Phiếm luận về chữ hiếu

05/08/20174:08 SA(Xem: 6943)
Phiếm luận về chữ hiếu

blankPHIẾM LUẬN VỀ CHỮ HIẾU
Quang kính Võ Đình Ngoạn

   

blankKhi độc giả liếc mắt đọc qua tựa đề Phiếm luận về chử hiếu, nhiều vị cho rằng người viết đã không nghiêm chỉnh trong việc dùng từ. Bởi vì khi đề cập đến đạo hiếu chúng ta đều hiểu rằng đó là bổn phận của những người con phụng dưỡng đấng sinh thành để báo đền công lao dưỡng dục. Trong bài kinh Tứ ân. Đức Thế Tôn dạy hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ đó là ân đứng đầu trong các ân. Đức Phật còn dạy chúng ta rằng phụng dưỡng, tôn kính cha mẹ chính là chúng ta đã phụng thờ Tam Bảo, chúng ta đã tôn kính Phật. Vậy việc đem hạnh hiếu của những người con phụng dưỡng đấng sinh thành ra làm chuyện phiếm, chuyện mua vui, nhất là việc mua vui ấy lại rơi đúng vào dịp lễ Vu Lan, mùa báo hiếu. Việc làm nầy qủa thật là sai quấy.  Qúi vị hành giả chê trách người viết thật  qúa đúng. Nhưng tôi hy vọng và mong muốn rằng khi xem xong những suy tư được trình bày trong bài. Qúi hành giả sẽ bỏ qua những nhận định có thể sai lầm của tác giả và nở nụ cười hỷ xã. Sở dĩ tôi không dùng từ bình luận hay tham luận để làm tựa đề cho bài viết...bởi lẻ khi đã là một bài tham luận thì phải có sự tham khảo, góp ý của qúi độc giả. Tôi nghỉ với một kiến thức tạp nhạp, hạn hẹp của mình. Tôi cảm thấy khó có thể viết được một đề tài như thế. Vả lại giáo lý của đức Thế Tôn giảng dạy về đạo hiếu nhiều như biển cả mênh mong, mà sự hiểu biết của kẻ viết chỉ là hạt  muối bỏ vào lòng đại dương. Do đó tôi nghỉ khi bài viết chỉ là một truyện vui, chuyện phiếm. Nếu có gì sai sót, quí hành giả dể dàng bỏ qua, dể nở nụ cười dung thứ.      

    Theo thiểm ý dù ở vào hoàn cảnh nào trong xã hội. Người có địa vị giàu sang, quyền uy tột đỉnh như vua Thuấn, Hán Văn đế (Lưu Hằng ) hay kẻ nghèo hèn Trọng Do làm nghề vác gạo nuôi cha mẹ hoặc Ngô Mân không có tiền mua mùng giăng cho mẹ. Ban đêm ông cởi trần ngồi trong bóng tối cho muổi bu lại hút máu để mẹ được ngủ an giấc... Những vị hiếu tử nầy nằm trong số hai mươi bốn người con hiếu thảo đã được sử sách ghi danh để làm gương sáng cho hậu thế. Những vị vừa nêu trên phản ảnh một vài giai tầng trong xã hội. Song thiểm ý, dù đóng một vai trò gì trong xã hội, nhưng khi đã là một  người con hiếu thảo thì việc phụng dưỡng cha mẹ cũng không ngoài ba hình thức: Tài, vật dưỡng, hành dưỡng và Pháp dưỡng.

    Ngày nay với nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa. Loài người càng ngày càng khó thoát ra khỏi chiếc vòng thòng lọng vật chất do chính mình tạo ra. Nhiều người bon chen lao vào vòng lợi danh. Họ bất chấp thủ đoạn lừa đảo, gian lận để trục lợi về mình. Thậm chí có những kẻ chăn dân, những người đứng đầu các cơ quan  tham ô, hối lộ, chèn ép dân lành. Cha mẹ, vợ con họ sống trong nhung lụa có kẻ hầu người hạ. Họ đã sống trên sự đau khổ của kẻ khác. Đành rằng người con có khả nâng về vật chất, phụng dưỡng cho cha mẹ một cách đầy đủ đó là điều rất qúi. Song cũng không ít người nghĩ rằng những tài sản do họ tạo nên bởi mồ hôi, nước mắt, thậm chí đôi khi do cả máu xương của người khác, những tài vật phụng dưỡng đó thiếu đi yếu tố  tinh khiết, trong sạch  Họ vô tình đã làm cho các bậc thân sinh kính mến trở thành người tòng phạm tội ác do chính họ gây nên. Nếu những vị song thân đó là những người hiểu biết, là những bậc đạo đức thì họ đau khổ biết ngần nào bởi tội lỗi do con mình tác nghiệp...Nhưng trong xã hội sống thiên về vật chất  ấy không hẳn ai ai cũng đánh  mất đi giá trịtinh thần đạo đức. Nhất là các hành giảcăn cơ, hiểu nhiều về giáo lý Như Lai, những người dân quê mộc mạc, ít tiêm nhiễm lối sống thị thành. Những người còn giữ trong lòng nét đẹp văn hóa Việt Nam... Họ luôn luôn quan niệm rằng đói cho sạch, rách cho thơm. Vật phụng dưỡng của họ có thể là củ khoai, trái chuối đào, hái ở sau vườn, với bửa cơm đạm bạc rau dưa, hiếm khi mới thấy được miếng thịt, khúc cá nơi mâm. Song thông thường họ luôn luôn hiếu kính nhường những thức ăn hiếm có đó cho cha mẹ.  Đấng sinh thành họ có thể mặc quần áo loại vải thô rẻ tiền...Nhưng đó là những vật chất rất trong sạch do đồng lương, do sức lao động chân chính của họ tạo dựng nên. Những phẩm vật phụng dưỡng nầy nó qúi giá chẳng thua gì đồng bạc mua dầu cúng dường chư Phật của người đàn bà nghèo khổ mà nhiều hành giả đã biết qua kinh điển.

     Bước qua lãnh vực hành dưỡng. Đó là hành động cư xử, lời ăn, tiếng nói trong khi phụng dưỡng đấng sinh thành. Nó có thể là một lời nói mộc mạc như câu vấn an trước khi cha mẹ lên giường nằm nghỉ, hỏi thăm cha mẹngủ ngon không, lúc đấng sinh thành vừa thức dậy hay dâng ly nước súc miệng, một tách nước trà vào buổi sáng……...Đó không phải là sự so đo lời qua tiếng lại giữa các con cái về việc nuôi dưỡng đấng sinh  thành nhiều hay ít.  Khiến cha mẹ tủi buồn, để rồi thấm thía cho câu ca dao:

                         Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng

                         Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.

Nhiều người cho rằng việc làm ăn, giao tiếp của con cái ngoài xã hội cũng ảnh hưỡng đến  tâm trí thanh tịnh hay lo âu cho các bậc sinh thành rất nhiều. Nếu người con ra đường lể phép, chào hỏi mọi người, biết kính trên nhường dưới. Được mọi người khen ngợi. Đó qủa thật là một điều sung sướng, hạnh phúc cho bậc làm cha mẹ. Ngược  lại nếu người con khi giao tiếp ngoài xã hội tỏ ra hách dịch, xấc sượt, có hành động vô lễ với bề trên, lấn lướt kẻ dưới, tham ô, không cần, kiệm, liêm, chính...khiến mọi người chê trách thì bậc làm cha mẹ đau khổ biết dường nào. Nói đến hạnh hiếu, chúng ta thấy có những gương hiếu thảo khiến cảm động đến trời, người mà kẻ viết xin được đề cập ở phần kế tiếp.

     Cuộc cách mạng công nghệ ở Anh vào hậu bán thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 đã đưa nhân loại vào một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên của nền khoa học kỷ thuật. Giờ đây con người có thể dự trữ những phẫm vật mình ưa thích trong tủ lạnh khi cần chúng ta lấy ra dùng. Không những thế đôi khi người ta có thể chế biến thực phẩm giả giống y như thật. Nhưng vào thời xa xưa, đôi lúc chúng ta có tiền cũng không thể mua được những món mình muốn. Câu chuyện mẹ ông Mạnh Tông vào mùa đông giá rét lại thèm ăn canh măng. Khiến ông không biết đâu mà tìm. Là người con chí hiếu ông Mạnh Tông đã chạy ra ngoài trời băng giá khóc lóc cầu trời để có được mụt măng tươi nấu canh cho mẹ. Lòng hiếu của ông đã động đến trời. Cũng từ đấy trên thế gian xuất hiện một loại tre  đã mọc măng vào mùa đông mà người đời gọi là măng Mạnh Tông để nói về điển tích nầy. Một câu chuyện hiếu khác làm cảm động lòng mọi người. Đó là câu chuyện Thiền sư Nhất Định một  danh tăng thời Nguyễn. Thiền sư đi tu từ thuở nhỏ . Thọ giới cụ túc với thiền sư Mật Hoằng ở chùa Quốc Ân. Nhà sư được vua Gia Long giao giữ chức vụ trụ trì chùa Thiên Thọ. Sau vua Minh Mạng thỉnh ngài về trụ trì chùa Linh Hựu. Năm 1839 vua lại thỉnh thiền sư làm Tăng Cang chùa Giác Hoàng. Danh Tăng Nhất Định thích vân du hơn làm làm giám đốc các ngôi quốc tự. Năm 1843 Thiền sư xin từ chức Tăng Cang chùa Giác Hoàng, thiền sư được vua Thiệu Trị chấp thuận. Vài năm sau đó sư  lên núi Dương Xuân Thượng thuộc quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên lập một am tranh để tu học. Thảo  am gọi là An Dưỡng Am và thỉnh mẹ già về  nơi am để phụng dưỡng. Có một thời mẹ thiền sư bịnh nặng, thuốc thang khó chửa. Danh y bảo ngài nếu mẹ sư vẫn tiếp tục trường chay thì mạng sống khó có thể bảo toàn. Với sự an nguy sinh mạng của từ mẫu, với ơn dưỡng dục chín tháng cưu mang, ba năm nhũ bộ đó. Danh Tăng Nhất Định lấy hạnh hiếu  làm đầu. Nhà sư đã hành xử như một cư sĩ bình thường hằng ngày sư xuống chợ mua cá tươi về tự làm, tự nấu nướng cho mẹ dùng. Nhiều người ở chợ không hiểu lòng hiếu thảo của thiền sư nên đã chỉ trích. gọi sư là sư hổ mang đã tu hành mà còn sát sinh hại mạng...Nhờ lòng chí hiếu đó mẹ thiền sư đã dần dần khỏi bịnh trong một thời gian ngắn. Về sau nguời đời biết được lòng hiếu đó đã vô cùng cảm phục và thương cho cảnh nghịch duyên trên con đường tu học của thiền sư. Sau khi sư Nhất Định viên tịch. An Dưỡng Am được vua Tự Đức cho trùng tu thành ngôi chùa lớn và đặt tên chùa là chùa Từ Hiếu hầu để hậu thế biết đến gương hiếu hạnh đó.

     Khi đề cập đến  mục hành dưỡng khiến tôi nhớ đến bài  đức dục mà tôi đã học năm nào ở bậc tiểu học. Câu chuyện nói về một cậu bé hằng ngày cứ cạo sửa một nửa mảnh gáo dừa để nó giống như một chiếc tô sành đựng thức ăn. Người cha thấy vậy mới hỏi.

-    Nầy con hằng ngày con cặm cụi mài dủa mảnh gáo dừa để làm gì vậy ?

-    Thưa cha con thấy ông nội già yếu, tay run rẩy thường làm bể tô, làm đổ thức ăn ra ngoài. Cha thường cho ông nội dùng cơm trong một chiếc tô mẻ, nên con làm mảnh gáo dừa nầy để dành khi cha già yếu con sẽ đem ra dùng đựng cơm cho cha.

Người cha giật mình nghỉ lại cách cư xử với thân phụ thật không phải đạo. Ông ta vội vàng ăn năng hối cải. Cũng từ đó ông  phụng dưỡng cha già thật là hiếu kính. Câu chuyện bài học đức dục nêu trên. Người viết xin được mượn  làm lời dẫn nhập để chúng ta cùng nhau đi vào tiết mục pháp dưỡng. Đó cũng là hình thức phụng dưỡng cuối cùng mà tôi muốn trình bày đến qúi vị.

    Sau đợt khủng hoãng kinh tế toàn cầu. Nhiều cơ sở kinh doanh bị phá sản. Hàng triệu triệu người trên thế giới bị thất nghiệp...Người Việt ở trong và ngoài nước cũng không thoát ra khỏi dòng hệ lụy đó. Họ chạy đôn, chạy đáo lo tìm kiếm việc làm để mưu sinh. Vì miếng cơm, manh áo, vì cần tài chánh để trả các khoản tiền nợ....Do đó không ít người hầu như đã quên đi đời sống tâm linh của mình. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn đó cũng còn có nhiều người đã giử được niềm tin tôn giáo của mình. Họ thu xếp thời giờ để tham dự các dịp lể lớn trong năm, cố gắng mổi chủ nhật đến lạy Phật nghe các thầy , cô giảng dạy Phật pháp. Không những thế, các vị nầy mong muốn làm sao trên con đường tu học họ đạt được thành qủa: minh tâm kiến tánh, trí huệ sáng suốt, thần thông tự tại đặng cứu độ các bậc tôn trưởng, cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng tất cả chúng sinh đều trọn thành Phật đạo . Từ hạnh nguyện cao cả đó. những vị nầy muốn các bậc sinh thành cùng mình sách tấn tu học giáo pháp Như Lai. Dù công việc làm ăn bận rộn. Song những vị nầy cũng dành thì giờ vào các chủ nhật, các ngày lể lớn như  tết cổ truyền, ngày Đản sinh, Vu Lan chở cha mẹ đến chùa nghe các chư Tăng, chư Ni giảng kinh, niệm Phật....Sự suy thoái kinh tế toàn cầu không thể một sớm một chiều phục hồi được . Điều đó khiến nhiều hành giả rơi vào một số nghịch duyên trên bước đường tu học . có nhiều vị đã không thể đến chùa tu tập. Họ đã biến đơn vị gia đình mình thành một đạo tràngcha mẹ, vợ chồng, con cái trở thành đại chúng, là các thành viên của đạo tràng đó. Họ tìm kiếm những CD, băng giảng, phim chuyện về Phật pháp để cha mẹ coi xem. Họ viện dẫn những thành quả nghiên cứu của khoa học nói sự độc hại đến sức khoẻ cho những người ưa dùng thức ăn bằng thịt cá, sự lợi ích cho sức khỏe khi chúng ta ăn nhiều rau qủa....Không những thế các người nầy còn quan niệm rằng Pháp dưỡng là món ăn tâm linh rất thiết yếu cần được tiếp diễn khi bậc sinh thành đã quá vảng. Do đó họ thường tụng kinh cầu siêu cho các bậc cửu huyền thất tổ. Họ nghỉ rằng có như thế thì thần thức các vị mới luôn luôn được thấm nhuần trong biển pháp Như Lai.

     Cách đây khá lâu trên một số trang mạng điện tử, báo giấy có đăng bài phóng sự  về một  khu nghĩa địa ở làng An Bằng thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Theo tác giả bài phóng sự nhận định rằng đó là một nghĩa trang xa hoa nhất nước.  Số báo 947 ngày 20 tháng 5 năm 2011 của tờ Tuần Báo Thương Mãi Miền Đông, qua bài viết với tựa đề Nghĩa Địa Xa Hoa Nhất Việt Nam đã khiến không ít độc giả tò mò tìm hiểu. Giờ đây xin mời qúi hành giả cùng kẻ viết lướt qua một đoạn trong bài phóng sự....Nền móng phần dương có chiều cao qúa đầu người, bậc thềm lên mộ được bố trí 4 con rồng chầu xuống như lăng mộ của các vị vua triều Nguyễn. Phía trên đuợc bố trí 4 chiếc cột trụ lớn và một ngôi tháp được điêu khắc, chạm trổ khá tinh vi. Để có vật liệu trang trí, chủ nhà phải mua từng loại bình, chén, bát bằng gốm còn nguyên rồi về đập vỡ để trang trí. Nếu không được giới thiệu qua thì chúng tôi không nghỉ đây là một trong số những ngôi mộ bình thường ở nghĩa trang nầy mà có thể ví như lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn bởi quy mô hoành tráng và chạm trổ tinh vi của nó. Như thể toà lâu đài nguy nga sặc sỡ trên cát...

Phải chăng những người con hiếu nầy nghĩ đến câu Sống có nhà. Chết có mồ hoặc câu nói Sinh ký tử qui mang đậm giáo lý đạo Phật . Đó là lý do khiến các vị hiếu tử nầy đã xây dựng những cơ ngơi nguy nga đồ sộ như thế cho những bậc sinh thành. Nếu là những Phật tử thuần thành, hiểu sâu sắc về giáo lý của đức Thế Tôn. Theo tôi nghỉ qúi vị sẽ không làm như vậy. Bởi lẻ tham ái đó chính là sợi dây ràng buộc khiến chúng sinh phải mãi mãi trầm luân trong bể khổ luân hồi. Bởi lẻ ngôi mồ không phải là nơi ở đích thực cho những người đi về. Nếu có chăng, nó cũng chỉ là nơi ở tạm đến để rồi đi. Nơi chốn mà người hành giả ao ước được về đó chính  là miền tịnh độ của đức Phật A Di Đà. Đành rằng chúng ta không thể nào để ngôi mộ của song thân như ngôi mộ hoang vô chủ khiến thần thức  những người qúa cố phải tủi buồn. Song chúng ta cũng không xây dựng một cách nguy nga.đồ sộ như những toà lâu đài của các bậc vua chúa khi xưa. Điều đó khiến những bậc tôn trưởng, cha mẹ chúng taluyến ái ngôi nhà mồ mà quên mất lối về miền tịnh độ. Vô tình chúng ta đã tạo nên những chông gai, những rào cản trên đường đi của các bậc sinh thành thân thương, kính mến trở về ngôi nhà đích thực của mình.

    Để tạo thiện duyên cho chính bản thân, hổ trợ cho bậc sinh thành về miền tịnh độ. Không cách gì tốt hơnchúng ta làm các việc thiện. Tuỳ theo khả năng, chúng ta bố thí tài vật cho những người nghèo khó để hồi hướng công đức cho cha mẹ. Thường tụng kinh cầu siêu, trong lể hiệp kỵ, lể huý kỵ chúng ta cúng dường món ăn chay tinh kiết hồi hướng công đức cho các bậc cửu huyền thất tổ, cha mẹ. Tôi nghỉ rằng đó chính là thửa ruộng phướcchúng ta đã cúng dường cho các bậc đáng kính yêu ấy. Đó chính là hình thức Pháp dưỡng rất thiết yếu giúp cha mẹ qúa cố vảng sanh về miền cực lạc.

                    

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2018(Xem: 6673)
31/07/2014(Xem: 8135)
14/08/2016(Xem: 5278)
16/08/2023(Xem: 12905)
13/08/2013(Xem: 17166)
31/07/2014(Xem: 5775)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.