Thư Viện Hoa Sen

Lời Nói Đầu

30/05/201112:00 SA(Xem: 8485)
Lời Nói Đầu

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Phật Lịch 2546 – 2002
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP II
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội 

LỜI NÓI ĐẦU

Thế kỷ XX vừa mới trôi qua, cũng là thời điểm hoàn tất quyển “Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX tập II”. Tuy nhiên ban biên tập vẫn chưa thể kết thúc công việc ở giai đoạn này, còn lại rất nhiều danh Tăngchúng tôi chưa sưu tầm được, hoặc có tư liệu nhưng chưa đầy đủ.

Ở quyển Tiểu sử Danh Tăng tập II này, chúng tôi vẫn trung thành với phương pháp khảo cứu và bố cục như tập đầu ra mắt cách đây bốn năm. Qua ý kiến đóng góp của chư tôn đức, các nhà nghiên cứuđộc giả khắp nơi, trong quyển II này chúng tôi có thêm phần mục lục về sinh quán và trú quán của chư danh Tăng, để tiện việc tra cứu theo từng địa phương và để nơi sản sinh ra những danh Tăng làm tư liệu truyền thống.

Như đã nói trên, chúng tôi vẫn theo hệ thống bố cục công trình của quyển I, cho nên tập II giới thiệu các vị danh Tăng vẫn giữ 4 phần biên tập đã có. Ngoài ra chúng tôi đưa thêm chuyên mục thứ 5: “Danh Tăng Giai Thoại” để ghi lại những truyền thuyết, hành trạng thánh hóa của chư Tổ sư được lưu truyền trong các chùa và dân gian, mà theo phương pháp khoa học lịch sử, chúng tôi không thể đưa vào phần chính sử.

Quyển Tiểu sử Danh Tăng tập II ghi lại thân thế và công đức thêm 100 vị danh Tăng tiêu biểu từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 2000, năm bản lề trước thế kỷ XXI. Đặc điểm của quyển này là việc biên khảo khá đầy đủ về chư vị Thánh tử đạo ở giai đoạn pháp nạn đấu tranh của Phật giáo trong thập niên 60 – 70, và thêm một số vị danh Tăng có công hoằng dương đạo pháp ở hải ngoại. Ngoài ra phần phụ lục vẫn là các vị cưtiêu biểu có công góp phần hiển dương đạo pháp, để lại dấu ấn lịch sử của thế kỷ.

Hy vọng rằng quyển “Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam tập II” này sẽ ít nhiều giúp quí độc giả hình dung được toàn cảnh mạch sống của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX qua những tấm gương tiêu biểu để chúng ta vững vàng tiếp bước đưa Phật giáo Việt Nam đi vào thế kỷ XXI.

Rất mong chư tôn túc giáo phẩm, các nhà nghiên cứuđộc giả xa gần bổ khuyết, chỉ giáo cho những điều chúng tôi chưa biết hoặc còn sai sót trong quá trình biên khảo để chúng tôi tiếp thu điều chỉnh cho lần xuất bản tiếp theo. Đó là sự khích lệ quí báu cho Ban biên tập tiếp tục công trình như đã dự thảo.
Đầu Xuân Tân Tỵ năm 2001

Chủ biên
THÍCH ĐỒNG BỔN
 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: