Bài thơ: Cáo bệnh để dạy đệ tử!

25/01/20164:04 SA(Xem: 15480)
Bài thơ: Cáo bệnh để dạy đệ tử!

blankBÀI THƠ: CÁO BỆNH ĐỂ DẠY ĐỆ TỬ!
Cáo tật thị chúng!
Lê Huy Trứ

 

mai mo trangTrong VỀ MỘT BÀI THƠ THIỀN MÙA XUÂN, Vĩnh Hảo viết: Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI, thời Lý, cách đây gần một ngàn năm.

Bài thơ ấy thực ra không phải là một bài thơ. Không phải là thơ vì thiền sư, thực ra, đã không làm thơ. Chỉ có thể nói được rằng vào một lúc tâm tư tịch lặng an nhiên nhất, khi những thăng trầm của thế sự không còn là điều bận lòng với mình, khi những cánh hoa tan tác rơi rụng không làm tâm hồn xao xuyến, hãi sợ nữa; và khi, chính sự biến thiên của vạn hữu vô thường ấy lại ảnh hiện vẻ trường cửu bất diệt của chân tâm, thiền sư bất chợt bật lên một tiếng kinh ngạc, hốt nhiên giác ngộ tính cách bất nhị của bản thểhiện tượng giới. Lẳng lặng cảm nhận niềm an lạctrí tuệ vô biên đó, thiền sư đóng cửa, cáo bệnh, không bước ra khỏi phương trượng để sinh hoạt với đệ tử như mọi khi. Các đệ tử chầu chực bên ngoài, lo âu, bồn chồn, như linh cảm rằng thầy mình sắp từ giã cuộc đời. Đến chiều tối, để không phụ lòng các đệ tử đang quan tâm đến mình, thiền sư mỉm cười thảo một bài kệ ngắn, gởi ra ngoài cho đại chúng. Bài kệ ấy trở thành những lời dạy cuối cùng ân cần, cảm độngsiêu thoát nhất của thiền sư để lại cho đệ tử. Và ngôn ngữ của một kẻ giác ngộ, đứng trên đỉnh cao chót vót của trí tuệ, dù không đẽo gọt, uốn nắn, tìm chữ, sắp đặt ý lời, đã vô tình trở nên thơ.

Bài kệ, hay bài thơ "Cáo tật thị chúng" (Cáo bệnh để dạy đệ tử) ấy, trở thành bài thơ bất hủ của nhân loại:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.


Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Mãn Giác Thiền Sư

*
Trăm hoa rụng xuân đi
Xuân đến nở trăm hoa
Tương lai vẫn đi mãi
Lão đầu hai màu tóc
Đừng bảo xuân tàn hoa chết hết
Trước sân đêm trước độc chi mai.
Lê Huy Trứ dịch

Bài thơ nguyên gốc bằng chữ Hán, đã được phiên âm Hán-Việt như trên và cũng đã có khá nhiều bản dịch Việt ngữ từ nhiều năm nay. Trong số những bản dịch ấy, có lẽ bản dịch của Ngô Tất Tố là sớm nhất, và bản dịch của Lê Huy Trứ, Virginia là mới nhất, 1/25/2016.  Có thể là bản dịch được biết đến nhiều nhất là bài:

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
(Vô Danh?)

Sau đây là bản dịch của họa sĩ Võ Đình, từ Maryland:

Xuân đi, trăm hoa rãi
Xuân đến, trăm hoa khai.
Xem chuyện đời trước mắt
Tóc trên đầu đã phai.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Tối qua, vườn trước một cành mai.

Họa sĩ Võ Đình cũng cho biết (qua Bản Tin Trung Tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ số tháng 5/93) là bài thơ của thiền sư Mãn Giác còn được dịch ra tiếng Anh với tựa đề "Rebirth" (Tái sanh) bởi giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, và còn được phổ thành nhạc Mỹ bởi cô Carey Creed trong tập nhạc Plum Branch (Cành Mai) của cô. Bản tin của Trung Tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ còn cho biết cô Carey Creed đã lấy chữ "chi mai" (cành mai) trong bài thi kệ của thiền sư để đặt tựa đề chung cho tập nhạc của mình.

Bản tin kết luận: "Như vậy, sức mạnh truyền đạt của một bài thơ đã quá rõ: nó vượt qua một nghìn năm và đi từ Đông sang Tây, rồi lại còn hóa thân từ Hán-Việt sang tiếng Anh, để vươn lên thành một bản nhạc Mỹ của hôm nay. Đó mới thật là sự thần diệu của văn hóa."

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/02/2016(Xem: 9844)
05/02/2013(Xem: 23465)
18/01/2014(Xem: 6877)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.