Sự Thể Nghiệm Toàn Giác Của Bồ-tát

04/01/20179:28 SA(Xem: 4344)
Sự Thể Nghiệm Toàn Giác Của Bồ-tát
blank
SỰ THỂ NGHIỆM TOÀN GIÁC CỦA BỒ-TÁT
Phước Nguyên

blankBồ-tát Siddhārtha (Tất-đạt-đa) trong vô lượng kiếp quá khứ, trước khi chứng nghiệm sự giác ngộ viên mãn cao tột với danh hiệu Śākya-muni (Thích-ca Mâu-ni), ngài đã khởi hành trên cỗ xe Bồ-tát, trong khi hiện sự nghiệp Bát-nhã Ba-la-mật, Bồ-tát Siddhārtha hướng đến Phật đạo không chỉ vì thành tựu viên mãn của riêng mình, mà vì sự nghiệp viên mãn chung của thế gian. Cho đến, Bồ-tát Siddhārtha xuất hiện không phải để phá hủy những gì thế gian đang có và đang ước vọng: Tài sản, tình yêu, hạnh phúc… nhưng đến để dựng dậy những gì thế gian đang sụp đổ, nối kết những gì thế gian bị đứt lìa.

Xuất hiện hay thác sinh trong hình tướng Thái tử thì Bồ-tát hành động đúng theo đúng bổn phận của Thái tử: học tập, luyện võ, thành thân v.v... Thành tựu nhiệm vụ ấy trong chí nguyện Đại thừa tức là thành tựu toàn hảo Bồ tát đạo. Bởi vì, do năng lực bản nguyện của Bồ-tát và căn tính dị biệt, có những hàng chúng sinh cần được giáo hóa bằng hình tướng Phật, cho nên cuộc lữ bắt đầu từ đó:

“Năm tháng vẫn như nụ cười trong mộng

Người mãi đi như nước chảy xa nguồn (TS)”.

Ý chí ấy của Bồ-tát được gọi là «nguyện», là bản nguyện, thệ nguyện hay quyết tâm. Cho nên, sau khi đã phát Bồ-đề tâm, khởi hành trên cỗ xe Bồ-tát, ngài đã thiết lập thệ nguyện vĩ đại của Bồ tát: “vớt thế gian ra khỏi lầy sinh tử”, định hướng cho hết thảy chúng sinh đi trong một Nhất thừa đạo, cùng hướng đến một lý tưởng Phật đạo duy nhất, hay nói một cách tổng quát, tức cùng tuyệt đối bình đẳng về Phật tính.

Đích đến cao tuyệt là Phật đạo, dù cao xa nhưng không phải là điều không thể ước vọng, và Bồ tát đạo dù nhiều đọa đầy khó nhọc, phiêu lãng long đong, hay trơ vơ tủi nhục: «Phát nguyện cầu Phật đạo nặng nhọc hơn cả việc nâng đỡ một tỷ thế giới. »  (Thập trụ Tỳ-bà-sa) nhưng không phải là không thể thực hành được vì dòng suối từ của Bồ-tát vẫn âm thầm tuôn chảy, kèm theo đó là chí nguyện phi thường của ngài.

Cho nên “một lần định như sao ngàn đã định”, khi ánh sao mai vừa ló dạng giữa rừng khuya để xoa mờ khói hận, Bồ-tát chứng nghiệm giác ngộ tối thượng bằng ý chí kim cang bất hoại.

Vậy thì, ý nghĩa thành đạo ở đây là gì?

Thành đạo, nghĩa là chứng nghiệm sự toàn giác, hay nói một cách tổng quát, thành đạo chỉ cho nguyên ủy của Niết-bàn, thể nghiệm giác ngộ viên mãn chính là thể nghiệm Niết bàn tuyệt đối.

1.Đạt đến chân như tuyệt đối

Chân như, thực tại, như tính, v.v.. những từ ngữ đó nhưng ngôn ngữ siêu nghiệm đó dường như cũng trở nên bế tắc, khi diễn tả tuyệt đối, hay sự toàn diện của tuyệt đối. Vì bế tắc, nên không thể nào tìm ra lối thoát chính trung, vì không thể tìm ra lối thoát chính chung, nên phải tạm vay mượn định nghĩa:

“Từ đêm Bồ-tát chứng đắc vô thượng chánh đẳng bồ-đề cho đến đêm Phật vào vô dư y Bát niết-bàn giới, ở trong thời gian đó, bất cứ gì được giảng nói, công bố, diễn bày, tất cả đều là ‘chân như tuyệt đối’, không có hư vọng, không có biến dị, chân thật, như lí, không có điên đảo, vì đều bằng Tuệ giác đích thực chân thật như vậy, sau khi chứng nghiệm rồi mới tuyên thuyết, cho nên gọi là thành đạo”.

Vậy nên, thành đạo chính là đạt đến sự tuyệt đối đích thực, ở nơi tuyệt đối hay chân như đó, hoàn toàn vắng mặt mọi vô minh.

2.Đầy đủ phẩm tính giác ngộ

Thành đạothành tựu các hình thái giác ngộ, hay biểu hiện các hình thái và đặc điểm đó, hình thái đó chính là các phẩm tính giác ngộ. Gồm có các phẩm tính giác ngộ: Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác, Minh hành viên mãn, Thế gian giải, Vô thượng trượng phu, Điều ngự sĩ, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn. Thành đạo, tức là thể nghiệm đầy đủ mười phẩm tính giác ngộ đó.

3. Thành tựu chánh kiến

Thành đạo, là thành tựu chánh kiến, tức nhận thức đích thực, thấy biết một cách hợp lý. Chánh kiến được phát sinh từ sự chiêm nghiệm hay tư duy thẩm sát ‘các hành đều là pháp sinh diệt’.

Thẩm sát như thế nào? Cần phải sinh khởi nhận thức các hành, hay các pháp được tác thành do bởi các duyên cùng tụ hội trong ba đời, giống như bệnh, như ung nhọt, như mũi tên, như bức bách, như sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã, biến động, mệt mỏi, lao nhọc, là pháp thất hoại, nhanh chóng không ngừng, mục nát không thường hằng, không thể tin chắc, vì là pháp băng hoại. Pháp băng hoại đó, tức là Pháp sinh diệt.

Như vậy, thành đạo là sự chứng nghiệm chánh kiến, tức nhận thức như thực rằng: “các hành trong ba đời đều là pháp sinh diệt” Cho nên, từ đó Bồ-tát không tham đắm, không thiết lập nơi các phước nghiệp sự, diệt trừ được tham ưu, buông bỏ hoàn toàn mọi khát áichấp thủthế gian.

4. Kiện toàn tri thức

Thành đạo, là sự kiện toàn tri thức, đưa tri thức đạt đến trên tất cả đỉnh cao. Hoặc có thể nói cách khác, là đưa tri thức trở về cội nguồn của nó, nẻo về cội nguồn đó gọi “Trung đạo”, con đường vượt thoát mọi bảo thủ, bóp méo của tri thức, được thể chứng bằng nguyên lý Duyên khởi: “Nguyên lý tồn tại, quy luật vận hành bất biến..” (Pháp trụ, Pháp vị). Vì thế, từ nơi bản thể của thành đạo, tất cả các pháp được thông tri rõ ràng.

Vậy thì, thành đạo, tức là sự kiện tri thức được hoàn bị, ở đó mọi đối tượng được thấy và biết đầy đủ, từ thể tính đến hình tướng, từ thô sơ đến vi tế. Tri thức siêu nghiệm đó, kinh gọi là “Bát-nhã Ba-la-mật” như bóng nắng rọi lên dòng huyễn hóagate-gate..”nhận thức thường nghiệm hay thế tục không thể nào lãnh hội được.

5. Lìa trần cấu và tên độc

Trong quá khứ, vô số đời sống, Bồ-tát Siddhārtha đã tu tập, phát triển vô số các phẩm chất thuần tịnh, trong sáng, không bị vẩn đục bởi phiền não. Trải qua vô lượng kiếp sinh tử, nơi thân tối hậu, trong đời sống sau cùng, ngài đã ‘viễn trần ly cấu’, tức loại bỏ mọi mọi sự nhuộm bẩn, bụi bặm của cuộc đời. Không chỉ vậy, Bồ-tát còn loại trừ tất cả mũi tên độc, biết rõ cách trị thương khi bị trúng tên độc, biết rõ tất cả nguồn gốc của tên độc đó, tức liễu tri tất cả mọi độc tố phiền não, đã sinh, hoặc chưa sinh, hoặc đã sinh và tiềm phục, ẩn núp. Bồ-tát đều thoát ly sự hệ phược của chúng.

Cho đến, Bồ-tát không còn chấp chứa bất kỳ một chất liệu hay nguyên tố nào để dẫn đến sự tái sinh đời sau, chứng đắc tối thượng giác ngộ, tự ngài biết rõ: “Sự sinh đã chấm dứt, Phạm hạnh đã đứng vững, việc cần đã làm xong, không tiếp thọ đời sau”.

Tóm lại, thành đạo sự chiến thắng vĩ đại, Bồ-tát chiến thắng tự ngã, vượt thoát mọi ghềnh thác của khát ái, đưa phẩm cách đạt đến toàn hảo, đưa tri thức đến đỉnh cao, thành tựu sự phát triển tình yêu trên sa-mạc khô cằn của tử sinh.

Ánh sao mai Chánh đẳng giác vẫn còn đó, mà sao nắng chiều rọi nghiêng lên vai hờn của tuổi trẻ, hành trình giác ngộ bỗng thành viễn phương, sống chết một câu hỏi đọa đày, sinh nhai đã lỡ một độ đường….

Kính nguyện lễ Thành Đạo, Pl. 2560.

Vô trụ xứ am, nửa đêm gió lộng.

Phước Nguyên

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/01/2016(Xem: 4135)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.