Cựu Đại Sứ Bùi Diễm và Cuộc Đảo Chánh Lật Đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm

01/11/20214:25 SA(Xem: 4404)
Cựu Đại Sứ Bùi Diễm và Cuộc Đảo Chánh Lật Đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm

CỰU ĐẠI SỨ BÙI DIỄM & CUỘC ĐẢO CHÁNH
LẬT ĐỔ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

 

blankCựu Đại sứ Bùi Diễm, một trong những chứng nhân cuối cùng của lịch sử hiện đại Việt Nam, vừa từ trần. Ông mất sáng Chủ Nhật 24 Tháng Mười năm 2021, tại tư gia ở thành phố Rockville, tiểu bang Maryland, Mỹ, thọ 99 tuổi.

Cụ Bùi Diễm là người xuất thân từ đảng Cách Mạng Đại Việt. Sau đó cụ bắt đầu tham gia chính trường của Việt Nam với nhiều vị thế, từ bộ trưởng phủ Thủ tướng cho đến Đại sứ. Trong suốt quá trình hoạt động chính trị, người ta biết nhiều nhất là các hoạt động của Cụ trong thời đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa mà quên rằng cụ là một trong số các nhà hoạt động tích cực đối lập chống chính quyền Ngô Đình Diệm, thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, từng là người liên lạc quan trọng giữa Tướng Lê Văn Kim trong ủy ban đảo chánh và các nhà lãnh đạo dân sự trước và sau cuộc đảo chánh lật đổ nhà Ngô năm 1963.

Dưới đây là bản dịch 2 công điện của Đại sứ Lodge từ Sài Gòn gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 29/10/1963 lúc 18:30 và 18:40 chiều bởi dịch giả Nguyên Giác.

Trong nội dung bản văn có nói rằng cụ tỏ ra lạc quan việc đảo chánh lật đổ nhà Ngô vì các bạn trong giới quân sự của Cụ đang tiến hành kế hoạch.  Bản dịch này là một trong số hàng trăm bản dịch khác được giải mật và in thành sách phát hành trên mạng Amazon vào dịp kỷ niệm ngày đảo chánh chế độ Ngô Đình 1 tháng 11 năm 1963. Sách dày 616 trang.

 

Bản dịch Việt:
Ngày 29/10/1963. 18:40 p.m. Viết từ Sài Gòn. Từ Đại sứ Lodge gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Tôi đã duyệt qua các sức mạnh lực lượng để xem về cơ hội thành công của cuộc đảo chánh. A. Tướng Đôn chưa đưa ra đầy đủ chi tiết về các đơn vị quân sự tham gia đảo chánh, cũng như thành phần hoạt động chính trị và tâm lý chiến. Có lẽ một phần là các tướng do dự, không muốn lộ ra nhiều chi tiết vào lúc này. B. Tình hình Tướng Đính tham dự đảo chánh là một biến số có độ dao động lớn. Các tướng ý thức về điều này và Đôn nói đã cho người bám sát 24 giờ/ngày để theo dõi Tướng Đính để sẽ làm tê liệt tướng này khi tướng này gây trở ngại. C. Về khả thể một cuộc đảo chánh khác của Đại Tá Phạm Ngọc Thảo thì các tướng có vẻ biết rất rõ, và chúng ta cũng không tin Thảo không có lực lượng để làm như thế. D. Biết là có một số nhà hoạt động đối lập tham dự, trong đó có Bùi Diễm, người đã nói là ông là người liên lạc giữa Tướng Kim và các lãnh đạo dân sự, có lẽ là Đặng Văn Sung và Phan Huy Quát....

Ngày 29/10/1963. 6:30 p.m. Viết từ Sài Gòn. Từ Đại sứ Lodge gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Vào ngày 14/10/1963, Bùi Diễm, một nhà đối lập thuộc Đảng Đại Việt, nói với (xóa vài chữ) rằng ông (Diễm) lạc quan vào lúc này bởi vì các bạn trong giới quân sự của ông đang tiến hành kế hoạch để đảo chánh chế độ TT Diệm. Vào ngày 28/10/1963, Bùi Diễm nói với (xóa vài chữ) rằng các tướng đang lên kế hoạch đảo chánh đã giữ rất bí mật về kế hoạch, và vì bất kỳ sơ hở nào lộ ra đều sẽ dẫn tới tai họa cho tất cả các gia đình liên hệ. Khi được (xóa vài chữ) hỏi rằng với ai mà người này nên hay không nên nói chuyện, Bùi Diễm nói Diễm biết rằng Conein có vị trí liên hệ chính yếu phía người Mỹ, và Diễm hỏi là có thể tin cậy Conein hay không? Trả lời, xác nhận tin cậy. Bùi Diễm nói rằng Diễm cần liên lạc với Conein trong tương lai như một mối nối thay thế giữa Conein và các tướng nếu các dây liên lạc đương hữu bị gián đoạn.

Bùi Diễm nói Diễm thường liên lạc với Tướng Kim và rằng Kim có suy nghĩ chính trị bén nhạy nhất trong các tướng. Diễm nói Kim và Tướng Dương Văn Minh suy nghĩ gần như nhau về vai trò dân sự trong một chính phủ hậu đảo chánh, rằng các tướng khác được đưa vào là vì vị trí quân sự, như các tướng Đôn và Chiểu, nhưng trong các cuộc nói chuyện giữa giới quân sự, họ tránh nói tên các dân sự cụ thể để không lộ ra nghi ngờ. Bùi Diễm nói, phía dân sự không có vấn đề nghiêm trọng, rắng giới lãnh đạo dân sự có thể giải quyết không khó khăn, khi thời điểm tới. Bùi Diễm cũng nói rằng Diễm đã có những liên lạc khẩn cấp với Bác sĩ Phan Huy Quát, người có việc tuần này xuống khu vực Cần Thơ và rằng Quát có thể trở về Sài Gòn khi được thông báo khẩn cấp, nếu cần. Diễm thêm rằng Quát sẽ có mặt cuối tuần này ở Sài Gòn, và rằng Diễm đang đóng vai trò liên lạc giữa các tướng và Quát...
____________________________
Bản gốc tiếng Anh hồ sơ giải mật:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d228
228. Telegram From the Ambassador in Vietnam (Lodge) to the Department of State1
Saigon, October 29, 1963—6:30 p.m.
1.
On 14 October, Bui Diem, Dai Viet oppositionist, told [less than 1 line not declassified] he optimistic at that time because military friends were continuing their plotting against regime. Said had feared apparent victory of Ngo family over United States might halt further coup planning but this not case because, even though many Vietnamese do not understand American policy, they also appreciate fact USG not satisfied current state affairs. Bui Diem noted continued reluctance Vietnamese talk freely Americans, since in past this has resulted in Diem regime knowing of such planning.
2.
On 28 October, Bui Diem told [less than 1 line not declassified] that Generals who planning coup being very secretive for security reasons, such security lacking in past, and any break in security now disastrous for families all concerned. In context of [less than 1 line not declassified] warning about whom he should or should not speak to, Bui Diem said he understood Conein had a key role vis-a-vis the Americans and could Conein be trusted? Affirmative reply given. Bui Diem said it might be necessary for him contact Conein in future as alternate link between Conein and Generals if existing links disrupted.
3.
Bui Diem said he had frequent contact with General Kim and that Kim most politically astute of Generals. He said Kim and Big Minh close on their thinking relative civilian role in or immediately after coup, that other Generals had been brought in on military side, namely Generals Don and Chieu, but that in military discussions the naming of specific civilians had been minimized in order not to compromise civilians. Bui Diem said civilian side not serious problem, that civilian leadership could be solved without much difficulty when time came. Noted his discussions with Kim and the several papers he had provided Kim were more concerned with structure and policies of a new govt than with personalities. [less than 1 line not declassified] remarked that structure, policies, and personalities of vital concern any group hoping for USG recognition, that any new govt would desire such recognition soonest, therefore these details should be made known in advance. Bui Diem also said he had emergency commo with Dr Phan Huy Quat, assigned this week to Can Tho area, and that Quat could be back in Saigon on short notice. He added that Quat would in any case be in Saigon by end of week, and that he was acting as liaison between Generals and Quat.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2015(Xem: 5702)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.