Đi Vào Bài Thơ Hoa Mộc Cận Của Nguyễn Trãi

26/08/201112:00 SA(Xem: 31285)
Đi Vào Bài Thơ Hoa Mộc Cận Của Nguyễn Trãi

ĐI VÀO BÀI THƠ HOA MỘC CẬN CỦA NGUYỄN TRÃI
Nguyễn Thế Đăng

bongdambutMộc cận
 
Ánh nước hoa in một đóa hồng
Vẩn nhơ chẳng bén, Bụt là lòng
Chiều mai nở chiều hôm rụng
Sự lạ cho hạy tuyệt sắc không


Mộc cận là bông dâm bụt.

Chúng ta thử đi vào sự nhìn thấy một bông dâm bụt của Nguyễn Trãi là như thế nào.

Ánh nước hoa in một đóa hồng

Bông dâm bụt đỏ in hình trên mặt nước. Chúng ta không biết Nguyễn Trãi nhìn ảnh bông in trên mặt nước hay bông thật .Nhưng có thể chắc một điều, lúc đó cảnh vật yên tĩnh và tâm hồn của ông cũng yên tĩnh.

Yên tĩnh là sao ?Là “biển tâm không có sóng”.Không có sóng xao động của một chủ thể tìm cách nắm bắt và một đối tượng cho sự nắm bắt, chiếm hữu.

Đấy là một trạng thái thiền định tự nhiên.Trạng thái thiền định tự nhiên này là “tâm vô sở trụ”, tâm không bám trụ vào đâu cả.

Vẫn nhơ chẳng bén, Bụt là lòng

Không có chút vết nhơ nào nơi bông bụt.Như thế bởi vì không có chút vết nhơ nào nơi tâm. Vết nhơ nơi tâm là ý niệm về một cái tôi (ngã)và ý niệm có một đối tượng để thương ghét, lấy bỏ…Khi không có vết nhơ nào nơi gương tâm thì tâm trọn vẹn là cảnh, cảnh trọn vẹn là tâm. Tâm cảnh hợp nhất thì thấy ra bông bụt.Thấy ra bản chất, thể tánh của bông bụt.

Bông bụt đó bày hiện bản chất của nó, thể tánh của nó, lòng của nó. Bản chất, thể tánh, lòng đó là Bụt (Phật): “Bụt là lòng”. Bụt hay Phật là Chân Như là Như Lai………Kinh Kim Cương nói: “Thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai”. Bông bụt đó có bản chất, có lòng là Chân Như.Từ Chân Như sanh khởi, diễn tiến trong và chính là Chân Như ,và tiêu tan trong Chân Như.

Không chỉ một bông bụt, mà mọi sự vật , mọi con người, mọi sinh vật đều từ Chân Như sanh khởi, diễn tiến trong Chân Như và chính là Chân Như rồi tiêu chìm trong Chân Như. Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động, có cao thấp có khác hướng thế nào thì vẫn là nước của đại dương, rồi tan chìm trở lại đại dương. Sóng là một biểu hiện của đại dương. Sóng chính là đai dương biểu hiện.

Như thế, toàn bộ đời sống, có hay không, thêm hay bớt, khởi hay chìm. Sanh hay diệt, chỉ là Chân Như. Vĩnh viển Chân Như. Từ vô thủy đến vô chung.

Chiều mai nở chiều hôm rụng.

“Chiều” là chữ để chỉ thời gian.Chiều là “buổi”. Nở hay rụng cũng chỉ là Chân Như . Nở và rụng là sự biểu hiện của Chân Như. Mọi sự là trò chơi không đáy của Chân Như hay Tánh Không, là sự diễn dịch của Chân Như hay Tánh Không. Trong đại dương, chỉ có những ai tự đồng hóa mình, tự công nhận mình là bọt sóng mới chịu sự chìm nổi, sanh diệt, thêm bớt, dơ sạch…..Không đồng hóa với cái gì cả thì chỉ có đại dương không sanh không diệt không dơ không sạch, không tăng không giảm.

Nếu không thấy buổi mai hoa nở, buổi chiều hôm rụng thì đây là một cái tâm vô tri vô giác như gỗ đá.

