Giá trị của Khoa Học & Quan trọng của Phật Giáo

13/04/20174:01 SA(Xem: 8026)
Giá trị của Khoa Học & Quan trọng của Phật Giáo

GIÁ TRỊ CỦA KHOA HỌC &
QUAN TRỌNG CỦA PHẬT GIÁO
Lê Huy Trứ
4/12/2017

  

khoa hoc luong tuHai năm về trước, ngẫu nhiên đọc được bài diễn văn ‘Giá Trị của Khoa Học’ (The Value of Science) bởi Dr. Richard Feynman, Mùa Thu, 1955, (in Volume XIX, ENGINEERING AND SCIENCE, December 1955) rất nổi danh ở trên internet nhưng lúc đó tôi chưa đủ trình độ để hiểu nổi cái trí tuệ thậm thâm viên diệu của ông ta dù lúc đó tôi cảm thấy rất hấp dẫn.

Bây giờ, tình cờ đọc lại những dòng tâm linh dưới đây đột nhiên tâm tư tôi cứ tưởng như những lượng tử chúng sinh say cuồng luân vũ trong tôi. Tôi không biết là ông ta đã cố tình diển tả dùm tâm lòng của tôi hay tôi đang “vô tình thuyết pháp” cho cái mà tôi đang tri kỷ nhưng không tìm ra kẻ tri bỉ, và đồng tâm để khả lậu?

Tưởng là nên ‘sống giữ, tịch mang theo.’  Nhưng tôi luôn luôn áy náy và ngỡ rằng, ‘Nỗi Lòng này biết tỏ cùng ai?  Tâm Tư này mang tới Niết Bàn chưa tan.’  Vậy mà tôi đã lầm to vì theo Dr. Feynman, có cả khối ‘âm thầm chúng nhân sinh’ cùng đồng tâm cảm, đồng hội đồng thuyền, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu với cái đại nguđại điên của tôi.  Tôi vui mừng quá, tưởng như được giải thoát

Tôi vẫn cứ tưởng là cái ‘Tôi’ ngu dốt này chưa bao giờ được đứng trên hạng chót trong hàng vô minh.  Tôi lại cũng không ngờ, thiên thượng thiên hạ duy ngã này chưa phải là độc tôn...vô minh.  Bất ngờ nhất là những tâm sự dưới đây chả có gì si cuồng để không thể bật mí vì những điều tầm thường này đại đa số chúng sinh ít ra đã có một vài lần kinh nghiệm và có thể đã từng trải qua?

Trước tiên, tôi sẽ cố phỏng dịch dòng tâm thức đầy trí tuệ dưới đây của Giáo Sư Feynman, một khoa học gia Hoa Kỳ nổi danh, và kế đó tôi sẽ “cố tình mạo muội vô minh thuyết pháp” cái tư tưởng đồng âm điệu này qua lăng kính của cái ngã đáng...thương nhất của tôi.

Is science of any value?

I think a power to do something is of value. Whether the result is a good thing or a bad thing depends on how it is used, but the power is a value.

I learned a way of expressing this common human problem on a trip to Honolulu.  In a Buddhist temple there, the man in charge explained a little bit about the Buddhist religion for tourists, and then ended his talk by telling them he had something to say to them that they would never forget – and I have never forgotten it. It was a proverb of the Buddhist religion:

‘To every man is given the key to the gates of heaven; the same key opens the gates of hell.’ Dr. Richard Phillips Feynman

So is science!  

Tạm dịch và ‘chủ quan’ bình luận:

Giá trị của Khoa học?

Tôi nghĩ nếu khoa học có khả năng ứng dụng thì nó có giá trị.  Bất cứ hậu quả của nó là xấu hay tốt, tùy vào khả năng xử dụng, nhưng khả năng thực dụnggiá trị quan trọng.

Có lần ở Hạ Uy Di (Hawaii,) tôi được đi tới một ngôi chùa Phật Giáo.  Trong chùa, một ông hướng dẩn viên bảo chúng tôi:  Tôi sẽ nói cho các ông bà một điều mà các ông bà sẽ không bao giờ quên.  Rồi thì ông ta nói:  Bất cứ người nào được ban cho cái chìa khóa của những cửa thiên đường.  Cùng chìa khóa đó mở được những địa ngục quan.

Theo tôi hiểu thì Feynman quan niệm cái chìa khóa chính (master key) đó quan trọng kiến thức vì nó có giá trị thực dụng mở được tất cả các cửa của thiên đàng lẫn địa ngục.

Cái chìa khóa mở cửa nhị nguyên; thiên đàng & địa ngục quan đó tôi gọi là 1 ngón tay chỉ mặt trăng lẩn mặt trời, ngày lẫn đêm.  Nhất chỉ cùng điểm âm và dương, vô sắc lẫn hữu sắc.  Chìa khóa chính mở cả cửa vô minh lẫn anh minh, sáng và tối?  Một con đường đưa tới hai ngã phân vân đầy mâu thuẩn?

Đa số chúng ta vô minh lầm tưởng nhất chỉ đạo là chân lý Nhất Như cho nên sở trụ vào nó thay vì anh minh để nhận thức nó chỉ là phương tiện tương đối, phương châm tạm bợ của cứu cánh tuyệt đối.

Có thể chỉ có độc nhất Feynman là cả tin và không thể quên được chứ còn lại các ông, các bà, các con, các cháu trong nhóm đi viếng thăm chùa chả hiểu cái quái gì là ‘thiên đường và địa ngục’ của cái ông hướng dẩn viên thầy đời, hiểu nhầm Phật pháp, luôn luôn lập đi lập lại câu vọng cổ ăn tiền tips này (?)  Nói gì tới chuyện ranh ngôn nhớ đời đó.

Theo tôi hiểu thì địa ngục hoặc thiên đường chỉ là 2 diện mục của bản lai. Tất cả cũng từ tâm phân biệt nhị nguyên, dualism, có thiện thì sẽ có ác, có tốt thì phải có xấu và ngược lại.  Không có thiên đường (heaven) lẫn địa ngục (hell) trong đạo Giác NgộCứu cánh Niết Bàn không phải là thiên đàng và ngay cả mong đạt tới Niết Bàn cũng là điên đảo mộng tưởng.  

Cho nên, cái chìa khoá kiến thức (knowledge) của khoa học đó nó không có mấy quan trọng trí tuệ cũng không có nhiều giá trị cần thiết đối với đạo Phật vì đường vào Niết Bàn giải thoát đó không cần chìa khóa mở ‘cổng không cửa’ (vô môn quan.)  Thêm nữa, đường tới bến giác ngộ không có cổng, nói chi tới chuyện có cửa để mở?  Cho nên, cái chìa khóa vạn năng đó không có chút giá trị cần thiết lẫn quan trọng trí thức nào đối với đạo Trí Tuệ.  Thực tại,  giác ngộ không bờ không bến.

Thiên đường, địa ngục, đạo đức, luân lý, thiện ác, xấu tốt, trúng sai là luật của con ngườiNhân sinh qua kiến thứckinh nghiệm lịch sử lập nên để duy trì trật tự xã hội của nhân loại chứ không phải là luật tự nhiên (như thị,) tuần tự nhi tiến, của vũ trụVũ trụ không cần biết và không cần thiết những thứ nhân tạo vô nghĩa lý này.  Khoa học nhân văn cũng không ngoại lệ trong luật vũ trụ như thị đó.

Quán tự tại chiếu kiến vật lý giai không

Trí tuệ của thiên nhiên thật là phong phú, vĩ đại hơn cả tâm tưởng của con người.

The imagination of nature is far, far greater than the imagination of man.”

Chúng ta không cần bảo mẹ phải làm gì cho ta ... Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình ... dạt dào.  ‘Tâm Mẹ’ luôn luôn chăm lo, bảo bọc và hướng dẫn ta.

“We are not to tell nature what she’s gotta be. … She's always got better imagination than we have.”

Sir Douglas Robb Lectures, University of Auckland (1979); lecture 1, "Photons: Corpuscles of Light"

Thật vậy, tâm tưởng thậm cao thâm hơn tư tưởng.

Tôi thường nhiều lần tư duy về những điều này và tôi hy vọng bạn sẽ thông cảm nếu tôi gợi lại cho bạn những ý tưởng mà tôi chắc chắn tất cả các bạn đã từng trải qua – hoặc có lối suy nghĩ này – mà chưa ai đã có thể có được trong quá khứ bởi vì con người thời đó chưa có những tin tức như chúng ta có về thế giới ngày naỵ

“I have thought about these things so many times alone that I hope you will excuse me if I remind you of some thoughts that I am sure you have all had -- or this type of thought -- which no one could ever have had in the past, because people then didn't have the information we have about the world today.

bo bienChẳn hạng, tôi đứng tại bờ biển này, đơn độc, và bắt đầu suy nghĩ.  Đây những đợt sóng đùa... hằng hà núi của vô số phân tử, mổi phần ngu muội chú ý việc riêng tư của nó ... tỷ tỷ cá thể ... đang hợp thành đỉnh sóng bạc đầu (whitecaps) trong đồng điệu.

“For instance, I stand at the seashore, alone, and start to think. There are the rushing waves ... mountains of molecules, each stupidly minding its own business ... trillions apart ... yet forming white surf in unison. 

Kiếp chồng kiếp ... trước bất cứ những nhãn thức có thể tri kiến ... năm từng năm ... thịnh nộ như sấm đang đánh xuống bải biển như bây giờ. Cho ai, cho cái gì?  ... như trên một hành tinh chết, không sự sống để thụ hưởng.

“Ages on ages ... before any eyes could see ... year after year ... thunderously pounding the shore as now. For whom, for what? ... on a dead planet, with no life to entertain.

song bienChưa bao giờ yên nghỉ ... đau khổ bởi nguyên khí ... quá phung phí bởi thái dương ... đã đổ vào chân không.  Một côn trùng làm cả đại dương gầm thét. (Lời ca nào đó, điệu nhạc nào đó bởi một côn trùng làm chấn động và lôi kéo theo tiếng gào thét khổ đau của biển.)

“Never at rest ... tortured by energy ... wasted prodigiously by the sun ... poured into space. A mite makes the sea roar.”

Sâu thẳm trong đại dương, tất cả những phân tử tiếp tục ‘rập khuôn’ liên tiếp với nhau tới khi những phức tạp đó tạo thành tân vật chất.  Chúng cấu tạo những cái khác giống như chính chúng nó ... và như thế, một vũ khúc mới bắt đầu.

Phật Giáo hóa: Trong biển khổ sâu thẳm của sắc thân, tất cả những chúng sinh nhỏ bé tiếp tục ngụp lặng trong vòng luân hồi đầy phức tạp của sinh tử, tử sinh...  Những chúng sinh sanh ra những chúng sanh khác, giống như chính chúng sinh trước ... và một điệu vũ mới bắt đầu như say như cuồng (sân si) trong nhục thể này.

“Deep in the sea, all molecules repeat the patterns of one another till complex new ones are formed. They make others like themselves ... and a new dance starts.

Tăng trưởng trong kích thước và rắc rối  ... những sự sống, hằng hà nguyên tử, tính di truyền (DNA,) sinh tố, [vi khuẩn, hóa học, tế bào, và vạn vật, ...] ... tiếp tục nhãy một điệu vũ phức tạp bất hủ.

“Growing in size and complexity ... living things, masses of atoms, DNA, protein ... dancing a pattern ever more intricate.

Sinh ra từ trong nôi trên trái đất này ... sở trụ đứng đây ... những nguyên tử với tâm thức ... sắc tướng với tánh tò mò (của chúng sinh nguyên tử với tâm viên ý mã.)

“Out of the cradle onto the dry land ... here it is standing ... atoms with consciousness ... matter with curiosity.

() đứng tại bờ biển này ... (Ai) phân vân và tự nhủ ... Tôi (Ngã, self)... một vũ trụ của vô lượng nguyên tử (đại ngã độc tôn) ... một nguyên tử trong vũ trụ (một lân hư trần, tiểu vô ngã).

“Stands at the sea ... wonders at wondering ... I ... a universe of atoms ... an atom in the universe.  (The Value of Science, Richard Feynman, Fall 1955)

Cánh hành văn và chơi chữ, từ ngôi thứ ba (Third Person Singular) tới nhân cách hóa ra ngôi thứ nhất (First Person Singular) mà Feynman cố tình thuyết pháp trong bài thơ diễn văn tuyệt diệu trên đây chỉ có những bật bồ tát với kiến thức bác học lẫn trí tuệ siêu phàm mới ngộ được ẩn ý cao siêu của ông ta.

Tâm sinh, tâm diệt

Đọc tới đây, hy vọng đa số chúng ta đã kiến giác được ra tâm ý của Feynman khi ông ta nói,“Điều này nó có nghĩa là gì khi ta khám phá ra chừng bao lâu để những kiếp nguyên tử của tâm não được thay thế bởi những kiếp nguyên tử khác, điều nên ghi nhận rằng cái hình sắc mà tôi gọi là cái tôi ích kỷ đó chỉ là đơn thuần hoặc độc điệu. Dòng tâm thức luôn luôn đổi mới, say cuồng cùng một điệu vũ luân hồi, rồi đi ra - luôn luôn sinh ra những tân nguyên tử, nhưng chúng luôn luôn quay cuồng múa cùng vũ điệu, mà cái luân vũ điệu khúc của hôm qua đó chỉ còn lại trong ký ức,” lẫn tâm giác ngộ của Richard Feynman khi ông ta đề cập tới kiếp chúng sinh, vô ngã, duyên nghiệp, nhân quả, vô thường, và vòng luân hồi sinh tử.

This is what it means when one discovers how long it takes for the atoms of the brain to be replaced by other atoms, to note that the thing which I call my individuality is only a pattern or dance.  The atoms come into my brain, dance a dance, and then go out – there are always new atoms, but always doing the same dance, remembering what the dance was yesterday.”

The great physicist, Nobel Prize, Richard Feynman (of QED, Los Alamos, space shuttle, strip clubs and bongo drum fame.)

Không biết Feynman đã có nghe qua Bát Nhã Tâm Kinh lần nào chưa nhưng câu cuối cùng “quán tự tại chiếu kiến ngũ uẩn giai không” trên đây của ‘thiện trí thức’ Mỹ Richard Feynman đã chứng tỏ đạo Phật thâm diệu vô bờ vô bến không nhị nguyên (bất nhị, nondualism,) không phân biệt Đông Tây, Phật Tử hay không Phật TửPhật Giáo đã chứng minh tất cả chúng sinh (sentient beings) tuy căn trí bất đồng nhưng cũng có thể giác ngộchúng sinh đồng nhất thể và đều có cùng Phật Tánh.

Tôi mạo muội Bát Nhã hóa đoạn thơ cuối mà Bồ Tát Khoa Học Gia Feynman giác ngộ ở trên:

“ I ... a universe of atoms ... an atom in the universe.  (The Value of Science, Richard Feynman)

Ngã....chân không của sắc... và sắc trong hư không. Hay, Ngã... không là sắc; sắc là không...vô ngã.

Hay khó hiểu hơn: Sắc từ Tâm....Sắc trong Tâm.

Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, Đức Phật dạy về sinh trụ hoại diệt của đại vũ trụ trong tiểu vũ trụ, "Bên trong thân xác bằng một sải tay mang đầy giác cảm này, Như Lai xem đấy cũng chẳng khác gì như toàn thế giới [vũ trụ, THL] sự hình thành của thế giới [vũ trụ] và cả con đường đưa đến sự chấm dứt của thế giới [vũ trụ.]" 

Tôi thưởng thức từng chữ, từng câu, từng đoạn đầy viên diệu của bài thơ trên và đặc biệt là câu ‘kệ,’ A mite makes the sea roar.

Nếu cá nhân nào quán tâm ý được câu ‘kệ’ ‘mite effect’ trên thì chúng sinh đó có thể đã ở trong đại định, quán âm tiếng vỗ tay sấm sét của độc thủ đại hiệp?

Khi tôi nói về việc thiên nhiên, bạn sẽ không hiểu tại sao thiên nhiên như làm vậy.  Nhưng bạn cũng thấy đó, không ai hiểu nổi nó.  “Thiên cơ bất khả lậu.”  Có mấy ai hiểu được số trời? 

While I am describing to you how Nature works, you won't understand why Nature works that way. But you see, nobody understands that.”  Richard Feynman

Ngoài là giáo sư, Vật Lý Gia, và Nobel Laureate, Dr. Richard Feynman cũng là một học giả uyên thâm về triết lý Phật Giáo dù rằng ông ta chưa bao giờ quy y Phật

Điều này chứng tỏ, tái Giác Ngộ trở lại thành Phật không phân biệt một ai.  Chúng sinh điều có cùng Phật tánh nhưng căn trí bất đồng.

Tuy nhiên, những kiếp chúng sinh, duy ngã, vô thường tự tái tạo rồi tiếp tục múa nhãy theo luân vũ ‘sắc không, không sắc’ rập khuôn thời gianSớm muộn gì thì những chúng sinh nguyên tử này cũng theo dòng thời gian, qua đi cùng với những duyên nghiệp của chúng và vũ khúc luân hồi bất khả thuyết này rồi thì cũng chỉ là dư âm trong ký ức.  

Liệu chúng ta có bao giờ quán tự tại để cảm thấy những nguyên tử chúng sinh với tâm thức luân hồi tái tạo ra cái duy ngã mà ta tự xưng là ‘Tôi’ đó là những cái gì, chúng sinh đó từ đâu đến mà không chào hỏi, đang bơi lội nhởn nhơ và làm trò múa rối vô duyên trong tấm thân ngũ uẩn này rồi thì lại ra đi không một lời từ giả lẫn không hẹn lúc nào trở lại?

Ta tạo thành những nguyên tử chúng sinh này hay những nguyên tử chúng sinh đó tạo ra ta?  Ta là chúng nó sinh ra hay chúng nóchúng ta sinh thành?  Chúng nhân sinh là ai và ai là chúng nhân loại?  “Ái gia” là ai?  Ai là “Ái gia”? Ta đang tự hỏi hay chúng nó tự hỏi – Hạt bụi nào hóa kiếp thân ‘Tôi’ để một mai vương hình hài đứng dậy ... Hạt bụi nào hóa kiếp thân ‘Tôi’ để một mai tôi trở về cát bụi?  Như Trịnh Công Sơn đã suy tư trong bản nhạc Cát Bụi của ông ta.

Ta là Cát ta sẽ về với Bụi.
Trả trần gian những cay đắng muộn phiền.
Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy.
Không còn buồn lo lắng chốn trần ai!
(Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật, Bùi Giáng)

Các nhà thông thái xác định bản chất của nguyên tử qua việc phân tách trọng khối của vật thể. 

Nhà bác học vật lý nổi tiếng Albert Einstein (1879-1955) nói, “Vũ trụ phân tích đến cùng chẳng còn gì là vật chất mà chỉ còn lại là những rung động hay những làn sóng (wave) mà thôi.”

Thấy được một chủng nguyên tử trong cơ thể của mình, trong vũ trụ giúp chúng ta ngộ rằng:

1. Gia hạnh (sa. prayoga): Hành giả (Bồ Tát) nhận ra rằng không có gì ngoài Tâm;

2. Kiến (sa. darśana): Hành giả dựa trên giáo pháp đích thật, đạt Như thật tri kiến, bước vào Thập địa (sa. daśabhūmi). Hành giả thống nhất khách quan chủ quan là một. Trong giai đoạn này, hành giả loại trừ Phiền não (sa. kleśa).

3. Tu tập (sa. bhāvanā): Hành giả tu tậpvượt qua Bồ Tát thập địa;

4. Vô học, cấp thành tựu Thánh quả: Hành giả diệt tận phiền não, chấm dứt Luân Hồi. Bồ Tát đã chứng đạt Pháp Thân (sa. dharmakāya). 

Theo quan niệm cổ của Đông Phương thì nguyên tử (Paranamu) được hiểu như khôngthực thể (Nissarira).  Khoa học hiện đại đã chiếu kiến được lượng tử khi hạt (sắc) khi sóng (không,) khi có khi không tùy tâm ý cũng như bồ tát chiếu kiến sắc không, ngũ uẫn giai khôngthiên hình vạn trạng do tâm tạo.

Ngài Vô Trước không biết đến khoa vật lý hữu cơ hiện nay, Ngài chỉ nói về siêu hình và triết học.  Điều quan tâm của Ngài là thế giớimọi người cho là vật chất thực ra không có thật thể mà chỉ là một khái niệm.  Hiện nay, có giả thuyết, thế giới chỉ là ‘ảnh đồ ký 3 chiều’ (holographic universe, vũ trụ ký ảo.)

Vậy thì, hình như ‘khái niệm’ tạo ra vật chất?  Mà nếu cái khái niệm vật chất đó chỉ là ảo thì ngay cả cái ảo khái niệm đó cũng có thể không thật sự ... là ảo, mà thật ra chỉ là khái niệm ngoài khái niệm và khái niệm trong khái niệm?  Những khái niệm đó triệt tiêu thành Vô Khái Niệm?

Đâm ra, rằng thì là,” tôi cũng không hiểu nổi tôi đang vô khái niệm cái khái niệm nào?

Có thể, tôi trí tuệ hơn tôi nên tôi chưa đủ thông minh để tôi hiểu nổi tôi?

Mea culpa!

(Lỗi tại Ngộ?)

Tôi nhị nguyên hay tôi bất nhị? 

Định đề I, Tôi với tôi tuy hai mà một, không hai.  Tôi với tôi tuy một mà hai, không một.

Nhưng, hình như,

Tôi với tôi tưởng như hai mà là ba và cũng là bốn.

Tôi + tôi = 2 tôi; nhị nguyên, (a)

Tôi + tôi = 1 tôi; bất nhị, không là 2, cứ cho nó là một đi (b)

Hai phương trình (a) và (b) trên, nếu cọng 2 vế lại với nhau,

Tôi + tôi + Tôi + tôi = 2 tôi +1 tôi

4 tôi = 3 tôi

4 = 3

Nếu bất nhị không phải là hằng số (constant number) = 1

Và nếu bất nhị = 0, 1, 2, ... ∞

Thì, 4 tôi ở trên, cái tứ thân này có thể là nhị nguyên hay là bất cứ ai ngoại trừ bất nhị?

Tôi là chúng ngã hay tôi là vô chúng ngã?

Tương tự như lý luận ở trên,

Định đề II, Tôi và tôi hình như hai mà lại là một.  Tôi và tôi tưởng một mà ... lại là không hai.

Nhưng,

Tôi và tôi tưởng thành hai mà là một.                                

(Tôi) x (tôi) = 1 tôi, (c)

Chỉ còn lại một mình, tôi với tôi!”

Rồi thì, Tôi vẫn là tôi.

Và nếu bất nhị không phải là hằng số (constant number) = 1

Và nếu bất nhị = 0,

Căn cứ vào phương trình (c) ở trên,

Thì, kết quả là không có tôi, vô ngã (ngộ mậu?)

Nhưng nếu, bất nhị = 1, 2, ... ∞

Thì, tôi là độc tôn và là 7 tỷ nhân sinh.

Và nếu, bất nhị = -1, -2, ... - ∞

(Tôi) x (tôi) = 1 tôi, (c)

(-1) x (-1) = +1 tôi

(-∞) x (-∞) = +∞ tôi

Thì, tôi cũng vẫn luôn là tôi và là tất cả ai trong vũ trụ.

Tôi vẫn là một chúng sinh nguyên tử và cũng vẫn là tất cả chúng sinh nguyên tử.

Những toán pháp trên không có đúng sai mà chỉ là khái niệm.

Tri ngã tri nhĩ

Chúng ta thường mong tìm kẻ tri kỷ (người hiểu mình), người đồng âm tương ứng nhưng phần nhiều gặp toàn là cung đàn lạc điệu, rặc những kẻ vô minh, tự cho là hiểu mình hơn là tự hiểu chính họ.  Nhưng trên đời này dể gì kiếm ra mấy kẻ tri kỷ vì vài người tri kỷ đó nếu có, có thể sẽ là kẻ thù của ta và người tri bỉ đó cũng có thể sẽ là kẻ oan gia mà ta lấy nhầm làm kẻ phối ngẫu? 

Cũng nên biết tuy danh ngôn ‘tri kỷ tri bỉ’ từ Tôn Tử binh pháp nhưng những tuyên bố hiển nhiên này cũng được trích dẫn qua những danh tướng như Napoleon, ... Cho nên không có ai là chân tác giả của cái chiến lược như thị này cả.

Có thể trước nay các ngươi đã nhìn nhầm Tào Tháo ta bây giờ lại nhìn nhầm nhưng ta vẫn là ta. Trước đây ta vốn không sợ người khác nhìn lầm ta.” Tào Tháo

Tào Tháo đắc chí nhất là người nhìn đúng Tào Tháo.

Tôi kinh qua, cái hạnh phúc sung sướng nhất đời này là không ai hiểu nổi ta và ta cũng không thèm hiểu ai.  Người với ta tuy hai mà một; ta cùng người tuy một mà hai.  Ta không cần hiểu ta; ta không màn hiểu người.  Mong tìm ‘nhĩ tri kỷ’ hay cố ý ‘ngã tri bỉ’ chỉ mất công như tìm lông rùa, sừng thỏ, hay mò trăng đáy nước.

Thú thật, tôi cũng không hiểu nổi thâm ý của Feynman nhưng tôi có thể suy bụng ta ra bụng người? Vì theo thói thường và như đề cập ở trên, đa số chúng ta lầm tưởng, chúng ta biết người (tri bỉ) hơn biết ta (tri kỷ).

Hơn nữa, Tào Tháo, Tôn Tử, Napoleon, và Feynman đã tiêu diêu cực lạc vì họ không muốn lên thiên đường cho nên dù tôi có y ý các ngài giải nghĩa oan cho các ngài thì mong tiền nhân thông cảm tha thứ.  Nếu như tôi lở dại lìa ý các ngài để nhất tự đồng ma thuyết thì ai cả tin yêu quái thuyết, bị tẩu hỏa nhập ma nên ráng mà chịu chứ tôi sẽ không chịu trách nhiệm.

Feynman nói: Liệu bạn sẽ hiểu những gì tôi sẽ nói với bạn không? ... Không, bạn sẽ không thể hiểu nổi nó.  Đó là tại vì tôi không hiểu nó.  Không ai hiểu nổi.

Will you understand what I'm going to tell you? … No, you're not going to be able to understand it. … That is because I don't understand it. Nobody does.”  Richard Feynman

Vì, “cái gì tôi không thể chế tạo, tôi không hiểu.”

What I cannot create, I do not understand.” 

Feynman, Know how to solve every problem that has been solved.  On his blackboard at the time of death in February 1988; from a photo in the Caltech archives

Tôi rất đồng âm với ‘tân thiền án nguyên tử’ của Dr Feynman.  Feyman có thể không cố tình giảng dạy về thiền trong vật lý nhưng ông ta đã vô tình thuyết pháp công án thiền trong lúc giảng dạy vật lýĐơn giản, vì khoa học đang cố tình thuyết giảng vũ trụ quan nhưng không vượt qua được chân lý nên bắt đầu vô tình dùng trí tuệ bát nhã để tái bỉ ngạn.

Cũng giống như Einstein và những bật thiện tri thức nổi tiếng trên thế giới, nếu những điều Feynman trình bày không mấy ai hiểu nổi thì ông ta không thể lừng danh và đoạt nhiều giải thưởng cao cả như Nobel price về vật lý.  Ngược lại, ai ai cũng biết một cách dễ dàng tất cả những điều ông ta trình bày và giảng thuyết thì đa số cũng dễ dàng đoạt được giải Nobel và được mời dạy bởi những đại học danh tiếng nhất thế giới thay vì họ tuyển chọn và thỉnh cầu ông ta.

Vật Lý Gia Richard Phillips Feynman đã từng tâm sự, “Nếu tôi đã có thể giải thích nó cho người tầm thường, tôi không xứng đáng đoạt giải Nobel.” 

If I could explain it to the average person, I wouldn't have been worth the Nobel prize.”

Statement (c. 1965), quoted in "An irreverent best-seller by Nobel laureate Richard Feynman gives nerds a good name", People Magazine (22 July 1985)

Vì tôi là kẻ người tầm thường, cho nên,

Tôi không biết cái tôi không biết nhưng tôi biết là tôi không biết cái tôi không biết đó.

Nếu tôi không biết tôi không biết
Tôi nghĩ tôi biết
Nếu tôi không biết tôi biết
Tôi nghĩ tôi không biết.

*

“If I don't know I don't know
I think I know
If I don't know I know
I think I don't know”
 

(Logic of Quantum Negation, Tru Huy Le, MSEE, August 10, 2014)

Tương tự, nhà Vật Lý Gia, giải Nobel Vật Lý, Dr. Richard P. Feynman tuyên bố:  Tôi tin rằng một nhà khoa học gia nhìn vào vấn đề không liên quan tới khoa học cũng ngớ ngẫn như cái tên kế bên mình.

“I believe that a scientist looking at nonscientific problems is just as dumb as the next guy.” Richard P. Feynman

Tôi xin phóng tác ngược ý của Feynman: Tôi tin rằng ‘vô học gia, giả học giả’ nhìn vào vấn đề khoa học dường như cũng (to be just as) thiếu hiểu biết (lack of knowledge) và ngu si (ignorance) như những ai khác.

“I believe that a nonscientist looking at scientific problems is just as nescience as others.” Tru Le

Hãy ngu đi

Ngu si, đần độnbản ngã tự nhiên của chúng sinh cho nên những người bình thường như chúng ta còn mắc cở chi nữa mà không đại ngu đại đi? Chưa ngu lần nào trên đời thì khi nào mới bớt ngu, khôn ra nổi?

Rứa thì răng lại có chữ  “Đại Ngu” ở mô chui ra ri mờ quá ư ngụy tặc như rứa?

Đại Ngu đã từng là quốc hiệu của Việt Nam ngày nay:

Sau khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền, Quốc Hiệu Đại Việt của dân tộc Việt đã được đổi thành Đại Ngu từ tháng 3 năm 1400.  Quốc hiệu này bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn – một vị vua của Trung Hoa cổ đại nổi tiếng vì đã đem lại sự bình yên và thịnh vượng cho dân chúng.

Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình".  “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.  Lịch sử đã ghi nhận những nỗ lực to lớn của nhà Hồ để hiện thực hóa mong muốn này.

Hình như, đại ngu trong Phật Giáo là từ vô minh mà ra và theo hiểu biết thiển cận với căn cơ thấp kém của tôi thì đại ngu si là một phần của vô minh.  Vì vô minh bao gồm  tham sân si đưa đến khổ đau.

Trong thời đại đầu Tokugawa, Thiền Sư Bankei Yõtaku (1622-1693,) sau khi thế phát quy y ở chùa Kõshõji làng Amaze lúc Ngài được mười tám tuổi có pháp danh là Ryõkan và người tự đặt cho mình cái tên “Đại Ngu.”

Khi có người hỏi tại sao ngài tự đặt cho mình cái tên  “Đại Ngu” ?

Ngài giảng dạy rằng:

“Hãy ngu đi. Vì năng lực linh động của tâm Phật chiếu sáng kỳ diệu nên dù có dẹp bỏ cái trí phân biệt (nhị nguyên) ta cũng không phải là người ngu. Vì thế từ nay về sau hãy ngu đi. Vì dẫu có ngu đến đâu khi đói ta cũng biết xin ăn, khi khát ta cũng biết xin trà để uống, khi nóng ta biết mặc y phục mỏng, khi rét ta biết khoác thêm áo dầy, ta không quên mọi liên hệ với đời sống hằng ngày. Bankei gọi đó là tâm Phật, tâm Phật vốn là tâm bất sinh. Tâm đó chiếu sáng kỳ diệu hơn cả gương sáng, không một điều gì tâm ấy không nhận và không phân biệt được. Đối với mặt gương thì bất cứ hình thể nào đi qua trước gương bóng hiện ra, tuy gương không có ý định nhận và bỏ bất cứ vật gì, cũng không phản chiếu hay định phản chiếu một bóng nào. Cái tâm Phật bất sinh, nhận và phân biệt rõ ràng mà ta không cần phải làm gì cả. Vì tâm Phật của mỗi người sinh ra đã vốn không do tạo tác thành nên không có mê lầm. Như nước và băng, mùa đông nước thành băng đến mùa nóng băng tan thành nước. Chỉ yếu theo Đại Thừa không chỉ tịnh sáng tâm Phậtquay về với bản lai diện mục tức tâm bất sinh.

Khôn ngoan hay ngu si, tốt hay xấu, phái nam hay phái nử, trẻ hay già chứng đắc hay không chứng đắc là sự phân chia riêng rẽ kỳ thị đối chọi của người đời theo thói phân biệtbám víu cảm xúc bình thường. Trong khi lối nhìn đời bằng cái tâm như như không nhị nguyên của Ryõkan Đại Ngu như sóng không ngoài nước và nước không ngoài sóng mà chỉ là một.” 

Thiền Sư Ryõkan viết:

“Ryõkan như ngu như đần!
Hãy buông bỏ thân và tâm.”

(Bốn mươi năm sau, Suzuki Tekiken người thừa kế Suzuki Bundai là bạn của Ryõkan ghi lại như trên. Trích trong Thiền Sư và Thi sĩ, RYÕKAN DAIGU, ĐẠI NGU LƯƠNG KHOAN, (1758-1831), Thiên Hương Chu Kim Hải, Bút Tự Tuyết Nguyệt Hàn, Biên Soạn và Phỏng Dịch.)

Nên khôn ra

Luật nhân quả không cho phép vô minh; thực tại đã mô tả trong quá khứ bởi từ ngữ La Tinh: Không biết đạo pháp không phải là cái cớ để ta không hành phápVô minh không phải là cái cớ để không muốn giác ngộ.  Vì dốt còn dạy được chứ ngu muội thì phải cầu thuốc giác ngộ may ra mới chữa được.  Cho nên, tập tục ngu si, và tập quán tham sân không là cái cớ để cho ta buông thả, không chịu cố gắng học tập và tu hành để đạt được tiến bộ.

“On the Cause and Effect, there is no allowance for ignorance; a truth expressed previously by the Latin phrase: "ignorantia legis neminem excusat" –  Ignorance of the law does not excuse anyone from its operation.  Ignorance of the law is no excuse.

http://www.metaphysicalrevelations.com/spiritualscience.html.

Bài thơ dưới đây của một thiền sư Việt Nam đã phản ảnh con đường (đạo) chân lý của người trí không cần GPS chỉ đường mà vẫn lạc lối. Chỉ có kẻ ngu mới nhờ taxi đưa đường mới tới nơi.  Nhưng cũng thua đứa lười nằm thẳng cẳng phè thân không thèm đi đâu cả.  Đã không màn đi thì cần gì phải biết con đường đó thật hay giả, để nên đi tới hay không nên đi? Đạo đó chân ngộ hay ngụy ngộ?

Kẻ khôn tìm nơi vắng vẻ nằm duỗi thẳng chân.  Người dại đi tìm chốn thị phi cho mỏi chân chồn gối.

Mà đi làm chi cho mệt vì tới đó cũng làm khách biếng nhát nằm duổi thẳng chân như ở đây có khác chi mô?

Be wise

Wise persons don’t realize the Way.

Those who realize the Way are all foolish.

Be a guest, lay straight, stretch your legs,

don’t mind what truth and untruth are.

*

Người trí không ngộ đạo,

Ngộ đạo tức kẻ ngu.

Khách nằm thẳng duỗi chân,

Nào biết ngụy và chơn.

*

Trí nhânngộ đạo,

Ngộ đạo tức ngu nhân.

Thân cước cao ngọa khách,

Hề thức ngụy kiêm chân.

 

Thiền Sư Tịnh Không (? - 1170) 

(Bản dịch Hòa Thượng Thanh Từ)

Tôi thích lười đi,

Không đường đi, không nơi đến,
Không mong qua, không cầu lại.
Không đi nên không có tới,
Không tới còn nói chi đi.
Đi nhưng không bao giờ đến,

Đến nhưng chưa bao giờ đi.

(Lê Huy Trứ)

Tương tự, Trung Luận thuyết minh về cái “không đi” trong thuyết Bát Bất ở trên:

“Đi rồi, không có đi. Chưa đi, cũng không có cái đi. Ngoài cái đi rồi và chưa đi. Thì khi đi cũng không có cái đi!”

*

Cực gian ngu như cực khôn ác, cực trí khôn như cực ngu hèn nhưng cũng không nên giả ngu hiền lâu quá vì nó sẽ quen tật trở thành cực ngu cực hèn thật thì nguy to.

William Shakespeare (1564-1616), Đại văn hào của Anh Quốc, nôm na nói: Kẻ ngu dốt mới tự cao tự đại cho mình là đỉnh cao trí tuệ, còn người thông minh nhún nhường nhận mình là còn ngu dốt.

Điều này tôi khẳng định là hoàn toàn đúng y chang vì chính tôi đã ‘kinh quá’:

Lúc chưa học Phật Pháp, tôi không biết gì về Phật Pháp.

Trong lúc học Phật Pháp, tôi cứ tưởng biết hết Phật Pháp.

Sau khi học Phật Pháp, tôi không biết gì về Phật Pháp.

Hậu quả, tôi méo mó Phật Pháp thấy Phật Pháp viên tròn.

Quán tự tại chiếu kiến lượng tử giai không

Tôi cũng mạo muội quán tự tại tương tự như Dr. Feynman:

Tôi là chúng sinh (sentient beings, nhân sinh) ... Tôi là một cá nhân (self, ngã) trong chúng sinh ... cấu tạo bởi nhân duyên từ không ra có.  Từ vô sắc tướng (dark matter) thành sắc tướng (observable matter). Từ những tỷ tỷ Lân Hư Trần keo sơn gắn bó bởi hổn nguyên chân khí (energy and dark energy) sở trụ (pulled together) bởi trọng lực (gravitational waves.) Tôi là chân không với hằng hà sa số Lân Hư Trần nhỏ nhất của vật chất trong vũ trụ (infinitesimal matters in universe) mà khoa học chưa tìm ra.  Tôi cũng là một hạt vi trần như tỷ tỷ vi trần không đáng kể trong vũ trụ.

Trong từng sát na, tôi quán tự tại 20 tỷ tế bào chung quanh tôi nhãy múa quay cuồng như những vệ tinh bao trùm bởi chân khí vũ trụ (energy and dark energy).  Từng giây từng phút, trong vòng sinh trụ hoại diệt không lối giải thoát

Bổng nhiên tất cả quay ngược vòng, trước hết chân khí bao bọc nhục thân rồi đến trọng trường (gravity) dùng để kéo (pull) những vi mô của nhục thể tôi bị hút vào chân không (black hole/worm hole) có thể tích nhỏ bằng Lân Hư Trần, rồi thì đến những phân tử trong tôi cũng bị thu nhỏ lại rồi bị hút vào điểm càn khôn đó.  Chung quanh tôi, trái đất này, Thái Dương Hệ, những hành tinh, những giải ngân hà, thiên hà lẫn vũ trụ đều bị nuốt chửng bởi hư không.  Lổ không này mảnh liệt tự hút nhanh lấy chính nó, thu nén cực nhỏ lại với tốc độ của ánh sáng cho đến khi nó trở thành cực vi.  Cái chu kỳ này xãy ra bao lâu?  14.7 tỷ năm.

Từ đây, vũ trụ co lại trong hạt Lân Hư Trần đó nhanh chóng bùng dản với vận tốc ánh sáng vì bị dồn nén bởi một năng lực vô cực, trở thành lực phản hồi tương đương bùng nở ra với hàng tỷ tỷ vi mô trong đó có những nguyên tử chúng sinh mà tôi tưởng rằng là của nhục thân tôi.  Vũ trụ bổng nhiên giản ra cho tới gần tận cùng vô biên giới của vũ trụ rồi thì ngưng đọng (equilibrium), tất cả bất động, thời gian cũng ngừng trôi.  Trong khoảng khắc tịnh tĩnh tỉnh sátna này, và trước khi chúng sinh sắc tướng do tâm tạo ra, thoạt bổng nhiên kỳ tâm xuất hiện.   Cái chu kỳ này xãy ra bao lâu?  14.7 tỷ năm.

Rồi thì, những lượng tử tạo ra những sóng rung động hấp dẫn (by the law of attraction & law of vibration) và đồng thời tùy theo nhân duyên (dependent originations) nghiệp quả (law of cause & effect) mà tụ hợp rồi lại tan rả, tiếp tục liên tu bất tận cho đến những kết quả (effects) cuối cùng sinh ra đầy tạm bợ vô thường (impermanence, Anicca or Anitya) từ hàng tỷ tỷ sát xuất (billion combinations of probabilities).   Từ đó, sắc tướng tự tái sinh (rebirthed) từ chân không (universe) bắt đầu từ những vi mô hợp lại với nhau  tạo thành vĩ mô như ngân hà, thiên hà, tinh tú, thái dương hệ, trái đất, chúng sinh kể cả cấu tạo ra Tôi.  Rồi như thế bổng nhiên tôi lớn dần lên và cái ngã đầy tham sân si này trở thành độc tôn trên đời, lẫn dưới đất.

Tôi là vũ trụ của vô lượng nguyên tử, bất khả tư nghi, và là một nguyên tử trong vũ trụ.  Tôi là từng vũ trụ trong những lỗ chân lông của mổi tế bào trên cơ thể nầy. Tôi là đại ngã trong tiểu ngã và là tiểu ngã trong đại ngã.  Tất cả là một, một là tất cả.  

Tất cả tế bào trong cơ thể Tôi sẽ bị hủy diệt và thay thế, Tôi tưởng sẽ vẫn là Tôi, và nguyên tử sẽ đơn giản thi hành nhiệm vụ khác, dù ở trong hay ngoài cơ thể Tôi.  Những nguyên tử tạm thời ở trong Tôi, và có thể bị thay thế mà Tôi không thể nhận biết được  bởi một tế bào cùng loại.

Tôi cảm thấy những phân tử (molecules) này quay cuồng tái hóa kiếp thân tôi trong điệu luân vũ đẹp tuyệt vời.  Ôi những phân tử với sắc tướng lẫn vô sắc tướng tuyệt diệu quay chung quanh như những vệ tinh bởi sức hút (gravity) của vũ trụ – khi thì hữu sắc (hạt, particles) khi thì không sắc (sóng, gravitational wave) thật dị kỳ. 

Tôi vừa mới tái sinh, qua cái sắc tướng tinh khôi, xinh đẹp nhất thế gian lẫn vô sắc tướng (dark matter,) không bản lai diện mục, nhưng ôm “phiền muộn như lai” vì u mê bỏ quên mất bản lai vô nhất vật, vô sanh vô diệt của tâm lòng Bồ Đề

Tôi là ai, ai là tôi đã trót lở u mê đi lạc trong cỏi Ta Bà này làm chúng sinh cùng nhau rong chơi, đồng điệu ca múa khúc vô thường, quay cuồng với cái ngã ích kỷ đầy tham sân si trong cỏi Ta Bà rồi bổng nhiên tỉnh ngộ lý vô thường đứng giữa hư không ngóng mộng niết bàn?

Mỗi nhân nguyên chủng tử (mổi chúng sinh) của 1028 atoms với linh tánh sở trụ trong nhục thân tôi có những quả lịch sử rất đặc thù của duyên nghiệp từ vô lượng trụ kiếp, trước cả khi con người hiện diện trên địa cầu.

Từ những tổng hợp nhân duyênnghiệp quả của đa chúng sinh đó tạo thành Tôi. Từng vũ trụ ở trong mổi hạt nguyên tử trong cơ thể Tôi. Trong từng mỗi một tế bào và sau 14.7 tỷ năm, và trong những tỷ năm của nó do nhân duyên kết hợp thành Tôi.  Dù là lúc đó con người chưa hiện hữu trên trái đất, trong cỏi Ta Bà, nhưng cái Ta, cái ngã đó đã có trước từ chừng hơn 10 tỷ năm được gọi là Tôi ở đây.  Vũ trụ trong mổi tế bào của Tôi và chắc chắn là Tôi ở trong vũ trụ trong luân hồi sinh trụ hoại diệt của vũ trụ trước khi cả con người lẫn chúng sinh nhẹ gót đào dạo trên trần thếHay nói cách khác những vật chất tạo ra Tôi với cả một trời ký ức (history memory, nhân quả) còn già vô lượng hơn cả Thái Dương Hệ lẫn những thiên hà và tinh tú trong vũ trụ

Trong lúc vừa đi vừa vào định lẫn vừa hành động, tôi thâm nhập sâu vào đại định của tâm Xả.  Lúc đó, không gian cuộn thời gian, không còn quá khứ, hiện tại lẫn vị laiĐột nhiên, tôi quán thôngnhận thấy dòng thời gian ngừng trôi, vũ trụ dường như ngừng thở, những duyên nghiệp chung quanh tôi tức khắc ngưng đọng, và vạn nhân quả không còn cuộn tròn rối răm trong tâm thức an tịnh của tôi.

Tất cả đều tuyệt đối ngưng động chỉ còn lại tĩnh tịnh tỉnh an lạc tuyệt đối của kỳ tâm.

Dòng thời gian

Thiền sư Đạo Nguyên nói, “Phần lớn đều nói rằng thời gian trôi qua. Thực tế thì nó đứng một chỗ.  Hình dung về một sự trôi chảy, người ta có thể gọi nó là thời gian, nhưng đó là một hình dung sai lầm, vì ta chỉ tưởng thấy thời gian trôi chảy, ta không thể nhận thấy rằng nó đang đứng tại chỗ.” 

Ngay tức khắc, sau khi không gian sinh trưởng rồi thì thể tích của nó bành trướng kéo theo sự hiện hữu của dòng thời gian?  Tuy nhiên, đa số chúng ta không nhận thấy được dòng thời gian trôi chảy nhưng đều cảm biết thời gian lâu mau tùy tâm lý.  Sớm muộn gì nó cũng trôi qua kéo theo những duyên nghiệp biến đổi chung quanh ta mà dư âm của những vòng nhân quả đó cũng chỉ là những ký ức bồng bềnh trong dòng tâm thức.

Về Nhà

Hơn bảy mươi năm ở cõi này,

Không không sắc sắc thảy dung thông

Hôm nay nguyện mãn về quê cũ

Nào phải bôn ba hỏi Tổ tông.

*

Thất thập dư niên thế giới trung

Không không sắc sắc diệc dung thông

Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý

Hà tất bôn man vấn tổ tông.

Thiền Sư Liễu Quán (? - 1743)

(Bản dịch HT Thích Thanh Từ)

Trong tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:  

Giấc Nam Kha khéo bất bình,

Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.

Tôi xin phụ họa:

Giấc Hòe ‘Ant’ kiến bất đắc

Tỉnh cơn mơ dậy, thấy mình kiến không.

(Lê Huy Trứ)

*

Thân như bóng chớp chiều tà

Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời

Sá chi suy thịnh cuộc đời

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành

(Mãn Giác Thiền Sư

Nói cho cùng thì, "Rồi tôi cũng phải xa tôi, Đời tài hoa cũng xa xôi ven trời." (Bùi Giáng)

Vậy thì những chu kỳ (life cycle) quán vũ trụ dãn nở từ không ra có từ có đến không, tạo thành bởi từ vi mô tới vĩ mô, ở trên xãy ra bao lâu? Một giấc mơ hay một đời người?

3 (14.7) năm = 44.1 tỷ năm.  Quý vị không tin thì cứ thử xem và kiên nhẫn chờ tới 44.1 tỷ năm để xem những gì chúng ta thực hànhchiếu kiến hằng đêm đó có “đại công cáo thành” đúng như tâm tưởng hay không?

Không ngờ

Nhà văn Françoise Sagan viết: Ở một nơi nào đó có cái tuyệt diệu [bất ngờ] đang chờ ta khám phá“Somewhere, something incredible is waiting to be known.” Françoise Sagan

Tôi không ngờ là tôi đã khám phá được cái ‘tuyệt diệu không ngờ’ đó là không có việc để chu toàn.  Tôi không ngờ là không có thánh hạnh để hoàn tất. Tôi không ngờ là không có tử để tái sinh. Tôi không ngờ là không có sanh để tử tận. Tôi cũng không ngờ là không có “Tùy chúng duyên nhi sanh” để đáo bỉ ngạn trong luân hồi.  Điều bất ngờ nhất, tôi không ngờ là không có ngờ để ngờ.

Tôi chỉ hơi ngờ ngợ: Tôi là chúng sinh hay chúng sanh là tôi? Tôi là Như Lai hay Như Lai là tôi? Tôi tri kiến Phật hay Phật tri kiến tôi?

Cho nên, người đã tin [không nghi ngờ những điều huyền diệu này] thì không cần giải thích; người đã không tin [luôn nghi ngờ] thì giải thích cũng thêm thừa.  TV show, “The Amazing Dunninger,” his motto was “For those who believe, no explanation is necessary; for those who do not believe, no explanation will suffice.”

Cứu hết cả khổ nạn!

Câu hỏi kế tiếp, nếu tôi chiếu kiến được vũ trụ giai không vậy thì tôi có độ được nhất thiết khổ ách hay không?

“Nhất thiết khổ ách nào?”  Bát Nhã Tâm Kinh “nguyên thủy” làm gì có ghi và bảo đảm  “Độ nhất thiết khổ ách?” Hình như, ông sư Tàu, Đường Tam Tạng ngụy tạo, “phát triển,” chế ra ...từ không ra có câu “độ nhất thiết khổ ách” để cho chúng sanh và nhất là nhân sinh an tâm.  Khổ ách do Tâm phan duyên tạo!  Bồ tát không bị vướng mắc trong khổ ách.  Không có khổ ách, không có chúng sinh để độ.

Đừng nên để kinh trì mà nên trì kinh bằng cách quán tự tại để chiếu kiến ý kinh.

Đừng làm mọt sách, nhìn chung quanh mình và nghĩ về cái gì mình thấy đó.”

Do not read so much, look about you and think of what you see there.”  

Dr. Richard Feynman’s letter to Ashok Arora, 4 January 1967, published in Perfectly Reasonable Deviations from the Beaten Track (2005) p. 230

Theo quan điểm Phật giáo, mà tôi hiểu, khổ luôn luôn xuất hiện khi ta cố trì giữ dòng chảy của đời sống, sở trụ vào những dạng hình tưởng là chắc thật, nhưng chúng chỉ là ảo giác (maya,) dù những dạng hình tưởng là chắc thật đó có thể là sự vật, biến cố, con người, tư tưởng, hay dù chỉ là ý niệm phan duyên của tâm thức.

Tương truyền sau khi giác ngộ, Phật trở lại vườn Benares để truyền giáo pháp cho các đạo hữu đã từng đồng tu hành với mình. Ngài diễn tả giáo pháp trong bài Tứ Diệu Đế nổi tiếng, bài này chứa đựng nội dung căn bản của giáo lý.  Chúng có nội dung như một bài giảng chẩn bịnh và phân tích một y sĩ: Trước hết, quan sát triệu chứng, xác định nguyên nhân, sau đó khẳng định là bệnh đó có thể chữa lành được và cuối cùng là cho toa thuốc và dĩ nhiên là với sự tình nguyện hợp tác song phương giữa bệnh nhân và lương y.

Sắc Không, Không Sắc

Theo Phật Giáo, vọng Tâm là nguồn gốc tạo ra tất cả sắc tướngvô sắc tướng.  Hạt Tâm (conscious particle) động tạo ra một dòng tâm thức (mindful wave) bao gồm những hạt nguyên tử khi được quan sát, và sóng khi không ai quan sát nó, rồi từ vô cực vi mô (Micro) đến vô cực vĩ mô (Macro) tạo ra những hiện tượng xum la và vạn vật trên vũ trụ mà tất cả đều được kết nối và tương tác liên tục, liên hoàn với nhau như những vòng dây xích của 12th nhân duyên hay tấm lưới vũ trụ.  Đây là những điều mà khoa học bây giờ khám phá ra về hạt (particle), sóng (wave) và đặc tính linh đầy thông minh cũng như bản lai vô sở, vô trụ của những siêu nguyên tử.  Khoa học và vũ trụ học hiện đại cũng có lối nhìn tương tự như quan niệm của Phật Giáo họ đã công nhận tự tánh của vật chất thay đổi bất thường, liên tụchiện diện khắp nơi trong vũ trụ.

