Nhớ Ngày Phật Đản Sanh

27/01/20151:22 CH(Xem: 4323)
Nhớ Ngày Phật Đản Sanh
NHỚ NGÀY PHẬT ĐẢN SANH

Suốt 2500 nay nhân loại vẫn xác nhậnCÔNG NHẬN đạo Phật là " Đạo trí tuệ " . Bây giờ tôi có nói cũng bằng thừa và vô tình lập lại hàng triệu triệu  ý kiến này của Thế giới loài người . Không những Ngài Thích Ca sáng lập ra một đạo trí tuệ mà còn là một đạo TỪ BI - HỸ XÃ - HÒA BÌNH. Điểm quan trọng CẤM SÁT SANH của Ngài là nhân tố quan trọng đưa đến Hòa bình cho nhân loại

Mãi cho đến nay  tập tục và giáo lý nhân đạo của Ngài Mâu Ni vẫn còn in đậm, thấm sâu vào các nước Phật giáo nhất là nước Á Châu như  Sri Lanka, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản ..... vào ngày Phật Đản ít có ai bị đói. Tại chùa nào , nhà nào cũng để mâm cơm ở trong chùa hay trước cửa và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó một cách thoải mái, tự do. Ngoài ra các nước Phật giáo trên, ngày Phật đản tất cả mọi người đều ăn chay, khi ra chợ những quán ăn đa số đều  bán hàng cũng chỉ bán đồ chay. Đó là một ngày không sát sanh. Ngày Phật Đản và nhiều ngày trước đó, người Phật tử, tu sĩ  đã thả chim,  cá , rùa .....tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho nhiều loài động vật. Các chính quyền thì ân xá, giảm tội, thả tù nhân. Đó là hành động nhân đạo cũng là cách thực tập từ bi để báo ân và nhớ đến lời dạy của đấng Từ phụ .

Đức Từ Bi ngày nay đã ăn sâu vào các nước Âu - Mỹ nhờ nền văn minh của khoa học tiến bộ sâu rộng. Ngày nay Tây phương thường mệnh danh là cái nôi của nền văn minh mà họ mạo nhận là nền "văn minh Kito" đã phải xét lại khi mà những nước Phật giáo Á Châu  đầu tiên là Nhật, Trung Hoa, Đài Loan, Ấn Độ, Việt Nam, Mã Lai ...... đã trở nên hùng mạnh từ kinh tế , chính trị cho đến văn hóa không thua gì Âu - Mỹ mà có phần vượt qua và sắp dẫn đầu Tây phương. Phật giáo có tự nhận và cho rằng nhờ Phật giáo mà các nước Á châu trở nên hùng mạnh vì đã từng đánh ngã các nước Tây phương như Việt Nam ta không ? Điều đó dù thật tếchi phối, ảnh hưởng hay không đến tinh thần quật khởi, độc lậptự do như Ngài Thích Ca giáo huấn thì Phật giáo vẫn khiêm nhường không nhận công lao đó là của mình. Điều có nhận chăng là Phật giáo sẽ làm ảnh hưởng đến sự Hòa bình và lòng nhân từ giữa con ngườicon người, giữa con người và loài vật. Tôi ví dụ như  người Phật tử thì không khó khăn gì để chấp nhận đức Kitô là một vị Bồ Tát do bản tánh được dạy là hiền hòa, tha thứ. Vì vậy rất nhiều người Phật tử sẵn sàng để ăn mừng ngày Chúa ra đời, đến chung vui hay tham gia các buổi lễ ở nhà thờ , thậm chí có đón nhận cả bánh Thánh "Rước Chúa vào lòng" mà người con Chúa không bao giờ dám đến chia sẻ với Phật tử ở chùa, cũng bởi Thánh Kinh đã cấm hòa đồng như thế . 

Điều khác biệt thay vì giết một con gà Lôi (gà Tây) để ăn lễ Noel, Thanks giving thì tại sao người Phật tử ở phương Tây lại không ăn chay để khỏi phải sát sinh. Nếu người Phật tử cứ thực tập như vậy một hồi thì  Âu - Mỹ người ta sẽ chuyển hướng, họ cũng sẽ không giết một con gà Lôi mỗi khi ngày Giáng Sinh để mừng Chúa ra đời. Hoặc phải đốn hàng chục triệu cây thông con để mừng lễ. Nếu người Tây phương ý thức và hiểu sự sát sanh là quan trọng như Phật tử thì nhân loại sẽ được an vui khi đón mừng ngày đản sanh của đấng chí tôn của mình hoàn toàn ý nghĩa . Không có gì an vui, hạnh phúc bằng MỘT NGƯỜI SANH RA ĐỜI mà không gây chết chóc cho hàng triệu sanh vật, cỏ cây khác. Đó cũng là sự khác biệt quá XA VỜI giữa Chúa - Phật . Vì thế Chúa và Phật không thể là một, cho dù là Ông - Cháu thì tánh tình và đạo hạnh hoàn toàn khác nhau không bao giờ ngồi chung với nhau trong một tòa nhà nhân loại được .

 Xét thêm một điểm khác. Trong ngày lễ Phật đản so với lễ Noel thì lễ Phật Đản ít tốn kém rất  nhiều. Nếu Phật tử ở các nước  Âu - Mỹ  làm lễ  Giáng sanh theo tinh thần Phật Đản thì sẽ gieo được những hạt giống tốt cho Tây phương , đồng thời không bị giới thương mại lợi dụng để làm tiền nhân ngày ra đời  dù là Chúa hay Phật . 

Cái khác biệt của đạo Phật là không CẦU NGUYỆN hay dựa vào một đấng Thần linh nào khác như đạo Kito đã đành mà ngay Phật giáo như Đại Thừa - Tịnh độ cũng đang dạy cầu nguyện A Di Đà , Quán Thế Âm .... làm cho nhiều người lầm tưởng đạo Phật cũng mù quáng, cầu nguyện, nương tựa Thần linh giống như đạo Chúa. Xin quý vị hãy đọc lại những bài phân tích của tôi đã nói nhiều  trong bài "Chân lý Thích Ca". Ngài Mâu Ni dạy một tinh thần tự lập, tự vươn lên để giải thoátgiác ngộ . Vì ai cũng có tánh Phật và đang ở cùng trong tâm mọi người. Chẳng qua ta không thấy được tánh Phật của ta, viên ngọc quý nhất trần đời của ta vì ta quá vọng ngoại, không tin ở khả năng thành Phật của chính ta đó là VÔ MINH. Vì vậy Thiền Sư Lâm Tế có nói với  rằng:

“Quý vị đừng có tưởng tượng quá, đừng có nghĩ rằng cung trời Đâu Suấtđức Di Lặc ở trên mây. Quý vị đừng đi tìm báo thân, pháp thân, ứng thân và cũng đừng đi tìm Tịnh Độ, mất thời gian lắm. Quý vị chính là Bụt là Bồ Tát đó, nếu quý vị nhận ra được đời sống là những cái nhiệm mầu”.

Ngay cả bài thơ " Cư trần lạc đạo " của vua Trần Nhân Tông cũng có câu :

Nhân khuẩy bổn nên ta tìm Bụt ,
Chỉnh mới hay Bụt  CHÍNH LÀ TA .


Có nhiều tu sĩ Kito giáo thắc mắc đặt câu hỏi :

" Tại sao Phật giáo  không thiết lập một biểu tượng ở ngoài mình để cầu nguyện ? Cầu nguyện như vậy mới có ý nghĩa chứ."

Đó là họ chưa nhận thức đấy chứ. Phật giáo Đại Thừa không đặt ra không những một BIỂU TƯỢNG như A Di Đà mà họ còn đặt ra hàng trăm ngàn biểu tượng theo trí óc tưởng tượng của người Trung Hoa như : Quán Thế Âm, Địa Tạng, Di Lặc, Phổ Quang Phật, Phổ Minh Phật ...... Thiện Du Bộ Phật ....... Ngoài ra Đại Thừa còn cho có hàng hà sa số  (vô lượng) Phật không thể đếm hết trong cõi ta bà thế giới tam thiên đại thiên. Vậy thì các Ngài Linh Mục có còn thắc mắc, đề nghị Phật giáo nên đặt ra một biểu tượng để cầu nguyện như Kito giáo nữa không ? Nhưng các ông nên nhận thức cho rõ : ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT GIÁO CỦA THÍCH CA .

 Nhân ngày Phật đản sanh , chúng con đang giữ tâm thanh tịnh để quán chiếucố gắng thực tập lời Ngài dạy để đưa vào cuộc sống cho nhân loại được an vui, tất cả chúng sanh, loài hữu tình, vô tình được nở một nụ cười an lạc, bình an trong cuộc sống .

" Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật "
 Đệ tử .

PCCom Nguyen


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/01/2016(Xem: 4135)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.