đại Thiên là người có công làm công tác tư tưởng để Phật giáo được hòa nhập vào xã hội; nếu như Phật giáo trước đó đặc biệt chú trọng giới luật thì ông là người xem nặng tinh thần và ý nghĩa chân chính của đức Phật; nếu như Phật giáo sau thời Phật nhập diệt, những đệ tử của ngài vì quá thương mến và sùng kính đức Phật, xem ngài như là bậc toàn năng siêu nhân thì Đại Thiên là người có chủ trương xem đức Phật như là một vị Đạo sư, một vị lương y tài ba, lấy con người làm trung tâm thảo luận của tất cả mọi vấn đề.

Thế nhưng, một điều đáng tiếc là không hiểu lý do vì sao, chính bản thân ông và hệ phái của ông không để lại một lời nào nói về ông, những tư duy và việc làm của ông, về 5 việc của ông. Những thế hệ sau biết về ông thông qua những lời phê bình chỉ trích từ những tác phẩm của Thượng tọa bộ là “luận Tỳ Bà Sa” và “Kathāvatthu”. Cũng bắt nguồn từ đó, một số người nghiên cứu về ông, cũng căn cứ vào những bộ luận này, tiếp tục phê bình về ông hoặc giữ thái độ im lặng. Ngược lại, có một số người đứng trên lập trường của Phật giáo Đại Thừa, bằng niềm tin và cảm tình riêng đã không chấp nhận lời phê bình này, và phủ nhận quan điểm của 2 bộ luận trên.
Riêng tôi, trong thời gian qua đã phát hiện nhiều tư liệu mới trong Nikāya và A hàm có liên quan mật thiết đến 5 việc của Đại Thiên. Từ đó, tôi tiến hành đánh giá và phân tích lại hai nguồn tư liệu “Tỳ Bà Sa” và “Kathāvatthu” và phát hiện rằng nội dung tư tưởng về 5 việc của Đại Thiên không giống như các nhà Hữu bộ phê bình như trong “Luận Tỳ Bà Sa”. Cũng từ đó, gợi ý cho chúng ta hiểu được lý do tại sao Đại Thiên (hoặc các nhà Đại chúng bộ) bị các nhà Thượng tọa bộ cật vấn; ông luôn luôn khẳng định A la hán vẫn còn sự xuất tinh trong lúc ngủ say, còn trạng thái ‘bất nhiễm ô vô tri’, ‘xứ phi xứ nghi’…nhưng ông không chấp nhận vị A la hán còn tham, sân và si. Đây là điểm dị biệt giữa Đại Thiên và Thượng tọa bộ và cũng chính là điểm lắt léo của vấn đề mà 2 bộ luận này đã cố tình làm ngơ.

Có thể nói những vấn đề vừa nêu là nội dung thảo luận chính của tác phẩm này, nó đã được phân tích và lý giải từng vấn đề một. Trong đó, việc thứ 5 là ‘đạo nhân thinh cố khởi’ trong 5 việc của Đại Thiên, tôi vẫn còn nhiều nghi ngờ hay nói đúng hơn chưa nắm rõ vấn đề, vì nó có liên quan đến kinh nghiệm tu tập thiền định, do vậy riêng việc này, tôi chỉ làm công tác giới thiệu, không có lời lý giải hay bình luận.

Nhân duyên của tác phẩm này ra đời có nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là tôi xem nó như món ăn tinh thần của chính mình và làm món quà cho những người thân và tất cả Phật tử.

Mặc dù rất cố gắng khi viết  tác phẩm này, nhưng khó tránh những lầm lỗi. Nơi đây, tôi rất mong được sự góp ý của các bậc thiện tri thức.

Đài Bắc, mùa đông năm 2005
Kính đề
Thích Hạnh Bình


pdf_download_2
Nghiên Cứu Về 5 Việc của đại Thiên





Tạo bài viết
08/09/2011(Xem: 45779)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: