Phật HiệnMười Phương

29/12/20223:53 CH(Xem: 1784)
Phật Hiện Ở Mười Phương

PHẬT HIỆNMƯỜI PHƯƠNG
NHỮNG LIÊN HỆ TIẾP NỐI TỪ KINH TĂNG-NHẤT A-HÀM
ĐẾN KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁT-NÊ-HOÀN.
Chúc Phú

Vua Ưu-điền và ba hoàng hậu của mình, phù điêu tại bảo tháp Amaravarti, niên đại 150 tây lịch (Udayana and his three que
Vua Ưu-điền và ba hoàng hậu của mình, phù điêu tại
bảo tháp Amaravarti, niên đại 150 tây lịch

Theo kinh Tăng-nhất A-hàm[1], bức tượng Phật đầu tiên xuất hiện trên thế gian này là do vua Ưu Điền (優填, Udayana)[2] thỉnh cầu nghệ nhân chế tác và được làm bằng chất liệu gỗ thơm ngưu-đầu chiên-đàn (牛頭栴檀)[3]. Vừa nghe tin đó, vua Ba-tư-nặc liền tức khắc cho tìm thợ có tay nghề cao đúc tượng đức Phật bằng vàng thuần chất, gọi là Tử ma kim (紫磨金). Theo kinh, bấy giờ trong cõi Diêm-phù mới bắt đầu xuất hiện hai tôn tượng Như Lai này[4].

Mãi đến ngày hôm nay, hai bức tượng quý giá này hiện vẫn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ VII, bức tượng của vua Ưu-điền đã được ngài Huyền Trang (602-664) phát hiện, qua những ghi chép thể hiện trong tác phẩm Đại đường tây vức ký (大唐西域記). Theo ghi chép của ngài Huyền Trang, bức tượng này được tôn trí trong một tinh xá thuộc nước Kiêu-thưởng-di (憍賞彌國), đúng như sự ghi nhận ở kinh Tăng-nhất A-hàm:

Trong cung vua xưa ở kinh thành, có một tinh-xá lớn, cao hơn 18 mét[5], có một bức tượng Phật điêu khắc bằng chiên-đàn, phía trên treo tàn lọng với [dây tua bằng] đá. [Bức tượng này] do vua Ô-đà-diễn-na (nhà Đường dịch là Xuất Ái. Cựu dịch vua Ưu-diền là sai vậy) tạo tác[6].

Xét về niên đại lịch sử, từ những thành tựu của các ngành khoa học khảo cổ ngày nay đã xác chứng rằng, những bức tượng Phật có niên đại sớm nhất dao động vào khoảng trước hoặc đầu kỷ nguyên Tây lịch[7]. Tuy nhiên, có rất nhiều tượng Phật và phù điêu đức Phật có niên đại khoảng thế kỷ thứ II, hiện được giữ gìn cũng như trưng bày tại bảo tàng Peshawar (Peshawar Museum), thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, nước Pakistan. Điều đó cho thấy việc tạo tượng Phật đã diễn ra nhiều thế kỷ trước đó, có thể đúng như ghi nhận của kinh Tăng-nhất A-hàm.

Tượng Phật Lợi Mỹ,
Tượng Phật Lợi Mỹ, được phát hiện ở ấp Lợi Mỹ, làng Phong Mỹ, tỉnh Sa-Đéc (Đồng Tháp) vào năm 1937, với chất liệu bằng gỗ mù u, có niên đại khoảng thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VI[8] với dáng dấp thanh mảnh như người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng


Có thể nói, tùy theo quan điểm về cái đẹp của từng quốc gia, tôn giáo, triết học, dân tộc, xứ sở mà mỗi địa phương đã tạo ra những phong cách nghệ thuật tạo tượng đặc thù. Xét về tượng pháp, một số tượng đức Phật và các bậc Thánh Tăng thuộc trường phái nghệ thuật Gandhara ở Pakistan ngày nay có những ảnh hưởng nhất định đến nghệ thuật tạo hình của văn hóa Hy Lạp, La Mã thời cổ đại. Những bức tượng Phật hiện được trưng bày tại bảo tàng Peshawar là minh chứng cụ thể cho trường hợp này. Bên cạnh đó, có những bộ tượng với tượng thức mập mạp, đầy đặn của Phật giáo Ấn ĐộTrung Quốcthời kỳ đầu cũng phần nào chuyên chở quan điểm cái đẹp của thời kỳ ấy. Ngay như ở Việt Nam, cái đẹp của tượng Phật Lợi Mỹ, được phát hiện ở ấp Lợi Mỹ, làng Phong Mỹ, tỉnh Sa-Đéc (Đồng Tháp) vào năm 1937, với chất liệu bằng gỗ mù u, có niên đại khoảng thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VI[8] với dáng dấp thanh mảnh như người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, cũng thể hiện cho tinh thần ấy.

Ở đây, tùy thuộc vào mỗi hệ tử tưởng triết học Phật giáo, quan niệm về cái đẹp của các xu hướng nghệ thuật, cảm thụ về mỹ thuật và năng lực của nghệ nhân, quan điểm riêng của thí chủ cúng dường bức tượng…, đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nghệ thuật tạo tượng nói chung và tượng pháp đức Phật nói riêng. Có thể tượng Phật ở nơi này chưa phải là cái đẹp hoàn hảo đối với nơi kia; có thể hình dạng tôn tượng đức Phật chưa chuyên chở cái đẹp theo tỷ lệ vàng (Golden ratio); có thể màu sắc nơi tôn dung đức Phật chưa phải là sự hài hòa, cân đối từ tông màu (Ton), sáng tối (Valuer), mạnh yếu (Intensity) của màu sắc; thế nhưng giữa các quan điểm tạo hình này đã có sự gặp gỡ và giống nhau rất mực đặc thù, đó chính là lòng kính trọng vô biên đối với những phẩm tính cao cả của đức Phật, của nhiều giai tầng xã hội, của nhiều phẩm loại chúng sanh.

Đây cũng là điều được ghi nhận và lý giải ở bản kinh Phật thuyết Đại Bát-nê hoàn[9]:

Này người thiện nam! Giống như trăng tròn[10] thì mọi người đều nhìn thấy, ở khắp mọi nơi, thành ấp, làng xóm, núi non, ao hồ, tùy loại vật dụng chứa nước lớn nhỏ đều có trăng hiện ở trong đó. Nếu người đi xa trăm nghìn do tuần vẫn thấy trăng theo, nên những người đó đã suy nghĩ rằng: “Là trăng trước kia theo ta đến đây? Hay là trăng khác?” Người si mê thấy trăng giống như mặt gương; người bậc trung thì thấy mặt trăng giống như bánh xe; người bậc thượng thì thấy mặt trăng tròn rộng năm do tuần, các chúng sanh khác tùy theo năng lực mà thấy khác biệt.

Ánh trăng Như Lai cũng lại như vậy, tất cả đều thấy, nhưng mỗi chúng sanh tự suy nghĩ rằng, chư Phật Thế Tônthương xót con, cho nên trú ngụ trong nhà của con, cho đến súc sanh cũng nghĩ như vậy. Thậm chí những người đui, mù, câm, điếc và cả những người già yếu bệnh tật, họ đều bảo rằng Như Lai giống họ.

Sự khẳng định của câu kinh trên đã góp phần xác tín một chân lý quan trọng trong giáo nghĩa Phật Đà:

Phật hiệnmười phương.



[1] Tăng. 增 (T.02. 0125.36.5. 0706a02-0706a25).

[2] Vua Ưu-điền, trị vì nước Vaṃśa (वंश), là một trong 16 quốc gia thời Phật, thủ đô là Kiều-thường-di (

[3] Ngưu đầu chiên đàn (牛頭栴檀): Chiên đàn từ núi Ngưu đầu, còn gọi là Chiên đàn đỏ (赤栴檀), phần lớn chỉ có ở Ấn Độ.

[4] Tăng. 增 (T.02. 0125.36.5. 0706a26). Nguyên tác: 爾時, 閻浮里內始有此二如來形像.

[5] Nguyên tác Cao lục thập dư xích (高六十餘尺). Một thước (尺) thời nhà Đường là 31.1cm.

[6] Đại đường tây vức ký大唐西域記 (T.51. 2087.5. 0898a07). Nguyên tác: 城內故宮中有大精舍,高六十餘尺,有刻檀佛像,上懸石蓋, 鄔陀衍那王(唐言出愛.舊云王訛也)之所作也.

[7] Xem thêm thông tin về hai bức tượng đồng vừa phát hiện tại Thiểm Tây, Trung Quốc, có niên đại hơn hai ngàn năm. Xem tại:  https://giacngo.vn/trung-quoc-hai-tuong-phat-bang-dong-co-nien-dai-som-nhat-duoc-khai-quat-tai-thiem-tay-post60218.html

[8] Tượng Phật Lợi Mỹ hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bức tượng Phật này được Thủ tướng Chính phủ công nhậnbảo vật quốc gia, theo quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 1-10-2012.

[9] Phật thuyết Đại Bát-nê-hoàn, Nguyệt dụ phẩm佛說大般泥洹經月喻品 (T.12. 0376.16. 0890b19-0890b28). Nguyên tác: 善男子! 猶如明月一切皆見, 處處城邑聚落山澤,隨器大小是諸水中一切悉現;若人遊行百千由旬而月常隨彼諸人等而作是想: “為是本月隨我而來?為是異月?”愚人見月猶如鏡面, 中人見月猶如車輪, 上人見月圓五由旬,及餘眾生隨力所見; 如來明月亦復如是, 一切悉見, 而諸眾生各作是念,謂佛世尊哀愍我故在我舍住。及畜生道亦復如是,聾盲瘖瘂及諸癃殘, 各謂如來為己像類.

[10] Bản Tống, Nguyên, Minh, Cung, Thánh ghi là Nguyệt mãn (月滿). Bản dịch sử dụng nghĩa này.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/01/2016(Xem: 4242)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.