Thư Viện Hoa Sen

24- Vài Vụ Thủ Tiêu Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm, Virtualarchivis

24/12/201212:00 SA(Xem: 10056)
24- Vài Vụ Thủ Tiêu Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm, Virtualarchivis

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP MỘT (1/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT ● TẬP HAI ● TẬP BA

Chương Hai VÌ ĐÂU NÊN NỖI 
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay…

24
VÀI VỤ THỦ TIÊU NỔI TIẾNG
DƯỚI CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM
Posted: Tháng Năm 18, 2010 by Virtual Archivist in Chứng từ, Nghiên cứu, Sử liệu, Tài liệu

image011_0

Nguyễn Bảo Toàn (ở giữa mang kiếng)

Như đã nói, những người mang tâm trạng hoài Ngô rất thích nhắc đến số tiền ba triệu đồng Việt Nam mà Mỹ đã giao cho các tướng đảo chánh Ngô Đình Diệm năm 1963. Mới đây trong mục phản hồi trên diển đàn Talawas, ông Nguyen Mai Linh lại moi ra việc này khi ông ta bàn về ba mươi đồng bạc mà Judas đã nhận:

 “Giá trị của ba mươi đồng bạc, vào thời đó, chắc cũng có thể tương đương với ba triệu đồng Việt Nam thời 1963, sử dụng để các tướng lãnh chia nhau, về khoản thù lao sau đảo chánh từ tay Lucien Conein, để bán đứng và giết chết vị tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm.”

 Điều mà Nguyen Mai Linh hình như không muốn nói đến là việc chính người Mỹ đã từng phải bỏ ra hàng triệu dollars để “hộ giá” cho Ngô Đình Diệm trong giai đoạn 1954-1955. Xem Nguyễn Kỳ Phong:

 “Theo ước lượng, SMM [Saigon Military Mission, nhóm tình báo của tướng Edward Lansdale] bỏ ra 12 triệu dollars mua chuộc đối lập, trong đó có 3 triệu 6 cho tướng Nguyễn Thành Phương và 3 triệu cho Trần Văn Soái…Năm 1979, Lansdale gửi thư cho Viện Quân Sử Hoa Kỳ chối về chuyện mua chuộc quân đội đối lập. Tuy nhiên nhiều sử liệu sau này cho thấy Lansdale không nói thật hết những gì đã xảy ra.”

Những người như Nguyen Mai Linh cũng thường nói đi nói lại về cái chết của ông Diệm. Nhưng điều mà họ không hoặc rất ít khi muốn nhắc đến là việc những chính khách đối lập như Tạ Chí Diệp, Nguyễn Bảo ToànVũ Tam Anh đã bị thủ tiêu trong gian đoạn cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm.Các vụ thủ tiêu này cho thấy rằng đến năm 1963 thì môi trường chính trị tại Miền Nam Việt Nam đã bị lưu manh hóa một cách trầm trọng. Do đó, việc chính ông Diệm lại cũng bị cựu thủ hạ của mình sát hại thật ra không phải là một chuyện quá bất ngờ.

Trên kệ sách của Virtual Archivist hiện giờ có hai tác phẩm bàn về những vụ thủ tiêu thường bị người có cảm tình với chế độ Ngô Đình Diệm bỏ quên. Xem:

A/ Nguyễn Khắc Ngữ, Đai Cương Về Các Đảng Phái Chính Trị Việt Nam, Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam, 1989, trang 67.:

[“Sau phe đảo chánh bị Ngô Đình Diệm lừa, một mặt điều đình để kéo dài thời gian, một mặt gọi quân Trần Thiện Khiêm từ miền Tây về giải cứu. Đảo chính thất bại, Nguyễn Chánh Thi chạy sang Nam Vang, Phan Khắc Sửu, Phan Quang Đán bị bắt tư tòa. Nguyễn Tường Tam cũng bị truy tố nên ông tự tử để phản đối, Phan Khắc Sửu, Phan Quang Đán bị đày ra Côn Đảo.

Sau đảo chánh trên, Ngô Đình Diệm lại đàn áp các đảng phái mạnh hơn trước.

Ngày 27-2-1962, ông Nguyễn Văn Lực (Lực lượng Cách mạng Thống Nhất) âm mưu với con là Nguyễn Văn Cử và bạn của Cử là Trung úy Phạm Phú Quốc dùng phi cơ oanh tạc dinh Độc Lập định giết Ngô Đình Diệm rồi đảo chánh nhưng cuộc oanh tạc đã không mang lại kết quả mong muốn.

Cùng năm đó, Mặt trận Quốc gia Liên hiệp của Vũ Tam Anh, Nguyễn Ngọc Nhân, và Phong trào Thống nhất Dân tộc cũng âm mưu khởi nghĩa. Họ chưa kịp làm gì thì Vũ Tam Anh và các đồng chí bị vây bắt ở trụ sở ở đường Cao Thắng. Sau đó, Vũ Tam Anh đã bị Ngô Đình Nhu ra lệnh thủ tiêu.” ]

 

image0091image0111

B/ Vĩnh Phúc, [một người có khuynh hướng bào chữa cho chế độ Diệm] Những Huyền Thoại Và Sự Thật Về Chế Độ Ngô Đình Diệm, Nhà Xuất Bản Tam Vĩnh, London, 2006, trang 256257258 và 259. Tiểu mục “Trường Hợp Các Ông Tạ Chí Diệp, Nguyễn Bảo Toàn, Hồ Hán Sơn, Vũ Tam Anh

image0131image0151

image0171image0191

image0211

Virtual Archivist phóng ảnh và đưa các trang sách đó lên mạng để giúp những kẻ mang tâm trạng hoài Ngô nói trên nhớ đến việc này khi họ khơi lại đống tro tàn của thời ông Diệm. [http://virtualarchivist.wordpress.com/2010/05/18/nh%e1%bb%afng-v%e1%bb%a5-th%e1%bb%a7-tieu-d%c6%b0%e1%bb%9bi-ch%e1%ba%bf-d%e1%bb%99-ngo-dinh-di%e1%bb%87m/ ]

 

Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 47681)
31/05/2012(Xem: 11211)
16/10/2014(Xem: 26782)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: