Những Bước Thành Đạo - Minh Tâm

26/01/20153:30 CH(Xem: 17114)
Những Bước Thành Đạo - Minh Tâm
phatthanhdao-01

NHỮNG BƯỚC THÀNH ĐẠO

Minh Tâm

phat-thanhdao-01021Theo Phật giáo Bắc tông thì đức Phật Thích Ca đã tìm ra được Chân Lý, chứng ngộ đạo quả dưới cội Bồ Đề, sáng sớm ngày mùng tám tháng chạp âm lịch. Cứ theo truyền thống, mỗi năm chúng ta làm lễ kỷ niệm ngày trọng đại đó gọi là Lễ Thành Đạo, đánh dấu bước đường mà Thái Tử Tất Đạt Đa đã đi qua, bước đường mà tất cả chúng sinh cũng sẽ đi qua, mau chậm tùy trường hợp.

Đức Phật đã long trọng tuyên bố: "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành", một câu nói làm hứng khởi mọi người tinh tấn tiến bước trên đường tu hành, chứ không cam tâm chìm nổi mãi trong biển khổ.

Nhưng từ hơn 2500 năm nay, sau đức Phật Thích Ca đã có ai thành Phật nữa đâu? Đúng vậy, cõi ta bà này mới có một đức Phật Thích Ca mà thôi, nhưng vì quả Phật là cao tột, là viên mãn nên phải lâu lắm mới thành được. Còn những quả vị dưới như Bồ Tát, Duyên giác, Thanh Văn, Hiền Thánh ... thì chắc chắn đã có nhiều người chứng được. Nhất Phật xuất thế, Thiên Phật hộ trì: Một vị Phật ra đời thì có hàng ngàn Phật ủng hộ, thị hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Các chúng sinh nào duyên may gặp Phật tại thế, được nghe Pháp từ kim khẩu Phật nói ra, thì tu hành mau được giác ngộ; những chúng sinh khác không có duyên lành gặp Phật, nhưng đã gặp Pháp của Phật để lại rồi cứ đúng như Pháptu hành thì cũng tuần tự bước trên những bậc thang giải thoát, từ thấp lên cao. Đó cũng là thành đạo, nhưng quả vị thấp hơn Phật nhiều.

Nếu ta đừng quan niệm Thành ĐạoThành Phật, là giác ngộgiải thoát hoàn toàn, mà hiểu nghĩa thành đạohoàn thành đoạn đường định đi thì hàng ngày đã có biết bao nhiêu người thành đạo. Nhiều đoạn đường ngắn họp thành con đường dài, con đường định đi đây là con đường hướng về chân lý, giác ngộgiải thoát, chớ không nhằm tiến đến những mục tiêu ích kỷ, thấp hèn, mê mờ, trầm luânđau khổ.

Những vị tu hành chân chính đã dứt bỏ phiền não, chứng ngộ chân tâm, thì tuy vẫn mang xác phàm, vẫn ăn ngủ làm việc trong cảnh đời ô trược này, nhưng đã thành đạo một phần rồi, có thể đã chứng Thanh Văn, Duyên Giác, hay Bồ Tát mà nào có ai hay? Các ngài cứ an nhiên tự tạitu hành theo lời Phật dạy, còn chứng đắc hay không cũng chẳng bận lòng; nếu còn thấy có chứng, có đắc, có mình để chứng, có Pháp để đắc thì không phải chứng đắc rồi, vì còn chấp ngã, chấp pháp. Hơn nữa, các ngài chẳng bao giờ thèm nói ra là đã chứng đắc thì người đời làm sao biết được.

Chúng ta phải tin rằng có tu là có chứng, có hành là có đắc, không thành Phật thì cũng thành Tổ, không thành Thánh thì cũng thành Hiền, chỉ sợ không tu hay tu không đúng đường mà thôi.

Đứng về lý mà nói, thành Phật tức là nhận ra ông Phật ở trong mình, là trở về với cái bản tính thanh tịnh sẵn có của mình thì ai cũng có khả năng làm được và đã từng làm rồi, đã từng thành đạo rồi. Có khác là đức Phật đã sáng suốt viên mãnvĩnh viễn, xé bỏ hẳn màn vô minh, giải thoát mọi triền phược. Các vị Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, Thánh Hiền cũng đã được giác ngộgiải thoát, nhưng mới được từng phần mà thôi, chưa được sáng suốt rốt ráo. Còn chúng sinh thì vẫn sống trong đêm tối, si mê tham dục, khổ đau, thỉnh thoảng nhờ chân tâm Phật tánh cũng biết hé mắt nhìn về mặt trăng, cũng hưởng một chút ánh sáng, nhưng chỉ trong chớp nhoáng rồi lại bị màn vô minh che phủ, đôi mắt lại nhắm lại, hoặc nhìn đi chỗ khác, ánh sáng lại bị mây đen che phủ, bóng tối bao trùm, không thấy gì nữa.

Đức Phật ví như mặt trời ban ánh sáng cho muôn loài, như mặt trăng chiếu tỏ mọi vật trong đêm tối, như ngọn đèn pha trên đỉnh núi chiếu sáng thật xa cho thuyền bè biết lối mà đi.

Các vị Hiền Thánh ví như đèn dầu, cũng chiếu sáng được cho một căn phòng, nhưng không chiếu xa hơn được. Còn chúng sinh thì thỉnh thoảng cũng lóe lên đôi chút ánh sáng như đom đóm trong đêm tối, như chiếc diêm quẹt bùng lên trong giây lát rồi tắt ngúm, chưa biết bao giờ mới lại loè lên.

Muốn sáng lâu, sáng nhiều, sáng xa, con người phải gắng sức, đi từ chỗ cọ đá, kéo gổ ra lửa rồi mới phát minh ra diêm quẹt, bật lửa, đèn dầu sau cùng là đèn điện, đèn pha, trải qua nhiều thất bại khó khăn, mới đến chỗ có một nguồn năng lượng ánh sáng bền lâu.

Người tu cũng thế, phải tự lực tu hành các Pháp mônđức Phật chỉ dạy, rồi cùng các bậc Thiện Tri Thức nắm tay nhau cùng tiến về nẽo giác ngộ. Có đi là có đến, dù trải qua bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp cũng không nản chí, dù gặp muôn ngàn trở ngại cũng không ngã lòng. Điều đáng sợ là e khó, ngại mệt, gặp thử thách là dừng chân lui bước thì chẳng bao giờ đến đích được.

Hàng ngày, chúng ta hãy đặt ra những mục tiêu nho nhỏ và quyết tâm thực hiện cho kỳ được. Thí dụ: Chúng ta nhất định trừ bỏ lòng tham dục, cái gì trái đạo là không làm, không để các điều xấu lôi cuốn hay nhận chìm, đó là thành đạo bỏ lòng tham dục.

Chúng ta tập bỏ tánh nóng giận, ai phá cũng mặc, ai chê cũng cười, đó là thành đạo bỏ được nóng nẩy, sân hận.

Chúng ta quyết trừ si mê, nhận chân giá trị của mọi sự vật, biết phải trái, chính tà, đó là thành đạo bỏ được si mê vọng tưởng.

Năm nay quyết định ăn chay trường, giữ đủ cấm giới, tụng kinh, trì chú, làm lành lánh giữ, đó là thành đạo trong việc tự tu, tự học.

Năm sau quyết học cho thông, tham thiền nhập định để ngộ chân tâm, chứng thật tướng, (dĩ nhiên, phần nào thôi), tu hành thanh tịnh, độ mình, độ người đó là thành đạo trong việc tự giác, giác tha.

Chúng ta phải hiểu rằng đã mang thân người thì có nhiều nết tốt nhưng cũng có đủ tật xấu, có lúc tinh tấn thì cũng có lúc giải đãi, có lần thành công thì cũng có phen xụp hố, sa hầm. Cho nên phải tu tập đều đều cho thành thói quen, bớt một việc ác, thêm một việc lành. Đừng để sáu căn, sáu trần làm chủ lôi cuốn mình vào đường lầm lạc, mà phải phân tích rõ rệt đâu là việc làm cho bản ngã thấp hèn, đâu là hành động phụng sự cho toàn thể chúng sinh. Phải thấy tất cả là một, phải chuyển thức thành trí, bỏ các nhận thức sai lầm, chấp trước vị kỷ, dùng trí huệ sáng suốt làm những việc đúng với sự thật, xứng với tánh, y như Pháp, phá trừ chấp ngãchấp pháp, bỏ cái thấp hèn để hướng về chỗ cao cả. Phải biết quán xét vạn vật vô thường, quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ. Nếu có lỗi lầm thì thành tâm sám hối, ngã nơi đâu thì chống tay nơi đó mà đứng dậy, không tái phạm nữa. Chúng ta vẫn sống như thường, mắt vẫn nhìn, tai vẫn nghe nhưng tâm đã thay đổi khác trước, quan niệm, nhận xét không còn như lúc chưa tu. Mắt nhìn sắc nhưng biết nó là giả hợp, tai nghe tiếng nhưng biết đó là hư huyển, mũi ngửi mùi nhưng biết đó là mộng ảo, lưỡi nếm vị nhưng biết đó là vô thường, thân xúc chạm nhưng biết đó là bất tịnh, ý tác động nhưng biết đó là mê lầm ... Rồi nhờ giữ giới mà sinh Định, có định mớ phát Huệ; nhờ trí huệ sáng suốt mà thay đổi cuộc đời, hoán cải thân tâm, hướng mọi việc làm đến Chân Thiện Mỹ. Đó là tiến bước khá xa trên đường Thành Đạo rồi.

Cứ tinh chuyêntiến tu, nay một chút, mai một phần, kiếp này chưa được thì kiếp sau, đừng quan tâm thời gian, đừng bận lòng về chứng đắc, nhiều cái thành đạo nhỏ hợp thành cái thành đạo lớn lao tuyệt vời.

Nhân ngày kỷ niệm Lễ Thành Đạo của đức Phật Thích Ca, nguyện cầu tất cả chúng sinh hết khổ, bớt mê nhờ có những thành đạo nhỏ, rồi sẽ được sáng suốt, giác ngộgiải thoát hoàn toàn chờ lúc thành đạo lớn.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/01/2016(Xem: 4530)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :