Chương 01: Giới thiệu Tổng Quan

03/09/20168:35 SA(Xem: 3562)
Chương 01: Giới thiệu Tổng Quan

LƯỢC SỬ VĂN HỌC SANSKRIT & 
HÁN TẠNG PHẬT GIÁO 
Thích Kiên Định 
Nhà xuất bản Thuận Hóa – Huế PL. 2552

 

CHƯƠNG I
Giới thiệu Tổng Quan
Lược sử về nguồn gốc văn học Sanskrit Phật giáo

Khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước CN., bấy giờ có những bộ lạc Indo-European đã chiếm giữ những vùng rộng lớn ở Iran, Asia Minor, và Tây-Bắc Ấn, họ đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện xã hội ở những lãnh địa này. Trong những bộ lạc Indo-European ấy, có giống dân Aryan xâm lăng lãnh thổ Ấn Độ, phương ngữ của họ có thể được xem như là tổ tiêncủa những phương ngữ của Ấn-độ và Iran. Kể từ đây, Thánh thư Ṛgveda (Vệ-đà) của người Ấn ra đời. Từ ngôn ngữ của Ṛgveda, chúng ta có thể tìm thấy dấu vết phát triển vững vàng của Sanskrit cổ điển trong Saṁhitā và Brāhmaṇa (Bà-la-môn).

Ấn Độ, như chúng ta đã biết, là một nước đa thần giáo. Nó nặng về sự “phân biệt chủng tộcgiai cấp, những dữ kiện về ngôn ngữ càng nổi bật, quan trọng hơn thì càng trở nên phức tạp. Những gì Saṅskrit trình bày bằng ngôn ngữ của chính nó thì rõ ràng nền văn minh của Bà-la-môn giáo và sự mở rộng nền văn minh đó trên đà gia tăng, dù Bà-la-môn giáo đã phải đương đầu với sự cạnh tranh của những đức tin mới đặc biệt trong đạo Phật và đạo Jain từ thế kỷ thứ 5 tr. CN”.[1]

Sau khi đức Phật diệt độ chừng hơn 2 thế kỷ, những tác phẩm văn học của Phật giáo trong thời kỳ đầu được viết một phần bằng tiếng Phạn và một phần bằng phương ngữ của vùng Trung Ấn, rồi sau đó đồng hoá thành Sanskrit mà nó được mệnh danh là “Sanskrit pha trộn” (Mixed Sanskrit). Vì nó được pha trộn bằng tiếng Prākrit chứ chưa phải Sanskrit thuần tuý, mà có lẽ nó được tìm thấy trong việc ứng dụng ở hai trung tâm học thuật tại đại học Nālanda và Takkasilā (Taxila) thuộc vùng phía Bắc và Tây Bắc Ấn.

Khoảng đầu thế kỷ thứ 2 tr. CN, Văn chương Sanskrit Phật giáo thuần tuý bắt đầu xuất hiện mà rõ nét nhất là trong sự ly giáo của Giáo đoàn Phật giáo. Trừ 3 Đại hội kiết tập Tam tạng giáo điển đầu, có lẽ phải kể đến Đại hội kết tập lần thứ 4 được tổ chức tại Kāśmīra (Kế Tân, tức Pakistan ngày nay) chừng hậu bán của thế kỷ thứ I sau CN dưới sự chủ trì của ngài Vasumitra (Thế Hữu)dưới sự ủng hộ của vua Kaniṣka (Ca-nị-sắc-ca), mà nó không được đề cập trong biên niên sử của Ceylon; vì Theravādins (những người theo Thượng Toạ Bộ) đã không tham dựkhông chấp nhận Đại hội này. Tiếc rằng Luận Tạng của những trường phái khác đã bị thất lạc, ngoại trừ những bài văn bản hiện còn được duy trìTích Lan, Trung Hoa và Tây Tạng là những Luận Tạng của phái Theravāda (Thượng Toạ Bộ) và Śarvāstivāda (Nhất Thiết Hữu Bộ).

Những trường phái từ Tiểu thừa dần dần phát triển thành Mahāsaṅghikā (Đại Chúng Bộ) và từ đây nó được đánh dấu bằng mốc lịch sử của sự manh nha và xuất hiện của Phật giáo Đại thừa chừng thế kỷ thứ I trước CN và thế kỷ thứ I sau CN. Trong thời kỳ đầu vì sự phát triển mạnh của những đoàn truyền giáo từ Ấn đến các nước lân cận khác nhau, cho nên Sanskrit được dịch ra thành một vài thứ tiếng khác nhau, như: Tây Tạng và Trung Hoa.

Tầm quan trọng và giá trị chung của Saṅskrit được trình bày qua đoạn văn như sau: “Ngôn ngữ Sanskrit này, khuynh loát cả bất kỳ ngôn ngữ nào cổ xưa, nó có cấu trúc tuyệt vời; hoàn hảo hơn cả Hy Lạp; hơn những bản sao chép của Latin, và cũng đã thanh lọc tinh tế hơn; mà đang đem lại cho cả hai của chúng một mối quan hệ mạnh mẽ hơn cả hai trong động từ căn và những hình thức văn phạm, có lẽ đã có thể được sản sinh ra bằng sự ngẫu nhiên; quả thật quá mạnh đến nổi không một nhà ngữ âm học nào đã có thể xem xét tất cả chúng mà không tin tưởng rằng chúng đã sinh ra một số nguồn gốc chung, mà có lẽ tồn tại chẳng bao lâu.”[2]Tính đa dạng của nó được diễn tả như vầy: “Saṅskrit là ngôn ngữ của khoa học, không những về văn phạm, thi pháp hoạ, vũ trụ luận, ngữ nghĩa học, từ nguyên luận, mà cũng không còn nghi ngờ gì về nghệ thuật thần thông, như là thuật xem tướng và khoa nghiên cứu về quỷ thần được ghi chép trong những văn bản của Phật giáo...”.[3]

Thế nhưng, sự xuất hiện của Saṅskrit Phật giáo tại Ấn Độ chính là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của Phật giáo Đại thừa; vì nó đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới, chuyển mình và thoát xác ra khỏi khung sườn cứng nhắc của những gì được xem như là “khuynh hướng bảo thủcực đoan”. Hơn thế nữa, Saṅskrit thuộc ngôn ngữ của giới thượng lưu, quý tộc; trong khi đó Pali chỉ là phương ngữ phổ biến của hạng thường dân. Giá trị của Saṅskrit được mô tả qua đoạn văn như vầy:

So sánh chuẩn mức của Latin trong thời Trung đại thì vài điều gì đó chưa thoả mãn; trong thời kỳ sớm hơn về việc sử dụng Saṅskrit thì rõ ràng nó lại gần gũi nhiều hơn so với phương ngữ của những tầng lớp thấp trong vô số sự đổi thay của nó hơn là Latin ở Châu Âu trong thời Trung đại. Sự tỉ giảo về Saṅskrit với những phương ngôn của những mẫu tự của Aśoka (A-dụcthì đối với điều này có ý nghĩa quan trọng; những khác nhau của chúng thì không mấy thiết yếu ... Hơn thế nữa, những kết luận đạt được như vậy là được hỗ trợ trực tiếp bằng chứng cứ của drama (thuật diễn kịch, hay sự việc có kịch tính)này, trong đó những Bà-la-môn và những vị vua, những người ở địa vị cao và ngành giáo dục sử dụng Saṅskrit, trong khi những cá tính thấp kém hơn sử dụng một số của Prākrit.Người ta cố gắng để tranh luận chống lại quan điểm này bằng cốt lõi mà drama là nguồn gốc trong Prākrit, còn Saṅskrit chỉ được giới thiệu khi nó chính thức trở thành ngôn ngữ chung của văn hoá”.[4]

Văn chương Sanskrit của Phật giáo Đại thừa thật sự đã manh nha từ Đại hội kiết tập lần thứ 2,[5]hình thành và phát triển trong Đại hội 4, như sáu vấn đề đã nói trên. Thêm vào đó, một số tác phẩm Sanskrit Phật giáo đã thật sự xuất hiện trong thế kỷ thứ 2 tr. CN, khiến Pali trở nên mờ nhạt và suy yếu. Diễn biến về sự thăng trầm của lịch sử Prākrit mà nó gồm cả Pali trong đó cùng với sự ảnh hưởng lớn của nền văn chương Sanskrit Phật giáo như sau. Chúng ta đọc:

