Nhân vật Phật Giáo Việt Nam Tập 1

08/12/20191:01 SA(Xem: 6282)
Nhân vật Phật Giáo Việt Nam Tập 1

NHÂN VẬT
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(Việt Nam PHẬT GIÁO NHÂN VẬT CHÍ)
1800-2017
Tập I

Thực hiện
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Chủ biên
TK THÍCH ĐỒNG BỔN

Ban biên soạn
THÍCH ĐỒNG BỔN, THÍCH NHƯ TỊNH,
THÍCH VÂN PHONG, VU GIA, NGUYỄN ĐẠI ĐỒNG

 Nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội 2018

  

LỜI NÓI ĐẦU

  

Nhân vật Phật GiáoNhận thấy nhu cầu tìm hiểu những nhân vật đã và đang đóng góp trí tuệ, công sức cho Phật giáo Việt Nam ngày nay, dù chỉ một thoáng để lại dấu ấn trên cuộc đời rồi đi vào quên lãng, ít ai còn nhắc tới. Chúng tôi, những người viết lại lịch sử Phật giáo cảm thấy áy náy khi chưa nêu được những danh tính nhân vật tiền nhân và đương đại, để những nhà nghiên cứu tìm biết về sự góp mặt của họ trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam, với hy vọng lớp bụi thời gian đừng xóa nhòa đi tất cả.

Từ suy nghĩ ấy, sau khi ra mắt các quyển Danh Tăng Việt Nam 1, 2, 3, chúng tôi mạnh dạn giới thiệu sơ nét những nhân vật đã có đóng góp đáng kể cho sự trường tồn Phật giáo Việt Nam qua hình thức thứ tự để dễ dàng tra cứu; dẫu biết rằng không bao giờ làm được trọn vẹn, nhưng phải bắt tay làm trước đã, rồi những bản in lần sau sẽ cập nhật những thiếu sótchúng tôi chưa có tư liệu hoặc chưa biết tới.

Rất mong nhận được mọi góp ý bổ sung cho những gì mà chúng tôi chưa làm được trong tập đầu tiên này. Lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua hàng ngàn năm trên đất nước này, nên những tìm tòi về quá khứ không đơn giản. Do đó, trong sách này, chúng tôi xin được phép giới hạn phạm vi là những nhân vật Phật giáo từ đầu thế kỷ XIX (1800) đến những nhân vật Phật giáo đương đại.

Với những tu sĩ Phật giáo tuổi đời còn trẻ, (Sa di, Đại đức) sự nghiệp còn dài, nên sẽ cập nhật cho lần tới khi tuổi đời tuổi đạo xứng tầm (trừ những vị đã nổi danh và Thánh tử đạo), đó là cách để tôn trọng những bậc thành tựu đi trước vậy.

 Với thế nhân, những người có tác phẩm sáng tác hoặc nghiên cứu, biên khảo về đạo Phật được công chúng quan tâm, dù xiển dương hay phê phán, chúng tôi vẫn nghĩ đó là tấm lòng của họ đối với giáo lý Phật đà, và để thấy đạo Phật đi vào cuộc sống muôn hình muôn vẻ, chứ không chỉ có ở những tự viện, những Phật tử thuần thành. Do đó, những nhân vật đạt được tiêu chí như thế, chúng tôi xin phép được chọn đưa vào cuốn sách này.

Chừng đó thôi mà đã cảm thấyquá sức mình rồi, rất mong sự tiếp nối cộng tác của chư vị thức giả quan tâm và có hiểu biết hơn những gì chúng tôi đã biết và đã viết, để bộ sách Nhân vật Phật giáo Việt Nam này mỗi lần in là mỗi lần được cập nhật bổ sung đầy đủ hơn.

Xin trân trọng sám hối những điều còn sai sót, mong chư tôn đức, các thức giả niệm tình bổ chính cho, để bản in lần tới được hoàn chỉnh hơn.

 

Mùa Thu năm 2017 - PL 2561
TM. Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo Việt Nam
Tỳ kheo Thích Đồng Bổn

pdf_download_2

Nhân Vật Phật Giáo Việt Nam từ 1800 đến 2017_Chủ biên Thích Đồng Bổn 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/11/2019(Xem: 8352)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.