Lời Nói Đầu

25/05/20185:18 SA(Xem: 3766)
Lời Nói Đầu

 

Thích Trung Hữu
SỰ PHỤC HƯNG PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
VAI TRÒ CỦA  TIẾN SĨ AMBEDKAR
Nhà Xuất Bản Phương Đông

LỜI NÓI ĐẦU

 

Có lẽ chúng ta không ai mà không nghe nói đến Tiến sĩ Ambedkar cũng như những hoạt động Phật giáo của ông đối với phong trào phục hưng Phật giáoẤn Độ thế kỷ XX. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được toàn bộ câu chuyện của ông, vì sao ông phải cải đạo và vì sao ông chọn Phật giáo mà không phải các tôn giáo khác. Đối với vấn đề chế độ giai cấpẤn Độ cũng vậy, chúng ta chỉ biết qua kinh sách Phật giáo, chứ chưa trực tiếp đọc các tư liệu của đạo Bà la môn, do đó mà không thể hiểu vấn đề một cách đầy đủ. Mà chưa hiểu đầy đủ thì chúng ta sẽ không thấy được hết giá trị của đạo Phật đối xã hội cũng như vấn đề cải đạo của Ambedkar và những người cùng đinh Ấn Độ. Đó là chưa kể đến những thông tin thiếu chính xác do nghiên cứu chưa kỹ càng. Ví dụ như trong quyển Lịch sử Phật giáo Ấn Độ của tác giả Minh Đức Triều Tâm Ảnh, phần “Phật Giáo Ấn Độ Thời Phục Hưng” có đoạn viết rằng:

Có một giáo sĩ Cơ Đốc giáo nhìn thấy tư chất sáng láng, sắc bén và nhanh nhạy của Ambedkar, nghĩ rằng có thể đào tạo ông trở thành một tín đồ Cơ Đốc giáo trung kiên và tài giỏi, nên tạo điều kiện giúp đỡ ông sang du học ở Anh. Sau thế chiến thứ hai, người con trai ưu tú, thông minh của đất Ấn đã không phụ lòng kỳ vọng của mọi người, ông đã lấy luôn năm bằng đại học về các chuyên khoa. Ấn Độ độc lập (từ năm 1948), về nước, Ambekar được trọng dụng ngay, chính phủ bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên… Đầu năm 1955, Ambekar thay đổi tín ngưỡng, bỏ Cơ Đốc giáo theo Phật giáo.[1]

Ambedkar có du học nhưng không phải do một giáo sĩ Cơ Đốc giáo giúp đỡ, ông chưa từng là tín đồ của Cơ Đốc nên không có chuyện bỏ đạo Cơ Đốc theo đạo Phật, ông không có “lấy luôn năm bằng đại học”, và cũng không phải về nước là được trọng dụng ngay. Những điều này khi các bạn đọc vào phần tiểu sử Ambedkar trong tác phẩm này thì sẽ thấy rõ.

Tôi có cơ duyên thực hiện luận án tiến sĩ của mình về đề tài này, tức là “Vài Trò Của Tiến Sĩ Ambedkar Trong Sự Phục Hưng Phật Giáo Ở Ấn Độ” (The Role Of Bhimrao Ramji Ambedkar In The Revival Of Buddhism In India) tại Trường Đại học Allahabad, Ấn Độ. Ngoài tư liệu sách vở ra, tôi còn có tiếp xúc thực tế với chư tăngPhật tử Ấn Độ. Cho nên đối với vấn đề này, tôi có sự nghiên cứu, tìm hiểu khá là chu đáo. Phật tử Việt Nam chúng ta, không phải là không biết về Phật giáo Ấn Độ hiện đại, nhưng do thiếu nguồn tài liệu bằng tiếng Việt, hoặc không có đi sâu vào chuyên đề, cho nên các công trình nghiên cứu, theo chỗ tôi biết, chỉ lướt qua trên phương diện đại cương. Hơn nữa, nghiên cứu lịch sử không chỉ để biết lịch sử, mà còn rút ra những bài học cho cuộc sống hiện tại. Cho nên vấn đề chính xác là điều hết sức quan trọng. Chính vì thế mà tôi quyết định biên dịch Luận án của mình sang tiếng Việt như là cách đóng góp cho nền văn học Phật giáo Việt Namđộc giả Việt Nam nói chung, để mọi người có thể hiểu vấn đề một cách rõ ràng. Đồng thời thông qua đó mà chúng ta học được những bài học lịch sử quý giá, ngõ hầu xây dựng hoàn cảnh hiện tại của mình cho được tốt đẹp.