Nếu chỉ thấy buổi mai hoa nở, buổi chiều hôm rụng thì đây là một cái tâm của người bình thường, lệ thuộc vào sanh già bệnh chết.

Nếu thấy lòng hoa là Bụt, thì có nở có rụng chỉ là chân lý quy ước tương đối; còn trong chân lý tối hậu, tuyệt đối thì hoa nở hoa rụng mà thật ra không nở không rụng.Nói cách khác, sanh diệt mà chẳng sanh diệt, sanh tửNiết bàn, sanh tử tức Niết bàn.

Sự lạ cho hay tuyệt sắc không

Lạ là “diệu” như chữ diệu trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Sự lạ là diệu pháp, là “phép lạ” .Tuyệt là cắt đứt, chấm dứt.

Sự lạ ấy vượt khỏi tâm, ý, ý thức.Vượt khỏi ý niệm về sắc và không, vì sắc và không bây giờ chỉ là hý luận.

Bài thơ chấm dứt bằng sự chấm dứt của mọi ý niệm, mọi ngôn ngữ. Khi thực tại hiển lộ rõ rànghoàn toàn với cái thấy thì “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ tuyệt”.

Bông bụt bây giờ không chỉ có lòng là Bụt. Mà bây giờ bông bụt là Bụt, là Phật. (“Tất cả các pháp đều là Phật pháp” Kinh Kim Cương).Hoa ấy là Hoa Phật. Cái thấy hoa ấy là cái thấy Phật.

Đây là cái thấy của người ngộ đạo:

Các pháp từ xưa nay

Thường vốn tự tịch diệt

(Chư pháp tùng bổn lai

Thường tự tịch diệt tướng)

Kinh Pháp Hoa

Bông dâm bụt, trong con mắt thanh tịnh (pháp nhãn thanh tịnh) của Nguyễn Trãi, là hoa Pháp (Pháp Hoa), là hoa Phật. Đã là Pháp, Phật thì không thể nghĩ bàn, vì vượt khỏi sự tới lui của ngôn ngữ và sự khởi lên của tư tưởng:

Pháp ấy trụ Pháp vị

Tướng thế gian thường trụ.

(Thị pháp trụ pháp vị

Thế gian tướng thường trụ)

Kinh Pháp Hoa

Thơ ca là ngôn ngữ tìm về cội nguồn tối hậu của nó. Tìm về cội nguồn tối hậu hay tìm đến tương lai rốt ráo cũng chỉ là một cách nói. Cội nguồn tối hậu hay tương lai rốt ráo đó là cái “tuyệt sắc không”, là cái “thường tự tịch diệt tướng”.Chạm đến đươc cội nguồn của nó, ngôn ngữ trở thành bất tử.

Lịch sử và những biến cố thời cuộc, dù tốt dù xấu, rồi sẽ qua đi. Nhưng ngôn ngữtác giả cùa nó thì còn lại.Ngôn ngữ thì còn lại một khi nó đã chạm đến được cái thể tánh của nó, cái lòng của nó, tức là cái vĩnh cửu, cái vô sanh.

Nguyễn Trãi đã chạm đến được cái bản chất của ngôn ngữ, và như thế, của cả lịch sử.Bản chất của ngôn ngữ và của lịch sửbản chất của một bông bụt chiều mai nở, chiều hôm rụng.Bản chất đó là cái vô sanh, cái vĩnh cửu. Ông không cần lịch sự minh oan cho cái chết của ông, như vua Lê Thánh Tông đã làm.

Dù sinh ra sau ông năm thế kỷ, tôi cảm thấy hãnh diện vì được làm người Việt Nam, làm một đồng bào hậu sinh của ông. Đất nước Việt Nam đã sinh ra những con người như ông, đất nước ấy cũng phải bất tửvinh quang như ông.

Bởi vì tôi chưa từng được đọc một bài thơ nào về hoa, dù ở phương Đông hay phương Tây. Dù cổ điển hay hiện đại, đem lại sự thỏa mãn trọn vẹn như bài thơ này.

Tác giã Nguyễn Thế Đăng gởi
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/10/2010(Xem: 55399)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.