Phần Thứ Tám - Nhập Niết Bàn

19/12/201012:00 SA(Xem: 9076)
Phần Thứ Tám - Nhập Niết Bàn

ÁNH SÁNG Á CHÂU - THE LIGHT OF ASIA
Tác giả: Sir Edwin Arnold - Pháp dịch: L. Sorg - Việt dịch: Đoàn Trung Còn
Phật học Tùng thơ 24, Sài Gòn 1965, In lần nhứt
Bản vi tính, sưu tầm và hiệu đính: Nguyên Định , Mùa Vu-Lan 2006, PL 2550

Phần thứ tám - NHẬP NIẾT BÀN Book the Eighth - Parinibbana
Một vùng đồng cỏ xanh rì,
Ven Cô-há-ná (1), sông nầy chảy nhanh.
Từ Ba-la-nại đại thành,
Theo chiều Đông Bắc lộ trình ngưu xa.
Năm ngày mới tới đó mà,
Dưới là vườn tược, trên là Tuyết-sơn (2).
Triền non nghiêng xuống lần lần,
Bóng cây mát mẻ, hương phưng phức cùng.
Hiện nay ở tại trong vùng,
Nơi không khí thánh còn lồng tịnh hương!
Gió chiều man mác, dịu dàng,
Phớt trên bụi rậm, các hàng đá xưa.
Ấy tòa kiến trúc còn thừa,
Rễ xen kẽ hở, nhành đưa lá vào;
Một màn xanh mịt phủ bao,
Rong rêu, cỏ dại, lá xao chập chồng.
Rắn dài ra khỏi vách phòng,
Nằm trên cẩm thạch, mở vòng, tháo thân,
Một con rắn mối lẹ chơn,
Chạy trên nền đá láng trơn đền rồng.
Dưới ngôi đổ vỡ tứ tung,
Kìa con chồn xám nằm trông yên lành.
Núi sông, gió mát, đồng xanh,
Vẫn không thay đổi, tình hình như xưa.
Ngoài ra, mọi vật tiêu mờ,
Ca-tỳ-la-vệ (3) hiện giờ phế hoang!
Còn đâu là cánh đồi vàng,
Cùng ngôi Phật giảng với hàng bà con?
Trong Kinh, sự tích hãy còn,
Ngự-lâm có suối, đường mòn, hồ sen;
Hoa đình, biệt thự lần xen,
Ở nơi vườn ấy, Phật quen thuyết truyền.
Chúng dân cung kính lặng yên,
Nghe lời khuyến thiện cho miền Á châu.
Chúng sanh vô số ứng hầu,
Một hôm chứng cuộc thuyết mầu bao la.
Phật ngồi bên mặt vua cha,
Triều-thần, Thích-chủng, Đề-Bà, A-Nan.
Đủ đầy thân thích, bá quan,
Đều quanh theo Phật, ngồi an nối liền.
Xá-Lỵ-Phất, Mục-Kiền-Liên,
Hai vị đệ tử đại hiền đứng sau.
Dựa theo gối Phật, đứng hầu,
La-hầu-La trẻ ngước đầu ngó cha.
Ngồi bên chơn Phật có bà
Da-Du nay đã thoát ra não phiền,
Thấy rằng tình ái thiêng liêng
Há cần xác-thịt không miên trường gì!
Sanh, Già, Bệnh, Chết từ đây,
Đạt-Đa, công chúa viễn ly dễ dàng.
Bà cầm tay Phật nhẹ nhàng,
Áo bà phủ vạt y vàng Như Lai,
Cảnh tình hòa lạc, thanh bai,
Chúng sanh ba cõi chờ Ngài diễn phân.
Bài hay, khó tả cho cân,
Xuất từ Kim khẩu, dạy răn mọi loài.
Tôi là soạn giả hậu lai,
Có lòng mộ Phật trọn đời từ bi;
Thuật biên Thánh truyện ly kỳ,
Phải nương cổ điển là vì trí sơ.
Thời gian làm chữ lu mờ,
Người nay khó đạt nghĩa xưa diệu mầu.
Bài văn Phật giảng rộng sâu,
Tôi đây cũng biết, mặc dầu qua loa.
Dự nghe quanh chốn pháp tòa,
Dương là phần ít, âm là phần đông:
Vô biên, vô số các ông
Ở miền Thiên thượng thảy đồng xuống đây;
Chư linh kẻ thác xum vầy,
Các hồn địa ngục cũng quy tựu về.
Trời chiều nán lại chẳng xê,
Ánh hồng chiếu rạng non tê êm đềm;
Dường như chỗ sủng là đêm,
Ánh vàng chểm chệ ở trên non tòng.
Đương khi sáng, tối chập chồng,
Bóng như thiên nữ vẻ trông hữu tình;
Mây luồn như tóc cuốn xanh,
Sao giăng tợ ngọc viền quanh mão vàng;
Trăng như chiếc mão vinh sang,
Tối là tấm áo nàng mang theo mình;
Hơi nàng thở, tức gió thanh
Phớt phơ trên những đồng xanh tít mù.
Trong khi Phật thuyết pháp mầu,
Kẻ rừng, người ruộng, sang giàu, hèn đê,
Những người ngoại quốc tựu tề
Nghe Ngài nói tiếng của quê hương mình.
Trẻ, già cùng các chúng sanh,
Cảm lòng từ ái, hoan nghinh đức Thầy.
Mặc dầu bò, chạy, lội, bay,
Khỉ, hùm, nai, gấu, sói hay ó diều,
Chim câu, khổng tước mỹ miều,
Rắn, dơi, cóc, cá cũng đều lắng nghe;
Thâu bác ái, phát Bồ đề,
Rồi đây siêu thoát khỏi bề súc sanh.
Trước vua, trong pháp hội lành,
Thế Tôn giảng thuyết đành rành dưới đây:

***
Án A-Di-Đà-Dà (4) nầy;
Chớ dùng lời nói trình bày vô biên;
Đừng dùng tư tưởng tiếp liên
Toan dò Vô-tận là miền thậm thâm!
Đành rằng kẻ hỏi thì lầm,
Người nào giải đáp cũng lầm lạc ngay.
Vậy nên nín lặng là hay,
Kinh rằng Nguyên thủy chỉ đầy U minh;
Bấy giờ vạn vật chưa sinh,
Phạm-Thiên nhập định một mình trong đêm.
Chớ nên nghĩ tưởng Phạm-Thiên
Cùng là nguyên thủy mà thêm rối lòng.
Trí phàm mắt thịt khó thông,
Lần hồi màn tối sẽ bùng vẹt ra.
Theo đường, tinh tú lại qua
Mà không gạn hỏi gần xa thế nào.
Có sanh, có tử chớ sao,
Sướng rồi lại khổ, nhơn vào quả ra;
Thời gian, giòng nước đời ta,
Chậm, mau, lên, xuống, lại, qua chẳng ngừng;
Bắt từ nguồn ngọn xa chừng,
Chảy lần tới biển mới ưng dứt nguồn.
Thái dương rút nước biển luôn,
Biến thành mây nhuyễn bay luồn, chuyển mưa;
Non cao, nước xuống tuôn bờ,
Cứ đi đi mãi, chẳng giờ nghỉ ngơi.
Như vầy đủ hiểu cuộc đời,
Các cơn phát hiện, Đất, Trời, Thế gian,
Mọi điều biến dị nguy an,
Bánh xe luân chuyển tuần hoàn mạnh ghê;
Đấu tranh, Sức lực theo về,
Không ai cản nổi hoặc xê nghịch vòng (5).
Thôi đừng cầu nguyện uổng công,
U minh chẳng có sáng trong tí gì.
Hỏi chi thanh tĩnh vô vi,
Vẫn là yên lặng có chi ứng lời!
Cũng đừng khổ hạnh mòn hơi,
Trí thêm mòn thảm, mà đời phế vong!
Anh em, các chị đừng mong,
Thần không tư vị mà hòng cúng dâng;
Chớ đem huyết nhục lễ mừng,
Trái tươi, bánh ngọt cũng đừng dọn mâm.
Đạo Giải thoát, tự mình tầm,
Mình xây ngục tối, mình cầm quyền to.
Chư linh oai thế khó dò,
Loài người, mọi chúng quanh co Sáu đường.
Thảy do Hạnh Nghiệp tạo thường,
Hoặc đem phước lạc hoặc vương nạn sầu.
Việc rồi đưa tới việc sau,
Dữ theo với dữ, lành câu sự lành,
Chư vị các cảnh Thiên đình,
Hiện nay hưởng quả tu hành đã qua;
Quỷ yêu chốn thấp phải sa,
Vốn xưa bày chuyện phá gia, hại đời.
Không chi tồn tại chẳng dời,
Phước dày cũng hết, tội khơi cũng mòn.
Tôi đòi thân phận héo hon,
Nhờ công thiện đức, làm con Đế hoàng.
Đến như vua chúa cao sang,
Do cơn lầm lỗi, lang thang cõi trần!
Mạng ngươi, Đế Thích khó hơn,
Nhưng ngươi có thể mang thân dế, trùng.
Muôn đời lên tới mức cùng,
Muôn đời mới xuống đến vùng thấp nê.
Xa luân còn mãi đi về,
Con người chẳng nghĩ, chẳng hề dừng chân.
Kẻ lên có thể tuột lần,
Kẻ nào sa xuống lại cần trèo lên!

***

Chân tăm cứ vẫn quay bền, 
Nều ngươi dính mãi trong niền Bánh xe!
Ắt lòng Đức Phật phải se,
Tâm hồn vạn vật chỉnh e khổ sầu!
Nhưng ngươi chẳng dính mãi đâu!
Tâm hồn vạn vật ôn nhu, dịu dàng;
Tấm lòng Đức Phật nhẹ nhàng,
Chí cao há dễ nhịn nhường khổ nguy!
Việc tươi đẹp ắt phát huy, 
Sau cùng đến mức tinh vi, hoàn toàn.
Bây giờ ngôi Phật ngự an,
Ta từng khóc kể, lầm than bao lần!
Nay ta vui sướng, cười rân,
Vì ta tự tại mười phân vẹn mười!
Anh em thảm khổ hổ ngươi,
Tại mình tất cả, trách người sao đang.
Không ai đốc xúi, cản ngang,
Khiến mình sống thác, đeo mang trong Vòng;
Lăn qua lộn lại lòng dòng,
Khóc than, sầu não, bại vong, tán lìa;
Vậy ta chỉ bảo cho nghe:
Thấp hơn Địa ngục, trên lề Thượng thiên,
Xa hơn tinh tú các miền,
Vượt ra cảnh giới Phạm-Thiên hẳn rồi,
Ấy Năng lực thánh một ngôi,
Khởi từ vô thủy đến hồi vô chung;
Thường hằng như cõi hư không,
Chắc như Sự thật, theo cùng Thiện, Minh,
Tuân hành luật lệ của mình,
Tường vi nhờ Nó mà sanh hoa hồng;
Cánh sen nhờ Nó đơm bông,
Mùa xuân do Nó dệt xong áo dài.
Điểm to những áng mây trời,
Khiến lông khổng tước chói ngời như châu.
Các sao là những đài lầu,
Gió, mưa, ánh sáng ứng hầu, kính vâng.
Làm cho tâm ám sáng bừng,
Từ nơi quả trứng, trĩ rừng nở ra.
Sức nầy động tác mãi mà,
Chuyển lòng Giận, Hại, hóa ra dịu, hiền;
Giữ gìn những trứng chim quyên,
Bảo tồn mật ngọt trong viền ổ ong.
Chim câu trắng, con kiến hồng
Ở theo Luật ấy, hiểu thông cũng rành.
Phụng hoàng vỗ cánh mây xanh,
Đem mồi về ổ, tuân hành Sức kia.
Làm cho sói mẹ quay về,
Khiến người cô thế được bề ái thân.
Không chán thối, chẳng tần ngần,
Yêu thương tất cả đồng phần như nhau:
Nó căn sữa mẹ đầy bầu,
Lại còn đem nọc vào đầu răng đen.
Trong trời rộng rãi vô biên,
Địa cầu, tinh tú luân phiên điều hoà;
Sức kia tàng trữ dưới xa
Bạc, vàng, mã não, mọi tòa bửu châu.
Thường thường định đặt cơ mầu,
Nương chơn tùng bá, ẩn đầu rừng xanh;
Dưỡng nuôi thảo mộc dị hình,
Phát minh hoa, lá, ngọn ngành nhỏ to.
Giết rồi, cứu sống lại cho,
Chẳng qua thực hiện đắn đo Mạng trời.
Tử và Khổ tựa thoi dài,
Ái, Sinh là những chỉ gai dệt vào.
Sức kia chẳng ngán chút nào,
Làm rồi lại phá, sửa sao cho thuần.
Bàn tay khéo léo quây quần,
Món đồ tạo tác lần lần tinh vi.
Đó là trước mắt thường khi,
Việc người chẳng thấy còn hay hơn nhiều.
Tâm tình, trí thức đủ điều,
Nghĩ suy chủng tộc, hướng chiều quốc gia,
Thảy tùy Phápbao la,
Tuy là chẳng hiện, nhưng mà đỡ nâng;
Chẳng ai nghe tiếng nói năng,
Nhưng còn phát mạnh hơn vầng bão to.
Từ Bi là lộc ấm no,
Bạo tàn từng khiến thảm lo mọi người.
Sức linh, ai dám chê cười?
Tuân hành được việc, nghịch lười bại vong.
Thưởng ban người thiện ẩn công,
Phạt răn kẻ ác giấu tung tích mình.
Thấy cùng khắp, xét tình hình,
Phước trao chánh trực, nạn dành tà tây.
Chẳng thù hận, chẳng nới tay,
Đo lường đúng mực, không hay lạc lầm.
Pháp nầy chẳng hạn bao lăm,
Mai này Nó xử, hoặc cầm về sau.
Kẻ mưu sát ắt đứt đầu,
Quan tòa bất chánh bị thâu quyền hành,
Dối người, tội hại lấy mình,
Tham lam mất của, giựt giành mất ăn.
Đó là Lẽ Pháp (6) công bằng,
Không ai trốn tránh hoặc ngăn được nào.
Tâm là Từ ái dồi dào,
Quả là An lạc, mức cao : Trọn Lành.

***

Trong Kinh có dạy đành rành:
Đời nay là quả của mình từ xưa:
Lỗi quá khứ, khổ hiện giờ,
Trước mình làm phải, nay nhờ phước đeo.
Người ta gặt cái đã gieo,
Hãy xem vườn ấy, mè theo với mè.
Lúa trồng, gặt lúa há e?
U minh, Tịch tĩnh hiểu nghe lẽ nầy.
Mạng người sẵn định như đây,
Xưa gieo mè, lúa, trổ nay lúa, mè;
Đời xưa trồng cỏ độc nè,
Đời nay gặt độc, nặng đè xót đau ;
Nếu người tỉnh ngộ, siêng mau,
Nhổ loài cỏ độc, trồng sâu giống lành,
Rồi đây ruộng tốt, mùa xinh,
Mình và bá tánh mặc tình hưởng vui.
Nếu ai biết cội khổ nguy,
Bền gan nhận lấy cho rồi khổ xưa.
Thi hành Chơn lý, lòng Từ,
Không sanh tệ hại, dối lừa, tham riêng;
Chịu kham khổ, rất dịu hiền,
Lấy ơn trả oán, chẳng phiền kẻ ngu.
Lần hồi hòa nhã, ôn nhu,
Công bình, thanh khiết, tâm tu chơn thành.
Nhổ lên rễ Dục quấn quanh,
Làm cho hết tríu cuộc sanh sống nầy.
Làm xong những việc như vầy,
Mạng chung, Đời mới ắt xây móng nền.
Nợ nần cũ đã xóa tên,
Chỉ còn Thiện mới, vững bền, tốt tươi.
Chẳng cần mạng số làm người,
Xử xong nghiệp thế, ra ngoài trần gian.
Chẳng còn khổ cực, gian nan,
Tội tình hết vướng, đắc An trọn bề.
Niết-Bàn, người được nhập về.
Thường hằng, bất diệt, ngoài lễ tồn vong.
Án Ma-Ni Bát-Di Hồng (7)!
Giọt sương tản mác vào lòng Biển khơi.

***

Đó là lẽ Nghiệp (8) cao vời,
Lỗi lầm, Phiền não phải rời khỏi tâm;
Đời tàn lụn, dầu chẳng châm,
Hết Sanh thì Nghiệp hết tầm hiện ra.
Chớ nên kể đến cái Ta:
Ta nay, Ta đã, Ta là về sau.
Lại đừng nghĩ nhớ tới câu:
"Ta lìa thân khác mà đầu thân ni,
Cũng như lữ khách đó đây,
Đổi thay chỗ trọ trong khi viễn hành."
Bao nhiêu đời trước hợp thành,
Xây đời hiện tại, đời sanh sau nầy;
Tạo thân thể, cảnh nhà đây,
Như tằm kéo kén, ngày ngày ở trong;
Sắm thêm vật phẩm, tùy dùng,
Như trong trứng rắn, phụ tùng răng, lưng;
Lại như hạt giống sậy rừng,
Sa vào đất, đá rồi bừng mọc cây.
Thân tâm đáo lại chốn nầy,
Thọ nhiều hạnh phúc hoặc hay khổ nàn.
Ác tà khí thác chẳng an,
Những phần ô trược mê man, dật dờ,
Phiêu lưu gió, bụi, bợn nhơ,
Sớm thì chịu lạnh, đến trưa chịu nồng.
Người hiền gặp lúc mạng chung,
Gió lành thổi mát, Đời trông huy hoàng.
Như sông chảy giữa đồng hoang,
Ẩn đây, hiện đó lại càng đẹp xinh.
Vậy nên công đức đắc thành
Tạo ra thời đại hòa bình, an cư.
Nhưng cần phảilòng Từ
Giữa người trong xứ cũng như nước ngoài.
Có chi trở ngại hỡi ai ?
Ấy là ám độn gạt đời: Vô minh.
Con người lạc nẻo đã đành,
Ngỡ là cảnh giả là hình chánh chơn;
Chạy theo bóng dáng chẳng sờn,
Được rồi, ham nữa, sanh hờn, khổ, đau.
Đường "Trung đạo", nếu muốn cầu,
Quyết mau tiến tới để thâu Niết-bàn,
Hãy nghe ta giảng từng ban,
Bốn nền Diệu-đế vẹn toàn dưới đây:

***

Đế đầu tức thị Khổ đây,
Chớ nên mê lụy, đắm say cuộc đời.
Chỉ là thống thiết hỡi ơi,
Não nề, tồn tại, hòa hài tách xa.
Khổ thay khi mới sanh ra,
Khổ vì thất vọng, thạnh là khổ luôn;
Âm suy khổ, bệnh khổ buồn,
Già nua cũng khổ, chết tuôn khổ sầu.
Trọn đời khổ, có gì đâu?
Thế nhơn thường lại tham cầu ái ân;
Má đào, môi thắm, vóc trơn,
Có ngày cháy khét, chịu phần hỏa thiêu,
Chiến công rực rỡ bao nhiêu,
Vua tài, tướng mạnh cũng đều bỏ thây.
Thế gian cảnh đẹp phô bày,
Chúng sanh tranh sống lại quày giết nhau.
Trời như ngọc tốt một bầu,
Nhân dân đói khát, vái cầu chẳng mưa.
Hỏi người bệnh tật dây dưa,
Hỏi người chống gậy, răng thưa, mù lòa:
Sống đời thú vị chăng a?
Đáp rằng: Khen trẻ tu-oa chào đời!

***

Tập là Diệu-đế thứ hai,
Nhơn duyên khổ não chẳng ngoài ái tâm (9).
Căn, trần hai thứ đụng nhằm,
Nháng ra thành lửa mê lầm, tríu, tham.
Chẳng qua ảnh dối, mộng xàm,
Các người đeo riết, chẳng làm sao buông;
Giữa là bản ngã vọng cuồng,
Chung quanh cảnh giới như tuồng huyễn vu.
Các người như kẻ đui mù,
Chẳng nhìn ánh sáng nhiệm mầu, rất cao;
Các người tai điếc hay sao,
Chẳng nghe tiếng gió ngọt ngào trên khơi?
Miệng câm nên chẳng đáp lời
Cùng trang chơn thật bỏ đời phỉnh ngoa.
Vậy nên giành giựt, tham tà,
Làm cho mặt đất can qua diễn bày.
Bị lầm, bao kẻ nuốt cay,
Mắt sa giọt lệ, tâm đầy xót đau.
Vậy sanh phiền não, oán-thù,
Ghét ganh, tật đố, giận nhau cả đời.
Năm nầy hung bạo máu rơi,
Năm kia giết hại, phơi thây đầy đồng.
Chỗ nào có lúa dòng dòng,
Tức xen cỏ dại, rễ bông hại người. 
Giống lành cam phận hổ ngươi,
Thiếu phân, thiếu đất, tốt tươi được nào?
Tâm lạc nẻo, độc uống vào,
Nghiệp sanh ra nữa, khát khao lại nhiều,
Căn (10) nương cảnh (11) ngoại mà đeo,
Làm cho Bản-ngã mãi theo vọng lầm.

***

Đế ba, Diệt khổ thân tâm,
Thắng lòng Tự ái, tình thâm với đời;
Rễ phiền não, bứng rã rời,
Giữ không chấn động ở nơi lòng mình.
Tình yêu chuyển biến tốt xinh,
Con người tự chủ, cao vinh hơn thần;
Trở nên phú túc vô ngần,
Nhờ ơn bố thí, tu thân, khuyên lành;
Những công của ấy theo mình,
Sống thì giữ lấy, thác đành đem theo.
Bấy giờ khổ não ắt tiêu,
Tử, sanh phải dứt, đèn treo hết dầu!
Nợ xưa trút sạch làu làu,
Sổ nầy trắng trẻo, người thâu Phước lành.

***

Thứ tư, Đạo đế giải rành,
Con đường bằng phẳng, thinh thinh hầu kề.
Mọi người có thể theo về,
Noi đường Bát-Chánh đắc bề Lạc, An.
Xưa nay, tu sĩ muôn ngàn,
Đã từng tới đỉnh đầy tràn tuyết, mây.
Triều non chỗ dịu, chỗ gay,
Ai lên thì ắt có ngày tới nơi.
Bấy giờ trên đỉnh tót vời,
Trông xa thấy một cảnh trời khác xưa.
Những người dõng lực có thừa,
Lướt đường thẳng, tắt lại vừa cheo leo.
Những ai yếu sức cũng trèo.
Nghỉ chân nhiều chặng và theo đường dài.
Đó là Bát-Chánh-Đạo khai,
Đưa về an tĩnh, dốc, lài khác nhau;
Đầu non tuyết phủ trắng phau,
Yếu thì đến chậm, dạn mau tới miền.

***

Noi theo Chánh Kiến đầu tiên,
Pháp (12) lành nên giữ, Nghiệp (13) hiền khá tuân;
Do Nhơn Quả (14) tạo hiện thân,
Hãy lo kiềm chế sáu phần giác quan.
Chánh Tư duy, biết xét bàn,
Thương người xót vật, lo toan hiền lành,
Chẳng tham, chẳng giận, chẳng ganh.
Dường như gió mát, đời mình nhẹ trôi.
Thứ ba là Chánh Ngữ rồi,
Giữ mồm như lính đứng ngồi Ngọ môn;
Nói lời thành thật, ôn tồn,
Cũng như chầu bực quý tôn vua hiền .
Bốn là Chánh Nghiệp tiếp liền,
Lỗi lầm giảm bớt, phước điền cao thâm;
Việc làm phát lộ từ tâm,
Như trong hạt chuỗi thấy ngầm sợi dây.
Lại còn bốn nẻo vinh thay,
Muốn noi thì phải rảnh tay việc trần.
Chánh Mạng với Chánh Tinh-cần (15),
Chánh-Niệm, Chánh-Định đủ phần tám ban,
Ớ hồn yếu cánh chớ toan
Bay lên mặt nhựt muôn ngàn cao xa!
Ở đây, không khí dịu hòa,
Vật dùng quen thuộc vốn là không nguy.
Riêng nhà dõng lực khó bì,
Tự mình có thể vượt đi xa đường.
Thương con mến vợ đạo thường,
Đó là việc tốt chẳng phường hại chi.
Bạn bè có lại có đi,
Lâu lâu giải trí vậy thì cũng nên.
Của tiền giúp kẻ khóc rên,
Ở ăn hiền hậu, hưởng bền phước ân.
Lo lo, sợ sợ, ngại ngần,
Tuy là sái quấy, tinh thần vẫn quen.
Nếu cần, hãy rán bòn chen,
Leo thang từng nấc, tập rèn nết na.
Tháng ngày tiến hóa dần dà,
Trước nương hữu tướng, kế qua vô hình.
Hạ, Trung rồi tới Thượng hành,
Tùy theo căn tánh của mình mà lên,
Như vầy, dễ đạt mức trên,
Tội mòn, tình giảm, nhập đền Thế-tôn.

***

Sơ-Quả (16) đắc, Tứ đế ôn,
Tu hành Bát Chánh, Pháp môn Niết-bàn.
Kế thâu Nhị-Quả (17), tâm an,
Không nghi Chánh pháp, dị đoan dẹp trừ ;
Chẳng mê sách vở, ni sư,
Còn sanh một thuở, nhập ư Niết-bàn.
Quả Ba (18) cao trổi khó bàu,
Tinh thần oai mãnh lại hoàn tịnh thanh;
Từ tâm yêu khắp chúng sanh,
Luân hồi tái thế hẳn bành cáo chung,
Quả Tư, La hán viên dung,
Của hàng Thánh giả Lục thông, Phật Đà.
Lần hồi Bốn Quả trải qua,
Cuối cùng hành giả lìa xa Mười Lầm :
Kiến thân, thủ giới, nghi tâm,
Giận hờn, ái luyến, tình thâm dục trần,
Ngưỡng mong cõi Sắc cao hơn,
Hoặc Tham vô sắc, kiêu lờn, rối ren,
Vô minh lầm lạc từng quen,
Sau cùng dứt được, dự chen Niết bàn,
Nương minh đảnh tuyết Thái san,
Ngó lên vô tận một màn xanh xanh.
Thần tiên thấp, muốn như mình,
Tang thương Tam giới chẳng chinh tấc lòng.
Tử sanh, mình hết vướng vòng,
Nghiệp không tạo tác nhà phòng làm chi.
Chẳng cầu, nhưng có đủ đầy,
Tiêu tan Bản ngã, hòa vầy Hư không.
Niết bàn chẳng phải là Không,
Cũng không phải có, khó mong hiểu tường;
Đó là nguồn sáng khôn lường,
Phước linh vượt khỏi thế thường, thời gian.
Hãy vào Cửa đạo vui an,
Càng nhiều sân hận, càng lan khổ hình.
Ốm đau gây bởi dục tình,
Giác quan là bọn gạt mình vậy thôi.
Hãy vào Cửa đạo cho rồi, 
Tình yêu, sở thích bỏ trôi chả cần.
Hãy vào Cửa đạo vững chân,
Suối lành, nước tịnh thoả phần khát khao.
Muôn hoa trường thọ ngạt-ngào,
Nở dài theo lộ, đón chào khách tu.
Canh tàn khắc lụn như ru,
Gởi thân vào Đạo, xuân thu thanh-nhàn!
Pháp hơn vàng ngọc thế-gian,
Diệu hơn mật ngọt, vượt ngàn cuộc vui.
***
Tu hành muốn chẳng thối lui,
Hãy nghe Năm giới đầu đuôi cho rành:
Lòng thương chẳng giết mạng sanh,
Vật đương tiến hóa thì mình đỡ nâng.
Khi cho, khi nhận tùy ưng,
Của tiền phi nghĩa thì đừng đoạt thâu.
Không láo xược, chẳng phao vu,
Do lòng trong sạch nói câu chơn thành.
Giữ gìn thân tỉnh, tâm minh,
Rượu nồng chớ uống, đồ tanh chớ cầm.
Tránh điều hoa nguyệt tà dâm,
Ra vào nghiêm chỉnh, ngồi nằm đoan trang.

***

Phật bèn giảng dạy Luân thường:
Mẹ cha, con cái, lân bàng, anh em.
Những ai còn bị buộc kèm,
Thê thằng tử phược lèm nhèm chẳng ra;
Những ai chưa lướt cao xa,
Hãy làm phước thiện, hiền hòa, tu thân;
Trên đường Bát chánh dò lần,
Sống cho trong sạch, nghĩa, nhân, khiêm, nhường;
Chúng sanh lên xuống Sáu đường,
Mình thương tất cả như thương lấy mình.
Việc chi tồi tệ hiện hình,
Đó là kết quả tội tình buổi xưa;
Việc chi tốt đẹp chúng ưa,
Do nhơn thiện phước ban sơ tạo thành.
Nhờ công thứ tự tu hành,
Thoát ly bản ngã, đức lành độ tha.
Chuyển sanh, hưởng phước thêm ra,
Dự hàng Bất thối chẳng xa Bồ đề.
Phật bèn thuật chuyện tu tề:
Thế Tôn lúc trước ngự về Trúc lâm,
Nước Ma-kiệt, chốn phúc âm,
Kinh-đô Vương-xá, trung tâm Đạo mình ;
Một hôm, nhằm lúc bình minh,
Dạo chơi gặp một thư sinh con nhà.
Thi-Ca-La-Việt tên là,
Bà-la-Môn chủng, nết-na tu hành.
Gội đầu, rửa mặt, kỳ mình,
Bước ra khỏi nước, kính thành Sáu phương :
Đông, Tây, Nam, Bắc hướng thường,
Phương Trên, Phương Dưới cũng đương lạy quỳ,
Phật rằng: "Lễ bái việc chi ? "
Bạch Ngài : "Tiên tổ dạy thì phải vâng ;
Ánh trời buổi sáng vừa hừng,
Trước khi làm lụng, lạy mừng dưới, trên;
Cùng là lễ kính bốn bên,
Cầu xa tai ách, phước bền gia trung."
Thế Tôn gạn đục lòng trong:
"Thôi đừng rảy gạo khắp cùng sáu phương.
Hãy đem tư tưởng hiền lương
Với hành động thiện, khéo lường phổ xa:
Đông phương là mẹ với cha,
Hào quang từ đó phát ra thế trần.
Nam phương thầy dạy ân cần,
Mình theo học tập hưởng phần phước son.
Tây phương là vợ với con,
Gia đình êm thấm, cơm ngon buổi chiều.
Bắc phương là bạn mến yêu, 
Đồng bào, đồng loại dắt dìu với nhau.
Hạ phương tức kẻ tớ hầu,
Mình nên đùm bọc, bảo câu ngọt ngào.
Thượng phương, biểu hiện hùng hào,
Thánh hiền, đạo đức, tiên cao, linh thần.
Sáu phương kính, phận sự cần,
Thi hành được vậy, phước gần họa xa (19)."

***

Đó là khuyên kẻ tại gia;
Với hàng Tăng chúng, Phật đà thuyết cao.
Dạy cho Thập giới (21) thanh tao,
Tam-môn (22), Tam trí (23), khiến vào Lục thông (24),
Lục-ba-la mật (25) gắng công,
Dạy luôn Bát-Định (26) thoát vòng lao luy.
Trước là dạy phép Tam Quy (27)
Sống nơi tịnh thất, an di, thanh bần.
Cơm rau, nước mát là cần,
Tam y, bình bát đủ phần nghiêm trang.
Tăng già giáo hội vinh vang,
Tiếp truyền độ thế, áo vàng cà sa.

***

Trọn đêm Phật ngự Pháp tòa,
Chẳng ai buồn ngủ, nghe và thích ưa.
Thế Tôn thuyết diễn mãn giờ,
Đức vua lễ bái, rồi thưa mấy lời :
"Từ bi nhờ lượng của Ngài,
Nhận tôi đệ tử vào nơi Hội lành."
Da-Du công chúa kính trình:
"Xin truyền Pháp Bảo con mình Hầu-La" (28)
Ba người (29) nhập Đạo Phật-đà,
Pháp môn giải thoát cho nhà tĩnh tu.
Đến đây xin phép ngừng câu,
Tôi người ngưỡng mộ đức mầu Thích Ca,
Ngài thương tất cả chúng ta,
Tiếc tôi biết ít, nói ra kém bề.

***

Kể từ thành Đạo Bồ đề,
Bốn mươi chín tuế chợ quê giảng truyền,
Thuyết bằng ngôn ngữ các miền,
Chỉ cho mọi lối dứt phiền, đắc an,
Ánh minh Ấn Độ rọi lan,
Á châu rồi lại khắp tràn Năm châu.
Gió lành bủa cả hoàn cầu,
Sức linh Phước huệ đổi sầu hóa vui.
Trong Kinh có chép đủ hồi,
Thị thành, tinh xá, Phật lui tới thường;
Các vua ghi tích cúng dường,
Khắc trên hòn đá, nẻo đường, động thanh,
Đến khi sự nghiệp hoàn thành,
Như lai nhập diệt, pháp lành còn soi.
Đạo nầy, vô số người noi,
Niết Bàn mục đích, nhắm coi mà về.
Phật Đà oai đức cao xuê,
Dung tha đệ tử vụng về câu văn!
Trí phàm khôn độ thánh căn,
Lời thơ yếu ớt khó phăng Lòng Từ!
Phật là đèn sáng, Đạo sư (30),
Qui-y với Phật, dứt trừ tối tăm.
Pháp Ngài, Đạo lý thậm thâm,
Qui y với Pháp là nhằm lẽ hay.
Tăng là trong sạch hằng ngày,
Qui y Tăng chúng đức dày giúp nên.
Sương ngời trên cánh hoa sen,
Trông vào vầng nhựt lộ lên, chiếu cùng.
Án Ma-ni Bát-di hồng!
Bình-minh lố thấy, vầng hồng sáng trưng.
Giọt sương như ngọc chiếu bừng,
Tản vào Biển rộng, lâng lâng, vô cùng.
Dịch xong năm 1961
Đoàn Trung Còn

Chú Thích
(1) Cô-há-ná (Kohâna).
(2) Tuyết-sơn, dịch nghĩa chữ Hy-mã-lạp-nhã (Himalaya).
(3) Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastou): Kinh-đô xứ vua Tịnh-Phạn, Thái-tử Thích-Ca sanh trưởng ở đó, lập gia đình ở đó, nửa đêm bỏ thành mà xuất gia. Sau khi thành Đạo, Ngài trở về thành ấy mà giáo hóa vua cha , vợ cũ, quan dân.
(4) Án A-Di-Đà-Dà (Om Amitaya): câu chơn-ngôn có sức linh thủ hộ người niệm.
(5) Bánh xe luân chuyển ấy do sự Đấu tranh và Sức lực thúc đẩy nó quay mãi mà không ai ngăn cản nổi, không ai làm xê dịch nổi.
(6) Pháp, Đạt ma (Dharma).
(7) Âm theo Phạn: Om Mani Padmé, Om!
(8) Nghiệp ; Phạn: Karma ; Nghiệp hợp bởi hai phần: Nhơn (Nghiệp-nhơn) và Quả (Nghiệp-quả) thiện hoặc ác.
(9) Ái, tức Ái-dục ; Phạn: Trishna.
(10) Trong là sáu căn ; (11) ngoài là sáu cảnh (sáu trần).
(12) Pháp (Dharma).
(13) Nghiệp (Karma).
(14) Cái nghiệp (Karma) hợp lại bởi hai phần: Nhơn tức nghiệp nhơn , Quả, tức Nghiệp Quả.
(15) Chánh Tinh cần, tức Chánh Tinh tấn.
(16) Sơ Quả: Phạn: Tu-đà-hoàn (Sotapatti).
(17) Nhị-Quả: Quả thứ nhì ; Phạn: Tư-đà-hàm (Sakadagami).
(18) Quả thứ ba, Phạn: A-na-hàm (Anâgâmi).
(19) Nghiệp, Phạn: Karma.
(20) Đoạn trên đây trích ở Thi-Ca-La-Việt Kinh ; Kinh nầy tôi có dịch, xuất bản chung với quyển Na-Tiên Tỳ-Kheo kinh.
(21) Thập Giới (Phạn : Dasa-sila) : Mười Giới cấm. 1) Chẳng giết mạng sống, 2) Chẳng trộm cắp, 3) Chẳng dâm dục, 4) Chẳng nói bậy, 5) Chẳng uống rượu, 6) Chẳng sửa tóc đẹp, hương tốt thoa mình, 7) Chẳng đóng vai trò múa hát, cũng chẳng tới xem nghe, 8) Chẳng được ngồi trên giường lớn cao rộng, 9) Chẳng được ăn quá ngọ, 10) Chẳng được chứa tiền bạc, vàng, đồ quí.
(22) Tam môn, tức Tam giải thoát môn: Không, Vô-tướng, Vô-tác (Vô nguyện).
(23) Tam trí: Thinh văn Trí, Duyên giác Trí, Phật Trí.
(24) Lục thông: Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Thần túc thông, Túc mạng thông, Lậu tận thông.
(25) Lục Ba-la-mật: Bố thí, Trì Giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ. Sáu đại hạnh của Bồ tát tu để mau thành Phật.
(26) Bát Định: 1) Sơ Thiền định, 2) Đệ nhị Thiền-định, 3) Đệ tam Thiền định, 4) Đệ tứ Thiền định, 5) Không có vô biên xứ định 6) Thức vô-biên xứ Định, 7) Vô sở hữu xứ Định, 8) Phi tưởng phi tưởng xứ Định.
(27) Tam quy: Qui y Phật, Qui y Pháp, Qui y Tăng.
(28) Hầu-La tức La-hầu La (Rahoula) con trai của Thái-tử Tất-Đạt-Đa và bà Da-Du-đà-la.
(29) Ba người: Vua cha Tịnh-phạn, công chúa Da-Du vợ cũ của Thái-tử, La-hầu-La con của Thái-tử và Công-chúa.

A broad mead spreads by swift Kohâna's bank
At Nagara; five days shall bring a man
In ox-wain thither from Benares' shrines
Eastward and northward journeying. The horns
Of white Himâla look upon the place,
Which all the year is glad with blooms and girt
By groves made green from that bright streamlet's wave.
Soft are its slopes and cool its fragrant shades,
And holy all the spirit of the spot
Unto this time: the breath of eve comes hushed
Over the tangled thickets, and high heaps
Of carved red stones cloven by root and stem
Of creeping fig, and clad with waving veil
Of leaf and grass. The still snake glistens forth
From crumbled work of lac and cedar-beams
To coil his folds there on deep-graven slabs;

The lizard dwells and darts o'er painted floors
Where Kings have paced; the grey fox litters safe
Under the broken thrones; only the peaks,
And stream, and sloping lawns, and gentle air
Abide unchanged. All else, like all fair shows
Of life, are fled -- for this is where it stood,
The city of Suddhôdana, the hill
Whereon, upon an eve of gold and blue 
At sinking sun Lord Buddha set himself 
To teach the Law in hearing of his own.

Lo! ye shall read it in the Sacred Books
How, being met in that glad pleasaunce-place --
A garden in old days with hanging walks,
Fountains, and tanks, and rose-banked terraces
Girdled by gay pavilions and the sweep
Of stately palace-fronts -- the Master sate
Eminent, worshipped, all the earnest throng
Catching the opening of his lips to learn
That wisdom which hath made our Asia mild;
Whereto four hundred crores of living souls
Witness this day. Upon the King's right hand
He sate, and round were ranged the Sâkya Lords
Ananda, Devadatta -- all the Court.
Behind stood Seriyut and Mugallan, chiefs
Of the calm brethren in the yellow garb,
A goodly company. Between his knees
Rahula smiled with wondering childish eyes
Bent on the awful face, while at his feet
Sate sweet Yasôdhara, her heartaches gone,
Foreseeing that fair love which doth not feed
On fleeting sense, that life which knows no age,
That blessed last of deaths when Death is dead,
His victory and hers. Wherefore she laid
Her hand upon his hands, folding around
Her silver shoulder-cloth his yellow robe,
Nearest in all the world to him whose words
The Three Worlds waited for. I cannot tell
A small part of the splendid lore which broke
From Buddha's lips: I am a late-come scribe
Who love the Master and his love of men,
And tell this legend, knowing he was wise,
But have not wit to speak beyond the books
And time hath blurred their script and ancient sense,
Which once was new and mighty, moving all.
A little of that large discourse I know
Which Buddha spake on the soft Indian eve.

Also I know it writ that they who heard
Were more -- lakhs more -- crores more -- than could be seen,
For all the Devas and the Dead thronged there,
Till Heaven was emptied to the seventh zone
And uttermost dark Hells opened their bars
Also the daylight lingered past its time
In rose-leaf radiance on the watching peaks,
So that it seemed Night listened in the glens
And Noon upon the mountains; yea! they write,
The evening stood between them like some maid
Celestial, love-struck, rapt; the smooth-rolled clouds
Her braided hair; the studded stars the pearls
And diamonds of her coronal; the moon
Her forehead-jewel, and the deepening dark
Her woven garments. 'Twas her close-held breath
Which came in scented sighs across the lawns
While our Lord taught, and, while he taught, who heard --
Though he were stranger in the land, or slave,
High caste or low, come of the Aryan blood,
Or Mlech or Jungle-dweller -- seemed to hear
What tongue his fellows talked. Nay, outside those
Who crowded by the river, great and small, 
The birds and beasts and creeping things -- 'tis writ --
Had sense of Buddha's vast embracing love
And took the promise of his piteous speech;
So that their lives -- prisoned in shape of ape,
Tiger, or deer, shagged bear, jackal, or wolf,
Foul-feeding kite, pearled dove, or peacock gemmed.
Squat toad, or speckled serpent, lizard, bat;
Yea, or of fish fanning the river-waves --
Touched meekly at the skirts of brotherhood
With man who hath less innocence than these;
And in mute gladness knew their bondage broke
Whilst Buddha spake these things before the King: -- 

 Om, AMITAYA! measure not with words
Th' Immeasurable: nor sink the string of thought
Into the Fathomless. Who asks doth err,
Who answers, errs. Say nought! 
The Books teach Darkness was, at first of all,
And Brahm, sole meditating in that Night:
Look not for Brahm and the Beginning there!
Nor him, nor any light
Shall any gazer see with mortal eyes,
Or any searcher know by mortal mind,
Veil after veil will lift -- but there must be
Veil upon veil behind.
Stars sweep and question not. This is enough
That life and death and joy and woe abide;
And cause and sequence, and the course of time,
And Being's ceaseless tide,
Which, ever-changing, runs, linked like a river
By ripples following ripples, fast or slow --
The same yet not the same -- from far-off fountain
To where its waters flow
Into the seas. These, steaming to the Sun,
Give the lost wavelets back in cloudy fleece
To trickle down the hills, and glide again;
Having no pause or peace.
This is enough to know, the phantasms are;
The Heavens, Earths, Worlds, and changes changing them
A mighty whirling wheel of strife and stress
Which none can stay or stem.

Pray not! the Darkness will not brighten! Ask
Nought from the Silence, for it cannot speak!
Vex not your mournful minds with pious pains! 
Ah! Brothers, Sisters! seek
Nought from the helpless gods by gift and hymn,
Nor bribe with blood, nor feed with fruit and cakes;
Within yourselves deliverance must be sought;
Each man his prison makes.
Each hath such lordship as the loftiest ones;
Nay, for with Powers above, around, below,
As with all flesh and whatsoever lives,
Act maketh joy and woe.
What hath been bringeth what shall be, and is, 
Worse -- better -- last for first and first for last; 
The Angels in the Heavens of Gladness reap 
Fruits of a holy past.

The devils in the underworlds wear out
Deeds that were wicked in an age gone by.
Nothing endures: fair virtues waste with time,
Foul sins grow purged thereby.
Who toiled a slave may come anew a Prince
For gentle worthiness and merit won;
Who ruled a King may wander earth in rags
For things done and undone.
Higher than Indra's ye may lift your lot,
And sink it lower than the worm or gnat;
The end of many myriad lives is this,
The end of myriads that.
Only, while turns this wheel invisible,
No pause, no peace, no staying-place can be;
Who mounts will fall, who falls may mount; the spokes
Go round unceasingly!

* * * *

If ye lay bound upon the wheel of change,
And no way were of breaking from the chain,
The Heart of boundless Being is a curse,
The Soul of Things fell Pain. 
Ye are not bound! the Soul of Things is sweet,
The Heart of Being is celestial rest;
Stronger than woe is will: that which was Good
Doth pass to Better -- Best.
I, Buddh, who wept with all my brothers' tears,
Whose heart was broken by a whole world's woe,
Laugh and am glad, for there is Liberty!
Ho! ye who suffer! know
Ye suffer from yourselves. None else compels,
None other holds you that ye live and die,
And whirl upon the wheel, and hug and kiss
Its spokes of agony,
Its tire of tears, its nave of nothingness.
Behold, I show you Truth! Lower than hell,
Higher than heaven, outside the utmost stars,
Farther than Brahm doth dwell,
Before beginning, and without an end,
As space eternal and as surety sure,
Is fixed a Power divine which moves to good,
Only its laws endure.

This is its touch upon the blossomed rose,
The fashion of its hand shaped lotus-leaves;
In dark soil and the silence of the seeds
The robe of Spring it weaves;
That is its painting on the glorious clouds,
And these its emeralds on the peacock's train;
It hath its stations in the stars; its slaves
In lightning, wind, and rain.
Out of the dark it wrought the heart of man,
Out of dull shells the pheasant's pencilled neck;
Ever at toil, it brings to loveliness
All ancient wrath and wreck.
The grey eggs in the golden sun-bird's nest
Its treasures are, the bees' six-sided cell
Its honey-pot; the ant wots of its ways,
The white doves know them well.
It spreadeth forth for flight the eagle's wings
What time she beareth home her prey; it sends
The she-wolf to her cubs; for unloved things
It findeth food and friends.

It is not marred nor stayed in any use,
All liketh it; the sweet white milk it brings
To mothers' breasts; it brings the white drops, too,
Wherewith the young snake stings.
The ordered music of the marching orbs
It makes in viewless canopy of sky;
In deep abyss of earth it hides up gold,
Sards, sapphires, lazuli.
Ever and ever bringing secrets forth,
It sitteth in the green of forest-glades
Nursing strange seedlings at the cedar's root,
Devising leaves, blooms, blades.
It slayeth and it saveth, nowise moved
Except unto the working out of doom;
Its threads are Love and Life; and Death and Pain
The shuttles of its loom.
It maketh and unmaketh, mending all;
What it hath wrought is better than hath been;
Slow grows the splendid pattern that it plans
Its wistful hands between.

This is its work upon the things ye see,
The unseen things are more; men's hearts and minds,
The thoughts of peoples and their ways and wills,
Those, too, the great Law binds.
Unseen it helpeth ye with faithful hands,
Unheard it speaketh stronger than the storm.
Pity and Love are man's because long stress
Moulded blind mass to form.
It will not be contemned of any one;
Who thwarts it loses, and who serves it gains;
The hidden good it pays with peace and bliss,
The hidden ill with pains.

It seeth everywhere and marketh all:
Do right -- it recompenseth! do one wrong --
The equal retribution must be made,
Though DHARMA tarry long.
It knows not wrath nor pardon; utter-true
Its measures mete, its faultless balance weighs;
Times are as nought, to-morrow it will judge,
Or after many days.
By this the slayer's knife did stab himself;
The unjust judge hath lost his own defender;
The false tongue dooms its lie; the creeping thief
And spoiler rob, to render.
Such is the Law which moves to righteousness,
Which none at last can turn aside or stay;
The heart of it is Love, the end of it
Is Peace and Consummation sweet. Obey!

* * * * 

The Books say well, my Brothers! each man's life
The outcome of his former living is;
The bygone wrongs bring forth sorrows and woes
The bygone right breeds bliss.
That which ye sow ye reap. See yonder fields!
The sesamum was sesamum, the corn
Was corn. The Silence and the Darkness knew!
So is a man's fate born.
He cometh, reaper of the things he sowed,
Sesamum, corn, so much cast in past birth;
And so much weed and poison-stuff, which mar
Him and the aching earth.
If he shall labor rightly, rooting these,
And planting wholesome seedlings where they grew,
Fruitful and fair and clean the ground shall be,
And rich the harvest due.

If he who liveth, learning whence woe springs,
Endureth patiently, striving to pay
His utmost debt for ancient evils done
In Love and Truth alway;
If making none to lack, he throughly purge
The lie and lust of self forth from his blood;
Suffering all meekly, rendering for offence
Nothing but grace and good:
If he shall day by day dwell merciful,
Holy and just and kind and true; and rend
Desire from where it clings with bleeding roots,
Till love of life have end:
He -- dying -- leaveth as the sum of him
A life-count closed, whose ills are dead and quit,
Whose good is quick and mighty, far and near,
So that fruits follow it.
No need hath such to live as ye name life;
That which began in him when he began
Is finished: he hath wrought the purpose through
Of what did make him Man.
Never shall yearnings torture him, nor sins
Stain him, nor ache of earthly joys and woes
Invade his safe eternal peace; nor deaths
And lives recur. He goes
Unto NIRVANA. He is one with Life
Yet lives not. He is blest, ceasing to be.
OM, MANI PADME, OM! the Dewdrop slips
Into the shining sea!

* * * *

This is the doctrine of the KARMA. Learn!
Only when all the dross of sin is quit,
Only when life dies like a white flame spent
Death dies along with it.
Say not "I am," "I was," or "I shall be,"
Think not ye pass from house to house of flesh
Like travellers who remember and forget,
Ill-lodged or well-lodged. Fresh
Issues upon the Universe that sum
Which is the lattermost of lives. It makes
Its habitation as the worm spins silk
And dwells therein. It takes
Function and substance as the snake's egg hatched
Takes scale and fang; as feathered reed-seeds fly
O'er rock and loam and sand, until they find
Their marsh and multiply.
Also it issues forth to help or hurt.
When Death the bitter murderer doth smite,
Red roams the unpurged fragment of him, driven
On wings of plague and blight.
But when the mild and just die, sweet airs breathe;
The world grows richer, as if desert-stream
Should sink away to sparkle up again
Purer, with broader gleam.

So merit won winneth the happier age
Which by demerit halteth short of end;
Yet must this Law of Love reign King of all
Before the Kalpas end.
What lets? -- Brothers! the Darkness lets! which breeds
Ignorance, mazed whereby ye take these shows
For true, and thirst to have, and, having, cling
To lusts which work you woes.
Ye that will tread the Middle Road, whose course
Bright Reason traces and soft Quiet smoothes;

****

Ye who will take the high Nirvana-way
List the Four Noble Truths.
The First Truth is of Sorrow. Be not mocked!
Life which ye prize is long-drawn agony:
Only its pains abide; its pleasures are
As birds which light and fly.
Ache of the birth, ache of the helpless days,
Ache of hot youth and ache of manhood's prime;
Ache of the chill grey years and choking death,
These fill your piteous time.
Sweet is fond Love, but funeral-flames must kiss
The breasts which pillow and the lips which cling;
Gallant is warlike Might, but vultures pick
The joints of chief and King.
Beauteous is Earth, but all its forest-broods
Plot mutual slaughter, hungering to live;
Of sapphire are the skies, but when men cry
Famished, no drops they give.
Ask of the sick, the mourners, ask of him
Who tottereth on his staff, lone and forlorn, 
"Liketh thee life?" -- these say the babe is wise 
That weepeth, being born.

****

The Second Truth is Sorrow's Cause. What grief
Springs of itself and springs not of Desire?
Senses and things perceived mingle and light
Passion's quick spark of fire:
So flameth Trishna, lust and thirst of things.
Eager ye cleave to shadows, dote on dreams;
A false Self in the midst ye plant, and make
A world around which seems;
Blind to the height beyond, deaf to the sound
Of sweet airs breathed from far past Indra's sky;
Dumb to the summons of the true life kept
For him who false puts by.
So grow the strifes and lusts which make earth's war,
So grieve poor cheated hearts and flow salt tears;
So wax the passions, envies, angers, hates;
So years chase blood-stained years
With wild red feet. So, where the grain should grow,
Spreads the birân-weed with its evil root
And poisonous blossoms; hardly good seeds find
Soil where to fall and shoot;
And drugged with poisonous drink the soul departs,
And fierce with thirst to drink Karma returns;
Sense-struck again the sodden self begins,
And new deceits it earns.

****

The Third is Sorrow's Ceasing. This is peace
To conquer love of self and lust of life,
To tear deep-rooted passion from the breast,
To still the inward strife;
For love to clasp Eternal Beauty close;
For glory to be Lord of self, for pleasure
To live beyond the gods; for countless wealth
To lay up lasting treasure
Of perfect service rendered, duties done
In charity, soft speech, and stainless days:
These riches shall not fade away in life,
Nor any death dispraise.
Then Sorrow ends, for Life and Death have ceased;
How should lamps flicker when their oil is spent?
The old sad count is clear, the new is clean;
Thus hath a man content.

****

The Fourth Truth is The Way. It openeth wide,
Plain for all feet to tread, easy and near,
The Noble Eightfold Path; it goeth straight
To peace and refuge. Hear!
Manifold tracks lead to yon sister-peaks
Around whose snows the gilded clouds are curled;
By steep or gentle slopes the climber comes
Where breaks that other world.
Strong limbs may dare the rugged road which storms,
Soaring and perilous, the mountain's breast;
The weak must wind from slower ledge to ledge
With many a place of rest.

