Phần Thứ Bảy - Trở Về

19/12/201012:00 SA(Xem: 11072)
Phần Thứ Bảy - Trở Về

ÁNH SÁNG Á CHÂU - THE LIGHT OF ASIA
Tác giả: Sir Edwin Arnold - Pháp dịch: L. Sorg - Việt dịch: Đoàn Trung Còn
Phật học Tùng thơ 24, Sài Gòn 1965, In lần nhứt
Bản vi tính, sưu tầm và hiệu đính: Nguyên Định , Mùa Vu-Lan 2006, PL 2550

Phần thứ bảy - TRỞ VỀ  Book the Seventh - The Return
Nhiều năm dài dặc lần trôi,
Đức vua Tịnh Phạn đứng ngồi buồn tênh.
Thường khi ngự giữa triều đình,
Thánh hoàng nhớ giọng, tưởng hình Đông cung.
Da-Du cũng mảng sầu lòng,
Xuân thu nhiều lượt, mà chồng bặt tin.
Lúc nào nghe tiếng đồn lên,
nhà tu ẩn đến bên hoàng thành,
Lệnh truyền sứ giả đăng trình,
Thảy đều về tấu đành rành như sau:
Chúng tôi có gặp chư tu,
Ở nơi vắng lặng, không đâu là nhà.
Hỏi thăm Thái Tử Thích Ca,
Không ai biết mặt cùng là nghe tên.
Hoặc Chàng ẩn dật xa miền,
Thay tên đổi họ, quy tiên không chừng!

***

Một hôm nhằm lúc đầu xuân,
Cành xoài trổ nụ, đất bừng khí tươi.
Trong vườn, Công chúa lặng người,
Dưới chân, dòng nước gợi khơi ảnh hình:
Nhớ ngày bên rạch trong xanh,
Hoa sen chứng kiến đôi mình kề nhau!
Mắt từng lả chả giọt châu,
Mí nay mệt mỏi, má dàu dàu thon;
Môi son rút lại, hết tròn,
Tóc theo quả phụ, cuốn lòn, giấu che.
Nàng không trang sức hoa hòe,
Chỉ dùng tang phục, chẳng khoe ngọc vàng.
Hai bàn chân nhỏ, mịn màng,
Không còn đi đứng lẹ làng như xưa.
Hồi nào Chàng gọi, Thiếp thưa,
Bước thoang như lộc, nhẹ đưa lá hồng.
Mắt nàng đèn ánh tình nồng,
Trước như mặt nhựt soi trong tối thầm ;
Bây giờ lờ lệch, lạc lầm,
Cảnh xuân tươi đẹp, chẳng hăm hở nhìn.
Một tay nâng đới ngọc lên,
Vật Chàng để lại, nàng gìn kỷ cang.
Ôi! đêm khổ nhứt của nàng!
Thương nhau, Chàng phải lên đường đi xa!
Tay kia dắt đứa con nhà,
La-hầu-La (1) trẻ thật là tiên phong.
Đó là tín vật của chồng,
Nay đầy bảy tuổi, chơi rong bên nàng.
Trẻ thơ vui dạ nhìn sang,
Hoa xuân rạng nở điểm trang cảnh trần.
 Mẹ con chầm chậm rời chân,
Quanh theo hồ rộng, sen phưng phức mùi.
La-hầu-La rất sướng vui,
Thảy cơm cho cá khoe đuôi xanh, hồng.
Mẹ thời ngước mặt lên không,
Buồn trông đoàn nhạn, bà mong than rằng:
"Ớ nầy các bạn phi thăng!
Cho ta nhắn gởi, rồi phăng lên đường;
Ví bằng gặp chỗ của Chàng,
Da-Du là vợ sẵn sàng hy sinh.
Miễn chàng mở miệng phân minh,
Hoặc chàng mơn trớn cho đành nhớ nhung."
Con chơi giỡn, mẹ ước mong ;
Bỗng vài thể nữ nội cung đến trình:
"Thưa bà! do cửa Nam thành,
Đế-lê, Bạt-lỵ (2) hai anh mới vào.
Ấy là thương khách danh cao,
Đến đây với mọi trân hào biển non:
Đồ tơ lụa, lưỡi dao con,
Bát đồng, ngà chạm, món ngon vật lành;
Thuốc men, chim lạ, báu xinh,
Nhứt là đem đến món mình ước mong:
Hai người có thấy Đức Ông.
Đạt-Đa Thái tử là chồng Quý nương!
Thấy Ngài tận mặt rõ ràng,
Cả hai đảnh lễ, cúng dường thức ăn.
Ứng theo lời Sấm đã phân, 
Nay Ngài thành Phật, dương trần kính tôn;
Cứu người trọn cả xác, hồn,
Cứu luôn muôn loại sanh tồn thế gian.
Lời Ngài dịu ngọt an nhàn,
Từ, Bi, Hỷ, Xả rộng lan đất trời.
Xứ ta sắp tiếp đón Ngài,
Đó là lời mách của hai lữ hành."

***

Niềm vui, mạch nhảy thình thình, 
Cũng như tuyết rã đổ quanh sông Hằng;
Da-Du đứng dậy thẳng băng,
Vỗ tay, cười lớn, lệ lăn theo tròng;
Truyền rằng "Hãy rước vào trong,
Dựa kề dưới trướng mà thông tin nhàn,
Như người khát nước, cổ khan,
Ta đây ham biết việc toan tỏ bày.
Đưa hai người ấy vào đây,
Ta nghe chuyện thật, thưởng ngay ngọc vàng,
Các cô cũng đến cho tường,
Rồi ta ban thưởng mỗi nàng đáng công."
Hai người thương khách vào cung,
Trên đường vàng hực, thung dung tiến lần;
Mỹ nhân quanh đó nhìn trân,
Hai chàng ngơ ngẩn cung tần nguy nga.
Khi vừa vào tới trướng hoa,
Bỗng nghe cất tiếng dịu hòa, thê lương:
"Kính chào khách quý viễn phương,
Các ngài đã gặp, cúng dường Thích Ca;
Trượng phu của thiếp đó mà,
Đắc thành Phật đạo, người ta kính vì.
Độ đời, cất bước ra đi,
Rồi đây về tới xứ nầy, quê hương.
Xin chư quí khách tỏ tường,
Nếu là như vậy, thiếp đương rước mừng:
Nhà nầy, hai vị nghỉ lưng,
Kể như thân thích và đừng ngại chi."
Đế-Lê ứng đáp tức thì:
"Chúng tôi có gặp đức Thầy Thánh nhơn;
Đê đầu làm lễ dưới chơn,
Ngài đà đạt Cảnh cao hơn Đế hoàng.
Bồ đề thọ, ấy Đạo tràng,
Nghiệp to thành tựu, sắp mang cứu đời.
Ngài đương mạnh khoẻ thảnh thơi,
Không mang tật bệnh, chẳng vời khổ nguy.
Như Trời thoát tục suy vi,
Mặt mày sáng rỡ, chứng ghi lý lành.
Ngài đi tới mỗi thị thành,
Giảng chư phương tiện cao minh, an hòa,
Lòng người theo đạo Thích Ca,
Cũng như lá rụng, nương đà gió giông;
Lại như đoàn thú ngoài đồng,
Theo người dắt dẫn rõ thông mục trường.
Chúng tôi nghe Pháp lạ thường,
Do Ngài thuyết diễn tại vườn Ni-ca (3).
Gần bên thành phố Già-da (4),
Đầu mùa mưa tới, Ngài qua xứ nầy."

***

Da-Du nghe thuật vui thay!
Nghẹt hơi, bà chỉ vân vi mấy lời:
"Tin lành đưa tới tận nơi,
Tôi cầu quí vị đời đời phước an.
Nhưng khi nghiệp cả thành toàn,
Có chi biểu hiện, mưu toan thế nào? "
Bấy giờ Bạt-Lỵ nói vào:
"Lời người sơn cốc làm nao lòng mình:
Trọn đêm khủng khiếp giao tranh,
Hư không mờ ám, đủ hình quỉ ma;
Đất rúng động, nước ngập nhà,
Do Ma vương giận tạo ra dọa Ngài.
Kế trời rựng sáng khắp nơi,
Nhựt quang mới chiếu, lòng đời khởi mong;
Bấy giờ Đạo cả thành công,
Cội cây ngồi lặng, mặt trông tươi nhuần.
Ngài còn trầm tọa nhiều tuần,
Mặc dầu Giải-thoát, còn quằn quại lo,
Như người ôm khối vàng to,
Tâm tư nặng trĩu, đương dò dứt nghi.
Người đời ưa thích lỗi nghì,
Đeo theo cảm giác tà tay gạt mình;
Họ không có trí thấy lanh,
Cũng không sức phá các tình trói ngăn.
Làm sao họ biết lần phăng
Mười hai Duyên (5) chánh phải cần dứt xong ?
Làm sao hiểu Pháp thoát Vòng,
Đạo nầy mới mẻ, họ không dám hành ?
Ví như Phật bỏ chúng sanh,
Nghĩ rằng người thế chẳng thành Đạo cao,
Ngài bèn chẳng khứng truyền trao,
Chúng ta há hưởng dồi dào phước thâm ?
Thế Tôn đem đức từ tâm
Phổ vào tư-tưởng đương lâm Định-Thiền.
Bỗng nghe tiếng dữ hét liền:
"Chắc ta mất cả thế quyền, chúng dân."
Tiếp theo, có tiếng vang lơn:
"Xin Ngài truyền Đạo, thi ơn cứu đời."
Thế-Tôn nhìn chúng mọi nơi:
Kẻ nầy cần phải nghe thời Pháp linh;
Kẻ kia chưa đủ sức mình,
Khá tua chờ đợi, thi hành về sau.
Tỷ như nhựt chiếu sen bàu,
Đoá thì nở rạng, đóa đầu búp non.
Mỉm cười, Phật phán vẹn tròn,
"Ta đi truyền Giáo, thâu gom tín đồ."

***

Khách rằng: Xuống núi, vào đò,
Thành Ba-la-nại (6), Ngài thâu Năm người;
Chỉ cho cách diệt Luân hồi,
Việc làm quá khứ tô bồi đời nay,
Địa ngục khổ, tự mình xây,
Nếu không mê dục, lên ngay thiên đường,
Pháp luân khởi chuyển tỏ tường,
Ngày rằm tháng bốn (7) tại vườn Lộc Viên (8):
Trong hàng Năm vị người Tiên,
Kiều-Trần-Như (9) trước hiểu liền Tứ Chơn (10),
Đắc La-Hán quả an toàn;
Bà-sa-Ba (11) với Ma-Nam (12), Bạc-Đề (13),
Kể luôn Át-Bệ (14) trọn bề,
Chơn nhơn Năm vị lần kề đắc thông.
Hoàng nam Da-Xá (15) đến cùng,
Năm mươi bốn bạn ngưỡng mong Đạo mầu;
Nhập môn, lễ Phật, cạo đầu,
Trong vườn Lộc-uyển cùng nhau tu hành.
Những người nghe Phật giảng kinh,
Tâm sanh an-lạc, huệ linh phổ vào;
Như nơi đồng bái mưa dào,
Hoa thơm, cỏ đẹp hồng hào, xanh tươi.
Khách thương thuật tiếp: Sáu mươi
chư Tăng số, người người sạch trong;
Phật sai truyền Đạo các vùng,
Còn Ngài ngự đến nước ông Tần-Bà.
Nhiều hôm giảng lý gần xa,
Độ cho vua chúa cả và chúng dân,
Giảng về từ ái, bi lân,
Luân hồi, Nhơn, Quả, Tứ ân đáp đền.
Tần-Bà ngưỡng mộ cúng lên
Trúc-lâm tịnh xá êm đềm dễ tu.
Vua sai chạm đá mấy câu:
"Như lai tuyên bố Nhơn đầu, Quả đuôi;
Thế Tôn truyền dạy chúng tôi
Pháp môn thoát khổ, đánh lui lỗi lầm."

***

Khách thương nói: Tại Trúc-lâm (16),
Có ban Tăng chúng cao thâm tu trì
Phật chuyên giáo hóa hằng ngày,
Những ai nghe giảng qui y lẹ làng;
Chín trăm người mặc áo vàng,
Cũng như y phục Phật mang nơi mình;
Đều đi truyền bá Đạo lành,
Noi theo lời Phật ban hành dưới đây:
"Càng làm dữ, nợ càng vay,
"Làm lành trừ khấu tội gây bởi mình;
"Hãy lo lánh dữ, tạo lành,
"Giữ gìn ý tứ, là hành Đạo ta (17)."

***

Thuật xong chuyện đức Phật-đà,
Hai người được thưởng nhiều quà tốt xuê;
Quí hơn của tặng vừa kê,
Là lời cảm tạ của bà Công nương.
Kế bà hỏi nữa cho tường:
"Thế Tôn ngự tới do đường nào đi?"
Khách thương đáp lại tức thì :
Do-tuần (17) sáu chục, thành nầy trở ra,
Rẽ qua Vương-xá đó là,
Phật theo đường đó mà qua xứ nầy.
Bò đi tám cố (18) một ngày,
Chúng tôi phí một tháng chầy đến nơi."
Tin nầy vừa đến tận tai,
Vua đòi quan chức của ngài chín ông.
Lệnh truyền cỡi ngựa thẳng xông,
Nối nhau tầm đến Đông-cung, thưa rằng:
"Đức vua Tịnh Phạn cỗi cằn,
Vì xa Thái tử tính hằng bảy năm;
Mảng tìm, nhưng lại bặt tăm,
Vậy nay Hoàng tử về cầm quyền vua.
Nhớ Ngài, dân chúng héo khô,
E vua nhắm mắt chẳng tua thấy Ngài."
Da-Du công chúa cũng sai
Chín viên mã-kỵ nhắn lời dưới đây:
"La-hầu-La mẫu kính bày,
Tựa nơi gác tía, ngày ngày luống trông;
Tỷ như hoa phấn buồn lòng,
Vì gương trăng tỏ vẫn không tái hồi,
Vô-ưu (19) hoa lá bồi hồi,
Đợi chờ thục nữ đến ngồi dưới cây.
Nếu Ngài đắc quả cao dày,
Xin chia cho vợ, sớt lây con mình.
Nhưng bà công chúa cố tình
Cầu Ngài trở lại gia đình như xưa."
Các trang sứ giả tốc thừa,
Bước vào vườn Trúc, nhằm giờ thuyết kinh.
Mảng nghe Phật, quên cáo trình,
Quên vua Tịnh-Phạn, quên hình Da-Du;
Mắt nhìn Phật dạy tín đồ,
Tai nghe Kim Khẩu diễn phô lý từ;
Viên dung, hùng biện, chơn như,
Lời thanh, lẽ nhã chiếu chư vật, người.
Tỷ như ong dạo hoa tươi,
Tổ dầu đủ mật, cũng bươi thêm vào;
Trời đêm mưa gió chẳng nao,
Miễn là thoả chí núc hào nhụy bông.
Sứ vua lại cũng như ong,
Mộ nghe Phật thuyết, quên công hành trình,
Bỏ luôn mọi việc của mình,
Nhập đoàn tăng chúng hầu quanh đức Thầy.
Cuối cùng vua phái một vì,
Ưu-Đà-Di vẫn thường khi trung thành,
Làm quan nhứt phẩm trào đình,
Đã cùng Thái tử kết tình bạn son.
Đi vào Vườn Trúc đường mòn,
Ưu-Đà-Di hái bông gòn nhét tai,
Cho nên người khỏi cảm hoài,
Bèn trình vương mệnh và lời công nương.

***

Cúi đầu một cách dịu dàng,
Thế tôn phán với các hàng dự nghe:
"Phải rồi, ta sẽ trở về,
Viếng thăm cha ruột, trọn bề hiếu thân.
Nay mình thoát khỏi trầm luân,
Đến nơi Bờ Giác, đủ Nhân, Ái, Từ,
Cho nên báo đáp, kính thờ
Mẹ sanh, cha dưỡng, ơn như biển trời.
Nay anh lui gót kính lời
Rằng ta sắp sửa về nơi quê nhà."
Trong thành ngoài quận nghe qua,
Chúng dân dự bị để mà đón nghinh.
Dựng lên ở cửa Nam thành,
Đài hoa rực rỡ, trướng xanh lẫn hồng.
Xa xa trên các lộ công,
Cành tươi đơm kết thành vòng nguyệt thơm;
Nước lài, trầm thuỷ cả ôm,
Đựng đầy bì-đại (20), lom khom tưới đường.
Mỗi nhà cờ xí phô trương,
Voi to bành rộng sắp hàng nghiêm tinh.
Trống chiêng chực đánh liên thinh,
Các vì họ Thích đến nghinh tiếp Ngài.
Những trang vũ nữ điện đài
Rảy hoa, nhảy múa, hát bài âu ca.
Ngựa Ngài sẽ bước trên hoa,
Đường đi tốt đẹp, vui la khắp thành;
Đó là sắc chỉ ban hành,
Chúng dân nghe kỷ trống đoành báo tin.

***

Kiệu đưa công chúa tiến lên,
Trước hàng công chúng, đón bên khán đài.
Ni-câu-đà (21) uyển bao ngoài,
Chà là, cây vả, mọi loài trái hoa,
Bóng mát mẻ, khí vui hòa,
Nẽo cong, hồn cỏ, cũng đà sửa san.
Theo đường ra khỏi cửa Nam,
Đến vùng chòi lá bần hàn lê dân;
Họ là giai cấp hạ phần,
La-môn, Sát-lỵ (22) chẳng gần, sợ dơ!
Họ đương bứt rứt đợi chờ,
Trời chưa rựng sáng, đứng hờ nhìn ra.
Trống khua, voi rống đàng xa,
Họ leo đại thọ, đứng mà dòm quanh.
Không ai đi đến phía thành,
Họ bèn quét cửa, sửa cành lá treo.
Thấy người hành cước, hỏi theo:
Cớ chi trể nãi, vắng teo bóng Ngài?
Công nương cặp mắt sầu giai,
Ngó đoàn bần tiện, nhìn ngoài đường xa.
Lắng tai nghe kẻ lại qua,
Coi ai biết được tin nhà Đông cung!
Từ xa lần tới một Ông,
Vai mang tấm áo vàng ròng thầy tu,
Đầu cạo tóc, tay ôm bầu,
Ghé từng chòi lá cần cầu hóa trai;
Nhận đồ, chú nguyện ít lời,
Nhà nào không thí thì Ngài cũng vui!
Có hai người nữa nối đuôi,
Mặc đồ vàng hực, bước xuôi theo hầu.
Riêng Người ôm bát dắt đầu,
Tướng đi nghiêm chỉnh, vẻ mầu đáng tôn;
Đức oai cảm động tâm hồn,
Chúng dân cúng thí, lạy, hôn chân Ngài.
Nhiều người xót phận lưng vơi,
Bánh, cơm chẳng có đặng mời nhà tu.
Nữ, nam, già, trẻ theo sau,
Xì xào:"Ai đó? Tiên đâu giáng trần?"
Ngài vừa chậm bước đến gần,
Cửa đài mở rộng, nghe rân tiếng nàng:
"Tất-Đạt-Đa! Ơi hỡi chàng!"
Công nương kêu khóc, nằm ngang chân Thầy.

***

Về sau, bà cũng tu trì,
Có người thỉnh Phật giải bày cho thông :
"Ngài đà nguyện dứt tình nồng.
Không còn đụng chạm thịt hồng nữ nhơn.
Tại sao lúc nọ đứng gần,
Để cho vợ cũ ân cần ôm hôn?"
Ngài rằng: "Quảng đại tâm hồn
Cũng còn luyến ái như phồn nhỏ nhen.
Mặc dầu cao nhã đáng khen,
Chớ đem Giải thoát làm phiền người ta ;
Lưới tình ví được thoát ra,
Nhờ vào kiên nhẫn, hiền hòa, thông minh.
Ba kỳ dài dặc thử mình,
Sau rồi Bồ tát mới thành Đạo thâm.
Trước là Bồ tát phát tâm,
Kế là Bất thối, Bổ lâm (23) cuối cùng.
Thuở xưa, ta mới dự dòng :
Phát tâm Bồ tát hay mong chuyện lành;
Ta hằng tầm kiếm Huệ Minh,
Nhưng đôi mắt trí chưa tinh chút nào.
Kìa vườn đu đủ dồi dào,
Hể bao nhiêu hạt là bao năm rồi;
Tên Ram thuở ấy là tôi,
Chuyên buôn bán ngọc, ở đồi miền Nam.
Lục-Mi (24), nội trợ của Ram
Chuyển thân từ đó, nay làm công-nương (24);
Đôi ta xưa ngụ một làng,
Dựa bờ biển cả ở ngang Lăng-già (25).
Bấy giờ ta phải đi xa,
Lo bề sinh hoạt vì nhà chẳng dư,
Lục-Mi rơi lụy từ từ,
Khuyên ta chớ mạo nạn ư biển, rừng.
Nàng rằng: "Nếu thật yêu cưng,
Sao chàng lại nỡ băng chừng dặm xa?"
Nhưng rồi ta bước chân ra,
Đi vào Biển cả, xông pha bão bùng,
Đấu tranh với vật thủy trung,
Lướt muôn khổ nhọc, ngàn trùng sóng giăng.
Đem lên hạt ngọc như trăng,
Các vua ắt sẽ trả bằng giá cao.
Miền non, vui vẻ trở vào,
Nhưng nhằm thuở đói hại bao dân lành!
Thiếu ăn, kiệt quệ sức mình,
Mà ta đem được ngọc xinh về nhà.
Hiền thê nằm thiếp xót xa,
Vì không cơm cháo đã qua nhiều ngày.
Ta hô: "Như ở tại đây,
Ai cho chút gạo cứu rày vợ tôi;
Đồ ăn nếu nhận được rồi,
Tôi đem ngọc quí đáp bồi công ơn. "
Bước vào một gã hương lân,
Trao thăng rưỡi (26) gạo và cầm ngọc đi.
Lục-Mi hồi tỉnh tỏ bày :
"Chàng yêu như vậy, có chi quí bằng!"
Thuở xưa ngọc sáng tợ trăng,
Ta đem mà chuộc mạng căn bạn vàng.
Đời nay ta được ngọc sang,
Từ trong Biển Trí mà mang ra ngoài:
Nhơn duyên đủ số mười hai (27)
Với nền diệu pháp không phai, chẳng lờ.
Ngọc nầy chẳng bán bao giờ,
Tặng không cho kẻ căn cơ hạp dùng.
Nầy là đụn kiến, ổ ong,
Với Tu-Di đảnh há đồng lớn cao?
Nọ là sương đọng thành ao,
Há như biển cả rộng bao do-tuần?
Thuở xưa thí một vật cần,
Đời nay ta thí muôn lần đức oai.
Tình yêu ví được rộng dài,
Nhờ về tự chủ, ra ngoài giác quan;
Tình yêu thật rất khôn ngoan
Biết nương lòng dạ yếu non người đời;
Da-Du lễ kính dưới ngai,
Thuận chiều ta dắt lên đài Phước An."

***

Vua nghe Thái tử hồi loan,
Đầu thì cạo tóc, vấn toàn áo nâu,
Tay ôm bình bát thỉnh cầu
Những nhà bần tiện thí đồ ăn dư.
Vua phiền, quên nghĩa phụ từ,
Bứt chòm râu bạc, ói ư đền vàng.
Bước ra một cách lẹ làng,
Khiến chư quan chức ngỡ ngàng, sợ lo.
Thót kên chiến mã thật to,
Hằm hằm khí sắc, quanh co các đường.
Chúng dân thấy việc lạ thường,
Kêu nhau: "Vua tới, mau đương lạy chào!"
Đến chùa, quẹo khỏi vách rào,
Nam môn lố thấy với bao dân tình.
Người ta đầy nghẹt đường thành,
Càng lâu càng đặc, theo quanh đức Thầy.
Cha con bốn mắt chiếu lây,
Vua liền hết giận, lòng đầy yêu thương.
Mắt hiền nhìn thẳng phụ vương,
Từ từ ngó xuống, chân đương cúi quỳ.
Đức vua cảm động tức thì,
Thấy con mình lộ đủ đầy đức, oai,
Đỉnh đầu có ánh chói ngời,
Người người kính mộ mà dời chân theo.
Tuy nhiên, vua trách mấy điều:
"Cớ chi về nước có chiều ẩn thân?
Ngày xưa sống tựa thiên thần,
Nay sao áo bã, dép rơm, cạo đầu ?
Cần chi Người phải ôm bầu,
Ghé nơi chòi rách, chực cầu miếng ăn?
Dòng vua phú quý ai hơn,
Kẻ hầu người hạ, sơn trân hải vì.
Con về, nên dự lễ nghi,
Đao thương, người ngựa đứng quỳ tiếp nghinh.
Kìa xem trên lộ quân binh,
Chúng dân khắp cả thị thành chờ con.
Nhiều năm con bỏ nước non,
Cha già sầu thảm, mỏi mòn trên ngôi;
Công nương chịu phận góa côi,
Vải bò đạm bạc, nhạc bôi chẳng màng.
Nay nàng mặc áo rỡ ràng
Để mà đón rước một chàng ăn xin!"
Phật rằng: "Tập quán như in,
Người trong Chủng tộc kính tin giữ tròn."
Vua rằng: "Chủng tộc của con,
Trăm ngôi truyền nối, nay còn nơi ta,
Kể từ Thủy tổ Sam-ma (Maha-Sammât),
Không hề có việc xấu xa như vầy."
Thế Tôn hoan hỷ giải bày:
"Giống dòng phàm thế, tôi nay chẳng bàn,
Ý tôi muốn nói đến ban
Phật-Đà tiếp nối muôn ngàn từ xưa.
Tôi là vị Phật hiện thừa,
Thi hành những việc Phật xưa đã hành;
Chuyện chi hiện xảy đến mình,
Phật xưa đã gặp tình hình như nay.
Một vì Vua cả trước đây,
Ngự ra thành ngoại, uy nghi chỉnh tề;
Đón chào Thái tử trở về,
Nhưng chàng ăn mặc theo bề ẩn tu.
Ấy là vị Phật hòa nhu,
Đức, oai cao cả hơn vua hoàn cầu.
Phật xưa quỳ gối, cúi đầu,
Tỏ lòng cung kính ơn sâu sanh thành.
Lệ này, tôi cũng thi hành,
Và đem Của Báu mà trình tặng cha."

***

Đức vua kinh ngạc hỏi qua:
"Bảo trân nói đó vậy là những chi?"
Cầm tay Hoàng-thượng dắt đi,
Thế Tôn lần bước giữa bầy lê dân.
Bên cha, bên vợ theo gần,
Ngài bèn bày tỏ lý chân nghĩa mầu:
Bốn nền Diệu đế gồm thâu,
Cũng như hải ngạn chứa bầu biển khơi.
Giải thêm Chánh Đạo tám nơi,
Cũng là Tám Định, Bốn Thời Quả linh,
Cứ theo pháp ấy tu hành,
Niết-bàn chứng đắc, Tử sanh chẳng còn.
Ba người vào tới lầu son, 
Vua nâng lấy bát cho con của ngài.
Công nương mắt phụng chói ngời,
Không còn ngấn lệ vắn dài như xưa.
Đêm nay ai nấy hưởng nhờ,
Đức lành yên tĩnh Đạo vừa phát huy.

Chú Thích
(1) La-hầu-La (Rahoula) : Con trai của Thái-Tử Tất-Đạt-Đa và công chúa Da-Du-đà-la. Theo sách nầy, La-hầu-La sanh ra sau khi Thái-Tử đi xuất gia.
(2) Đế-lê-phú-bà (Tripousha), Bạt-lỵ-ca (Bhallouk).
(3) Vườn Ni-ca (Bosquet Tchirnika).
(4) Thành phố nầy ở sát bên núi Gìa-da, cách chỗ cây Bồ-đề chừng hai chục dặm. Khi Phật thành Đạo, Ngài từ giã cây Bồ-đề ở Già-da sơn mà vào Già da thành (Gaya). Kế Ngài ngự đến Ba-la-nại (Bénarès) mà độ năm vị chơn nhơn.
(5) Mười hai Duyên : Duyên, chữ Phạn : Nidâna, tức nhơn duyên. Mười hai duyên, tức thập nhị Nhơn-duyên, từ Vô minh tới Tử, từ Tử trở lại Vô-minh.
(6) Ba-la-nại: Bénarès, một đô thị lớn ở Ấn-độ,
(7) Tháng Vaishya, âm lịch Ấn-độ lối cuối tháng 5 dương lịch
(8) Lộc-viên, Lộc-uyển (Phạn: Mrgadavà; Pháp: Parc aux daims, Parc aux gazelles), trong vườn nầy có rất nhiều con lộc (nai).
(9) Kiều-trần-như (Kaudinya) người dẫn đầu trong năm vị.
(10) Tứ-chơn: Tứ chơn đế, Tứ diệu đế.
(11) Bà-sa-Ba (Basava).
(12) Ma-Nam (Mâhanâma).
(13) Bạc-đề (Bhadrika).
(14) Át-Bệ (Asvadjit).
(15) Da-Xá (Yasad).
(16) Trúc-lâm : Phạn : Venuvana ; Pháp : Bois de Bambous. Cảnh vườn tre gần thành Vương xá, kinh đô nước Ma-kiệt-đề của vua Tần-bà-sa-la.
(17) Bốn câu trên đây đồng nghĩa với bài kệ bốn câu bằng Hán văn :
Chư ác mạc tác, Đừng tạo ra việc ác,
Chúng thiện phụng hành; Hãy làm hết điều lành;
Tự tịnh kỳ ý, Tâm ý giữ cho sạch,
Thị chư Phật giáo. Đó là chư Phật dạy.
(17) Do-tuần (Yodjans) : số mực để đo lường bên Ấn Độ, mỗi do-tuần là 16 dặm, mỗi dặm (lý) là 576 thước tây (m).
(18) Cố (Koss ): số mực để đo đường. Xe bò 1 ngày đi cố, 1 cố có lẽ từ 8 đến 10 ngàn thước tây (m).
(19) Vô-Ưu (Asôka) : Truyện thần thoại Ramayana thuật rằng nàng Sita trốn trong bụi cây vô-ưu, bị ác thần Ravana quấy nhiễu, nhưng nàng chống cự được thắng lợi. Vì vậy nên hàng phụ nữ Ấn Độ tôn kính cây vô ưu và hái hoa của cây ấy mà ăn.
(20) Bì-đại (Pháp: outre): dãy đựng nước làm bằng da con thú (da dê).
(21) Phía ngoại thành Ca-tỳ-la-vệ, có cảnh vườn cây Ni-câu đà (Nyagrodha), dịch nghĩa: Vô-tiết, cây không có đốt. Cũng viết: Ni-câu-luật-đà, Ni-cư-đà.
(22) La-môn (Bà-la-môn) , Sát-lỵ là hai giai cấp thanh cao nhứt ở Ấn-độ. Kế đó có hai giai cấp: Phệ-xá (Vaisyas, thương nhân, trưởng giả), Thủ-đà (Soudra, nông dân, thợ thuyền). Ngoài ragiai cấp hèn hạ nhứt kêu là Chiên-đà-la (candâla) mà phong tục Bà-la-môn cho là ô-trược, cùng đinh (Harijans).
(23) Ba thời kỳ: Thời kỳ làm Bồ-tát phát tâm, tức Tân phát ý Bồ tát. Thời kỳ làm bất thối chuyển Bồ tát. Thời kỳ Bồ lâm tức Nhứt bổ xứ Bồ-tát , còn giáng sanh một lần nữa thì thành Phật.
(24) Lục-Mi (Loukshmi) .
 (25) Lục-Mi, vợ của Ram là một tiền thân của công chúa Da-Du-đà-la, vợ Thái-tử Tất-đạt-đa.
(25) Lăng-già (Lanka) , tức là nước Tích-lan (Ceylan), tên mới là Sri Lanka. Miền Nam Ấn-độ là bán Đảo Đề căn (Dekhan), ngó ngang Tích lan.
(26) Thăng rưởi, tức một lít rưởi. Chữ Ấn Độ: ba xe (sères), mỗi xe bằng nửa lít.
(27) Thập Nhị Nhơn duyên do Phật dạy cho tín đồ tu định để dứt luân hồi khổ não.

.Sorrowful dwelt the King Suddhôdana
All those long years among the Sâkya Lords
Lacking the speech and presence of his Son;
Sorrowful sate the sweet Yasôdhara
All those long years, knowing no joy of life,
Widowed of him her living Liege and Prince
And ever, on the news of some recluse
Seen far away by pasturing camel-men
Or traders threading devious paths for gain,
Messengers from the King had gone and come
Bringing account of many a holy sage
Lonely and lost to home; but nought of him
The crown of white Kapilavastu's line,
The glory of her monarch and his hope,
The heart's content of sweet Yasôdhara,
Far-wandered now, forgetful, changed, or dead.

But on a day in the Wasanta-time,
When silver sprays swing on the mango-trees
And all the earth is clad with garb of spring,
The Princess sate by that bright garden-stream
Whose gliding glass, bordered with lotus-cups,
Mirrored so often in the bliss gone by
Their clinging hands and meeting lips. Her lids
Were wan with tears, her tender cheeks had thinned
Her lips' delicious curves were drawn with grief;


The lustrous glory of her hair was hid --
Close-bound as widows use; no ornament
She wore, nor any jewel clasped the cloth --
Coarse, and of mourning-white -- crossed on her breast.
Slow moved and painfully those small fine feet
Which had the roe's gait and the rose-leaf's fall
In old years at the loving voice of him.
Her eyes, those lamps of love, -- which were as if
Sunlight should shine from out the deepest dark,
Illumining Night's peace with Daytime's glow
Unlighted now, and roving aimlessly,
Scarce marked the clustering signs of coming Spring
So the silk lashes drooped over their orbs.
In one hand was a girdle thick with pearls,
Siddârtha's -- treasured since that night he fled --
(Ah, bitter Night! mother of weeping days
When was fond Love so pitiless to love
Save that this scorned to limit love by life?)

The other led her little son, a boy
Divinely fair, the pledge Siddârtha left --
Named Rahula -- now seven years old, who tripped
Gladsome beside his mother, light of heart
To see the spring-blooms burgeon o'er the world.
So while they lingered by the lotus-pools 
And, lightly laughing, Rahula flung rice 
To feed the blue and purple fish; and she 
With sad eyes watched the swiftly-flying cranes,
Sighing, "Oh! creatures of the wandering wing,
If I ye shall light where my dear Lord is hid,
Say that Yasôdhara lives nigh to death
For one word of his mouth, one touch of him!"

So, as they played and sighed -- mother and child --
Came some among the damsels of the Court
Saying, "Great Princess! there have entered in
At the south gate merchants of Hastinpûr
Tripusha called and Bhalluk, men of worth,
Long travelled from the loud sea's edge, who bring
Marvellous lovely webs pictured with gold,
Waved blades of gilded steel, wrought bowls in brass,
Cut ivories, spice, simples, and unknown birds,
Treasures of far-off peoples; but they bring
That which doth beggar these, for He is seen
Thy Lord, -- our Lord, -- the hope of all the land
Siddârtha! they have seen him face to face,
Yea, and have worshipped him with knees and brows,
And offered offerings; for he is become
All which was shown, a teacher of the wise,
World-honored, holy, wonderful; a Buddh
Who doth deliver men and save all flesh
By sweetest speech and pity vast as Heaven:
And, lo! he journeyeth hither these do say." 
Then -- while the glad blood bounded in her veins 
As Gunga leaps when first the mountain snows 
Melt at her springs -- uprose Yasôdhara
And clapped her palms, and laughed, with brimming tears
Beading her lashes. "Oh! call quick," she cried,
"These merchants to my purdah, for mine ears
Thirst like parched throats to drink their blessed news.
Go bring them in, -- but if their tale be true,
Say I will fill their girdles with much gold,
With gems that Kings shall envy: come ye too,
My girls, for ye shall have guerdon of this
If there be gifts to speak my grateful heart."

So went those merchants to the Pleasure-House,
Full softly pacing through its golden ways
With naked feet, amid the peering maids,
Much wondering at the glories of the Court.
Whom, when they came without the purdah's folds,
A voice, tender and eager, filled and charmed
With trembling music, saying, "Ye are come
From far, fair Sirs! and ye have seen my Lord
Yea, worshipped -- for he is become a Buddh,
World-honored, holy, and delivers men,
And journeyeth hither. Speak! for, if this be,
Friends are ye of my House, welcome and dear." 
Then answer made Tripusha, "We have seen 
That sacred Master, Princess! we have bowed 
Before his feet; for who was lost a Prince 
Is found a greater than the King of kings. 
Under the Bôdhi-tree by Phalgú's bank
That which shall save the world hath late been wrought
By him -- the Friend of all, the Prince of all --
Thine most, High Lady! from whose tears men win
The comfort of this Word the Master speaks.
Lo! he is well, as one beyond all ills,
Uplifted as a god from earthly woes,
Shining with risen Truth, golden and clear.
Moreover as he entereth town by town,
Preaching those noble ways which lead to peace,
The hearts of men follow his path as leaves
Troop to wind or sheep draw after one
Who knows the pastures. We ourselves have heard 
By Gaya in the green Tchîrnika grove
Those wondrous lips and done them reverence: 
He cometh hither ere the first rains fall." 

Thus spake he, and Yasôdhara, for joy, 
Scarce mastered breath to answer, "Be it well 
Now and at all times with ye, worthy friends! 
Who bring good tidings; but of this great thing 
Wist ye how it befell?"
Then Bhalluk told
Such as the people of the valleys knew
Of that dread night of conflict, when the air
Darkened with fiendish shadows, and the earth
Quaked, and the waters swelled with Mara's wrath.
Also how gloriously that morning broke
Radiant with rising hopes for man, and how
The Lord was found rejoicing 'neath his Tree.
But many days the burden of release --
To be escaped beyond all storms of doubt,
Safe on Truth's shore -- lay, spake he, on that heart
A golden load; for how shall men -- Buddh mused --
Who love their sins and cleave to cheats of sense,
And drink of error from a thousand springs --
Having no mind to see, nor strength to break
The fleshly snare which binds them -- how should such
Receive the Twelve Nidânas and the Law
Redeeming all, yet strange to profit by,
As the caged bird oft shuns its opened door?
So had we missed the helpful victory
If, in this earth without a refuge, Buddh
Winning the way, had deemed it all too hard
For mortal feet, and passed, none following him.

***

Yet pondered the compassion of our Lord,
But in that hour there rang a voice as sharp
As cry of travail, so as if the earth
Moaned in birth-throe "Nasyami aham bhû 
Nasyati lóka!" SURELY I AM LOST,
I AND MY CREATURES: then a pause, and next
A pleading sigh borne on the western wind,
"Sruyatâm dharma, Bhagwat!" OH, SUPREME!
LET THY GREAT LAW BE UTTERED! Whereupon
The Master cast his vision forth on flesh,
Saw who should hear and who must wait to hear,
As the keen Sun gilding the lotus-lakes
Seeth which buds will open to his beams
And which are not yet risen from their roots
Then spake, divinely smiling, "Yea! I preach!
Whoso will listen let him learn the Law."

Afterwards passed he, said they, by the hills
Unto Benares, where he taught the Five,
Showing how birth and death should be destroyed,
And how man hath no fate except past deeds,
No Hell but what he makes, no Heaven too high
For those to reach whose passions sleep subdued.
This was the fifteenth day of Vaishya
Mid-afternoon and that night was full moon.
But, of the Rishis, first Kaundinya
Owned the Four Truths and entered on the Paths;
And after him Bhadraka, Asvajit,
Basava, Mahanâma; also there
Within the Deer-park, at the feet of Buddh,
Yasad the Prince with nobles fifty-four
Hearing the blessed word our Master spake
Worshipped and followed; for there sprang up peace
And knowledge of a new time come for men
In all who heard, as spring the flowers and grass
When water sparkles through a sandy plain.
These sixty -- said they -- did our Lord send forth,
Made perfect in restraint and passion-free,
To teach the Way; but the World-honored turned
South from the Deer-park and Isipatan
To Yashti and King Bimbasâra's realm,
Where many days he taught; and after these
King Bimbasâra and his folk believed,
Learning the law of love and ordered life.
Also he gave the Master, of free gift, --
Pouring forth water on the hands of Buddh
The Bamboo-Garden, named Wéluvana,
Wherein are streams and caves and lovely glades;
And the King set a stone there, carved with this: 

Yé dharma hetuppabhawá 
Yesan hétun Tathágató; 
Aha yesan cha yo nirodhó 
Ewan wadi Maha samano. 
"What life's course and cause sustain
These Tathâgato made plain;
What delivers from life's woe
That our Lord hath made us know." 

And, in that Garden -- said they -- there was held
A high Assembly, where the Teacher spake
Wisdom and power, winning all souls which heard,
So that nine hundred took the yellow robe --
Such as the Master wears, -- and spread his Law
And this the gáthá was wherewith he closed: 
Sabba pápassa akaranan; 
Kusalassa upasampadá; 
Sa chitta pariyodapanan 
Etan Budhánusásanan. 
"Evil swells the debts to pay,
Good delivers and acquits;
Shun evil, follow good; hold sway
Over thyself. This is the Way." 

Whom, when they ended, speaking so of him,
With gifts, and thanks which made the jewels dull,
The Princess recompensed. "But by what road
Wendeth my Lord?" she asked: the merchants said,
"Yôjans threescore stretch from the city-walls
To Rajagriha, whence the easy path
Passeth by Sona hither and the hills.
Our oxen, treading eight slow koss a day,
Came in one moon." 
Then the King hearing word, 
Sent nobles of the Court -- well-mounted lords -- 
Nine separate messengers, each embassy 
Bidden to say, "The King Suddhôdana --
Nearer the pyre by seven long years of lack, 
Wherethrough he hath not ceased to seek for thee 
Prays of his son to come unto his own,
The Throne and people of this longing Realm,
Lest he shall die and see thy face no more."

Also nine horsemen sent Yasôdhara
Bidden to say, "The Princess of thy House --
Rahula's mother -- craves to see thy face
As the night-blowing moon-flower's swelling heart
Pines for the moon, as pale asôka-buds
Wait for a woman's foot: if thou hast found
More than was lost, she prays her part in this,
Rahula's part, but most of all thyself."
So sped the Sâkya Lords, but it befell
That each one, with the message in his mouth,
Entered the Bamboo-Garden in that hour
When Buddha taught his Law; and -- hearing -- each
Forgot to speak, lost thought of King and quest,
Of the sad Princess even; only gazed
Eye-rapt upon the Master; only hung
Heart-caught upon the speech, compassionate,
Commanding, perfect, pure, enlightening all,
Poured from those sacred lips. Look! like a bee
Winged for the hive, who sees the môgras spread
And scents their utter sweetness on the air,
If he be honey-filled, it matters not;
If night be nigh, or rain, he will not heed;
Needs must he light on those delicious blooms
And drain their nectar; so these messengers
One with another, hearing Buddha's words,
Let go the purpose of their speed, and mixed,
Heedless of all, amid the Master's train.

Wherefore the King bade that Udayi go --
Chiefest in all the Court, and faithfullest,
Siddârtha's playmate in the happier days --
Who, as he drew anear the garden, plucked
Blown tufts of tree-wool from the grove and sealed
The entrance of his hearing; thus he came
Safe through the lofty peril of the place
And told the message of the King, and her's.

***

Then meekly bowed his head and spake our Lord
Before the people, "Surely I shall go!
It is my duty as it was my will;
Let no man miss to render reverence
To those who lend him life, whereby come means
To live and die no more, but safe attain
Blissful Nirvana, if ye keep the Law,
Purging past wrongs and adding nought thereto,
Complete in love and lovely charities.
Let the King know and let the Princess hear
I take the way forthwith." This told, the folk
Of white Kapilavastu and its fields
Made ready for the entrance of their Prince.

At the south gate a bright pavilion rose
With flower-wreathed pillars and the walls of silk
Wrought on their red and green with woven gold.
Also the roads were laid with scented boughs
Of neem and mango, and full mussuks shed
Sandal and jasmine on the dust, and flags
Fluttered; and on the day when he should come
It was ordained how many elephants --
With silver howdahs and their tusks gold-tipped
Should wait beyond the ford, and where the drums
Should boom "Siddârtha cometh" where the lords
Should light and worship, and the dancing-girls
Where they should strew their flowers with dance and son,
So that the steed he rode might tramp knee-deep
In rose and balsam, and the ways be fair;
While the town rang with music and high joy.

This was ordained, and all men's ears were pricked
Dawn after dawn to catch the first drum's beat
Announcing, "Now he cometh!"
But it fell --
Eager to be before -- Yasôdhara
Rode in her litter to the city-walls
Where soared the bright pavilion. All around
A beauteous garden smiled -- Nigrôdha named
Shaded with bel-trees and the green-plumed dates,
New-trimmed and gay with winding walks and banks
Of fruits and flowers; for the southern road
Skirted its lawns, on this hand leaf and bloom,
On that the suburb-huts where base-borns dwelt
Outside the gates, a patient folk and poor,
Whose touch for Kshatriya and priest of Brahm
Were sore defilement. Yet those, too, were quick
With expectation, rising ere the dawn
To peer along the road, to climb the trees
At far-off trumpet of some elephant,
Or stir of temple-drum; and when none came,
Busied with lowly chares to please the Prince;
Sweeping their door-stones, setting forth their flags,
Stringing the fluted fig-leaves into chains,
New furbishing the Lingam, decking new
Yesterday's faded arch of boughs, but aye
Questioning wayfarers if any noise
Be on the road of great Siddârtha. These
The Princess marked with lovely languid eyes,
Watching, as they, the southward plain, and bent
Like them to listen if the passers gave
News of the path. So fell it she beheld

***

One slow approaching with his head close shorn,
A yellow cloth over his shoulder cast,
Girt as the hermits are, and in his hand
An earthen bowl, shaped melonwise, the which
Meekly at each hut-door he held a space,
Taking the granted dole with gentle thanks
And all as gently passing where none gave.
Two followed him wearing the yellow robe,
But he who bore the bowl so lordly seemed,
So reverend, and with such a passage moved,
With so commanding presence filled the air,
With such sweet eyes of holiness smote all,
That, as they reached him alms the givers gazed
Awestruck upon his face, and some bent down
In worship, and some ran to fetch fresh gifts
Grieved to be poor; till slowly, group by group,
Children and men and women drew behind
Into his steps, whispering with covered lips,
"Who is he? who? when looked a Rishi thus?"
But as he came with quiet footfall on
Nigh the pavilion, lo! the silken door
Lifted, and, all unveiled, Yasôdhara
Stood in his path crying, "Siddârtha! Lord!"
With wide eyes streaming and with close-clasped hands,
Then sobbing fell upon his feet, and lay.

