Mưa dầm dề suốt đêm đến sáng... Giờ vẫn đang lắt rắt rỉ rã một điệu buồn như đang dọn đường cho cây bão Nakri đang còn lừ đừ tiến vô đất liền... Bó chân mà rảnh tay, ngồi lục soạn cả hộc tủ thư từ hình ảnh xưa cũ mà Mẹ giao cho lưu giữ. Tìm ra rồi!
Đây là phong thư được đánh máy, gửi từ Nguyệt San Viên Âm - cơ quanhoằng pháp của Hội Việt NamPhật học, trụ sở Tổng Trị Sự tại 15B đường Nguyễn Hoàng, Huế - đến Thi sĩ Trinh Tiên, tức Nữ sĩ Tâm Tấn, mẫu thân của tôi. Bức thư đề ngày 28 tháng 3 năm 1952. Nội dung: "Kính Bà, Chúng tôi được biết Bà là một Phật tử thường phụng sựĐạo bằng thi tài của mình. Vậy xin Bà cho Tạp chí VIÊN ÂM được hân hạnh đăng những bài thơ của Bà. Tạp chí Viên Âm kỳ sắp tới đây sẽ là đặc san kỷ niệm ngày Đản-sinh của Đức Thế Tôn. Chúng tôi ước ao được có một bài thơ của Bà trong số đặc san ấy với ý nghĩa của ngày kỷ niệm trên. Nhân tiện chúng tôi xin tặng Bà một số Viên Âm kỳ mới phát hành. Xin Bà hoan hỷ nhận cho. Kính chúc Bà thường an lạc. Nay kính, Chủ bút Tòa soạn Viên Âm Thích Trí Quang."
Ngoài bì thư còn có dòng chữ "c/o ông Bửu Đáo", là nhờ phụ thân tôi chuyển hộ. Từ 10 năm trước, tôi đã kính cẩn nhận lấy những kỷ vật vô giá mà Mẹ đã tin tưởngtrao quyềngìn giữ, với rất nhiều thư từ xưa cũ lưu thủ bút của chư Tăng Ni thạc đức, trong đó có bức thư đánh máy này, tuy chỉ lưu được nội dung và chữ ký, nhưng vô cùngquý báu vì đây là kỷ vật của bậc danh tănglịch sử nước nhà vừa cao đăng Phật quốc: Trưởng lãoHòa thượng thượng Trí hạ Quang!
Nguồn gốc của Chủ nghĩa Dân tộc Phật giáo bắt nguồn từ quá khứ, Myanmar đã trở thành thuộc địa nằm dưới sự kiểm soát, cai trị của thực dân đế quốc Anh vào năm 1824. Chính quyền thuộc địa đã rút lại sự hỗ trợ truyền thống của nhà nước đối với các cơ sở tự viện tôn giáo, thúc đẩy giáo dục thế tục, đàn áp các truyền thống Phật giáo và khuyến khích hoạt động truyền giáo của đạo Cơ Đốc.
Chuyện dài tranh chấp sở hữu chùa Bảo Quang, Santa Ana, kể từ sau khi hòa thượng viện chủ viên tịch, vừa được Tòa Thượng Thẩm California ở Orange County ra phán quyết kết thúc hôm Thứ Hai, 22 Tháng Ba.
Có lẽ chưa khi nào vấn đề sùng bái trở nên khủng khiếp như hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã lên tiếng: sùng bái đang dẫn dắt nhiều người xa rời văn minh, tiến bộ xã hội.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.