Nghiên Cứu Về 5 Việc Của Đại Thiên

25/07/202012:15 CH(Xem: 6503)
Nghiên Cứu Về 5 Việc Của Đại Thiên
NGHIÊN CỨU VỀ 5 VIỆC CỦA ĐẠI THIÊN
Tác giả : Thích Hạnh Bình
Nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội

blank
Mục lục

•  Lời nói đầu
• Chương I: Phần dẫn luận: Khái quát về 5 việc của Đại Thiên và phương pháp nghiên cứu
• Chương II. Thảo luận về những nguồn tư liệu liên quan đến Đại Thiên và 5 việc của ông
• Chương III: Nội dung tư tưởng 5 việc của Đại Thiên
• Chương IV. Đại Thiên là người tiên phong cải cách Phật giáo
• Chương V. Từ Đại Thiên đến Đại Chúng bộ
• Chương V. Lời Kết
• Chương VI. Phần phụ lục

Lời nói đầu

Trong lịch sử phát triển tư tưởng Phật giáo Ấn Độsự kiện xuất hiện nhân vật Đại Thiên và 5 việc của ông là sự chuyển biến lớn của Phật giáo Ấn Độ, nó là tiếng pháo khai cuộc cho sự cải cách Phật giáo.

Nếu như Phật giáo nguyên thủy chú trọng sống đời sống độc cư trong rừng núi, tránh xa thị thành thì Đại Thiên là người có công làm công tác tư tưởng để Phật giáo được hòa nhập vào xã hội; nếu như Phật giáo trước đó đặc biệt chú trọng giới luật thì ông là người xem nặng tinh thần và ý nghĩa chân chính của đức Phật; nếu như Phật giáo sau thời Phật nhập diệt, những đệ tử của ngài vì quá thương mến và sùng kính đức Phật, xem ngài như là bậc toàn năng siêu nhân thì Đại Thiên là người có chủ trương xem đức Phật như là một vị Đạo sư, một vị lương y tài ba, lấy con người làm trung tâm thảo luận của tất cả mọi vấn đề.

Thế nhưng, một điều đáng tiếc là không hiểu lý do vì sao, chính bản thân ông và hệ phái của ông không để lại một lời nào nói về ông, những tư duy và việc làm của ông, về 5 việc của ông. Những thế hệ sau biết về ông thông qua những lời phê bình chỉ trích từ những tác phẩm của Thượng tọa bộ là “luận Tỳ Bà Sa” và “Kathāvatthu”. Cũng bắt nguồn từ đó, một số người nghiên cứu về ông, cũng căn cứ vào những bộ luận này, tiếp tục phê bình về ông hoặc giữ thái độ im lặng. Ngược lại, có một số người đứng trên lập trường của Phật giáo Đại Thừa, bằng niềm tin và cảm tình riêng đã không chấp nhận lời phê bình này, và phủ nhận quan điểm của 2 bộ luận trên.
Riêng tôi, trong thời gian qua đã phát hiện nhiều tư liệu mới trong Nikāya và A hàm có liên quan mật thiết đến 5 việc của Đại Thiên. Từ đó, tôi tiến hành đánh giá và phân tích lại hai nguồn tư liệu “Tỳ Bà Sa” và “Kathāvatthu” và phát hiện rằng nội dung tư tưởng về 5 việc của Đại Thiên không giống như các nhà Hữu bộ phê bình như trong “Luận Tỳ Bà Sa”. Cũng từ đó, gợi ý cho chúng ta hiểu được lý do tại sao Đại Thiên (hoặc các nhà Đại chúng bộ) bị các nhà Thượng tọa bộ cật vấn; ông luôn luôn khẳng định A la hán vẫn còn sự xuất tinh trong lúc ngủ say, còn trạng thái ‘bất nhiễm ô vô tri’, ‘xứ phi xứ nghi’…nhưng ông không chấp nhận vị A la hán còn tham, sân và si. Đây là điểm dị biệt giữa Đại Thiên và Thượng tọa bộ và cũng chính là điểm lắt léo của vấn đề mà 2 bộ luận này đã cố tình làm ngơ.

Có thể nói những vấn đề vừa nêu là nội dung thảo luận chính của tác phẩm này, nó đã được phân tích và lý giải từng vấn đề một. Trong đó, việc thứ 5 là ‘đạo nhân thinh cố khởi’ trong 5 việc của Đại Thiên, tôi vẫn còn nhiều nghi ngờ hay nói đúng hơn chưa nắm rõ vấn đề, vì nó có liên quan đến kinh nghiệm tu tập thiền định, do vậy riêng việc này, tôi chỉ làm công tác giới thiệu, không có lời lý giải hay bình luận.

Nhân duyên của tác phẩm này ra đời có nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là tôi xem nó như món ăn tinh thần của chính mình và làm món quà cho những người thân và tất cả Phật tử.

Mặc dù rất cố gắng khi viết  tác phẩm này, nhưng khó tránh những lầm lỗi. Nơi đây, tôi rất mong được sự góp ý của các bậc thiện tri thức.

Đài Bắc, mùa đông năm 2005
Kính đề
Thích Hạnh Bình


pdf_download_2
Nghiên Cứu Về 5 Việc của đại Thiên





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2023(Xem: 4132)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.