Trong khi biên dịch sang tiếng Việt, tôi chỉ dịch những phần mà tôi cho là mới và cần thiết đối với hoàn cảnh Việt Nam. Cũng xin thưa rằng trong quá trình biên dịch, tôi đã trích gửi thử một vài bài đến các tạp chí Phật giáo để coi bài viết của mình có chút giá trị nào không. Cũng may là những bài mình gửi đã được đăng. Điều đó cho thấy đề tài mình đang thực hiện là mới và có thể chấp nhận. Trong Luận án bằng tiếng Anh, tôi đã trích nguồn và ghi chú rất chi tiết để đáp ứng yêu cầu chặt chẽ của một Luận án. Nhưng khi dịch sang tiếng Việt, tôi thấy không cần thiết phải… rườm rà như vậy. Cho nên tôi chỉ chú thích những chỗ quan trọng mà thôi. Nếu độc giả nào cần nguyên bản gốc tiếng Anh để tham khảo, tôi rất vui lòng chia sẻ.

Một vấn đề nữa là, trong tác phẩm này có đề cập đến một lớp người mà tiếng Ấn Độ gọi là Dalit, nghĩa là “người bị đàn áp và bóc lột”. Các học giả phương Tây dịch là “Untouchable”, nghĩa là những người không thể/không được/không nên đụng tới, vì nếu (những người thuộc giai cấp trên) đụng tới họ thì người đụng sẽ bị ô uế, vì cho rằng bản chất họ là dơ bẩn, ô uế. Nó được dịch sang tiếng Việt NamTiện dân, hoặc người cùng đinh. Tuy nhiên, chữ tiện dân ở đây là nói cách nhìn khinh miệt của giai cấp trên đối với họ, chứ không có nghĩa là ty tiện, hạ tiện về phẩm chất đạo đức. Bởi vì chúng ta đều biết rõ là Đức Phật dạy rằng con người ty tiện hay cao thượng là do hành vi của họ, chứ không phải do ngoại hình hay truyền thống gia đình.

Nội dung của tác phẩm này chủ yếu viết về lịch sử Phật giáo Ấn Độ giai đoạn hiện đại, trong đó nhấn mạnh vai trò của Tiến sĩ Ambedkar đối với sự phục hưng Phật giáo Ấn Độ. Thật sự Phật giáoẤn Độ, nếu thiếu đi vai trò của Ambedkar thì nó sẽ không được như ngày hôm nay. Chín mươi phần trăm tín đồ Phật giáoẤn Độ hiện nay là những người gắn liền với phong trào của Ambedkar. Và họ tôn sùng Ambedkar như một vị Phật thứ hai. Ở chánh điện các chùa hay bàn thờ tại tư gia, ngoài hình ảnh của Đức Phật là bức chân dung của Ambedekar, như người Tây Tạng thờ đức Dalai Lama vậy. Trước Ambedkar cũng có những người hoạt động cho sự phục hồi của Phật giáo Ấn Độ, nhưng chủ yếu trên phương diện học thuật. Bằng cách đưa Phật giáo vào trong đời sống, Ambedkar sẽ được lịch sử nhớ đến như người đã đưa giáo lý của Đức Phật vào cuộc sống xã hội của quần chúng, làm cho Phật giáo từ một tôn giáo chết trở thành một tôn giáo sống, và là người đã đem Phật giáo trở về trên quê hương của nó, sau khi sống lưu vong tại hải ngoại gần một ngàn năm.

Do công trình phục hưng Phật giáo của ông, Ambedkar cũng thường được ví như vua Asoka Đại Đế (Vua A Dục). Nhà Phật học Ấn Độ Ahir có một sự so sánh thú vị giữa Ambedkar và vị vua cổ đại Ấn Độ rằng: Thứ nhất, họ đều là những người con ưu tú của Ấn Độ. Thứ hai, họ không phải sinh ra là những Phật tử, nhưng cải đạo sang Phật giáo. Thứ ba, nếu vua Asoka tìm thấy trong lời dạy của Đức Phật sự bình anan ủi cho nỗi khổ đau của mình do đã gây ra cuộc chiến Kalinga, Ambedkar tìm thấy trong Phật giáo giải pháp cho vấn đề của người cùng đinh. Thứ tư, cả Vua Asoka và Ambedkar đều quy y cùng ngày, ngày 14 tháng 10. Cuối cùng, nếu vua Asoka có công truyền bá Phật giáo ra nước ngoài, thì Ambedkar đã có công mang Phật giáo trở về quê hương Ấn Độ.

Trước khi dứt lời, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã đóng góp cho công trình này, nhất là đối với luận án tiến sĩ, được hoàn thành. Trước và trên hết là đối với ba má tôi, người đã qua đời khi tôi đang học ở Ấn Độ, tôi cảm thấy nợ họ rất nhiều. Kế đến là Giáo sư Lalit Joshi, người đã hướng dẫn tôi bảo vệ luận án thành công. Tôi cũng không quên cảm ơn gia đình, huynh đệPhật tử đã ủng hộ vật chấttinh thần trong suốt thời gian du học. Kính chúc tất cả đều được vô lượng an lạc, vô lượng kiết tường trong suối nguồn từ bitrí huệ của chư Phật



[1] https://thuvienhoasen.org/p57a18340/phat-giao-an-do-thoi-phuc-hung (Truy cập 22/4/2017).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.