Tháng 5: Sự Kiện Huế

21/03/20214:46 SA(Xem: 2641)
Tháng 5: Sự Kiện Huế

HOA K GII MT
H SƠ VIT NAM 1963
DỊCH VÀ GHI NHẬN:

TÂM DIỆU, TRÍ TÁNH & NGUYÊN GIÁC
NHÀ XUẤT BẢN ANANDA VIET FOUNDATION


THÁNG 5
S KIN HU

 

 

GHI NHẬN: Lãnh sự quán Hoa Kỳ nói, chính quân nhân VNCH tại Huế bắn chết và gây bị thương một số Phật tử Huế. Phía chính phủ Tổng Thống Ngô Đình Diệm nói rằng chính Việt Cộng đã thảm sát. Ủy ban Liên phái Phật Giáo thành lập, đòi bình đẳng tôn giáo, đòi hủy bỏ Đạo Dụ 10, đòi chính phủ bồi thường nạn nhân bị bắn chết ở Huế, tuyên bố sẽ đấu tranh bất bạo động. Chính phủ Diệm từ chối nhận trách nhiệm

 

 

 

Ngày 8/5/1963. Sự kiện Huế. Các quân nhân chính phủ nổ súng vào một cuộc biểu tình của người Phật Tử, giết chết 8 người và gây bị thương 14 người. Sự kiện này gây ra những cuộc biểu tình toàn quốc của Phật Tử và làm khủng hoảng lòng tin công chúng đối với chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chính phủ nói rằng sự kiện này là một hành vi khủng bố của Việt Cộng (VC).

.

Ngày 9/5/1963. 3:24 p.m. Điện văn Bộ Ngoại Giao Mỹ (BNG) gửi Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại VN, yêu cầu thúc giục chính phủ VN đừng đàn áp Phật Giáo, hãy bày tỏ sự chia buồn và chịu chi phí tang lễ cho các gia đình nạn nhân, làm các việc thích nghi để hồi phục trật tựhòa hợp giữa các tổ chức tôn giáo.

.

Ngày 10/5/1963. 2 a.m. Điện văn từ Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Huế gửi BNG Mỹ. Có tin nhà sư Thích Trí Quang kêu gọi các Phật Tử Huế tham dự lễ tang tập thể cho các nạn nhân chết hôm 8/5/1963. Được biết nhà sư này trưa ngày 8/5, trước khi xảy ra thảm sát, đã gửi điện văn tới TT Diệm để phản đối lệnh hạ cờ Phật Giáo, nguyên khởi lệnh này do Bộ Nội Vụ VN đưa ra năm ngoái theo Đạo Dụ số 10 (Decree Number 10, có thể dịch là Nghị định 10). Tang lễ tập thể ngày 10/5/1963 có thể sẽ ôn hòa. Tiểu đoàn lính Nùng đã tới Huế ngày 9/5/1963. Các chứng cớ cho thấy các quân nhân dưới quyền Phó Tỉnh Trưởng Đặng Sỹ nổ súng ngày 8/5/1963. Truyền thông chính phủ vẫn nói thảm sát là do VC trà trộn. Không khí căng thẳng.

.

Ngày 10/5/1963. 3 p.m. Điện văn Lãnh sự Mỹ ở Huế gửi về BNG Mỹ. Tang lễ tập thể ở chùa Từ Đàm, khoảng 5 hay 6 ngàn Phật Tử tham dự. Cảnh sát và chiến binh giữ trật tự. Tỉnh Trưởng Nguyễn Văn Đẳng tham dự. Nhiều biểu ngữ viết: Phật GiáoThiên Chúa Giáo bình đẳng, Hãy hủy bỏ Sắc lệnh số 10, Hãy ngừng bắt bớ, Cờ Phật Giáo không bao giờ hạ. Thích Trí Quang kêu gọi ôn hòa. Một lãnh tụ Phật Giáo nói đây là chính phủ tốt. Một lá thư Phật Giáo gửi chính phủ trung ương trao tay cho Tỉnh Trưởng Đẳng. Nhà sư Thích Mật Nguyện, lãnh đạo của một giáo hội PGVN, kêu gọi chính phủ bồi thường các nạn nhân ngày 8/5 và hãy trừng phạt những người nổ súng trong sự kiện đó. Tỉnh Trưởng Thừa Thiên Nguyễn Văn Đẳng cảm ơn các nhà sư đã mời ông dự buổi này, nói lời chia buồn, bảo đảm chính phủ sẽ bồi thường các nạn nhân; Đám đông hoan hô ông Đẳng. Có lẽ khủng hoảng sắp kết thúc.

.

Ngày 10/5/1963. Tuyên ngôn của Phật giáo. Một bản văn 5 điểm nguyện vọng -- có chữ ký của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, hội chủ của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Mật Nguyện, đại diện Giáo hội Tăng Già Trung Phần, Hòa thượng Thích Trí Quang, đại diện hội Phật giáo Thừa ThiênHòa Thượng Thích Thiện Siêu, đại diện Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên – gửi tới chính phủ. Nội dung xin: được tự do treo cờ Phật Giáo, quyền bình đẳng pháp lý với Thiên Chúa Giáo như ghi trong Đạo dụ số 10, ngừng bắt bớ, cho tăng ni Phật tử được tự do truyền đạohành đạo, bồi thường gia đình có người chết oan và hãy xét xử những hung thủ sự kiện ngày 8/5.

.

Ngày 15/5/1963. Phụ đính của Tuyên ngôn ngày 10/5/1963 phổ biến, ghi rằng: PG không chủ trương lật đổ chính phủ, PG không có kẻ thù, PG muốn bình đẳng tôn giáo, PG tranh đấu bất bạo động, PG không chấp nhận sự lợi dụng của bất cứ ai vào cuộc tranh đấu cho bình đẳng tôn giáo và công bình xã hội.

.

Ngày 18/5/1963. 4 p.m. Điện văn Tòa Đại sứ Mỹ gửi về BNG Mỹ. Ký tên Đại sứ Nolting. Tóm tắt bản tin ngày 17/5 của thông tấn bán chính thức Vietnam Presse về buổi các nhà sư PG họp với TT Diệm. Các nhà sư xin quyền bình đẳng với Thiên Chúa Giáo, vì Đạo Dụ 10 vẫn cho các tổ chức Thiên Chúa Giáo hưởng đặc quyền thời Pháp trong khi kiểm soát Phật Giáo và các tôn giáo khác. Các tổ chức PG cũng bị Sở Đăng Bộ Địa Ốc (Property Registration Office) xem là yếu tố nước ngoài, nên cần giấy phép Tổng Thống mới được mua tài sản địa ốc. TT Diệm hứa sẽ điều tra. Nolting cũng cho biết đã có một vài nhà sư tuyệt thực ở Huế từ ngày 12/5/1963. CAS (tình báo Hoa Kỳ tại VN) cho biết các lãnh tụ Cao Đài và PG Hòa Hảo đã tới Sài Gòn gặp các nhà sư để chung sức đòi bình đẳng tôn giáo. Có tin đồn PG sẽ biểu tình tại Sài Gòn vào ngày 19/5, nhưng Bộ Nội Vụ VN nói là các nhà sư nói hoãn tới 21/5.

.

Ngày 18/5/1963. Đại sứ Frederick Nolting gặp TT Diệm, đề nghị ông Diệm có những bước giải quyết bất mãn của Phật Tửlấy lại lòng tin người dân. Trong đó, đề nghị chính phủ hãy nhận lấy trách nhiệm về sự kiện Huế, bồi thường các nạn nhân, và tái xác nhận bình đẳng tôn giáo và không kỳ thị.

.

Ngày 23/5/1963. 2 p.m. Điện văn từ Tòa Đại sứ Mỹ, ký tên Nolting, gửi về BNG Mỹ. Ghi lại các cuộc nói chuyện gần đây với Cố vấn Ngô Đình Nhu, Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu. Suy nghĩ của Nhu phù hợp với quan điểm và chính sách Mỹ rằng VN phải tự chủ, tự cung cấp mọi lĩnh vực, vì không thể mong đợi ngoại viện lâu dài. Nolting nói với Nhu rằng coi chừng các bản báo cáo, có khi sai hẳn 180 độ. Nolting ghi rằng Thơ nói lời cảm ơn về sự giúp đỡ của người Mỹ, nhưng lo ngại về tình hình Phật Giáo, về chiến tranh ở Lào và về nhu cầu phát triển quan hệ khu vực. Nolting kể rằng Mẫu nghĩ rằng chính phủ VN cần tạo thêm hình ảnh tốt với quốc tế. Mẫu nói nông dân VN ưa thích TT Diệm, nhưng giới trí thức bạn của Mẫu thì đa số không hài lòng với Diệm. Nolting nói rằng Mẫu nên đưa thêm nhiều viên chức trẻ vào Tòa Đại sứ VN ở thủ đô Mỹ để giúp nói chuyện với các nhóm dân Mỹ; Mẫu đồng ý, nói sẽ thực hiện. Nolting cũng khuyên Mẫu đề nghị TT Diệm trong các chuyến đi thăm các tỉnh hãy mang theo các phóng viên quốc tế để họ tường thuật, gây dư luận; Mẫu nói, TT Diệm từng "thất vọng" khi làm như thế trong quá khứ. Nolting đề nghị Mẫu mời Quốc Vương Lào thăm VN, Mẫu nói TT Diệm muốn chuyện này để sang năm. Mẫu nói, phiền là Sihanouk từ Cam Bốt cứ xúc phạm TT Diệm.

.

Ngày 25/5/1963. Tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, 10 giáo phái, hội đoàn PG thành lập Ủy ban Liên Phái Bảo vệ Phật giáo để điều hành các vận động Phật giáo, Chủ tịch là Thượng tọa Thích Tâm Châu, lãnh đạo tối caoHòa Thượng Thích Tịnh Khiết.

.

Ngày 29/5/1963. 7:07 p.m. Điện văn BNG Mỹ gửi Tòa Đại sứ ở VN. Ký tên Ngoại Trưởng Rusk. Ghi rằng báo New York Times ấn bản 29/5/1963 viết rằng Phật Tử vẫn còn bất mãn về sự kiện ở Huế và về việc chính phủ VN không giải quyết chuyện bình đẳng tôn giáo, cho biết Phật Tử dự định tuyệt thực và sẽ có 4 tuần lễ tưởng niệm. Rusk đề nghị đại sứ Mỹ gợi ý TT Diệm nên đọc diễn văn trong đó nói rằng Hiến Pháp VN Điều Khoản 17 cho tự do tôn giáo, hiểu là Phật Tử có quyền bình đẳng với Thiên Chúa Giáo về tổ chức các cuộc tuần hành tôn giáo, treo cờ, vân vân, trong khi hứa lập ủy ban điều tra sự kiện ở Huế, trả tự do các Phật Tử còn bị giam ở Huế. Rusk.

.

Ngày 30/5/1963. Phật Tử biểu tình. Khoảng 350 nhà sư biểu tình trước tòa nhà Quốc Hội, loan báo tuyệt thực 48 giờ. Cảnh sát bao vây chùa Xá Lợi tại Sài Gòn và các chùa Từ Đàm, Báo QuốcLinh Quang tại Huế.

.

Ngày 31/5/1963. 7 p.m. Điện văn từ Tòa đại sứ Mỹ ở VN gửi về BNG Mỹ. Ký tên Trueheart (Đại biện Lâm thời, thay mặt Đại sứ). Không có biểu tình đêm hôm qua hay hôm nay. Các nhà sư tiếp tục tuyệt thực trong chùa, theo lịch trình sẽ tới 2 giờ chiều ngày mai. Với thói quen của chính phủ TT Diệm, có vẻ như họ sẽ không nhận trách nhiệm vụ nổ súng ở Huế. Tuy hiện nay cả chính phủ và các nhà sư đều tự chế, nhưng kéo dài thế này sẽ nguy hiểm. Đa số người dân và quân nhân là Phật Tử. Tôi xin hẹn gặp Thuần (Bộ Trưởng Bộ Tổng thống) để hỏi về tình hình. Tôi nghĩ là nói với Thuần dễ hơn với TT Diệm. Vì ông Diệm có vẻ dao động trong khi nói chuyện với Đại sứ và tôi ngày 18/5/1963, và tôi cảm thấy đây là đề tài ông Diệm có thành kiến là không muốn nghe lời khuyên của Mỹ. Thuần là Nho Giáo, dễ nói chuyện hơn, không phải PG hay Thiên Chúa Giáo. Trueheart.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/12/2021(Xem: 2345)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.