Bilingual: 198. From the Embassy: Article openly dared Buddhists to carry out further burnings immediately / Bài báo của Ngô Đình Nhu thách Phật tử công khai tự thiêu tức khắc

08/07/20233:12 SA(Xem: 1316)
Bilingual: 198. From the Embassy: Article openly dared Buddhists to carry out further burnings immediately / Bài báo của Ngô Đình Nhu thách Phật tử công khai tự thiêu tức khắc

 

blankBilingual:
198. FROM THE EMBASSY:
ARTICLE OPENLY DARED BUDDHISTS
TO CARRY OUT FURTHER BURNINGS IMMEDIATELY 
BÀI BÁO CỦA NGÔ ĐÌNH NHU THÁCH PHẬT TỬ CÔNG KHAI TỰ THIÊU TỨC KHẮC

 

 

us-embassy-saigon-vietnam_200-2198. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State

 

Saigon, July 2, 1963, 3 p.m.

10. CINCPAC for POLAD.

Deptel 4.

Saw Thuan this morning before receipt reftel. I opened by asking him if he could report any progress on actions we had discussed (Embtels 1243 and 1261). He said he could not. He had seen Diem once since his return from Hue but said he did not know what decisions might have been taken.

I then had Thuan read Times of Vietnam article (Embtel 6)4 which he said he had not seen. I told him that following were significant points in my reading of article (text of which I am now cabling in full):

1. It was clear challenge (defi) to US, in particular our efforts to keep Madame Nhu quiet.

2. It contained veiled criticism of Vice President and his efforts in Buddhist affair and “end of schizophrenia” in headline could well refer to split views in GVN (Tho-Thuan vs Nhus).

3. There was obvious intent to denigrate Buddhists, especially in charges that Quang Duc drugged.

4. Article openly dared Buddhists to carry out further burnings immediately or by inaction admit that their claims have been satisfied.

Thuan accepted this interpretation of article. I then asked him if article reflected decisions taken at Hue. He said he did not know, but in response to further question said he was not in position to deny that article reflected government policy.

I told Thuan at end of conversation that I was beginning to feel helpless in this affair.5 Did the President not realize that another bonze burning would virtually force US Government to dissociate itself from GVN handling of Buddhist problem. He said Diem did not unless “you told him so yourself”. I asked for his suggestions as to what to do now, but he had none. I left with distinct impression that Thuan has again been cut out of the play, as he was prior to bonze burning incident.

This means that demarche prescribed reftel not likely be effective if made through Thuan. I frankly do not believe that it will have any positive effect on Diem either. I have already spoken in stronger terms to him (see particularly Embtel 1231).6 If I go in now and speak on instructions along lines Deptel 4, I believe there is very real risk that he will conclude that we are backing down. Note also that he was given, pursuant Deptel 1207,7 flat threat of dissociation if he did not promptly settle with Buddhists on five demands. Now he would be told that we may have to make public statement if in effect GVN does not make forthright effort to satisfy Buddhists that agreement will be carried out in good faith.

I am confident that Diem has already calculated that we may make public statement, and on basis present evidence he may well have discounted possibility.

I realize this is optional part of demarche but, without this threat, rest of demarche would, I believe, be sterile; it would irritate him to no purpose.

I appreciate fully problems involved in making definite threat to dissociate ourselves if there is further bloodshed or suicides-particularly when these may occur no matter what Diem does. I would in fact not recommend such a threat unless it has been definitely decided that we will be forced by domestic and international opinion to carry it out [Page 443]in any case. However, I repeat that, without such a threat, demarche to Diem along lines reftel and in context past approaches is much more likely to make him relax than to move. I would therefore appreciate reconsideration of instructions.

Trueheart

 

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d198

 

.... o ....

 

198. CÔNG ĐIỆN TỪ ĐẠI SỨ QUÁN HOA KỲ TẠI VN
GỬI BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ

 

Sài Gòn, ngày 2 tháng 7 năm 1963, lúc 3 giờ chiều.

 

10. CINCPAC cho POLAD. (CINCPAC: Tư lệnh Thái Bình Dương; POLAD: Cố vấn chính trị)

DepTel 4. (Tham khảo công điện 4 từ Bộ Ngoại giao, số thứ tự hô sơ 196)

Tôi [Trueheart] gặp Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần sáng nay trước khi nhận reftel (công điện đã than khảo). Tôi mở đầu bằng cách hỏi liệu Thuần có thể báo cáo bất kỳ tiến triển nào về các hành động mà chúng tôi đã thảo luận không (Xem lại các công điện Embtels 1243 và 1261, số thứ tự hồ sơ 189 và 193). Thuần nói rằng Thuần không thể [báo cáo về bước tiến hòa giải nào]. Thuần đã gặp ổng Thống Diệm một lần kể từ khi Diệm từ Huế trở về Sài Gòn, nhưng nói rằng Thuần không biết những quyết định nào có thể đã được (Hội đồng gia tộc Ngô Đình) đưa ra.

Sau đó tôi cho Thuần đọc bài báo của Times of Vietnam (Embtel 6, xem lại công điện số thứ tự 196) mà Thuần nói là chưa xem bài báo đó. Tôi nói với Thuần rằng sau đây là những điểm quan trọng trong bài báo mà tôi đọc thấy (văn bản mà tôi đang trình bày đầy đủ [với Bộ Ngoại giao]):

1. Đó rõ ràng là một thách thức (chống lại) đối với Hoa Kỳ, đặc biệt là những nỗ lực của chúng ta [Bộ Ngoại Giao Mỹ] muốn bà Nhu giữ im lặng.

2. Bài báo chứa đựng những lời chỉ trích ngầm đối với Phó Tổng thống [Nguyễn Ngọc Thơ] và những nỗ lực của ông [Thơ] trong vấn đề [thỏa thuận với] Phật giáo và nhóm chữ “end of schizophrenia” (“chấm dứt bệnh tâm thần phân liệt”) trong nhan đề bài báo rất có thể ám chỉ đến những quan điểm chia rẽ trong Chính phủ Việt Nam (Thơ và Thuần hối thúc thi hành thỏa thuận đã ký với Phật giáo, trong khi ông bà Nhu đòi không nhượng bộ).

3. Bài báo (Times of Vietnam của ông bà Nhu) rõ ràng có ý bôi nhọ Phật tử, nhất là trong vụ vu cáo nhà sư Thích Quảng Đức bị đánh thuốc mê.

4. Bài báo công khai thách thức Phật tử hãy tự thiêu công khai ngay tức khắc, hay là lặng lẽ như là cách thừa nhận rằng yêu sách của PG đã được thỏa mãn.

Thuần đồng ý với tôi về cách tôi diễn giải bài báo đó. Sau đó tôi hỏi Thuần liệu bài báo có phản ánh các quyết định từ hội nghị gia tộc Ngô Đình tại Huế hay không. Thuần nói rằng Thuần không biết, nhưng khi tôi hỏi thêm, Thuần trả lời rằng Thuần không có tư cáchvị trí phủ nhận rằng bài báo đó phản ánh chính sách của chính phủ Diệm.

Tôi đã nói với Thuần vào cuối cuộc trò chuyện rằng tôi bắt đầu cảm thấy bất lực trong vấn đề này. Tổng thống Diệm không nhận ra rằng một vụ nhà sư tự thiêu mới sẽ hẳn là buộc Chính phủ Hoa Kỳ phải tách mình ra khỏi việc xử lý vấn đề Phật giáo của Chính phủ Việt Nam? Thuần nói ông Diệm không nhận thức được như thế, trừ khi “chính ông [Trueheart] phải nói với ông Diệm như vậy”. Tôi đã hỏi ý kiến ​​của Thuầny về những việc tôi cần làm bây giờ, nhưng Thuần không có. Tôi lại có ấn tượng rõ ràng rằng Thuần một lần nữa đã bị cắt ra khỏi vở kịch, giống như Thuần đã bị cắt ra khỏi vở kịch trước khi nhà sư Thích Quảng Đức tựt hiêu.

Điều này có nghĩa là việc làm như trong công điện tham khảo đã nói sẽ không có hiệu lực nếu được thực hiện thông qua Thuần. Thành thật mà nói, tôi cũng không tin rằng nó sẽ có bất kỳ tác động tích cực nào đối với ông Diệm. Tôi đã nói chuyện với Diệm bằng những lời lẽ mạnh mẽ hơn (đặc biệt xem công điện Embtel 1231, số thứ tự hồ sơ 185). Nếu bây giờ tôi đi vào dinh và nói với Diệm về những hướng dẫn theo các công điện Deptel 4, tôi tin rằng có nguy cơ rất thực tế là Diệm sẽ kết luận rằng chúng ta đang lùi bước. Cũng cần lưu ý rằng Diệm đã nhận được lời chúng ta đưa ra, theo công điện Deptel 1207 (số thứ tự hồ sơ 167), lời đe dọa thẳng thừng rằng chính phủ Mỹ sẽ tuyên bố tách lìa khỏi chính phủ Diệm nếu Diệm không nhanh chóng giải quyết với các Phật tử theo năm yêu cầu thỏa thuận. Bây giờ Diệm sẽ được cho biết rằng chúng ta có thể phải đưa ra tuyên bố công khai nếu trên thực tế, Chính phủ Việt Nam không nỗ lực thẳng thắn để làm hài lòng các Phật tử rằng thỏa thuận sẽ được thực hiện với thiện chí.

Tôi tin rằng ông Diệm đã tính toán trước rằng chúng ta có thể đưa ra tuyên bố công khai tách lìa Diệm, và trên cơ sở bằng chứng hiện tại, Diệm có thể làm nhẹ khả năng đó.

Tôi nhận ra rằng đây là một phần tùy chọn của kế hoạch hành động, nhưng nếu không có mối đe dọa này, tôi tin rằng phần còn lại sẽ trở nên vô ích; nó sẽ làm Diệm nổi giận một cách vô ích.

Tôi hoàn toàn đánh giá cao những vấn đề liên quan đến việc đưa ra lời đe dọa rõ ràng để tuyên bố tách ly chính phủ Mỹ ra khỏi chính phủ Diệm nếu có thêm [biểu tình] đổ máu hoặc tự thiêu - đặc biệt khi những điều này có thể xảy ra bất kể ông Diệm có làm gì đi chăng nữa. Trên thực tế, tôi sẽ không đề xuất một lời đe dọa [ông Diệm] như vậy trừ khi đã được quyết định chắc chắn rằng chúng ta sẽ bị dư luận trong nước và quốc tế buộc phải thực hiện nó trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại rằng, nếu không có sự đe dọa như vậy, việc chúng ta muốn Diệm thực hiện thỏa thuận đã ký với Phật tử trong quá khứ cho thấy chỉ làm Diệm thư giãn hơn là xúc tiến hành động. Do đó, tôi đánh giá cao việc xem xét lại các lời hướng dẫn [từ Bộ].

Trueheart (Quyền Đại sứ Hoa Kỳ ạti VN)

 

.... o ....

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/04/2020(Xem: 7727)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.