Trong thế kỷ thứ 2 tr. CN, những dấu vết về sự ảnh hưởng của Sanskrit xuất hiện; trong thế kỷ kế đó bằng một sự quan sát được tìm thấy mẫu tự đầu tiên mà có lẽ toàn bộ được mệnh danh là Sanskrit, và những học thuyết Sanskrit đang trên đà gia tăng. Trong thế kỷ thứ nhất sau CN, Prākrit vẫn còn thịnh hành, nhưng, dù nó cũng nổi bật trong những thế kỷ kế tiếp, chúng ta cũng tìm thấy mẫu tự Sanskrit vĩ đại của Rudradāman mà nó biểu lộ rõ ràng sự có mặt của nền văn chương Sanskrit kỹ xão. Trong thế kỷ kế tiếp, Sanskrit và Prākrit hài hoà. Trong thế kỷ thứ 4, Prākrit trở nên khan hiếm với sự phục hưng của Bà-la-môn giáo dưới triều đại Gupta, và từ thế kỷ thứ 5 nó hầu như biến mất ở Bắc Ấn. Một sự tiến triển song hành đã đang tiếp tục bằng nền văn chương; trong những tác phẩm của Phật giáo như là Lalitavistara (Kinh Đại Trang Nghiêm) và Mahāvastu (Đại Sự), chúng ta nhận thấy rằng những kết quả của một sự nỗ lực để chuyển hoá Prākrit vào Sanskrit, và những kết quả tương tợ là được tìm thấy trong những lãnh vực khác, như những luận thuyết về dược liệu trong bản thảo của Bower. Từ điều này, giới Phật tử chẳng bao lâu đã làm thăng hoa đến giai đoạn mà trong đó Sanskrit đã được sử dụng một cách thích đáng, như trong Divyāvadāna (Thiên Thí Dụ), có lẽ thuộc thế kỷ thứ 2 sau CN”.[6]

Tuy trong hai Đại hội kiết tập đã có một số tranh luận về Luật và Luận rồi, nhưng nó chưa phát triển mạnh. Mãi đến thế kỷ thứ 2 tr. CN, nền văn chương Sanskrit Phật giáo mới bắt đầu ảnh hưởng mạnh và được phổ biến; từ đó cho đến thế kỷ thứ 4 sau CN ngày càng phát triển và gây ảnh hưởng rất lớn trên toàn lãnh thổ Ấn Độ và thậm chí kéo dài cho đến thê kỷ thứ 12.

Sau khi đức Thế Tôn diệt độ, những quan điểm mâu thuẫn về giáo lý cũng như sự giải thích khác nhau về những giới điều và nhiều nguyên nhân nội tại và ngoại tại khác đã khiến cho Giáo đoàn Phật giáo chia ra thành nhiều bộ phái. Thừa cơ hội này, ngoại đạo đã tìm cách trà trộn vào hàng ngũ Tăng sĩ với mưu đồ gây mất uy tínthanh danh của Giáo đoàn, mặt khác tìm cách đồng hoá rất vi tế tín đồ Phật giáo thành Ấn giáo.

Để ghi chép lại những lời dạy của đức Thế Tôn, Tam tạng Pali (P_Tipiṭaka; S_Tripiṭaka) đã được kiết tập trong ba Đại hội đầu tiên. Từ đó, nó được truyền bá và trở nên phổ biến khắp nơi. Tam tạng Pali là nền tảng quan trọng để đối chiếu hoặc nghiên cứu khi bàn luận về, hoặc so sánh với giáo điển của Phật giáo Đại thừa và cũng đã cung cấp nhiều phương thức tu tập, thiết thựcphổ biến nhất. Đây là để nói, sự ly giáo của Giáo đoàn[7]đã có mầm móng manh nha trong Đại hội kiết tập lần II, bấy giờ hai bộ Luật bằng tiếng Saṅskrit của Mahāsaṅghika (Đại Chúng Bộ) và Śarvāstivāda (Nhất Thiết Hữu Bộ) đã được biên soạn rồi nhưng chưa công bố trong Đại hội lần này.[8]

Ngoài ra, bộ Mahāvastu[9](Đại Sự) bằng tiếng Saṅskrit và Prākrit (phương ngữ Ấn) của Lokottaravāda (Thuyết Xuất Thế Bộ), con đẻ của Mahāsaṅghika, đã được hình thành chừng thế kỷ thứ 2 tr. CN. Trong Đại hội III, Kathāvatthu (Những Điểm Tranh Luận) được biên soạn bằng Pali, nhưng chỉ liên quan đến Theravāda. Riêng Đại hội IV tổ chức tại Kāśmīra, chừng hậu bán của thế kỷ thứ I sau CN, do Vasumitra (Thế Hữu) chủ trì, dưới sự hỗ trợ của vua Kaniṣka (Ca-nị-sắc-ca), nhưng Theravāda không tham dự và không có trong Biên niên sử của Ceylon (Tích Lan). Có rất nhiều lý donguyên nhân vì sao Theravāda không tham dựĐại hội lần thứ IV, mà chúng đã xãy ra trước đó bao quát cả sự bất đồng quan điểm và sự giải thích những giới điều khác nhau cũng như sự xuất hiện của một số tác phẩm thuộc về văn chương Saṅskrit của Phật giáo Đại thừa.[10]

Tóm lại, lịch sử văn học Saṅskrit là pháp bảo vô giá của Phật giáo đại thừa nói riêng và thế giới nói chung. Tiếc rằng Phạn bản đã bị thất lạc quá nhiều; do đó, Hán tạng đã phải đóng vai trò rất quan trọng trong tập sách nhỏ này. Nếu khi nếm một giọt nước biển mà biết được vị mặn của đại dương, thì khi để tâm chuyên chú đọc một phần nhỏ trong Tam Tạng Phật giáo, âu đó có lẽ cũng giúp ta hiểu thấu được một phần pháp vị thuần giải thoát.

--------------------

[1]Keith, A.B., A History of Sanskrit Literature, tr. 8.

[2]Burrow, T., The Sanskrit Language, Delhi, 1995, tr. 6.

[3]Keith, A.B., Sđd., tr. 8.

[4]Keith, A.B., Sđd., tr. 11-12.

[5]Xem Bapat, P.V., 2.500 Years of Buddhism, tr. 36-39; cũng xem Akira, H., A History of Indian Buddhism, tr. 79-83. 

[6]Keith, A.B., Sđd., tr. 14-15.

[7]Nguồn gốc ly giáo đã xảy ra không những là “Thập sự phi pháp” của nhóm Tỳ-kheo Bạt-kỳ (Xem Bapat, P.V., 2.500 Years of Buddhism, tr. 37; cũng xem Dutt, N., Buddhist Sects in India, tr. 15-19), mà còn “Ngũ Sự Đại Thiên” như ngài Thế HữuChân Đế đã chỉ ra; có những điểm khác nhau giữa tư tưởng cấp tiếnbảo thủ của Đại Chúng Bộ và sự tranh luận của Theravāda chính thống. Xem Bapat, P.V., Sđd., tr. 87-89; cũng xem Dutt, N., Sđd., tr. 22-32; cũng xem Pande, G.C., Studies in the Origins of Buddhism, tr. 558-560.

[8]Xem Dutt, N., Buddhist Sects in India, tr. 11.

[9]Xem Keith, A.B.,A History of Sanskrit Literature, tr. 491; cũng xem Nariman, J.K., Literature History of Sanskrit Buddhism, tr. 17; và xem Dutt, N., Buddhist Sects in India, tr. 60.

[10]Tham khảo thêm bài tóm tắt với chủ đềNguồn gốc và Hương Vị của Nền Văn Hoá Cổ”, Nội San Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Liễu Quán-Huế, Số 5_tháng 8-2006 & 6_tháng 01-2007.








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/10/2010(Xem: 55413)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.