Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)

16/05/20169:28 SA(Xem: 5145)
Suy Ngẫm Về Ngày Phật Đản Vesak (song ngữ)
blank

SUY NGẪM VỀ NGÀY PHẬT ĐẢN VESAK 
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: www.lakehouse.lk - Bài Đăng Ngày 19/5/2008
(Vesak Reflections - Source-Nguồn: www.lakehouse.lk - Posted: 2008/05/19)

 

buddha birthHạnh phúc thay, Đức Phật ra đời. Hạnh phúc thay, bài giảng Phật Pháp đúng đắn. Hạnh phúc thay, Tăng Đoàn hòa hợp.

Những lời nói trên đây, được trích dẫn từ buổi trình bày, và nói chuyện về Kinh Pháp Cú. Ngày Ra Đời Của Đức Phật (Ngày Phật Đản) là một cơ hội hiếm có, là một ngày vui vẻ bởi vì Đức Phật đã đem ánh sáng đến cho thế gian đang chìm trong màn tối đen. Ngày hôm nay, các Phật Tử ở khắp mọi nơi trên thế giới, cùng hân hoan đón mừng ba sự kiện là Ngày Phật Đản, Ngày Đức Phật Thành Đạo và Ngày Đức Phật Niết Bàn (nghĩa là ngày Lễ Kỷ Niệm Ba Sự Kiện Quan Trọng Nhất Của Phật Giáo, hoặc là Lễ Tam Hợp, cũng còn gọi là Vesak, hoặc là Wesak) của Vị Thầy Vĩ Đại, người đã chỉ cho chúng ta con đường giải thoát, cách đây hơn 2500 năm về trước.

Phật Pháp, tức là các lời nói của Đức Phật, vẫn còn đúng cho đến ngày hôm nay. Trên thực tế, Đạo Phật thì thích hợp hơn bao giờ hết, trong một thế giới mà chúng ta nhìn thấy có nhiều xung đột ở khắp mọi nơi. Đức Phật giảng dạy rằng Hận Thù không thể xóa bỏ bằng Hận Thù, mà chỉ có Tình Thương Yêu là xóa bỏ được Hận Thù mà thôi. Đây là câu trả lời không phải chỉ được áp dụng cho sự xung đột giữa các quốc gia, giữa các cá nhân, mà còn được áp dụng cho những cơn giận dữ đang tàn phá trong tâm hồn của chúng ta.

Có một quan niệm sai lầm cho rằng Phật Giáo là một nền triết lý cao xa, mà hiếm khi nào chúng ta có thể áp dụng được trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Không có gì rõ ràng hơn, là chúng ta hãy chứng minh điều nầy bằng sự thật. Đức Phật đã giảng dạy nhiều bài Kinh Phật riêng cho các Phật Tử, chỉ bày cho họ biết là họ phải làm gì để có một đời sống đạo đức.

Và, những bài Kinh Phật nầy hết sứcthực tế. Thí dụ như là Năm Giới (Pancha Seela), mà ai cũng có thể tuân theo. Năm Giới gồm có không sát sanh, không trộm cướp, không nói dối, không uống rượu, và không làm những hành vi sai trái (không tà dâm). Năm Giới nầy thì đơn giản, và có tính phổ quát, cho nên Năm Giới đã giúp cho Đạo Phật có một vị trí riêng biệt và nổi bật

"Nếu người nào đang làm điều ác, thì hãy ngừng tay lại. Người nầy không nên vui thích làm điều ác. Bởi vì, hậu quả của các việc làm ác là họ sẽ bị đau khổ." Bản chất của Lời Phật Dạy chính là phương cách chấm dứt sự đau khổ, mà đã trói buộc chúng ta trong cái vòng quay không ngừng nghỉ của Luân Hồi. Niết Bàntrạng thái mà không còn đau khổ, và không còn sanh-tử, là kết quả mà mọi người Phật Tử đều mong muốn để thành tựu, giống như lời khuyên nhủ của Đức Phật.

