VẬT LÝ LƯỢNG TỬ
Phúc Cường trích dịch
Bàn về sự vật trong các mối quan hệ của chúng là quan trọng. Hãy nhìn vào sự liên hệ nội dung của hai chân lý sau cùng trong Tứ Diệu Đế trong Phật giáo, đó là chân lý về sự tận diệt khổ đau và tiếp đến về con đường xa lìa khổ đau. Trong phạm vi hai chân lý, đó là một sự truy tầm về thực tại cùng một lực đối trị những quan kiến lầm sai của chúng ta. Thật tuyệt vời.
Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia buổi hội đàm Tâm thức và & Đời sống lần thứ 26 tại Drepung ngày thứ hai. Drepung Lachi, Mundgod, Karnataka, Ấn Độ, 18 Tháng 1 2013 - Sau buổi dẫn nhập ngày hội đàm thứ nhất, ngày thứ hai đã được dành riêng cho chủ đề Vật lý, cụ thể là Vật lý lượng tử. Trước khi Giáo sư Arthur Zajonc bắt đầu luận giải về những ảnh hưởng của Cơ học Lượng tử tới Quan điểm của chúng ta về thực tại, người dẫn chương trình John Durant đã nhẹ nhàng báo trước rằng cơ học lượng tử không phải dễ hiểu.
"Hôm qua, chúng ta bàn về khoa học cổ điển, nhưng 120 năm qua, sau những nỗ lực làm việc và mang lại tư tưởng lớn cho khoa vật lý, các nhà vật lý cảm thấy họ đã đạt đến điểm tận cùng. Kelvin cho rằng, 'Chúng ta hiểu tất cả mọi thứ ngoại trừ hai giới hạn nhỏ trong tầm nhận thức.
Thứ nhất, đâu là màu sắc của ánh nến, bất chấp các nỗ lực sử dụng vật lý cổ điển để dự đoán, và thứ hai là khám phá ra rằng, ánh sáng, không giống như âm thanh, có thể truyền qua không gian mà không cần môi trường không khí. Ánh sáng tồn tại ở dạng sóng, vì vậy một cách logic nó phải cần một phương tiện để truyền dẫn, nhưng cho tới nay đã vẫn không thể tìm ra được.
Có hai sự phát triển quan trọng giải đáp trước những thách thức này, đó là Cơ học Lượng tử và Lý thuyết Tương đối. Hai lý thuyết này đã làm thay đổi quan điểm của các nhà khoa học về thực tại.
Giáo sư Arthur Zajonc đã chỉ ra hình ảnh hai đồng xu, chúng giống hệt nhau trên bề mặt nhưng có những nhãn hiệu cùng các vết xước để phân biệt. Thật dễ dàng để phân biệt chúng. Tuy nhiên, ông giải thích rằng ở một mức độ vi tế hơn nhiều, nếu bạn có hai nguyên tử hydrô, không chỉ không có gì để phân biệt chúng, mà theo quan điểm của Cơ học Lượng tử, chúng còn ở cùng một không gian và một vị trí. Ông cho rằng đó là trạng thái mờ nghĩa của “tính không có khả năng phân biệt.
Arthur Zajonc thuyết trình về cơ học lượng tử và lý thuyết tương đối vào ngày thứ hai của buổi hội đàm Tâm thức và Đời sống lần thứ 26 tổ chức tại Tự viện Drepung ở Mundgod, Ấn Độ, ngày 18 tháng 1 năm 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL |
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng theo Duy thức tông Phật giáo, nếu có nhận thức về sự vật thì nó sẽ tồn tại, nếu không thì sự vật không tồn tại.
Giáo sư Arthur Zajonc giải thích rằng ở mức độ khi tính chất không có khả năng phân biệt diễn ra, những mối quan hệ giữa các đối tượng như vậy và những tương tác giữa chúng, được cho là sự vướng mắc.
Michel Bitbol, nhà triết học khoa học, nhớ lại rằng lần đầu tiên ông bắt đầu đặt câu hỏi khoa học khi còn là một cậu bé đang đi xe đạp, ông nhận thấy rằng mặt trăng dường như di chuyển cùng với mình và nó dừng lại khi cậu dừng xe lại. Cậu tự hỏi tại sao và đã hiểu rằng sự chuyển động rõ ràng không có gì phụ thuộc vào mặt trăng, mà liên quan tới với các mối quan hệ giữa chúng. Copernicus đã chỉ ra những mâu thuẫn trong hệ thiên văn học của Ptolemy, khi quan sát và thấy rằng trái đất, trong một quỹ đạo nhỏ hơn, quay nhanh hơn sao Hỏa, do đó, chính mối quan hệ giữa chúng đã làm cho đôi khi sao Hỏa như thể chuyển động ngược lại. Bằng cách tập trung vào các mối quan hệ dẫn tới kết quả là có thể quan sát được các thuộc tính của một đối tượng. Nhà vật lý học nổi tiếng Nils Bohr đã nhận xét, "Chúng ta có thể phải học lại một lần nữa sự hiểu biết có nghĩa là gì.”
Nhà triết học Michel Bitbol đã thảo luận vấn đề, vậy thực tại là gì? theo một số cách, bao gồm cả nghịch lý về con mèo của Schrodinger, nó vừa chết lại vừa sống, (người dẫn chương trình John Durant đã thêm vào rằng không có tâm bạo ác thực sự nào diễn ra trong thí nghiệm tư tưởng này.) Ông kết luận bằng một câu trích“các hạt có dạng thức tồn tại như một cầu vồng,” điều đó để nói lên sự tồn tại trong mối quan hệ liên quan đến ánh sáng mặt trời, giọt mưa trong không khí và cả người quan sát. Bitbol đã bình xét, “để tìm hiểu về các mối quan hệ này, bạn phải tìm hiểu về lý duyên sinh ".
Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét:
"Bàn về sự vật trong các mối quan hệ của chúng là quan trọng. Hãy nhìn vào sự liên hệ nội dung của hai chân lý sau cùng trong Tứ Diệu Đế trong Phật giáo, đó là chân lý về sự tận diệt khổ đau và tiếp đến về con đường xa lìa khổ đau. Trong phạm vi hai chân lý, đó là một sự truy tầm về thực tại cùng một lực đối trị những quan kiến lầm sai của chúng ta. Thật tuyệt vời. "
Sau giờ nghỉ trưa, giáo sư Arthur Zajonc đã trở lại với thuyết trình Vật lý Lượng tử và những Ảnh hưởng,
"Đã rất nhiều lần trong vật lý hiện đại, chúng ta cố gắng tìm hiểu thế giới một cách khách quan, nhưng cũng rất nhiều lần chúng ta thấy rằng tất thảy sự vật đều tồn tại trong các mối quan hệ." Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ, "tôi sẽ cùng làm việc với ngài và thuyết tương đối. Tôi biết ngài thường làm việc thông qua những quan sát, ngài thích tách rời sự vật thành các bộ phận rồi hợp lại chúng với nhau để nhận biết sự vật vận hành như thế nào; trong vật lý cổ điển, nó sẽ vận hành như vậy. Nhưng trong Cơ học Lượng tử, chúng ta thấy có những sự vật không giống như những cách tư duy cũ. Có hai phương diện cho vấn đề này: Cơ học Lượng tử và Thuyết Tương đối. Einstein đã nói: "Chính sự tồn tại và thực tại làm chúng ta muốn tìm hiểu '.
Trình bày sự tương phản giữa vật lý cổ điển và Cơ học Lượng tử là giải pháp cho vấn đề làm thế nào để chứa một cái cột dài 25m trong một cái kho 20m. Theo quan điểm truyền thống, đơn giản là cái cột quá dài, nhưng theo Cơ học lượng tử, cái cột sẽ trở nên ngắn hơn nếu nó di chuyển với vận tốc cực nhanh. Trong thí nghiệm tư tưởng này, cái cọc đơn thuần di chuyển với vận tốc đủ nhanh là nó sẽ trở nên đủ ngắn để có thể chứa được trong cái kho trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhà triết học Michel Bitbol trở lại để bàn về Cơ học Lượng tử với tư cách một lý thuyết mang lại cái nhìn mới về thế giới, trong khi trình bày ông đã đặt vấn đề vậy khoa học là gì? Nó là một tấm gương phản ánh trung thực tự nhiên, một sự phóng chiếu của tâm thức chúng ta hay một cách trung dung - phụ thuộc vào cả người nhận thức và đối tượng được nhận thức giống như được mô tả bởi ngài Francisco Varela, một trong những người sáng lập Viện Tâm thức và Đời sống?
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đáp lại rằng,
"Điều này làm tôi gợi nhớ lại một dịp tại Delhi vài năm trước đây, khi ngài Raja Raman, cha đẻ của bom hạt nhân Ấn Độ, kể rằng ông đã được đọc các tác phẩm của Đạo sư Long Thọ, ở đó ông đã tìm thấy những nội dung mô tả giống như lý thuyết Lượng tử. Khi ấy ông đã trào dâng niềm tự hào khi biết một người Ấn Độ đã từng nhắc tới những tư tưởng này cách đây 2000 năm.
“Theo thuyết Trung đạo của đạo sư Long Thọ, một sự vật tồn tại, nhưng nếu chúng ta tìm kiếm nó, chúng ta không thể thấy được. Nếu chúng ta xem xét kỹ bản thân sự vật, chúng ta sẽ thấy sự tồn tại của nó phụ thuộc các yếu tố khác, vì vậy chúng ta không thể nói rằng sự vật đó không tồn tại; nhưng nó tồn tại trong các mối quan hệ, trong khía cạnh được định danh.
"Nói chung, mặc dù có một số khác biệt, tôi cho rằng triết học Phật giáo và Cơ học Lượng tử có thể cùng nhất trí trên quan điểm về thế giới. Chúng ta có thể thấy trong những tấm gương vĩ đại mang lại các thành quả cho tư duy nhân loại. Bất kể chúng ta có cảm thấy ngưỡng mộ các nhà tư tưởng vĩ đại này hay không, thì chúng ta cũng không nên quên thực tế rằng họ cũng là những con người cũng như chúng ta. "
Hàng trăm tăng sĩ tham dự khóa hội đàm Tâm thức và Đời sống lần thứ 26 ngày thứ hai được tổ chức tại Tự viện Drepung ở Mundgod, Ấn Độ, ngày 18 tháng 1 năm 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL |
Được hỏi liệu ngài có thể tiếp tục buổi hội đàm quá 2h chiều, Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý và chia sẻ rằng ngài rất hoan hỷ với các bài thuyết trình và cơ hội mà các nhà khoa học dành cho ngài để học hỏi.
Tiến sĩ Thupten Jinpa chuyển vai trò thông dịch sang thuyết trình. Ông bắt đầu với lý thuyết Phật giáo thời kỳ sơ khởi về nguyên tử và đề cập đến các xu hướng giản hóa luận trong thời kỳ này. Ông cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ quan điểm giản hóa luận nào của các nhà tư tưởng Phật giáo đã quy giản tâm thức về vật chất thuần túy. Nhà hiền triết Aryadeva, đệ tử của đạo sư Long Thọ, đã viết các tranh biện với các luận thuyết thời kỳ sơ khởi là ở trong khía cạnh các quan điểm về tính rời rạc và về lý nhân quả. Trong khuôn khổ của Hai Chân lý thì tất cả các trường phái tư tưởng Phật giáo đều đồng quan điểm về chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng nếu Cơ học Lượng tử được luận giải trong bối cảnh này, thì sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
Một câu hỏi được đặt ra về việc đã từng có các thảo luận trong truyền thống Phật giáo về vai trò của bộ não. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận xét rằng thức luôn luôn đi cùng với năng lượng và điều này rất vi tế, như trong trạng thái mơ, hay rất vi tế như khi chức năng não đã ngừng hoạt động. Trải nghiệm thực sự của các trạng thái này đòi hỏi phải rèn luyện và thực hành nghiêm ngặt. Trong phát biểu cuối cùng của mình, ngài chia sẻ,
"Phân tích là một trong những phần thực hành hàng ngày quan trọng nhất của tôi hơn 50 năm qua. Kết quả của sự thấm nhuần dài lâu này là, khi đặt ra tư tưởng về tính không hay duyên sinh, thì quan điểm của tôi về thế giới gần như có ngay pháp vị huyễn ảo. Điều này là do năng lực điều phục các cảm xúc phiền não nằm ngay trong chính sự vô minh.” Và ngài đã hài ước," Tuy nhiên, đây là một bí mật tôi không muốn chia sẻ với các nhà khoa học!
Phúc cường trích dịch Nguồn: Dalailama.com/news