So is the Eightfold Path which brings to peace;
By lower or by upper heights it goes.
The firm soul hastes, the feeble tarries. All
Will reach the sunlit snows.
The First good Level is Right Doctrine. Walk
In fear of Dharma, shunning all offence;
In heed of Karma, which doth make man's fate;
In lordship over sense.
The Second is Right Purpose. Have good-will
To all that lives, letting unkindness die
And greed and wrath; so that your lives be made
Like soft airs passing by.
The Third is Right Discourse. Govern the lips
As they were palace-doors, the King within;
Tranquil and fair and courteous be all words
Which from that presence win.
The Fourth is Right Behavior. Let each act
Assoil a fault or help a merit grow:
Like threads of silver seen through crystal beads
Let love through good deeds show.
Four higher roadways be. Only those feet
May tread them which have done with earthly things;
Right Purity, Right Thought, Right Loneliness,
Right Rapture. Spread no wings
For sunward flight, thou soul with unplumed vans!
Sweet is the lower air and safe, and known
The homely levels: only strong ones leave
The nest each makes his own.
Dear is the love, I know, of Wife and Child;
Pleasant the friends and pastimes of your years;
Fruitful of good Life's gentle charities;
False, though firm-set, its fears.
Live -- ye who must -- such lives as live on these
Make golden stair-ways of your weakness; rise
By daily sojourn with those phantasies
To lovelier verities.

So shall ye pass to clearer heights and find
Easier ascents and lighter loads of sins,
And larger will to burst the bonds of sense,
Entering the Path. Who wins
To such commencement hath the First Stage touched;
He knows the Noble Truths, the Eightfold Road;
By few or many steps such shall attain
NIRVANA's blest abode.
Who standeth at the Second Stage, made free
From doubts, delusions, and the inward strife,
Lord of all lusts, quit of the priests and books,
Shall live but one more life.
Yet onward lies the Third Stage: purged and pure
Hath grown the stately spirit here, hath risen
To love all living things in perfect peace.
His life at end, life's prison
Is broken. Nay, there are who surely pass
Living and visible to utmost goal
By Fourth Stage of the Holy ones -- the Buddhs --
And they of stainless soul.
Lo! like fierce foes slain by some warrior,
Ten sins along these Stages lie in dust,
The Love of Self, False Faith, and Doubt are three,
Two more, Hatred and Lust.
Who of these Five is conqueror hath trod
Three stages out of Four: yet there abide
The Love of Life on earth, Desire for Heaven,
Self-Praise, Error, and Pride.

As one who stands on yonder snowy horn
Having nought o'er him but the boundless blue,
So, these sins being slain, the man is come
NIRVANA'S verge unto.
Him the Gods envy from their lower seats;
Him the Three Worlds in ruin should not shake;
All life is lived for him, all deaths are dead;
Karma will no more make
New houses. Seeking nothing, he gains all;
Foregoing self, the Universe grows "I":
If any teach NIRVANA is to cease,
Say unto such they lie.
If any teach NIRVANA is to live,
Say unto such they err; not knowing this,
Nor what light shines beyond their broken lamps, 
Nor lifeless, timeless bliss.
Enter the Path! There is no grief like Hate! 
No pains like passions, no deceit like sense! 
Enter the Path far hath he gone whose foot 
Treads down one fond offence.
Enter the Path! There spring the healing streams
Quenching all thirst! there bloom th' immortal flowers
Carpeting all the way with joy! there throng
Swiftest and sweetest hours!

* * * * 

More is the treasure of the Law than gems;
Sweeter than comb its sweetness; its delights
Delightful past compare. Thereby to live
Hear the Five Rules aright: --
Kill not -- for Pity's sake -- and lest ye slay
The meanest thing upon its upward way.
Give freely and receive, but take from none
By greed, or force or fraud, what is his own.
Bear not false witness, slander not, nor lie;
Truth is the speech of inward purity.
Shun drugs and drinks which work the wit abuse;
Clear minds, clean bodies, need no Soma juice.
Touch not thy neighbor's wife, neither commit
Sins of the flesh unlawful and unfit.

These words the Master spake of duties due
To father, mother, children, fellows, friends;
Teaching how such as may not swiftly break
The clinging chains of sense -- whose feet are weak
To tread the higher road -- should order so
This life of flesh that all their hither days
Pass blameless in discharge of charities
And first true footfalls in the Eightfold Path;
Living pure, reverent, patient, pitiful,
Loving all things which live even as themselves;
Because what falls for ill is fruit of ill
Wrought in the past, and what falls well of good;
And that by howsomuch the householder
Purgeth himself of self and helps the world,
By so much happier comes he to next stage,
In so much bettered being. This he spake,
As also long before, when our Lord walked
By Rajagriha in the bamboo-grove:
For on a dawn he walked there and beheld
The householder Singala, newly bathed,
Bowing himself with bare head to the earth,
To Heaven, and all four quarters; while he threw
Rice, red and white, from both hands. "Wherefore thus
Bowest thou, Brother?" said the Lord; and he,
"It is the way, Great Sir! our fathers taught
At every dawn, before the toil begins,
To hold off evil from the sky above
And earth beneath, and all the winds which blow."

Then the World-honored spake: "Scatter not rice,
But offer loving thoughts and acts to all.
To parents as the East where rises light;
To teachers as the South whence rich gifts come;
To wife and children as the West where gleam
Colors of love and calm, and all days end; 
To friends and kinsmen and all men as North;
To humblest living things beneath, to Saints
And Angels and the blessed Dead above:
So shall all evil be shut off, and so
The six main quarters will be safely kept."
But to his own, them of the yellow robe --
They who, as wakened eagles, soar with scorn
From life's low vale, and wing towards the Sun –

To these he taught the Ten Observances
The Dasa-Sîl, and how a mendicant
Must know the Three Doors and the Triple Thoughts;
The Sixfold States of Mind; the Fivefold Powers;
The Eight High Gates of Purity; the Modes
Of Understanding; Iddhi; Upekshâ
The Five Great Meditations, which are food
Sweeter than Amrit for the holy soul;
The Jhâna's and the Three Chief Refuges.
Also he taught his own how they should dwell;
How live, free from the snares of love and wealth;
What eat and drink and carry -- three plain cloths, --
Yellow, of stitched stuff, worn with shoulder bare --
A girdle, almsbowl, strainer. Thus he laid
The great foundations of our Sangha well,
That noble Order of the Yellow Robe
Which to this day standeth to help the World.
So all that night he spake, teaching the Law:
And on no eyes fell sleep -- for they who heard
Rejoiced with tireless joy. Also the King,
When this was finished, rose upon his throne
And with bared feet bowed low before his Son
Kissing his hem; and said, "Take me, O Son! 
Lowest and least of all thy Company."
And sweet Yasôdhara, all happy now, --
Cried "Give to Rahula -- thou Blessed One!
The Treasure of the Kingdom of thy Word
For his inheritance." Thus passed these Three
Into the Path

* * * *
**

Here endeth what I write
Who love the Master for his love of us.
A little knowing, little have I told
Touching the Teacher and the Ways of Peace.
Forty-five rains thereafter showed he those
In many lands and many tongues and gave 
Our Asia light, that still is beautiful,
Conquering the world with spirit of strong grace:
All which is written in the holy Books,
And where he passed and what proud Emperors
Carved his sweet words upon the rocks and caves:
And how -- in fulness of the times -- it fell
The Buddha died, the great Tathâgato,
Even as a man 'mongst men, fulfilling all:
And how a thousand thousand crores since then
Have trod the Path which leads whither he went
Unto NIRVANA where the Silence lives.
 
 

* * * *




AH! BLESSED LORD! OH, HIGH DELIVERER! 
FORGIVE THIS FEEBLE SCRIPT, WHICH DOTH THEE WRONG. 
MEASURING WITH LITTLE WIT THY LOFTY LOVE. 
AH! LOVER! BROTHER! GUIDE! LAMP OF THE LAW! 
I TAKE MY REFUGE IN THY NAME AND THEE!
I TAKE MY REFUGE IN THY LAW OF GOOD!
I TAKE MY REFUGE IN THY ORDER! 
OM!
THE DEW IS ON THE LOTUS! -- RISE GREAT SUN!
AND LIFT MY LEAF AND MIX ME WITH THE WAVE.
OM MANI PADME HUM, THE SUNRISE COMES!
THE DEWDROP SLIPS INTO THE SHINING SEA!

 
 
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.