"Hiểu biết rằng không ai tránh được cái chết, vì thế một người đàn ông khôn-ngoan phải biết sống đạo đức, họ phải chăm lo tu tập để không lãng-phí thời gian, và cũng để họ hiểu rõ con đường dẫn tới quả Niết Bàn."

Chúng tacon người, cho nên để chúng ta từ bỏ mọi sợi dây trói buộc chúng ta với tài sản thế gian, là một điều khó khăn. Bởi vì, chẳng có gì sai lầm khi nói rằng, tiền bạc hiện nay chính là người chỉ huy thế giới thương mại toàn cầu. Chúng ta đã quên mất đi các giá trị đạo đức, và chúng ta trở nên cách xa tôn giáo, khi mà chúng ta không ngừng đuổi theo tiền bạc và sự giàu có. Và có nhiều người đã không may mắn khi chọn các phương tiện không đạo đức, không hợp pháp để kiếm tiền, thay vì chọn phương cách sống thật thà, và có đạo đức. Xã hội ngày nay đang phải đương đầu với tình trạng khó khăn quan trọng nầy. 

Trong bối cảnh nói trên, sự điều độ là hành động tốt đẹp nhất. Cuộc sống có lúc thăng trầm, có lúc lên xuống, có lúc thành công và có khi thất bại. Đức Phật chọn Con Đường Trung Đạo, và ngài giảng dạy chúng ta hãy chấp nhận mọi điều xảy ra trong cuộc sống, và chúng ta hãy gieo trồng phước đức. "Những người đáng kính-trọng từ bỏ sự dính mắc vào mọi vật; những người cao-quý không còn nói đến sự tham muốn. Họ không phấn-khởi khi họ có hạnh phúc, và họ cũng không chán-nản khi họ bị đau khổ."

Cách duy nhất để đạt được mục tiêu nầy là chúng ta hãy quay về nương tựa trong Phật Pháp (quy y Pháp). "Những người hiểu biết về Phật Pháp, mà đã được giải-thích thật rõ ràng và thật dễ hiểu bởi Đức Phật, họ áp dụng Phật Pháp trong đời sống của họ, thì họ sẽ vượt qua được biển Luân Hồi (dù cho biển nầy vô cùng khó khăn để vượt qua), và họ đạt quả Niết Bàn."

Chúng ta hãy lắng nghe Phật Pháp thường xuyên, và chúng ta hãy đem các lời khuyên dạy của Đức Phật vào trong trái tim của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ biết lắng nghe mà thôi, thì điều nầy chưa đủ, chúng ta cần mong muốn, và nỗ lực thực hiện, để biến các Lời Phật Dạy thành hành động. Chúng ta nên trau-giồi các ý nghĩ, lời nói, và hành động thiện lành mỗi ngày. "Chúng ta hãy tránh làm điều ác, chúng ta hãy làm điều thiện lành, và chúng ta hãy giữ tâm trong sạch - đây là ba lời giảng dạy của Đức Phật." 

Vì thế, điều rất quan trọng cho mọi Phật Tửchúng ta cần phải có mối quan hệ chặt chẽ với Tăng Đoàn, ở ngôi chùa nơi chúng ta đang sống. Chúng ta đi chùa vào các Ngày Rằm (Âm Lịch) sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả, nếu chúng ta không áp dụng Lời Phật Dạy.

Phật Pháp cần phải được ghi khắc sâu vào tim của thế hệ trẻ, để chúng ta có thể nhìn thấy, và đoán trước được một xã hội đạo đức trong tương lai. Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi phương cách nào tốt nhất, và an toàn nhất để chặn đứng làn sóng tội ác.

Lễ Phật Đản Vesak, mỗi năm chỉ đến có một lần. Đây là thời điểm lý tưởng để các Phật Tử chân-chính để-ý đến Lời Phật Dạy, và thay đổi đời sống của chính họ cho tốt đẹp hơn, cũng như họ mang lợi ích đến cho những người khác. Đấy là những gì mà Đức Phật mong muốn các Phật Tử thực hành, nghe theo lời ngài dạy 2500 năm trước đây. Chúng ta hãy bật lên ngọn đèn tâm, để soi sáng vào các nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn của chúng ta, để chúng ta có thể vượt qua được các dính mắc của thế gian, và chúng ta chinh phục được đau khổ.

