Thư Viện Hoa Sen

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy...

11/02/20211:00 SA(Xem: 6620)
Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy...

XUÂN VỀ NGẪM ĐẾN LẼ THỊNH- SUY...
Thích Tánh Tuệ

 

Hẳn những người học Phật chúng ta ít nhiều ai cũng biết đến bài thơ Thị Đệ tử (Dạy đệ tử) rất nổi tiếng của Thiền Sư Vạn Hạnh đời nhà Lý, thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi :

Ngài không bệnh, trước khi thị tịch (1018), đã gọi tăng chúng đến đọc bài kệ:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suybố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Dịch nghĩa:         

Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.
(Ngô Tất Tố dịch thơ)

Dù bài thơ đã được dịch nhưng bản thân người viết bài nầy vẫn thích đọc bài nguyên tác chỉ vì hai chữ Thịnh Suy được lập lại ở hai câu thơ cuối, sự lập lại khiến người đọc phải dừng lại, chiêm nghiệm, vì sao..?

- Thịnh, suy là quy luật tự nhiên, (là cách nói khác của hai chữ Vô Thường) thịnh suy ở nhiều phạm trù, nhiều góc độ. Đối với mỗi người thịnh suy có thể thấy được: Trẻ tràn đầy sức khỏe, già suy nhược, yếu dần, không còn khỏe, đó là thịnh,suy về sức khỏe; đối với danh vọng, thời thịnh có chức vị, danh tiếng, thời suy, chức vị, danh tiếng cũng đi vào dĩ vãng;...

Đối với thời cuộc, thịnh suy được thể hiện trong hai câu thơ của cụ Nguyễn Du:

"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng."

Bể dâu nói lên sự thay đổi của cuộc đời, những đau thương của kiếp người, do thời cuộc thịnh suy tác động.  Mỗi gia đình cũng không thoát khỏi quy luật thịnh suy.

Nhiều khi chúng ta sống rất mệt mỏi, không phải là do cuộc sống quá khắc nghiệt, mà là do chúng ta rất dễ bị tác động, bị ô nhiễm bởi bầu không khí bên ngoài, bị cuốn hút theo cảm xúc của chính mình và của sự thịnh suy và tâm trạng của đám đông. Chính điều này làm cho ta khổ.

Biết rõ có thịnh, thì có suy, đó là trí, từ đó không chấp thủ vào, nghĩa là gặp thịnh thì đừng vui thích, đừng đắm say vào dục lạc thế gian, gặp suy thì đừng sợ hãi, thì tâm thoát khỏi một cặp gió bát phong -

Thịnh và suy (Lợi, bất lợi);

khen và chê; vinh và nhục ( danh tiếng, không danh tiếng );

khổ đau và hạnh phúc.

Tám pháp tùy chuyển thế gian ( Bát Phong )

Sở dĩ, chúng ta bị đau khổ, do tâm quay cuồng theo tám ngọn gió đời.

Lưu ý:

- Gặp thịnh thì đừng vui sướng, đừng đắm say vào năm dục lạc thế gian

 (Tiền của, sắc dục, danh vọng, ăn ngon, ngũ kĩ), thì suy không thể tác động được tâm. Ngược lại, gặp thịnh, vui sướng, đắm say vào 5 dục lạc thế gian, khi suy khó tránh khỏi tâm khổ, tâm ưu... Đại dịch bệnh hiện nay cũng là cơ hội cho ai tỉnh ngộ sự thịnh suy của kiếp người.

- Điều bất lực lớn nhất của kiếp nhân sinh đó là không thể kiểm soát hay điều chỉnh lẽ thịnh suy theo ý mình, nên cứ mãi .. '' khóc cười theo mệnh nước nỗi trôi.. nước ơi! '' là vậy! Điều duy nhất có thể làm được, là chúng ta chúc cho nhau sống: '' Nhậm vận thịnh suybố uý '',(Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi), mà muốn sống được với tâm thái không sợ hãi thì chẳng dễ tí nào ? Chúng ta phải thấy cho ra cái gốc của sự sợ hãi là do chấp thân năm uẩn này là thiệt,(ngũ thủ uẩn). Muốn đạt được cái thấy Như Thật về Ngũ uẩn này là không, không gì ngoài sự dụng công tu hành, quán chiếu.. Một khi ta vốn không, ấy thì lẽ thịnh suy bên ngoài kia do đâu dựng lập mà có được...

 

chuc mung nam moi tan suuXUÂN THƯỜNG TẠI

Có người ra đầu ngõ
Níu áo ngày xuân qua
Tô lại màu Mai nở
Ước mơ xuân không già

Nhưng xuân còn lúc đến
Hẳn theo dòng ... xuân đi
Đâu phải đời yêu mến
Mà xuân ở lại vì ...

Có người ra ngoài phố
Hỏi xuân vừa đi đâu
Con sông nào trôi ngược
Cho đẹp mãi ngàn sau

... Ngôi chùa trên núi n
Cội Mai nở bốn mùa
Biết Xuân về ở trọ
Không đón thì không đưa... (*__*)

 

Như Nhiên-

Thich Tánh Tuệ

Bài đọc thêm:
Những bước thăng trầm (Narada Maha Thera - Phạm Kim Khánh dịch)







Tạo bài viết
11/02/2021(Xem: 4281)
17/02/2015(Xem: 19922)
26/01/2011(Xem: 27234)
03/01/2020(Xem: 5479)
26/01/2020(Xem: 5937)
02/01/2019(Xem: 9430)
20/01/2023(Xem: 3251)
01/02/2024(Xem: 1363)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: