Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy...

11/02/20211:00 SA(Xem: 5810)
Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy...

XUÂN VỀ NGẪM ĐẾN LẼ THỊNH- SUY...
Thích Tánh Tuệ

 

Hẳn những người học Phật chúng ta ít nhiều ai cũng biết đến bài thơ Thị Đệ tử (Dạy đệ tử) rất nổi tiếng của Thiền Sư Vạn Hạnh đời nhà Lý, thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi :

Ngài không bệnh, trước khi thị tịch (1018), đã gọi tăng chúng đến đọc bài kệ:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suybố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Dịch nghĩa:         

Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.
(Ngô Tất Tố dịch thơ)

Dù bài thơ đã được dịch nhưng bản thân người viết bài nầy vẫn thích đọc bài nguyên tác chỉ vì hai chữ Thịnh Suy được lập lại ở hai câu thơ cuối, sự lập lại khiến người đọc phải dừng lại, chiêm nghiệm, vì sao..?

- Thịnh, suy là quy luật tự nhiên, (là cách nói khác của hai chữ Vô Thường) thịnh suy ở nhiều phạm trù, nhiều góc độ. Đối với mỗi người thịnh suy có thể thấy được: Trẻ tràn đầy sức khỏe, già suy nhược, yếu dần, không còn khỏe, đó là thịnh,suy về sức khỏe; đối với danh vọng, thời thịnh có chức vị, danh tiếng, thời suy, chức vị, danh tiếng cũng đi vào dĩ vãng;...

Đối với thời cuộc, thịnh suy được thể hiện trong hai câu thơ của cụ Nguyễn Du:

"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng."

Bể dâu nói lên sự thay đổi của cuộc đời, những đau thương của kiếp người, do thời cuộc thịnh suy tác động.  Mỗi gia đình cũng không thoát khỏi quy luật thịnh suy.

Nhiều khi chúng ta sống rất mệt mỏi, không phải là do cuộc sống quá khắc nghiệt, mà là do chúng ta rất dễ bị tác động, bị ô nhiễm bởi bầu không khí bên ngoài, bị cuốn hút theo cảm xúc của chính mình và của sự thịnh suy và tâm trạng của đám đông. Chính điều này làm cho ta khổ.

Biết rõ có thịnh, thì có suy, đó là trí, từ đó không chấp thủ vào, nghĩa là gặp thịnh thì đừng vui thích, đừng đắm say vào dục lạc thế gian, gặp suy thì đừng sợ hãi, thì tâm thoát khỏi một cặp gió bát phong -

Thịnh và suy (Lợi, bất lợi);

khen và chê; vinh và nhục ( danh tiếng, không danh tiếng );

khổ đau và hạnh phúc.

Tám pháp tùy chuyển thế gian ( Bát Phong )

Sở dĩ, chúng ta bị đau khổ, do tâm quay cuồng theo tám ngọn gió đời.

Lưu ý:

- Gặp thịnh thì đừng vui sướng, đừng đắm say vào năm dục lạc thế gian

 (Tiền của, sắc dục, danh vọng, ăn ngon, ngũ kĩ), thì suy không thể tác động được tâm. Ngược lại, gặp thịnh, vui sướng, đắm say vào 5 dục lạc thế gian, khi suy khó tránh khỏi tâm khổ, tâm ưu... Đại dịch bệnh hiện nay cũng là cơ hội cho ai tỉnh ngộ sự thịnh suy của kiếp người.

- Điều bất lực lớn nhất của kiếp nhân sinh đó là không thể kiểm soát hay điều chỉnh lẽ thịnh suy theo ý mình, nên cứ mãi .. '' khóc cười theo mệnh nước nỗi trôi.. nước ơi! '' là vậy! Điều duy nhất có thể làm được, là chúng ta chúc cho nhau sống: '' Nhậm vận thịnh suybố uý '',(Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi), mà muốn sống được với tâm thái không sợ hãi thì chẳng dễ tí nào ? Chúng ta phải thấy cho ra cái gốc của sự sợ hãi là do chấp thân năm uẩn này là thiệt,(ngũ thủ uẩn). Muốn đạt được cái thấy Như Thật về Ngũ uẩn này là không, không gì ngoài sự dụng công tu hành, quán chiếu.. Một khi ta vốn không, ấy thì lẽ thịnh suy bên ngoài kia do đâu dựng lập mà có được...

 

chuc mung nam moi tan suuXUÂN THƯỜNG TẠI

Có người ra đầu ngõ
Níu áo ngày xuân qua
Tô lại màu Mai nở
Ước mơ xuân không già

Nhưng xuân còn lúc đến
Hẳn theo dòng ... xuân đi
Đâu phải đời yêu mến
Mà xuân ở lại vì ...

Có người ra ngoài phố
Hỏi xuân vừa đi đâu
Con sông nào trôi ngược
Cho đẹp mãi ngàn sau

... Ngôi chùa trên núi n
Cội Mai nở bốn mùa
Biết Xuân về ở trọ
Không đón thì không đưa... (*__*)

 

Như Nhiên-

Thich Tánh Tuệ

Bài đọc thêm:
Những bước thăng trầm (Narada Maha Thera - Phạm Kim Khánh dịch)







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/02/2015(Xem: 7997)
22/01/2015(Xem: 8396)
21/01/2023(Xem: 1467)
04/02/2019(Xem: 6412)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.