Văn Hóa Duyên Sinh Giữa Khói Lửa Hận Thù Hiện Nay

24/12/20234:36 SA(Xem: 1767)
Văn Hóa Duyên Sinh Giữa Khói Lửa Hận Thù Hiện Nay

VĂN HÓA DUYÊN SINH
GIỮA KHÓI LỬA HẬN THÙ HIỆN NAY 

Huỳnh Kim Quang

 

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy hận thù, xung đột, phân hóa và cực đoan. Mạng sống vốn bình đẳng và quý giá của con người đã chẳng còn chút giá trị thiêng liêng và cao quý nào cả trong cái nhìn lạnh lùng và trái tim sắt đá của những nhà lãnh đạo và chính trị gia cuồng vọng, hay của những đảng phái và chủ nghĩa cực đoan, độc tài và tàn bạo!

Nhân loại đang rơi vào thảm họa của một thời kỳ nhuốm màu sắc văn hóa cục bộ, phiến diện và bất bao dung. Đó là sắc thái văn hóa, mà trong đó hoặc là anh đúng, hoặc là tôi đúng; hoặc là anh chết, hoặc là tôi sống; không có thỏa hiệp, không có cộng sinh. Và dĩ nhiên, không ai chấp nhận mình sai, cũng không ai muốn mình chết. Cho nên, chúng ta phải quyết đấu nhau, một còn một mất.

Thảm trạng đó sở dĩ xảy ra là bởi vì con người quên rằng ngay cả sự có mặt của chính mình trên cuộc đời này cũng đã không phải do một mình mình quyết định hoặc một mình mình có thể làm được. Tất cả con người trên thế gian này sinh ra và tồn tại đều phải nhờ vào người khác, thứ khác, điều kiện khác. Hay nói theo thuật ngữ nhà Phật gọi là “duyên sinh.”

Vậy tại sao có người cố tình chối bỏ sự hiện hữu bình đẳng của những người khác, của những thứ khác?  

Trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng hiện nay, có lẽ hơn lúc nào hết, chúng ta thử tìm hiểu xem nền văn hóa duyên sinh có thể đóng góp được gì cho một giải pháp cứu chữa cấp bách của thời đại. Nhưng trước hết, chúng ta hãy nói một chút về văn hóa.

Văn hóa

Hiện nay, văn hóa đối với những nhà nhân loại học đã trở nên bao quát và trừu tượng hơn bao giờ hết. Từ định nghĩa tổng quát của nhà nhân loại học Edward Burnett Tylor trong tác phẩm “Primitive Culture” của ông xuất bản năm 1871:

“Văn hóa… là tổng phức thể bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ khả tính cũng như tập quán nào khác được thành đạt bởi con người như là thành viên của xã hội.”[1]

Đến những quan điểm trở thành trừu tượng của hai nhà nhân chủng học Hoa Kỳ A. L. Kroeber và Clyde Kluckhohn được đưa ra trong tác phẩm “Culture: A Critical Review of Concepts and Definitions,” xuất bản năm 1952[2], xem văn hóa như là “learned behaviour” (hành xử tri thức), “ideas in the mind” (những ý tưởng trong tâm thức), “a logical construct” (lý thuyết hợp lý), v.v…

Như vậy, văn hóa bao gồm tất cả những sinh hoạt đa dạng của con người xét như là thành phần của xã hội, từ dạng thức vật chất cụ thể đến dạng thức tinh thần trừu tượng. Bác sĩ Trần Ngọc Ninh trong cuốn “Tuyết Xưa,” viết về văn hóa, cũng đã khẳng định:

“Trong đời sống hiện tại của tất cả các xã hội người trên trái đất này, không có một hoạt động nào, từ tôn giáo, triết lý, nghệ thuật, văn chương, đến sự trồng lúa, nuôi con, chữa bệnh, đến sự ăn, uống, ở, mặc, mà không thoát ra một tính cách văn hóa. Nói cách khác, văn hóa ở trong tất cả cuộc sống của người và in dấu trong tất cả các công trình và sản phẩm của người.”[3]

Con người không thể kiến tạo nếp sống văn hóa nếu nó không có một cấu trúc cơ thể vật lýtrí năng đặc biệt hơn các loài động vật khác, cùng những mối tương quan tương duyên với môi trường sống chung quanh, trong đó có môi trường thiên nhiên và môi trường tập thể người. Cấu trúc của não bộ và hệ thần kinh trong cơ thể con người cho phép nó có thể phát huy được công năng vi diệu của tư duy, ngôn ngữ và những hành động qua chân tay. Đặc biệtngôn ngữ, nhờ ngôn ngữcon người đã tiến xa trên con đường tạo dựng nếp sống văn hóa ưu việt. Mối tương quan với môi trường thiên nhiên cũng là yếu tính quyết định trong công cuộc tạo dựng nếp sống văn hóa của con người. Tiếp xúc với thiên nhiên, con người cần phải tìm giải pháp cho vấn đề sinh tồn của cuộc sống, từ đó dẫn đến những phương thức vừa khai thác vừa bảo vệ thiên nhiên, hay lắm lúc tàn phá, qua các lãnh vực khoa học kỹ thuật. Trong mối tương quan với cộng đồng người, con người đã học được những bài học quý giá để triển khai nếp sống văn hóa mà qua đó các nền đạo đức, luân lý, thuần phong mỹ tục, giao tế, giáo dục, thể chế chính trị, v.v… đã được thiết lập.

Tính duyên sinh của văn hóa

Từ đó, chúng ta thấy rằng tính tương quan tương duyên, hay duyên sinh là thành tố quan trọng nhất của văn hóa người. Ý nghĩa duyên sinh bao hàm nhiều sắc thái: Văn hóa được hình thành qua sự kết hợp bởi nhiều yếu tố như cấu trúc đặc biệt của cơ thể sinh lýtâm lý người, như sự tiếp cận với thế giới thiên nhiên, như sự chung sống với tập thể người, sự liên đới với các nền văn hóa khác. Văn hóa còn được hình thành trong mối tương đãi tương khắc, như bác sĩ Trần Ngọc Ninh đã có lần định nghĩa:

“Văn hóa là cái mà ta khác họ… “Văn hóa” là toàn bộ những khác nhau trong sự sinh hoạt của ta và sự sinh hoạt của họ.”[4]

Nhìn lại trong thời đại của chúng ta hôm nay, đặc tính duyên sinh của văn hóa đã ngày càng nổi bật lên một cách đậm nét. Hiện nay, không một lãnh vực cá biệt của nền văn hóa nào, không một nền văn hóa nào mà không mang tính tương quan tương duyên với các lãnh vực văn hóa khác, với các nền văn hóa khác, bởi vì thế giới đang ngày càng xích lại gần nhau hơn, không gian của địa cầu đang ngày càng nhỏ hẹp hơn qua những tiến bộ của nền văn minh khoa học kỹ thuật. Như cách ăn mặc của con người chẳng hạn, trong những buổi lễ tiệc long trọng, người đàn ông, dù là thuộc nền văn hóa nào, thuộc đất nước nào, đa số đều trang phục bằng những bộ suits. Cũng vậy, Anh ngữ ngày nay đã đóng một vai trò quan trọng và phổ quát trong các cuộc bang giaotruyền đạt thông tin quốc tế.

Qua sự tiếp cận thường xuyên hơn, con người nói chung và các nền văn hóa nói riêng không làm sao tránh khỏi tình trạng hấp thụ lẫn nhau sắc thái văn hóa khác. Trên bình diện bảo lưu văn hóa thì đây là hiện trạng đáng quan ngại, bởi vì nó sẽ dẫn đến việc xóa mờ biên giới sai thù và đặc dị của một nền văn hóa. Nhưng trên bình diện phát huy sáng tạo, thì đây là một cơ hội quý giá để một nền văn hóa có thể vừa trui luyện khả tính tự tồn, vừa tiếp thu một cách có phê phán và sáng tạo những ưu việt của một nền văn hóa khác cho sự vươn lên của văn hóa bản địa.

Việt Namtrường hợp điển hình cho ý nghĩa vừa đề cập trên. Suốt một ngàn năm bị lệ thuộc Trung Quốc, và ngót một trăm năm bị cai trị bởi thực dân Pháp, nhưng người Việt Nam vẫn có thể duy trì được mạng mạch văn hóa đặc thù của mình mà không bị mai một trước chủ tâm đồng hóa văn hóa của hai đế quốc nói trên. Tất nhiên, không ai chối cãi rằng văn hóa Việt Nam còn bị một số ảnh hưởng nhất định của văn hóa Tàu và Tây. Nhưng chúng ta đã không đánh mất bản sắc văn hóa của ta. Thí dụ, chữ Hán Việt mà cho đến ngày nay chúng ta vẫn sử dụng, đành là chúng bắt nguồn từ chữ Hán của người Tàu, nhưng nó hoàn toàn đã thoát ra khỏi cái sắc thái văn hóa Tàu rất xa. Khi người Việt Nam sử dụng chữ Hán Việt thì ý nghĩa của nó đã hoàn toàn mang tính văn hóa Việt Nam. Thí dụ, chữ “khốn kiếp”, trong tiếng Tàu nó có nghĩa là kiếp sống khốn khổ, lầm than, nhưng trong tiếng Việt thì nó lại có nghĩa như một lời nguyền rủa đối với kẻ mà mình thù ghét, hay đôi khi, được biểu đạt như một lời mắng yêu. Khi sử dụng chữ Hán Việt, người Việt Nam đã phát âm chúng theo lối phát âm riêng của mình và do đó mang cả cái cảm tính và ý nghĩa của văn hóa Việt Nam, chứ không còn thuần túychữ nghĩa của người Trung Hoa nữa.

Khi văn hóa mang tính duyên sinh thì cũng có nghĩa là nó hàm ngụ tính tương diệt và vô thường. Tương diệt là bởi vì, khi hai nền văn hóa, hai sắc thái văn hóa gặp nhau chúng vừa hấp thụ lẫn nhau vừa loại trừ lẫn nhau. Chính trong sự hấp thụ để khai sinh ra một sắc thái văn hóa mới, dù tế nhị đến đâu, cũng có nghĩa là đã có sự tương diệt của một hay nhiều sắc thái văn hóa khác. Vì là duyên sinh cho nên, văn hóa mang tính vô thường. Duyên sinh là các điều kiện, các yếu tố đến với nhau để hình thành văn hóa. Như vậy bản thân văn hóa chỉ là một tập hợp giả danh của các điều kiện, các yếu tốchính thật ra trong tận cùng căn cội tất cả đều nương nhau mà có, không tự có, không có thực tính. Bởi vậy cho nên, tất cả các nền văn hóa đều có thể tồn tại, phát triển và hủy diệt. Nhờ tính vô thườngvăn hóa có thể vận hành để tồn tại và phát triển. Cái gì vận hành, chuyển đổi, biến dịch thì cái đó là vô thường, bởi nếu thường hằng thì không vận hành, không chuyển đổi, không biến dịch. Một nền văn hóa không vận hành, không chuyển đổi, không biến dịch để thích ứng với cơ vận dịch biến của vũ trụxã hội con người là một nền văn hóa cứng nhắc, khô chết, một nền văn hóa bị diệt. Lịch sử của loài người đã chứng minh điều ấy, rằng trong quá khứ có rất nhiều nền văn hóa đã bị hủy diệt bởi vì không có khả tính uyển chuyển để thích ứng với cơ vận của thời đại mình.

Tính cố chấp vào văn hóa như một thực thể bất biến, hoặc xem văn hóa như là hình thái cấu trúc của hữu thể là mối nguy lớn nhất của nền văn hóa nhân loại hiện tại. Chính trong chiều hướng này mà con người càng ngày càng bị nô lệ bởi văn hóa, cái mà đúng ra chỉ là sản phẩm của người. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta chấp nhận luận thuyết của những kẻ theo chủ nghĩa hư vô. Chủ nghĩa hư vô phá đổ tất cả vì mất niềm tin vào con người, vào thế giới. Nó là một thứ lăng kính một chiều, cực đoan theo chủ nghĩa đoạn diệt. Đặc tính duyên sinh không mang ý nghĩa đoạn diệt hay thường còn. Nó nhìn thấu suốt vào căn cội của tất cả mọi sự hữu để thấy rằng mọi sự hữu vốn là tập hợp của nhiều điều kiện, nhiều yếu tố, không thật có tự thể cố định.

Có người cho rằng nói đến bản sắc văn hóa là đã mặc nhiên thừa nhận thực tính của một nền văn hóa. Cho nên, nếu phủ nhận thực tính của văn hóa cũng đồng nghĩa với phủ nhận sự có mặt của bản sắc văn hóa. Như vậy đâu có khác gì với chủ nghĩa hư vô? Hơn nữa, nếu văn hóaduyên sinh nghĩa là chỉ có cái tên giả tạm mà không có thực tính thì cần gì phải nhọc công gầy dựng văn hóa, phải tốn sức phát huy bản sắc đặc thù của văn hóa?

Đúng ra vấn đề nêu trên phải được đặt ngược lại. Nghĩa là nếu văn hóa mà có thực tính thì con người đã không thể gầy dựng được nó, đã không thể phát huy được bản sắc của nó. Vì sao? Giống như hai hóa chất, nếu chúng đều có thực tính, nghĩa là không thể thay đổi, không thể biến dịch, không thể hòa hợp làm một với nhau, thì làm sao người ta có thể kết hợp chúng lại để tạo ra một hóa chất khác. Khi hai hóa chất hòa hợp tạo ra một sản phẩm mới khác, có nghĩa là chúng phải tự đánh mất bản tính của nó, như vậy chúng thật sự không có bản tính gì cả. Tương tự như thế, nếu con ngườibản tínhthực tính, nghĩa là bản tính ấy không thể chuyển dịch, không thể chuyển hóa được, thì làm sao người xấu có thể được chuyển hóa thành người tốt. Cũng vậy, nếu văn hóa vốn đã có thực tính, nghĩa là không thể thay đổi, thêm bớt, cải thiện gì được nữa thì làm sao chúng ta có thể gầy dựng hay phát triển được gì cho văn hóa? Chính vì văn hóa không có thực tính cho nên con người trải qua nhiều thế hệ mới có thể tô bồi thêm cho phong phú nền văn hóa của họ, mới có thể hình thành nên những sắc thái văn hóa mới đầy bản sắc và sáng tạo.

 

Văn hóa duyên sinh

 

Chúng ta không nên quên rằng, có một nền văn hóa đặt nền tảng trên ý nghĩa thâm diệu của đạo lý duyên sinh đã tồn tại và phát triển sâu rộng trên thế giới này hơn hai mươi lăm thế kỷ nay. Đó là văn hóa duyên sinh của Phật giáo.

Quả thật, khi phải dùng đến chữ “văn hóa” để nói đến văn hóa Phật giáo thì người viết không cảm thấy an tâm. Bởi vì, chữ “văn hóa” thật sự đã bị Tây phương hóa, vật chất hóa, khái niệm hóa, phạm trù hóa, thực thể hóa.  Thật vậy, thông thường khi con người nói đến văn hóa và những thành quả của văn hóa, người ta ắt phải nghĩ rằng những gì thuộc về văn hóa phải có thật, phải thật sự hiện hữu với thực tính của nó. Nếu không như vậy, thì văn hóa là cái gì? Làm văn hóa để được gì? Chính vì thế, dưới nhãn quan của con người, văn hóa là thật, khoa học kỹ thuật và thành quả của nó là thật, nền văn học phong phú của nhân loại là thật, cấu trúc nguy nga tráng lệ của ngôi nhà là thật, v.v… Tất cả đều thật!

Vì cho là thật cho nên, con người không thể buông bỏ nó, cứ bám chặt vào nó, bảo thủ cố chấp nó, xem nó là cái quý giá nhất trong thiên hạ, còn những thứ văn hóa khác đều không đáng giá. Từ đó những định kiến khởi sinh, những ngăn cách và dị biệt có mặt, những xung đột đối kháng phát sinh, rồi phân hóa, thù hận, chiến tranh, máu lửa tràn ngập khắp mặt địa cầu! Anh thuộc về văn hóa Tây phương, tôi thuộc về văn hóa Đông phương. Anh là văn hóa Hồi giáo, tôi là văn hóa Thiên chúa giáo, v.v… Văn hóa ấy chứa đựng những mầm mống của nhị nguyên, của lưỡng cực. Văn hóa ấy không quan tâm đến việc nhìn thấu vào bản chất của các pháp để khai mở trí tuệchuyển hóa cội rễ của khổ đau và bất ổn là vô minh, là tham-sân-si. Đấy chính là nội dung của văn hóanhân loại đang thủ đắc hôm nay!

Đạo lý duyên sinh của đạo Phật nhìn xuyên suốt vào tận cùng bản chất của các pháp, kể cả văn hóa, để thấy rằng tất cả đều hiện hữu trong ý nghĩa tương quan, tương duyên, tương thành, tương diệt. Không phải là hư vô không có gì, cũng chẳng phải thường còn bất hoại, mà là có mặt một cách tương đãi, tương đối, có mặt tạm bợ, không thậttự tính, không trường tồn bất diệt. Với tri kiến như vậy, đạo lý duyên sinh đẩy con người vượt lên trên tất cả mọi trói buộc của danh ngônhuyễn tướng, không chấp có, cũng chẳng trệ không, thong dong tự tại trong ba cõi sáu đường, “cư trần lạc đạo”[5] (sống giữa cuộc đời mà vẫn an lạc).

Tuy nhiên, không phải vì thế mà rũ bỏ tất cả để chỉ hưởng thụ cảnh giới giải thoát cho riêng mình. Vì qua đạo lý duyên sinh, con người còn nhận thức được rằng, sự khổ đau và an lạc của tất cả chúng sinh trong pháp giớiliên hệ chặt chẽ với sự khổ đau và an lạc của mỗi cá nhân. Nói cách khác, khi còn có người khổ đau tức là còn vô minhphiền não trong mối tương quan cộng sinh rộng lớn của cộng đồng nhân loại, lúc đó người hành đạo phải có thệ nguyện giải khổ cho đến kẻ khổ đau cuối cùng. Vì lẽ đó, trong đạo lý duyên sinh luôn luôn bao hàm hai diệu nghĩa: Một là trí tuệ thực chứng rốt ráo tánh không của vạn pháp, hai là tâm lượng đại từ bi ban vui và cứu khổ cho tất cả pháp giới chúng sanh.

Thông qua quá trình lịch sử của Phật giáo Việt Nam, ý nghĩa đó đã được sử gia Lê Mạnh Thát nhìn một cách quán triệt trong cuốn Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam tập III:

“Ngày nay khi nhìn lại sự nghiệp đánh Tống bình Chiêm của Lý Thường Kiệt, chúng ta không khỏi bồi hồi tự hỏi không biết tổ tiên ta đã dựa trên những hệ tư tưởng nào để đạt được những thành tựu như thế. Bây giờ qua việc phân tích một bài kệ nhỏ của thái hậu Ỷ Lan, ta đã thấy thấp thoáng dáng hình của một hệ tư tưởng đã chi phối và tạo nên những thành tựu ấy. Đó một hệ tư tưởng nhìn nhận mọi tồn tại chỉ tồn tại trong tương quan với những tồn tại khác.

“Đây là một hệ tư tưởng thấm đậm tư tưởng duyên sinh của Phật giáo, đồng thời cũng phản ảnh hệ tư tưởng chỉ đạo, mà dân tộc ta đã xây dựng được cho tới thời điểm ấy qua cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt và hoành tráng.”[6]

Đạo lý duyên sinh ấy cũng mở ra cho con người một kiến giải như thực về vũ trụnhân sinh. Theo đó, vũ trụ là một màng lưới duyên sinh vô cùng tận giữa tất cả các pháp từ một tâm niệm vô hình tướng cho đến những thiên hà mênh mông không ngần mé. Tất cả đều tồn tại trong tư thế tương quan tương duyên. “Cái này sinh cho nên, cái kia sinh. Cái này diệt cho nên, cái kia diệt.” Thế giớichúng ta đang sống, thân phận người mà chúng ta đang mang đều là thành tố bất khả phân trong cái màng lưới trùng trùng duyên sinh ấy. Trong ý nghĩa duyên sinh, mọi pháp đều có vị thế bình đẳng như nhau. Không một pháp nào là chủ nhân ông của những pháp khác. Cho nên, mọi sự sống, mọi sinh mệnh của chúng sinh đều bình đẳng. Không một ai có quyền xúc phạm đến sự sống thiêng liêng của kẻ khác. Vì là duyên sinh như huyễn, do đó, mọi trạng huống đều có thể biến dịch, thay đổi, chuyển hóa. Khổ đau và hạnh phúc, trầm luângiải thoát, vô minhgiác ngộ, tất cả đều có thể chuyển hóa trong khả tính của mọi chúng sinh.

