Tùy Bút: Tìm Được Một Bức Thư Xưa Quý Giá

12/11/20191:00 SA(Xem: 6297)
Tùy Bút: Tìm Được Một Bức Thư Xưa Quý Giá
               TÌM ĐƯỢC MỘT BỨC THƯ XƯA QUÝ GIÁ


           Mưa dầm dề suốt đêm đến sáng...
          Giờ vẫn đang lắt rắt rỉ rã một điệu buồn như đang dọn đường cho cây bão Nakri đang còn lừ đừ tiến vô đất liền...
          Bó chân mà rảnh tay, ngồi lục soạn cả hộc tủ thư từ hình ảnh xưa cũ mà Mẹ giao cho lưu giữ.
          Tìm ra rồi!

blank

           Đây là phong thư được đánh máy, gửi từ Nguyệt San Viên Âm - cơ quan hoằng pháp của Hội Việt Nam Phật học, trụ sở Tổng Trị Sự tại 15B đường Nguyễn Hoàng, Huế - đến Thi sĩ Trinh Tiên, tức Nữ sĩ Tâm Tấn, mẫu thân của tôi.
           Bức thư đề ngày 28 tháng 3 năm 1952. Nội dung:
          "Kính Bà,
           Chúng tôi được biết Bà là một Phật tử thường phụng sự Đạo bằng thi tài của mình. Vậy xin Bà cho Tạp chí VIÊN ÂM được hân hạnh đăng những bài thơ của Bà.

Tạp chí Viên Âm kỳ sắp tới đây sẽ là đặc san kỷ niệm ngày Đản-sinh của Đức Thế Tôn. Chúng tôi ước ao được có một bài thơ của Bà trong số đặc san ấy với ý nghĩa của ngày kỷ niệm trên.
          Nhân tiện chúng tôi xin tặng Bà một số Viên Âm kỳ mới phát hành. Xin Bà hoan hỷ nhận cho.
          Kính chúc Bà thường an lạc.
         Nay kính,
        Chủ bút Tòa soạn Viên Âm
        Thích Trí Quang."

blank

         Ngoài bì thư còn có dòng chữ "c/o ông Bửu Đáo", là nhờ phụ thân tôi chuyển hộ.
         Từ 10 năm trước, tôi đã kính cẩn nhận lấy những kỷ vật vô giá mà Mẹ đã tin tưởng trao quyền gìn giữ, với rất nhiều thư từ xưa cũ lưu thủ bút của chư Tăng Ni thạc đức, trong đó có bức thư đánh máy này, tuy chỉ lưu được nội dung và chữ ký, nhưng vô cùng quý báu vì đây là kỷ vật của bậc danh tăng lịch sử nước nhà vừa cao đăng Phật quốc: Trưởng lão Hòa thượng thượng Trí hạ Quang!


blank
                Tâm Không – Vĩnh Hữu
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/11/2019(Xem: 8352)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.