Afterwards, when this weeping lady passed 
Into the Noble Paths, and one had prayed 
Answer from Buddha wherefore -- being vowed 
Quit of all mortal passion and the touch,
Flower-soft and conquering, of a woman's hands --
He suffered such embrace, the Master said:
"The greater beareth with the lesser love
So it may raise it unto easier heights.
Take heed that no man, being 'scaped from bonds,
Vexeth bound souls with boasts of liberty.
Free are ye rather that your freedom spread
By patient winning and sweet wisdom's skill.
Three eras of long toil bring Bodhisats
Who will be guides and help this darkling world
Unto deliverance, and the first is named
Of deep 'Resolve,' the second of 'Attempt,'
The third of 'Nomination.' Lo! I lived
In era of Resolve, desiring good,
Searching for wisdom, but mine eyes were sealed.

Count the grey seeds on yonder castor-clump,
So many rains it is since I was Ram,
A merchant of the coast which looketh south
To Lanka and the hiding-place of pearls.
Also in that far time Yasôdhara
Dwelt with me in our village by the sea,
Tender as now, and Lukshmi was her name.
And I remember how I journeyed thence
Seeking our gain, for poor the household was
And lowly. Not the less with wistful tears
She prayed me that I should not part, nor tempt
Perils by land and water. 'How could love
Leave what it loved?' she wailed; yet, venturing, I
Passed to the Straits, and after storm and toil
And deadly strife with creatures of the deep,
And woes beneath the midnight and the noon,
Searching the wave I won therefrom a pearl
Moonlike and glorious, such as Kings might buy
Emptying their treasury. Then came I glad
Unto mine hills, but over all that land
Famine spread sore; ill was I stead to live
In journey home, and hardly reached my door
Aching for food -- with that white wealth of the sea
Tied in my girdle. Yet no food was there;
And on the threshold she for whom I toiled --
More than myself -- lay with her speechless lips
Nigh unto death for one small gift of grain
Then cried I, 'If there be who hath of grain,
Here is a kingdom's ransom for one life:
Give Lukshmi bread and take my moonlight pearl.'

Whereat one brought the last of all his hoard,
Millet -- three seers -- and clutched the beauteous thing.
But Lukshmi lived and sighed with gathered life,
'Lo! thou didst love indeed!' I spent my pearl
Well in that life to comfort heart and mind
Else quite uncomforted, but these pure pearls,
My last large gain, won from a deeper wave --
The Twelve Nidânas and the Law of Good --
Cannot be spent, nor dimmed, and most fulfil
Their perfect beauty being freeliest given.
For like as is to Meru yonder hill
Heaped by the little ants, and like as dew
Dropped in the footmark of a bounding roe
Unto the shoreless seas, so was that gift
Unto my present giving; and so love --
Vaster in being free from toils of sense --
Was wisest stooping to the weaker heart;
And so the feet of sweet Yasôdhara
Passed into peace and bliss, being softly led."

***

But when the King heard how Siddârtha came 
Shorn, with the mendicant's sad-colored cloth,
And stretching out a bowl to gather orts
From base-borns' leavings, wrathful sorrow drove
Love from his heart. Thrice on the ground he spat,
Plucked at his silvered beard, and strode straight forth
Lackeyed by trembling lords. Frowning he clomb
Upon his war-horse, drove the spurs, and dashed,
Angered, through wondering streets and lanes of folk,
Scarce finding breath to say, "The King! bow down!" 
Ere the loud cavalcade had clattered by:
Which -- at the turning by the Temple-wall
Where the south gate was seen -- encountered full
A mighty crowd; to every edge of it
Poured fast more people, till the roads were lost,
Blotted by that huge company which thronged
And grew, close following him whose look serene
Met the old King's. Nor lived the father's wrath
Longer than while the gentle eyes of Buddh
Lingered in worship on his troubled brows,
Then downcast sank, with his true knee, to earth
In proud humility. So dear it seemed
To see the Prince, to know him whole, to mark
That glory greater than of earthly state
Crowning his head, that majesty which brought
All men, so awed and silent, in his steps.

Nathless the King broke forth, "Ends it in this
That great Siddârtha steals into his realm,
Wrapped in a clout, shorn, sandalled, craving food
Of low-borns, he whose life was as a God's?
My son! heir of this spacious power, and heir
Of Kings who did but clap their palms to have
What earth could give or eager service bring?
Thou should'st have come apparelled in thy rank,
With shining spears and tramp of horse and foot.
Lo! all my soldiers camped upon the road, 
And all my city waited at the gates;
Where hast thou sojourned through these evil years
Whilst thy crowned fattier mourned? and she, too, there
Lived as the widows use, foregoing joys;
Never once hearing sound of song or string.
Nor wearing once the festal robe, till now
When in her cloth of gold she welcomes home
A beggar spouse in yellow remnants clad.

"Son! why is this?"
"My Father!" came reply, 
"It is the custom of my race."
"Thy race," 
Answered the King "counteth a hundred thrones 
From Maha Sammât, but no deed like this."
"Not of a mortal line," the Master said,
"I spake, but of descent invisible,
The Buddhas who have been and who shall be:
Of these am I, and what they did I do,
And this which now befalls so fell before
That at his gate a King in warrior-mail
Should meet his son, a Prince in hermit-weeds
And that, by love and self-control, being more
Than mightiest Kings in all their puissance,
The appointed Helper of the Worlds should bow --
As now do I -- and with all lowly love
Proffer, where it is owed for tender debts,
The first-fruits of the treasure he hath brought
Which now I proffer."

Then the King amazed
Inquired "What treasure?" and the Teacher took
Meekly the royal palm, and while they paced
Through worshipping streets -- the Princess and the King
On either side -- he told the things which make
For peace and pureness, those Four noble Truths
Which hold all wisdom as shores shut the seas,
Those eight right Rules whereby who will may walk --
Monarch or slave -- upon the perfect Path
That hath its Stages Four and Precepts Eight,
Whereby whoso will live -- mighty or mean
Wise or unlearned, man, woman, young or old
Shall soon or late break from the wheels of life
Attaining blest Nirvana. So they came
Into the Palace-porch, Suddhôdana
With brows unknit drinking the mighty words,
And in his own hand carrying Buddha's bowl,
Whilst a new light brightened the lovely eyes
Of sweet Yasôdhara and sunned her tears;
And that night entered they the Way of Peace. 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.