Như vậy, đạo lý duyên sinh còn là nền tảng cơ bản cho việc xây dựng nhận thức quan, nhân sinh quan và vũ trụ quan bao quát, để từ đây mở ra khung trời văn hóa với nhân tính, giải thoátgiác ngộ. Điểm ưu việt của đạo lý duyên sinh chính là ở chỗ vừa mang sắc thái văn hóa vừa hàm ngụ khả tính vượt lên trên những hạn cục mà một nền văn hóa thông tục bị trói buộc. Đây chính là lý do để giải thích sự kiện tại sao nền văn hóa duyên sinh ấy của đạo Phật khi đến đâu cũng có thể hòa nhập vào văn hóa bản địa mà không đánh mất bản sắc đặc thù của mình. Phật giáoẤn độ, Trung hoa, Việt nam, v.v… có sắc thái văn hóa riêng của dân tộc mỗi nước. Bản sắc đặc thù ấy chính là nền văn hóa duyên sinh hướng đến mục tiêu tối thượng thắp sáng ý nghĩa mầu nhiệm của kiếp sống nhân sinh bằng phương thức chuyển hóa vô minh, giác ngộ chân tánhgiải thoát mọi khổ não.

Nói tóm lại, nhân loại hiện nay đang tự hào về những thành quả của nền văn minh khoa học, kỹ thuật và tin học. Theo đó trên lãnh vực thông tin thương mại, con người như đang xích lại gần nhau hơn, thế giới như đang thu hẹp lại nhỏ hơn. Nhưng thực tế không như vậy. Những dị biệt giữa các nền văn hóa, những tranh chấp ý thức hệ, những tham vọng điên cuồng, những ý tưởng cực đoan và tàn bạo, những bất công và cách biệt sâu rộng trong lòng các xã hội đang là mối bất an, khủng hoảng và bế tắc trầm trọng cho thế giới! Chính vì thế, mặc dù đã bước vào hơn hai thập niên của thế kỷ thứ hai mươi mốt, con người vẫn còn phải gánh chịu những thảm họa của chiến tranh và thù hận.

Trên con đường tìm cầu giải pháp trọn vẹn cho những nan đề, cũng như trên lộ trình hướng đến sự vượt thoát mọi bế tắc và khổ đau của nhân loại mà các nền văn hóa thông tục ngày càng đi vào hướng cực đoan, phiến diện không thể đáp ứng, thì văn hóa duyên sinh của đạo Phật có thể là một chọn lựa cho một hướng nhìn mới bao dung, hòa bình và khai phóng hơn. Điều này không là lý thuyết võ đoán, hoặc là ước mơ hão huyền. Đó là sự thực mà lịch sử có mặt của đạo Phật trong suốt hơn hai mươi lăm thế kỷ qua đã cho thấy.

 

______________________________

 

Chú thích:

 

[1] The New Encyclopedia Britannica, vol. 16, 15Th Edition, 1992, p.874.

[2] Ibid., p.874-875.

[3] Trần Ngọc Ninh, Tuyết Xưa, Khởi Hành, 2002, trang 112.

[4] Trần Ngọc Ninh, Tuyết Xưa, Khởi Hành, 2002, trang 110-111

[5] Chữ của Đệ Nhất Tổ Thiền phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông trong Cư Trần Lạc Đạo Phú.

[6] Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam tập III, Nhà xuất bản thành phố Hồ chí Minh, 2002, trang 256.

 

+++++++++++

 

van-hoa-duyen-sinh-01Một khúc đường trên phố cổ Hội An, Việt Nam. Hội An là thành phố tiếp nhận nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới trải qua nhiều thế kỷ. (Photo: www.pixabay.com)

 

van-hoa-duyen-sinh-02Tu Viện Paro Taktsang, thường được biết với tên Taktsang Palphug Monastery, hay The Tiger's Nest, là một thánh địa nổi tiếng của Phật Giáo Bhutan. Tu Viện này được xây vào năm 1692. (Photo: www.pixabay.com)

 



 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.