"Những người trau-giồi tâm bằng các yếu tố giác ngộ, họ không còn dính-mắc vào sự tham muốn, và họ lo tu-tập hướng về Niết Bàn, thì họ sẽ được giải thoát ngay trong kiếp nầy." (Kinh Pháp Cú)

Source-Nguồn: http://www.lakehouse.lk/mihintalava/sasana15.htm

 

Vesak Reflections - Source-Nguồn: www.lakehouse.lk - Posted: 2008/05/19

Happy is the arising of the Buddhas. Happy is the teaching of the Dhamma. Happy is the Unity of the Sangha.

As these words from the Dhammapada show, the Birth of a Buddha is a rare and joyous occasion, for He brings light to a world in darkness. Today, Buddhists the world over celebrate the Birth, Enlightenment and the Parinibbana of this Great Teacher who showed us the path to salvation more than 2,500 years ago.

His words, the Dhamma, still hold true today. The Dhamma, in fact, is more relevant than ever in a world that is seeing strife everywhere. The Buddha espoused that Hatred does not cease by Hatred, but by Love alone. Herein lies the answer to not only to conflicts among nations and individuals, but also to the rages that consume us from within.

There is a wrong notion that Buddhism is a very advanced philosophy that can rarely be applied to our day-to-day lives. Nothing could be further from the truth. The Buddha preached several Suttas solely for lay people, describing how they should conduct themselves to lead a pious life.

And none of these is impractical. The Pancha Seela, for example, can be observed by anyone. One does not have to kill, steal, lie, consumer alcohol and engage in wrongful behaviour. It is this simplicity, this universality that sets Buddhism apart.

"Should a person commit evil, he should not repeat it. He should not delight in doing evil. Suffering is the result of accumulation of evil." The very essence of Buddha's teaching is ending this suffering that binds us on a very long Samsaric journey. Nirvana, the state in which there is no suffering and no re-birth is the ideal which every Buddhist should aspire to achieve, as the Buddha advised.

"Knowing it to be so, a wise man should be virtuous and lose no time in clearing the path that leads to Nibbana."

Being mortals, it is difficult for us to renounce all ties to material things. It would not be incorrect to say that money rules in today's globalised, commercialised world. We have lost sight of moral values and distanced ourselves from religious thoughts as we relentlessly pursue money and wealth. And many have unfortunately chosen immoral and illegal means to make money, instead of honest, ethical ways. That is a major predicament facing today's society.

In this context, moderation is the best course of action. Life has its ups and downs, victories and defeats. The Middle Path, as espoused by the Buddha teaches us to take life as it comes and gather merit. "Good people give up attachment for everything; Saintly men do not speak of things longingly. In happiness they are not elated, nor are they depressed in suffering."

The only way to achieve this goal is seeking refuge in the Dhamma. "Those who understand the Dhamma well-expounded by the Buddha and live according to it, will cross the sea of Samsara so difficult to cross and reach Nibbana."

We should listen to the Dhamma more often and take Buddha's advice to heart. Mere listening will not suffice if an honest effort is not made to put those words into action. We should cultivate pure thoughts, words and deeds at all times. "To refrain from doing evil, to indulge in doing good, to cleanse one's mind - this is the teaching of all Buddhas."

It is thus very important for all Buddhists to have a close relationship with the Maha Sangha at their neighbourhood temple. Going to the temple on Poya Day will be meaningless if worshippers do not follow the Buddha's words.

The Buddha Dhamma must be inculcated in the younger generation without fail so that a more virtuous society can be expected in the future. This could be an eventual answer to the crime wave too.

Vesak comes only once a year. It is an ideal time for true Buddhists to heed the words of the Buddha and turn their lives around for their own good and the good of others. That was what the Buddha expected his followers to do, all those years ago. Only by turning the lamp inwards, into the innermost recesses of our mind, can we rise above worldly attachments to conquer suffering.

"Those whose minds are cultivated in the factors of Enlightenment, who cling at nothing with longing and are bent towards Nibbana find themselves free even in this world." (The Dhammapada)














Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.