Vu Lan Lễ Hội

04/09/20234:32 SA(Xem: 2008)
Vu Lan Lễ Hội

blankVU LAN LỄ HỘI
Minh Mẫn

vu lan mua bao hieuVu Lan  là một lễ hội truyền thống của Phật giáo Bắc tông.Từ lúc du nhập vào Trung Hoa, để thích nghi với tập quán và văn hóa bản địa, Phật giáo tùy nghi chuyển hóa những nét đẹp của bổn quốc, thích hợp đạo đức xã hội làm phong phú thêm cho sinh hoạt nhà Phật, đồng thời hòa nhập nhưng không hòa tan, vẫn giữ được tinh thần “Tam pháp ấn”, do đó, người dân Trung Hoa không nhìn Đạo Phật như một Tôn giáo ngoại lai, không chống đối Phật giáo.Đạo Phật đủ các tố chất “đạo làm người, sinh chất Tiên giáo và con đường giải thoát ( Nho-Thích-Lão).

Vu Lan nói lên tính chất đạo hiếu, tri ân Tổ quốc, đền ơn Tam bảo và hướng đến công lao, ân nghĩa muôn loài. Chẳng những thế, hướng tâm đến những hương linh thác hóa nhiều đời.

Chính vì thế, đạo Phật đã đi vào lòng dân tộc như nước với sữa. Qua thời gian, tùy trình độvăn hóa xã hội, Vu Lan trở thành một lễ hội với nhiều hình thức nghệ thuật, trong đó có lễ cài hoa.

Phát xuất  từ Nhật, đơn thuần là ngày nhớ đến mẹ cha hiện tiền hay khuất bóng, đó là văn hóa truyền thống xã hội đương thời.Từ nét đẹp đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết thành tiểu phẩm “Bông hồng cài áo”, được Phạm thế Mỹ phổ nhạc, từ đó, ngọn gió cài hoa lan tỏa vào các chùa, trở thành nhạc phẩm chung cho toàn xã hội Việt Nam. Phật giáo mang theo tinh thần đó truyền khắp các nước có mặt PGVN hiện nay.

Hầu như các chùa trong nước mùa Vu Lan không thể thiếu cài hoa hồng cho những ai đến chùa vào dịp lễ.Từ lễ cài hoa, văn nghệ cũng được trang trọng tổ chức, biến Vu Lan trở thành lễ hội văn hóa nghệ thuật.

Tu viện Phước Hoa Long Thành Đồng Nai  30 năm trước đã lập hẳn một nhóm “Bông hồng cài áo” phục vụ cho lễ Vu Lan. Để kỷ niệm cho 30 năm qua, đêm 14 tháng 7 âm lịch năm quý Mão nhằm ngày 29/8/2023,chương trình văn nghệ tuy ngắn gọn nhưng đủ tính chất nghệ thuật. Các em trong nhóm “Bông hồng cài áo” trang phục thanh nhã, sắc màu tương thích với Thiền môn.Sân khấu và chung quanh các pano cách điệu làm tăng mỹ cảm cho người tham dự. Chắc hẳn quý thầy và các em đầu tư công sức cho buổi lễ không ít, xứng với sự hiện diện của anh chị văn nghệ sĩ thành phố về tham dự. Rất tiếc một số từ thành phố ngại về khuya không còn xe bus nên vắng mặt.Ngày hôm sau, lễ tự tứ giải chế, nhóm Bông hồng góp phần trang nghiêm cho chư Tăng ni tại tu viện khá long trọng đầy tính nghệ thuật. Khu vực tu viện rộng thoáng, nếu không có óc tổ chức sẽ bị loãng. Nhìn chung Phước Hoa từ kiến trúc đến thiết kế, trưng bày không chê vào đâu, đòi hỏi người lãnh đạo phải có óc thẩm mỹ và trọng dụng nhân tài.

Hầu như các chùa tùy điều kiện đều không thể thiếu lễ cài hoa xen vào Vu Lan chính thống.Điều muốn nói, một vài nơi đã tổ chức văn nghệ lệch lạc với những vũ điệu phản cảm làm mất ý nghĩa mùa báo hiếu. Trang “Tự hào V.N” chiếu lại cảnh chùa mời các vũ công sexy ăn mặc nhạy cảm làm chướng mắt quan khách  tham dự, các sư có mặt cũng không dám nhìn.Người bình luận gọi là “vũ trường chùa”, cũng có người bình phẩm các sư lợi dụng Vu Lan để tổ chức rửa mắt.

Nhưng cũng có người khó tánh, các thiếu nữ trang phục áo dài, phấn son dễ nhìn, dâng hoa hay dẫn thỉnh chư Tăng cũng bị xem là thoái hóa, phê bình nặng lời. Tùy thời đại mà trang phục nhưng đừng quá đáng. Ngay cả giới luật, không thể ôm bình bác, chân đất, đầu đội nắng, ngủ dưới gốc cây như thời đức Phật.Thời nay không giữ tiền ai cho lên xe, cũng không thể vì thế mà tích lũy quý kim ngoại tệ để hưởng thụ riêng.Giàu không phải là tội, mà do cách sử dụng đồng tiền của bá tánh.

Các sư không  phải khắc khe như thời Phật, cũng không buông lung theo thời đại, thiếu ý thức để xã hội lên án là một tội nặng đối với chư Phật chư Tổ.

Đáng mừng Phật giáo không chỉ đơn thuần lễ nghi Tôn giáo, chư Tăngtuổi trẻ đã biết diệu dụng nghệ thuật vào sinh hoạt Thiền môn trong dịp đại lễ ở mức vừa phải, có thế mới thích nghi xã hội ngày nay.

Vu Lan là nghi lễ Phật giáo, cài hoa và văn nghệ là hương vị cho buổi lễ, biến thành một lễ hội Vu Lan ngày nay. Mong các sư trẻ nên ý thức giá trị buổi lễ đừng biến thành hội hè trần tục đánh mất giá trị phẩm chất của đạo Phật.

MINH MẪN

O1/9/2023

17/7/ QUÝ MÃO





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2012(Xem: 114125)
18/08/2022(Xem: 2653)
11/08/2019(Xem: 6678)
22/08/2020(Xem: 3279)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :