Thư Viện Hoa Sen

Phật Giáo Suy Tàn Tại Ấn Độ | Trần Tuấn Mẫn

09/07/20254:50 CH(Xem: 283)
Phật Giáo Suy Tàn Tại Ấn Độ | Trần Tuấn Mẫn

 

PHẬT GIÁO SUY TÀN TẠI ẤN ĐỘ

Trần Tuấn Mẫn

tran tuan man
Gs Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn

Phật giáo được hình thành kể từ khi Đức Phật thành Đạo dưới cội bồ-đề, từ đó phát triển qua nhiều thời đại, nhiều quốc giatrở thành một tôn giáo lớn, được thành lập cách đây 26 thế kỷ. Thời kỳ hoàng kim của Phật giáo tại Ấn Độtriều đại Maurya (321-185 trTL), Magadha (Ma- kiệt-đà) trở thành một đế quốc rộng lớn do Hoàng đế Asoka (A-dục, 304-232 trTL)) chinh phục, Ấn Độbao gồm cả Pakistan, Afganistan, Bhutan, Nepal ngày nay. Asoka là một ông vua rất sùng tín đạo Phật, đã dành mọi ưu đãi cho Tăng Niquần chúng Phật tử. Đế quốc gồm 50 hay 60 triệu dân ấy có thể có khoảng 3 hay 4 mươi triệu tín đồ Phật giáo. Thế mà ngày nay, Ấn Độ có đến hơn 1 tỷ 400 triệu dân, nhưng chỉ có chưa đến 10 triệu tín đồ Phật giáo, chỉ chiếm 0,7%, trong khi Ấn giáo chiếm 79,8%, Hồi giáo 14%, Ki-tô giáo 2,3%. Rõ ràng, đây là một sự suy tàn của Phật giáo Ấn Độ, rất khó ngăn chận. Chúng ta thử xét qua một số nguyên nhân chính đưa đến sự suy tàn này.

Một số nguyên nhân đưa đến sự suy tàn:

1/ Sự sa đọa của các tu sĩ Phật giáo:

Khi Phật giáo đang phát triển mạnh, giới tu sĩ Phật giáo được chính quyền ủng hộ, tự viện được xây cất đồ sộ, các Tỳ-kheo đổ xô về sống ở các thành thị, quần chúng Phật tử hăng hái cúng dường vì thấy Phật giáo đang hưng thịnh. Một  số lớn tu sĩ bị thối thất, vi phạm giới luật nghiêm trọng như có tài sản tư hữu lớn, sống tiện nghi, xa hoa, có gia đình, vợ con… không để ý gì tới sự học hỏi, tu tập giáo lý của Đức Phật.

Thế rồi các Tỳ-kheo xa cách dần với quần chúng Phật tử. Quần chúng Phật tử cũng dần xa các Tăng-già. Tình trạng đi đến trầm trọng đến nỗi vua Asoka phải ra lệnh chấn chỉnh Tăng-già. Theo đó, Tăng-già mở cuộc sát hạch để loại bỏ các Tỳ-kheo không biết giáo lý Phật giáo. Sau đó, lại có cuộc thanh trừng những kẻ phá giới, gây ồn ào, làm mất  đoàn kết, hoặc ngoại đạo   trà trộn vào Tăng-già… Theo bộ Mahavamsa (Đại sử) và bộ Samantapasadika (Luật giải) thì cuộc thanh trừng này đã trục xuất khỏi Tăng-già khoảng 60.000 người.

Tóm lại, Tỳ-kheo mà phá giới, tức là vi phạm 10 điều Phật dạy khi Ngài thiết lập Giới bổn Tỳ-kheo (Patimokkha): Để Tăng-già được viên mãn, để Tăng-già được ổn thuận, để kiềm giữ các Tỳ-kheo khó kiềm giữ, để thiện Tỳ-kheo được an ổn, để chế ngự các lậu hoặc trong hiện tại, để ngăn ngừa các lậu hoặc trong tương lai, để tạo tin tưởng cho người ít tin tưởng, để xác tín cho người có lòng tin, để Chánh pháp được vững bền, để phù trợ cho luật. (Xem Tăng Chi Bộ Kinh, V, 70).

2/ Sự cạnh tranh, đố kỵ của Ấn Độ giáo:

Ấn Độ giáo (Hinduism), còn được gọi là Bà-la-môn giáo (Brahmanism) manh nha từ các kinh Vệ-đà (Veda) được sáng tác từ hơn 12 thế kỷ tr.TL cho đến 800 năm TL. Có 4 bộ Veda, đại khái bộ thứ nhất ca ngợi các vị thần, bộ thứ hai nêu các nghi lễ về hiến tế, bộ thứ ba nêu các nghi lễ cúng vong, cúng trăng, cúng mùa, cúng thần lửa, bộ thứ tư nêu các thần chú, xuất thần, điều khiển thiên nhiên… Tác giả của bốn bộ Vệ-đà là sắc dân Aryan, khởi từ vùng giữa Hắc Hải và Lý Hải tràn xuống phía Nam, vượt dãy Hindu-Kush, đến vùng Punjab ở giữa sông Ấn và sông Hằng của Ấn Độ. Họ phải giao tranh với nhiều dân tộc ở đây, nhất là dân Dravidian, rồi cai trị cả vùng này, lập thành một quốc gia khá phồn thịnh, thường được gọi là Quốc gia Trung tâm (Medhadesa). Triết lý Veda là đa thần nhưng vẫn có vị thần tối caoPhạm Thiên được tăng cường, đổi mới qua thời kỳ Brahmanas với một số tác phẩm mới, quan trọng nhất là bộ Áo Nghĩa Thư (Upanishad). Nêu rõ ý nghĩa tối thượng của Phạm thiên bao gồm cả thần Atman (Tiểu ngã) trong mỗi người và con người cần tu tập để hòa nhập Tiểu ngã của mình vào Đại ngã của Phạm thiên. Bộ Rig Veda của Bà-la-môn giáo ghi rõ bốn đẳng cấp trong xã hội là: Bà-la-môn (Brahmana), được sinh ra từ miệng của Phạm thiên, Sát-đế-lỵ (Kshatriya) được sinh ra từ tay của Phạm thiên, Phệ-xá (Vaishya) từ đùi và Thủ-đà-la (Sudra) từ bàn chân. Theo đó, đẳng cấp Bà-la-môn là xuất sắc, có đầy đủ quyền lựcquyền lợi nhắt. Đẳng cấp Thủ-đà-la gồm những người cùng khổ, phải chịu đọa đày, bị khinh miệt, mất hết mọi quyền lợi, không được gần các đẳng cấp khác. Luật Manu của Bà-la-môn ghi rằng con cái thuộc giai cấp nào thì thuộc giai cấp ấy, không có sự chuyển đổi giai cấp, không được có hôn nhân giữa hai người khác đẳng cấp. Bà-la-môn có rất nhiều quyền lợi, phạm trọng tội thì được xử nhẹ, trong khi Thủ-đà-la dù phạm lỗi nhẹ cũng bị xử nặng…

Trái lại, Phật giáo phê phán gay gắt sự phân chia đẳng cấp, cho rằng mọi người đều bình đẳng, sang hèn, vui khổ là do nghiệp quả, mọi người đều có Phật tính, đều có thể gia nhập Tăng đoàn, có thể đạt Thánh quả. Trong khá nhiều kinh, Đức Phật đã bày tỏ quan điểm này của Phật giáo.

Trong kinh A-Tu-La (Asura Paharada, Phẩm lớn, Tăng Chi Bộ Kinh III), Đức Phật dạy: “Ví như sông Hằng, sông Yamunà, sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Mahì, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ cũ, trở thành biển lớn. Cũng vậy, này Pahàràda, có bốn đẳng cấp: Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà, sau khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong Pháp và Luật được Như Lai tuyên bố, họ từ bỏ tên và họ của họ từ trước, và họ trở thành những Sa-môn Thích tử. Này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tư mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỳ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.” Trong kinh Madhura, Trung Bộ Kinh số 4, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên (Mahakaccayana) phân tích và giảng rõ cho vua Madhura về sự bình đẳng của mọi người, sự phân chia bốn đẳng cấp của Bà-la-môn là vô lý, giả tạo.

Nếu theo quan điểm của Phật giáo thì đẳng cấp Bà-la-môn mất hết đặc quyền nên họ nỗ lực chống đối Phật giáo, nhất là khi Phật giáo có những dấu hiệu đưa đến suy tàn. Mặt khác, họ đưa vào kinh điển Ấn giáo của họ một số quan điểm Phật giáo, chấp nhận Đức Phật như một trong những vị thần của họ. Đó là chưa kể một số ý kiến cho rằng họ đã sửa lại, thêm bớt hoặc ngụy tạo nhiều kinh điển Phật giáo. Ngoài ra, còn nặng nề hơn, họ tìm cách phỉ báng Phật giáo, xem tu sĩ Phật giáo là hạng dơ bẩn, hèn mạt, cần phải tránh xa. Họ đánh đập, giết hại người theo Phật, đập phá các di tích Phật giáo và ghi những lời miệt thị Phật giáo vào các Thánh thư của họ như Brhannardika, Agni, Vayu, Vishnu… Có thể nói Ấn giáo và chính quyền tìm cách để phát triển Ấn giáo từ hàng ngàn năm, khá lâu trước Phật giáo, trở thành tôn giáo duy nhất, lớn mạnh nhất. Do đó, ngoài những biện pháp bạo hành, họ tìm cách đồng hóa Phật giáo với Ấn giáo. Đây là nói đến sự việc cách đây mười lăm thế kỷ chứ không phải ngày nay tại Ấn Độ.

3/ Người Hồi giáo xâm lược:

Vào thế kỷ VII, Ả Rập là một quốc gia Hồi giáo, quân đội rất mạnh, xâm chiếm nhiều quốc gia lân cận để tàn phá, cướp bóctruyền bá đạo Hồi. Đạo quân tràn vào Ấn Độ, tàn phá các di tích Phật giáo và giết hại hàng ngàn tu sĩPhật tử.

Năm 1197, quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ xâm lấn Ấn Độ, gây ra cuộc tàn phá các công trình Phật giáo và giết chóc các Tăng sĩ và Cư sĩ Phật giáo. 8.000 Tăng sĩ bị giết hại dã man, trong đó có 1.500 vị là những học giả lỗi lạc, đức hạnh cao vời. Riêng Đại học Nalanda, một công trình đồ sộ, bị quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ tàn phá, giết hại khoảng 3.000 Tăng sinh đang theo học.

Hồi giáo tiếp tục chiếm lĩnh Ấn Độ, đàn áp Ấn giáo và phá hoại các di tích Phật giáo, khuyến khích hoặc bắt buộc những người theo đạo Phật cải đạo theo Hồi giáo. Năm 1197 là mốc thời gian đánh dấu sự kiện hầu như biến mất của Phật giáo tại Ấn Độ mà sự hồi sinh thì vô cùng khó khăn, chỉ chiếm 0,7 % như đã nêu trên.

4/ Sự phân phái trong Phật giáo:

Đã có sự bất đồng về ý nghĩa của giáo lý Đức Phật. Khởi đầu có lẽ là sự phân chia thành hai bộ phái Thượng tọa bộĐại chúng bộ, tiến dần đến Phật giáo Nguyên thủyPhật giáo Đại thừa. Sau đó mỗi bộ lại chia thành nhiều bộ khác và sự tranh cãi càng lúc càng nhiều. Mỗi bộ phái có nhiều luận thư như những rừng triết học. Các từ như Đại thừa là chiếc xe lớn để chuyên chở chúng sinh đến giải thoát, Tiểu thừa chỉ là chiếc xe nhỏ, chỉ chở được một người, Thanh văn (chỉ cho những Tỳ-kheo của Phật giáo Nguyên thủy, chỉ là những người nghe giảng mà thôi), Bồ-tát là vị đã tu tập từ vô số kiếp trước, có vị đã từng là Phật… Những từ ngữ, ý tưởng này xuất hiện trong kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapundarika Sutra). Sự phân biệt này ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong hàng Tỳ-kheo và trong quần chúng Phật tử. Lại nữa, kinh điển Phật giáo ngày càng nhiều, được viết bằng Phạn ngữ trong khi đó, kinh điển Pali vẫn không có gì thay đổi đáng kể.

Nhiều người cho rằng kinh Pali thì giản dị, ngắn gọn, thích hợp với người bình dân; kinh Sanskrit thì thích hợp với hạng trí thức. Thật ra kinh Sanskrit lại lôi cuốn hạng bình dân vì kinh có nhiều chi tiết huyền thoại, thần thông biến hóa, sự đáp ứng những lễ bái, cầu nguyện và nhiều  sự việc được phóng đại về công đức, về các thệ nguyện, về cảnh giới cực lạc… và cả những chuyện hay ho, kỳ đặc về các Tổ sư, các vị Bồ- tát, các vị Phật. (Nói thật, khá nhiều chuyện trong kinh sách Đại thừa khó có thể đáng tin! Ví dụ, tiểu sử 28 vị Tổ sư thiền từ Ma-ha Ca-diếp đến Bồ-đề-đạt-ma, Chuyện Tôn giả Ca-diếp ngồi tu ở núi Kê Túc, Trung Quốc v.v…).

           *Thấy người lại nghĩ đến ta:

Tại Việt Nam có thể có những nguyên nhân tương tự làm suy yếu, thậm chí làm suy tàn Phật giáo chăng? Vấn nạn có vẻ được đặt ra quá sớm vì Phật giáo Việt Nam có vẻ đang phát triển rất mạnh mẽ. Nhưng ở Ấn Độ, khi Phật giáo phát triển mạnh, những tệ nạn trong Tăng-già đã manh nha cùng với một số nguyên nhân khác như đã nêu, và cứ thế kéo dài suốt 15 thế kỷ khiến Phật giáo Ấn Độ gần như bị diệt vong vào năm 1197.

Do hoàn cảnh, thời đại, Việt NamẤn Độ không giống nhau. Ví dụ, tại Việt Nam quân xâm lược không tàn phá chùa chiền, giết hại Tăng NiPhật tử, Phật giáotôn giáo chiếm đa số dân cư, lại là tôn giáo bất bạo động nên hầu như không có sự đố kỵ nào của các tôn giáo khác, mặc dầu một số trường hợp Phật giáo bị chèn ép bởi một số tu sĩgiáo dân Ki-tô giáo quá khích và bởi chính quyền thực dân Pháp xâm lược.

Như đã nói, sự dư thừa về số lượng và những kiến trúc đồ sộ của các tự việnViệt Nam cũng như sự ủng hộ của nhà nước, sự bỏ vốn hùn hạp của một số đại gia, công ty vào việc tổ chức du lịch, lễ hội,… tại các tự viện lớn khiến nhà chùa trở nên giàu có, càng lâu ngày càng giàu có, mặc dầu tiền cúng dường, tiền thu từ các dịch vụ du lịch… phải được chia cho nhiều đối tượng khác như nhà thầu, các đại gia, công ty góp vốn v.v… Có nhiều tài sản, cất giữ tiền bạc là sự vi phạm giới luật Tỳ-kheo do Đức Phật đặt để. Từ suộc sống sung túc, một số không ít Tỳ-kheo bị biến chất và cứ thế, giới luật càng lúc càng bị vi phạm.

Tin tức từ báo chí, video, các trang mạng xã hội, cả những quyết định kỷ luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cho thấy có khá nhiều trường hợp Tỳ-kheo vi phạm giới luật nghiêm trọng. Đó là những trường hợp Tỳ-kheo nhậu nhẹt, quan hệ tình dục, tự tay nhận tiền từ hàng trăm, hàng ngàn Phật tử, làm lễ cúng sao, giải hạn cho Phật tử, bói toán, tiên tri, cãi cọ nhau trên mạng xã hội…

Mặt khác, hầu như các tự viện đều có những thời tụng kinh hằng ngày, nhưng cần hiểu đó không phải là phép tu mà Đức Phật đã truyền dạy. Tu giới thì mới mong có định, tu định thì mới mong có tuệ. Giới đã không được tu, giới bị vi phạm thì không thể có định và tuệ. Qua đây, chúng ta cùng đọc lại lời Đức phật đã dạy trong kinh Thừa Tự Pháp, số 3, Trung Bộ Kinh:

“Thế Tôn nói:” Này các Tỳ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các người và Ta nghĩ: “Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật.” Và này các Tỳ-kheo, nếu các người là những người thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự pháp, thì không những các người trở thành những người mà người ta nói: “Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự pháp,” mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: “Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự pháp.” Và này các Tỳ-kheo, nếu các người là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật, thời không những các người trở thành những người mà người ta nói: “Cả thầy và trò là những người thừa tự pháp, không phải là những người thừa tự tài vật,” mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: “Cả thầy và trò đều là những người thừa tự pháp, không phải là những người thừa tự tài vật.” Do vậy, này các Tỳ-kheo, hãy là những người thừa tự pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các người và Ta nghĩ: “Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật”.”

Những lời trên của Đức Phật thật khẩn thiết cho Phật giáo ngày nay. Vào chùa từ thuở nhỏ, đến khi đã lão niên mà không tu, không thấy tiến bộ, vì phạm giới thì trình độ của vị Lão Tỳ-kheo vẫn như xưa, như lúc còn nhỏ tuổi mới vào chùa! Như bài kệ 152, Kinh Pháp Cú còn lưu lại lời Đức Phật cảnh tỉnh đệ tử của mình vẫn còn mang giá trị to lớn:

“Người ít nghe kém học,

Lớn già như trâu đực,

Thịt nó tuy lớn lên,

Nhưng tuệ không tăng trưởng.”

Mầm mống suy tàn của Phật giáo Việt Nam đã lộ rõ rồi chăng?

 

                                                  xxxXXXXxxx

Tạo bài viết
08/09/2011(Xem: 46873)
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.