Chân Lý Vô Ngã

30/12/20216:23 SA(Xem: 1611)
Chân Lý Vô Ngã

CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA 
LIFE OF THE BUDDHA
LÊ SỸ MINH TÙNG
2021

CHÂN LÝ VÔ NGÃ
Anttlakkana Sutta


Sau đó, Đức Phật thuyết pháp cho họ bài pháp thứ hai với tựa đề “Anttlakkana Sutta”. Đây là nói về chân lý ngã (không có cái Ta). Trong đó, Đức Phật khẳng định rằng: “Tất cả mọi hiện tượng trong thế gian này đều không ngừng tác tạo. Vì là do nhân duyên, nhân này quả nọ, mà thành chớ không có một vật thể nào tự chúng có được nên tất cả mọi hiện tượng đó không có thực thể, không có tự tánh tức là Vô Ngã”. Con người chúng ta cũng thế, không có cái gì gọi là Cái Tôi hay Cái Của Tôi tức là Vô Ngã. Đức Phật gọi Cái Tôi chỉ là một ảo giác do tâm thức biến hiện. Sự sai lầmcon người luôn đồng hóa ngũ uẩn (thân, tâm) là Tôi cho nên họ luôn bám chặt vào nó như là một cá thể vững bền. Nói một cách tổng quát,  thân thể con người gồm có hai phần là thân xác và tâm linh. Phần thân xác có hình dáng nên gọi là sắc uẩn và phần tâm linh gồm có thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn. Tuy nhiên, trong kinh Nikayà, ngũ uẩn thường được gọi là “ngũ thủ uẩn” nghĩa là năm đối tượng của sự chấp thủ, của tâm tham ái. Vì thế ngũ uẩnnguyên nhân của biết bao nỗi khổ niềm đau mà con người gánh chịu trải qua bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Ngược lại đối với người giác ngộ thì ngũ uẩn lại là phương tiện giúp họ giải thoát. Vì vậy, Phật và ta không hai, không khác, không thể tìm Phật ngoài tấm thân ngũ uẩn này được. Sự bám vúi vào “Cái Tôi” chính là nguyên nhân đem lại biết bao nỗi khổ đau trong kiếp sống này và mãi mãi về sau. Bởi vì: “Chư Pháp tùng bổn lai, Thường tự tịch diệt tướng” nghĩa là tất cả các pháp từ xưa đến nay, tánh chúng thường vắng lặng, không hạnh phúc và cũng chẳng có khổ đau. Vì thế khi nói khổ đau hay hạnh phúc là có sự hiện diện của bản ngã trong đó nghĩa là tôi khổ hay tôi hạnh phúc rồi. Thí dụ cành hoa tự nó không đẹp, không xấu, không thơm, không thúi cho nên người biết đạo thì nhìn cành hoa là cành hoa thì tâm an lạc. Ngược lại, nếu cho cành hoa là đẹp thì trong tâm đã có sự so sánh, phân biệtTại vì mình cho nó đẹp, mình nghĩ nó đẹp…tức là có tự ngã. Thế thì đau khổ là không được như ý mình muốn còn hạnh phúcthỏa mãn được ý muốn của mình. Nói cách khác thỏa mãn được Cái Tôi thì gọi là hạnh phúc, ngược lại không thỏa mãn được Cái Tôi thì gọi là đau khổ chớ trên thế gian này không có cái gì là khổ đau hay hạnh phúc cả. Do đó khi không còn sống với bản ngã thì người đó trở về sống với thực tánh pháp thì gọi là giải thoát thế thôi. Vì tầm quan trọng của ngũ uẩn, chính ngài Xá Lợi Phất dạy rằng: ”Người đã đắc Quả Nhập Lưu phải gia công chuyên cần quán niệm cũng ngũ uẩn ấy một cách đầy đủ, và tự mình chứng nghiệm rằng năm uẩnvô thường, khổ, vô ngã. Kết quả là thế nào? -- Vị ấy sẽ tiến đạt thêm lên một tầng, thành tựu Đạo và Quả Nhất Lai (Tư Đà Hàm). Rồi vị Thánh Nhất Lai hành thiền về đề mục gì? -- Cũng lại ngũ thủ uẩn ấy nữa. Và do công phu hành thiền nầy vị ấy đắc Quả Bất Lai (A Na Hàm). Rồi vị A Na Hàm hành thiền về đề mục gì? -- Cũng ngũ thủ uẩn. Đến đây vị ấy đắc Quả A La Hán. Và vị A La Hán hành thiền về đề mục gì? -- Cũng ngũ thủ uẩn. Điều nầy cho thấy rằng năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức luôn luôn là đề mục quán niệm. Cho đến khi đã đắc Quả A La Hán rồi cũng vẫn quán niệm ngũ thủ uẩn”.

Đến đây, năm vị tu sĩvườn Lộc Uyển được giác ngộ và không bao lâu đều trở thành A la Hán và họ là năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Sự kiện lịch sử này diễn ra vào một ngày trăng rằm vừa đúng hai tháng sau ngày Đức Phật thành đạo.

Gần Benares, có người con trai của nhà triệu phú tên là Da Xá (Yasa). Mặc dầu sống trong nhung lụa nhưng ông ta lại chán cảnh sống thế gian tầm thường vô vị. Ông tìm đến Đức Phật và được Ngài thuyết giảng về hạnh Bố thí, về nếp sống đạo đức, về nguy hại của dục lạc thế gian và sau cùng là về hạnh phúc của nếp sống Thánh thiện, lòng từ bi hỷ xả và không tham cầu ái dục. Kế đến, Đức Phật thuyết giảng cho ông về chân lý Tứ Diệu Đế để tận diệt mọi nỗi khổ đau ngõ hầu đạt đến Niết bàn. Đức Phật đã thuyết pháp liên tiếp trong 3 tháng cho tất cả mọi người trong gia đình của Da Xá. Toàn bộ gia đình 55 người đều qui y theo Phật.

Bấy giờ, Đức Phật có sáu mươi đệ tử đều là A La Hán, Đức Phật dạy rằng:“Hỡi các Tỳ kheo, Ta đã được giải thoát khỏi mọi ràng buộc của thế gianxuất thế gian. Các người cũng vậy, cũng đã được giải thoát khỏi mọi ràng buộc thế gianxuất thế gian”.

Khi thành lập Tăng đoàn, Đức Phật gọi tất cả người xuất gia là “Tỳ khưu” (Bhikkhu) tức là khất sĩ. Khất sĩ không nhất thiết chỉ là người khất thực mà phải là người thấy được sự nguy hiểm của tham ái trong luân hồi. Khất sĩ là người thật sự buông bỏ vì thế từ Đức Phật đến 1,250 vị A la hán khác đều là khất sĩ và họ chỉ có duy nhất tam y nhất bát. Cuộc sống của người giác ngộ rất đơn giản, thanh thản và được thể hiện bằng:

Nhất bát thiên gia phạn

Cô thân vạn lý du

Kỳ vi sanh tử sự

Giáo hóa độ xuân thu

Nghĩa là:

Một bát cơm ngàn nhà

Thân chơi muôn dặm xa

Mắt xanh xem trần thế

Mây trắng hỏi đường qua.

Đức Phật lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, với 60 người học trò vừa chứng được Thánh quả A la hán, đã tổ chức thành một tăng đoàn những tu sĩ khuất thực. Họ không nhà ở cố định, không có của cải vật chất nào khác ngoài tấm áo vàng che thân và bình bát để xin ăn. Họ thuyết giảng về đạo lý cứu khổ và cuộc sống thánh hạnh bằng cách tự mình nêu gương sáng về cuộc sống đó. Họ chỉ có hai điều là lòng Từ BiTrí Tuệ. Nhưng với hai thứ vũ khí nầy, họ đã chinh phục biết bao con tim và khối óc trên đường hành đạo.

Sau khi chia tay với những đệ tử đầu tiên nầy, Đức Phật đi về phía Nam gần vùng Uruvela. Nơi đây có ba vị tu khổ hạnh là ba anh em ông Ma-ha Ca-Diếp (Uruvela Kassapa), Nadi Kassapa và Gaya Kassapa. Ông Ca-Diếp thờ thần lửa và tự cho mình đã chứng quả A la hán. Ba anh em ông ta đều là những đạo sĩdanh vọng lớn ở xứ Ma-kiệt-đà (Magadha) nầy. Đức Phật đến gặp ông lần đầu tiên và xin được phép ngủ qua đêm. Ông nầy có thờ một con rắn thiên rất độc. Ông Ca-Diếp tưởng rằng Đức Phật thế nào cũng bị con rắn thiên nầy cắn chết, nào ngờ chính con rắn lại bị Đức Phật hàng phục bằng sức thần thông của Ngài. Cả ba anh em ông Ca Diếp hết sức ngạc nhiên và họ đem toàn thể 500 đệ tử xin qui y theo Phật.

 Gần thành Vương Xá (Rajagaha), tại Upatisa có một thanh niên rất thông minh tên là Xá Lợi Phất (Sariputta). Gia đình ông thuộc loại giàu códanh tiếng nhất làng. Tuy sống trong giàu sang quyền quý, nhưng ông cảm thấy cuộc sống trống rỗng và vô vị. Ông có người bạn thânMục Kiền Liên (Moggalana) ở vùng Kokita thường xuyên đi khắp nơi để tìm thầy học đạo. Nghe danh Đức Phật đang thuyết pháp tại tu viện Veluvana, hai vị liền tìm vào yết kiến. Đức Phật thâu nhận hai ông vào tăng đoàn với câu nói đơn giản:”Etha Bhikkhave !” nghĩa là “Hãy đến đây! Các Tỳ Kheo”. Mười lăm ngày sau đó, Xá Lợi Phất chứng quả A la hánMục Kiền Liên thì chứng sau một tuần. Đức Phật triệu tập Tăng chúng lại và tuyên bố hai ngài là hai vị thượng thủ của Tăng đoàn.

Sau đó Đức Phật về lại thành Ca-tỳ-la-vệ để thăm lại phụ vương và gia đình. Mặc dầu Ngài chỉ ở lại có bảy ngày, nhưng Ngài đã cảm hóa tất cả những người trong dòng họ Thích, và ai ai cũng muốn xin xuất gia theo Phật, như các ông: Nan Đà, A Nan Da, A nâu Lâu Đà, La hầu La (con của Phật). Khi về thăm quê hương và gia đình xong, Đức Phật cùng chư đệ tử lại tiếp tục đi truyền đạo.

Mặc dù Đức Phật đã cảm hóa cả gia đình để họ noi gương Ngài mà xuất gia, tu học, để rồi được giải thoát cũng như Ngài, nhưng lúc bây giờ trong tăng đoàn của Ngài chưa hề có ni cô, bởi vì Ngài nghĩ rằng thu nhập ni cô có thể tạo ra sự hiểu lầm cho chúng sanh vì con gái họ hơặc vợ họ một khi đã quy y theo Ngài thì gia đình họ có thể tạo nên sự bất ổn và dĩ nhiên họ sẽ gây rắc rối cho tăng đoàn, cho dù Ngài lúc nào cũng quan niệm và chủ trương nam nữ bình đẳng. Hiểu rõ tâm trạng đó, bà kế mẫu Ma-Ha-Ba-Xa-Ba kết hợp một nhóm mệnh phụ phu nhân khoảng 50 người trong đó có cả Công chúa Da Du Đà La. Bà yêu cầu mọi người cạo đầu, từ bỏ những áo quần cao sang lòe loẹt, vứt bỏ hết những nữ trang và thay vào đó bằng những chiếc áo cà sa. Họ đi bộ từ kinh thành Ca-tỳ-la-vệ đến chỗ Đức Phật đang truyền đạo (Versali), đoạn đường dài trên trăm dặm với thiện tâm được Phật thâu nhập vào Tăng đoàn. Đoàn người đi tới đâu thì khất thực tới đó và cuộc hành trình đầy thử thách nầy của họ phải mất 15 ngày mới đến được Versali. Khi họ đến nơi, chính Tôn giả A Nan không khỏi bàng hoàng xúc động khi thấy hai bàn chân của họ đều sưng lên và chảy máu trông rất thảm thiết. Đức Phật đưa ra 8 điều kiện (Bát kỉnh pháp) trước khi cho phép họ gia nhập Tăng đoàn và tất cả đều chấp nhận 8 điều kiện của Đức Thế Tôn. Làm sao Đức Phật có thể chối từ lời thỉnh cầu của họ cho được bởi vì họ đã chứng minh cho Ngài thấy là họ, cũng như Ngài khi xưa, có thể lìa xa cung vàng điện ngọc, giàu sang phú quý, để chấp nhận một cuộc sống đơn giản, thanh nhàn, có cơ hội học hỏi từ Đức Thế Tôntìm đường giải thoát cho bản thân họ. Đây là những ni cô đầu tiên trong tăng đoàn của Đức Phật.

Có thể nói Đức Phật là vị giáo chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã cho thành lập một Ni đoàn với đầy đủ giới luậtuy nghi.

Riêng Công chúa Da Du Đà La (đồng tuổi với Đức Phật) xuất gia không bao lâu thì chứng được quả A la hán và bà ta là người giỏi phép thần thông nhất trong giới Tỳ kheo ni. Công chúa nhập diệt năm 78 tuổi.

Còn La Hầu La (con trai Phật) thì được giao cho ngài Xá Lợi Phất trực tiếp dạy dỗ. Chính Đức Phật đích thân giảng cho La Hầu La kinh Ambalatthika Rahulovada Sutta, trong đó Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của tánh trung trực, của sự phản tỉnh để diệt trừ mọi ý niệm, lời nóihành vi bất thiện, bất chánh. Sau khi nghe kinh Cula Rahulavada, ngài La Hầu La chứng được quả A-La-Hán. Ngài qua đời trước Đức Phật.

Tôn giả A Nan là anh em cô cậu với Đức Phật. Ông là con của Amitodana, em vua Tịnh Phạn. Vì ngày ông sinh ra đem lại niềm hoan hỷ nên được đặt tên là Khánh Hỷ (A Nan). A Nan xuất gia theo Phật lúc còn trẻ cùng với bảy vị vương tử khác và ông là người luôn luôn ở bên cạnh Đức Phật (thị giả) trong suốt 25 năm trời cho đến khi Đức Phật nhập diệt. Đức Phật tán thán ông là người học rộng uyên bác, có trí nhớ tốt, tính kiên định, săn sóc chu đáo và ứng xử tốt. Tôn giả là người duy nhất có thể nhớ tất cả những bài kinh mà trước đây Đức Phật đã thuyết giảng cho nên trong những lần kếp tập kinh điển đầu tiên, Tôn giả A Nan là người tụng thuật lại Kinh tạng trong khi đó, Tôn giả Ưu bà ly tụng thuật lại Luật tạng. Mãi một thời gian lâu sau khi Đức Phật nhập diệt thì ông mới chứng được quả A la hán. Ngài nhập diệt vào năm 120 tuổi.

Một thời gian sau, khi nghe tin vua Tịnh Phạn bị đau nặng sắp băng hà, Đức Phật về thăm cha lần cuối. Thấy phụ vương buồn rầu trên giường bệnh, Ngài giảng giải về lẽ vô thường, nguồn căn của nổi khổ và luật vô ngã cho vua cha nghe.  Hãy lắng nghe Đức Phật thuyết cho vua Tịnh Phạn mấy lời trước khi vua cha nhắm mắt:"Thưa cha, cha hãy nhìn con, nhìn cây cối xinh tươi của cây cỏ..nhìn những chiếc lá màu xanh kia. Cha hãy nhìn chúng và suy nghĩ lại rằng bước chân của sự sống có bao giờ dừng lại. Nó vĩnh viễn không dừng lại. Cũng như vậy, cha đang sống trong tim của con, sống trong tim của La Hầu La, và mãi mãi trong hàng thân tộc của cha. La Hầu La chính là một bộ phận thân thể của cha...". Nghe xong vua Tịnh Phạn nói rằng nỗi sợ hãi về cái chết trong tâm tiêu tan hết, gương mặt bổng vui tươi rồi băng hà một cách êm ái. Đức PhậtTăng chúng là những bậc giải thoát mà các Ngài không độ cho vua cha được giải thoát, không rưới nước cam lồ, không tụng kinh, gỏ mỏ mà chỉ thuyết cho vua cha nghe những định luật của thiên nhiên vũ trụ nghĩa là sự chấm dứt của cuộc sống này sẽ bắt đầu cho một cuộc sống mới khác và cứ thế tiếp diễn như trăng khuyết đến trăng tròn, hết Xuân lại đến Đông..Do đó trong Phật giáo, ai tu người ấy chứng, ai ăn người ấy no cho nên không có vấn đề độ trì hay cứu rỗi trong đạo Phật.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/09/2011(Xem: 44986)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.