Điều lý thú nhất là sau khi quan sát và thí nghiệm đặc tínhphản ứng của những hạ nguyên tử, khoa học đã đi đến kết luận là nếu tâm thức (mind) ta cố tình tìm kiếm thì hạt sẽ hiện ra, hữu sắc, nếu lơ là thì nó biến thành sóng, vô sắc.  Những tái khám phá mới mẽ này của Khoa học hiện đại đã được Phật Giáo mô tả ngắn gọn:  Tất cả do tâm tạo!  Sắc là không; không là sắc trong Bát Nhã Tâm Kinh.

Ngay cả những văn minh kỷ thuật hiện đại cũng từ do tâm tưởng với óc sáng tạo, tánh tò mò, cố công tìm tòi, khám phá, và chế tạo ra những tiện nghi vật chất để phục vụ nhân sinh.  Ngược lại, nếu nhân loại không có óc sáng tạo như những sinh vật kém thông minh khác trên trái đất này thì có thể chúng ta không bao giờ có khoa học nhân văn hiện tại?

Tâm tạo ra thực tại.  “Consciousness Creates Reality” – Physicists Admit The Universe Is Immaterial, Mental & Spiritual, Arjun Walia, 11/11/2014

Ý thức tạo vạn vật (Consciousness causes matter.)  Nhất thiết chúng sinh giai do tâm tạo.

Tôi tin tâm như là nền tảng quan trọng.  Tôi kiến giác vật chất như là một sản phẩm từ tâm tạo.  Chúng ta không thể vượt qua tâm.  Mọi tư nghị, bất cứ gì mà chúng ta xem như hiện sinh, đều là do tâm tưởng.

I regard consciousness as fundamental. I regard matter as derivative from consciousness. We cannot get behind consciousness. Everything that we talk about, everything that we regard as existing, postulates consciousness.”  

Max Planck, theoretical physicist who originated quantum theory, which won him the Nobel Prize in Physics in 1918

Không thể công thức hóa luật cơ khí lượng tử hoàn toàn hợp lý mà không tham khảo với tâm thức.

It was not possible to formulate the laws of quantum mechanics in a fully consistent way without reference to consciousness.”  

Eugene Wigner, theoretical physicist and mathematician. He received a share of the Nobel Prize in Physics in 1963

Tâm động, vũ trụ động.  Tâm bình vũ trụ bình.

Feynman đã nói, “Từ giả thuyết rằng thế giới là một dao động.”

Feynman said, “From the hypothesis that the world is a fluctuation.”

Thế giới xoay vần và chúng ta cũng quay cuồng theo?

Hình như, chúng ta định, bản tâm không quay, như như bất động, nhưng vì chúng ta (tấm thân ngũ uẩn) sở trụ bởi trọng lực trên trái đất nên khi trái đất quay chung quanh mặt trời ... chúng ta cứ tưởng tất cả cùng quay rồi thì chóng mặt, động tâm, tưởng trời đất, tinh tú quay cuồng?

Vũ trụ dao động hay chúng ta xao động? 

Cả hai không động.

Tuy nhiên, hình như vũ trụ co giãn?

Vậy thì nên nói vũ trụ động hay không động?

Không nên nói động.

Tôi đã lìa tự nhất ngôn đồng Phật và Tổ thuyết.

Bởi vì, vũ trụ đang co dãn, “hít vào thở ra.”   Nhưng, trong một khoảng thời gian nào đó khi mà không gian cuộn thời gian (closed universe), [hấp] lực đàn tương đương với [phản] lực hồi cho nên chúng triệt tiêu (trung hòa.)  Lúc đó, dòng thời gian ngưng đọng, không gian đông đặc, và vũ trụ ở trong trạng thái, “ngưng thở,” bất động tuyệt đối.

Trong ‘hành động đàn hồi,’ sẽ chỉ là ‘động cơ giãn co’ Trong trạng thái ‘không gian cuộn thời gian,’ sẽ chỉ là trạng thái ‘thời gian đụng không gian.’ Trong cái ấn tượng ‘triệt tiêu,’ sẽ chỉ là cái thọ tưởng ‘trung hòa.’  Trong cái tâm tưởng ‘bất động tuyệt đối,’ sẽ chỉ là cái tâm thức ‘tuyệt đối tĩnh tịnh.’

Hình như, Lục Tổ Huệ Năng có nói:  Cái giây phút hiện tại này là sự tĩnh lặng vô cùng. Mặc dù nó chỉ hiện hữu trong phút giây này, nó không có biên độ và cũng trong đó mà hiện ra cái miên viễn tuyệt diệu.

Ngẫu nhiên, khoa học cũng diễn tả tương tự như trên:

Theo thuyết vũ trụ đóng, “Trong khoảng-thời gian này, không gian bành trướng từ không thể tích trong cái bùng nổ vĩ đại (big bang) nhưng rồi thì nới rộng tới một thể tích tối đa và nó bắt đầu co lại đến không thể tích trong một co nén mãnh liệt (big crunch.)”

For a closed universe theory, “In this spacetime, space expands from zero volume in a Big Bang but then reaches a maximum volume and starts to contract back to zero volume in a Big Crunch.”

(What is the structure of the universe?  Open, closed or flat?)

Thấy vậy nhưng không phải vậy!  Vũ trụ không co không giản.  Mà vũ trụ như như động động.

Tình cờ, khoa học có cùng khái niệm tương tự như trên:

Hằng số vũ trụ đó đã tạo quân bằng cái tỷ trọng năng lượng của vật chất và phóng xạ, làm cho vũ trụ không bành trướng cũng không thâu nhỏ, nhưng mãi mãi như vậy.”

The cosmological constant, that balanced the energy density of matter and radiation to make a Universe that neither expanded nor contracted, but stayed the same for eternity.”

(What is the structure of the universe?  Open, closed or flat? http://superstringtheory.com/cosmo/cosmo21.html)

Cái hằng số vũ trụ vô sanh vô diệt đó không tăng không giảm, vô thủy vô chung.

Vậy thì cái gì là bản lai diện mục của nó?

Trái ngược với René Descartes (a French philosopher and mathematician): Tôi không nghi ngờ cái bản lai diện mục của ngã, do đó tôi không nghĩ đến cái bản lai diện mục của nó, cho nên tôi không ngã vào cái bản lai diện mục của mình. 

Không nghi cho nên không nghĩ vì vậy không ngã.

"I doubt not, therefore I think not, therefore I am not!"  Tru Le

Nghi ngờ, tơ tưởng, hiện sinh!

"to doubt, to think, to be!" Tru Le

Vô nghi, vô ngại, vô sanh/không sanh/không sống.

"not to doubt, not to think, not to be/to not be/to be not!" Tru Le

Tôi không nghi ngờ, ‘tôi thở, tôi sống.’  Tôi cũng không nghĩ tôi sống để thở, vậy thì tôi thở để sống.  Nhưng tại sao tôi lại phải thở mới sống?  Và, nếu tôi không thở, tôi không sống vậy thì ai nghi, ai nghĩ, ai sống để thở và rồi thì ai thở để mà sống đây?

Cũng không nên nghe nói thở để sống và vội cả tin mà phải biết, muốn sống đúng phải biết cách thở – hít vào oxygen (Dioxygen, O2) và thở ra thán khí (Carbon dioxide, CO2) chứ hít vào những thứ khác thì chỉ có nước ngưng thở ... ra. 

Đa số chúng sinh không có nghĩ tới hơi thở cho tới khi không thở được.  Tôi không biết không thở có thể chết không chứ nín thở có thể đưa đến ngưng thở vĩnh viễn.  Hay, tôi cũng nghi là hít vào mà không thở ra hay ngược lại, thở ra mà không hít vào thì lúc đó không có thể còn tâm trí nào nữa để mà ‘nghi, nghĩ, sống’ như Descartes tư duy nghi ngờ về cái tôi ... có biết thở hay không?

Khi tôi đang thở bằng phổi thì tôi không thể ngờ rằng tôi cũng có thể thở bằng bụng.  Khi tôi quán hơi thở bụng thì tôi bất ngờ là tôi không cần hoàn toàn thở bằng phổi mà vẫn thở.

Vậy thì tôi có thở tôi có sống.  Tôi không thở, tôi không sống?  Không có thể nghi còn thở còn sống cùng lúc ngờ không còn thở không còn sống?

Tôi nghi cái ngã không sống để thở vì cái ngã không cần thở để sống?

Réne Descartes explained,

Latin: "Non posse à nobis dubitari, quin existamus dum dubitamus: at que hoc esse primum quod ordine philosophando cognoscimus."

English: "That we cannot doubt of our existence while we doubt, and that this is the first knowledge we acquire when we philosophize in order."

The proposition is sometimes given as dubito, ergo cogito, ergo sum. This fuller form was penned by the eloquent French literary critic, Antoine Léonard Thomas, in an award-winning 1765 essay in praise of Descartes, where it appeared as "Puisque je doute, je pense; puisque je pense, j'existe." In English, this is "Since I doubt, I think; since I think I exist"; with rearrangement and compaction, "I doubt, therefore I think, therefore I am", or in Latin, "dubito, ergo cogito, ergo sum".

A further expansion, dubito, ergo cogito, ergo sum—res cogitans ("…—a thinking thing") extends the cogito with Descartes's statement in the subsequent Meditation, "I am a thinking (conscious) thing, that is, a being who doubts, affirms, denies, knows a few objects, and is ignorant of many …". This has been referred to as "the expanded cogito".

Tôi nghi, “We cannot doubt of our existence while we doubt”trên đây của Descartes nó có ý nghĩa như thế này: Chấp ngã lúc tưởng!

Thuyết pháp giới duyên khởi chủ trương Bản Thể khi Tĩnh thì là Chân Như, khi Động thì là Vạn Hữu.  Như vậy, Bản Thể tức là Hiện Tượng; Hiện tượng tức là thiên biến vạn hóa của Bản Thể. Bản ThểHiện Tượng không thể nào tách rời nhau, như sóng không tách rời khỏi nước.”

Thí dụ: Khi đã nghi chỉ là bóng (shadow, hint) thì không có thể nghi vì có hình (thể).  Chúng được quan sát như là nhị nguyên nhưng chúng bất khả phân, và chúng thường được gọi là ‘như hình với bóng.’ Có hình thì có bóng.  Ngược lại, ‘không hình, không bóng.’  Vô nhất vật?

Hay, “Thần hồn nhát thần tính”.  Chúng ta không thể nghi thần tính có bị nhát trong lúc nghi không có thần hồn ... để nhát.  Bất ngờ nhất là vô tâm tính?

Chúng ta không có thể nghi là Bản Thể phải là Ngã, là Thường.  Nếu khi nghi Chư PhápVô Ngã, Vô Thường.

Chúng ta không có thể nghi là Bản thể phải là Thanh Tịnh.  Nếu khi nghi Vạn Pháp là Uế Tạp.

Nếu khi nghi Vạn Pháp là Khổ thì không có thể nghi Bản Thể phải là Lạc.

Tôi xin mạo muội Phật Giáo hóa câu, “je pense, donc je suis”  Descartes’ Discourse on the Method, "I think, therefore I am,"  “Cogito, ergo sum”:  Tâm động (cogito) nên duyên khởi (ergo) thành chúng sinh (sum.)  

Chúng’ có nghĩa là số nhiều, ‘Sinh’ có nghĩa là sinh vật.  “Chúng sinh,” ngoài nghĩa cạn là nhân sinhthú vật, nó còn có nghĩa ‘sâu’ là ‘những vật’ được cấu tạo thành từ vô lượng sinh vật (tỷ tỷ lượng tử và vô lượng tử, vô sắchữu sắc, vạn vạn pháp, vạn tỷ hiện tượng).

Vô minh, ích kỷ, chấp ngã!

Hay, Nhất niệm, vô minh sanh!

Tâm tưởng tạo ra chúng sinh (tâm tạo ra tất cả.)

Trong thời gian của Réne Descartes, 1596 – 1650, triết lý Đông PhươngPhật Giáo rất xa lạ với Tây Phương và nhất là họ đã bị thâm nhiễm ảnh hưởng độc thần của Ca Thô Lích Giáo và quyền lực chi phối của Vatican.  Những quan niệm triết lý và khoa học tiến bộ như Galileo Galilei và Réne Descartes đã bị tòa thánh La Mã cấm đoán, huống gì văn hóa Đông Phương.  Có thể vì vậy, những triết gia như Descartes chưa có diễm phúc đọc qua chân kinh của Phật Giáo từ Đông độ.

Descartes có thói quen nằm nướng trên giường mỗi buổi sáng, nơi ông đã tiếp tục theo dỏi (perceive) giấc mộng đời ông, rồi sát nhập nó vào trong phương pháp tỉnh giấc của ông trong ý thức ‘thiền nằm’ ...

Descartes habitually spent mornings in bed, where he continued to honor his dream life, incorporating it into his waking methodologies in conscious meditation ...

Phương thức của Descartes hổn hợp toán học và lý luận với triết lý để giải thích thế giới vật chất trở qua vật lý siêu hình khi đã đối diện với những câu hỏi của lý thuyết; nó kéo ông ta tới chiêm ngưỡng sự hiện hữu của thiên nhiên và linh hồn-thể xác nhị phân, tìm thấy điểm liên hệ cho xác với hồn tại tuyến thần nhãn.  Nó cũng chỉ dẫn ông ta biết ý nghĩa khái niệm nhị nguyên (dualism): vật chất gặp không vật chất.  Bởi vì hệ thống triết lý trước của ông ta đã cho con người một dụng cụ để định nghĩa cái gì là thật, quan niệm này đưa đến tranh luận.  May mắn, Descartes cũng đã tự sáng chế ra phương pháp hoài nghi, hay chủ nghĩa nghi ngờ của Cartes, từ đó trở thành triết lý của tất cả chúng ta.

Descartes’ approach of combining mathematics and logic with philosophy to explain the physical world turned metaphysical when confronted with questions of theology; it led him to a contemplation of the nature of existence and the mind-body duality, identifying the point of contact for the body with the soul at the pineal gland. It also led him to define the idea of dualism: matter meeting non-matter. Because his previous philosophical system had given man the tools to define knowledge of what is true, this concept led to controversy. Fortunately, Descartes himself had also invented methodological skepticism, or Cartesian doubt, thus making philosophers of us all.”

René Descartes Biography, Academic, Philosopher, Scientist, Mathematician(1596–1650)

Những điều trên cho thấy, trí tuệgiác ngộbản lai của chúng sinh không nhất thiết phải là Phật Tử. Tuy nhiên, cho đến ngày nay ít có ai nhận thức được Descartes cũng như Feynman và rất nhiều thiện tri thức Tây Phương đã đạt được trí tuệgiác ngộ tương đương với La Hán Quả. 

Tiếc rằng, Descartes chưa học thấu được phương pháp hữu nghi của Đức Phật.  Bài học vở lòng là đừng mù quáng vội cả tin bất cứ ai ngay cả những gì ta [như lai] nói mà phải chính mình tự kiễm chứng, tự kinh nghiệm và tự trãi qua để biết rõ thực hay giả trước khi hết nghi nan.  Bài học kế tiếp là sau khi hết nghi ngờ cũng không phải vì vậylệ thuộc vào tín ngưỡng mà phải tự mình khai thác và làm chủ lấy nó.  Lời trăn trối đó được Đức Phật tượng hình qua thí dụ, tục diệm truyền đăng, tự mình thắp đuốc mà đi chứ không nên dựa vào kẻ dẫn đườngDĩ nhiên, cái chiêu thức tự mình thắp đuốc mà đi này không ứng dụng cho kẻ mù đi đêm/ngày hay kẻ không mù nhưng lại thắp đuốc soi đường ban ngày.  Cho nên, đúng như lời Phật dạy ở trên, Như Lai nói vậy chứ không phải vậy.

Tôi hoài nghi (I doubt), cho nên tôi tư duy (cogito, je pense, I think [to form or have in the mind],)  vì vậy (ergo, donc, therefore,)  chúng sinh ra (sum. The French verbs avoir [to have], être [to be], and faire [to do/make] are the most important on this matter.)

 ‘Cogito ergo sum’ của Descartes đã từng là một rừng tranh luận với nhiều tư tưởng nhị nguyên đầy mâu thuẩn?  Kiến thức của những triết giahọc giả này chỉ giới hạn tới ‘cái ngã từ tâm tưởng’ nhưng đã dừng lại ở biên giới vô ngã, vì đa số còn sở trụ vào kiến thức hữu hạn cho nên đã chưa đủ trí tuệ để xuyên qua bất nhị, chiếu kiến kỳ tâm.

Theo ngu ý, cái vô minhcho đến bây giờ đa số chúng ta vẫn đồng ý và lầm tưởng với công án ‘cố tình nhưng vô ý’ ‘Cogito ergo sum’ của Descartes là chân lý của cái tôi nhưng cũng vẫn bất đồng căn trí về cái hiện hữu đó (hữu ngã, sum, to be, ego) mà xem nhẹ cái ý ‘thiên  thượng thiên hạ,’ cái nhân do tâm tưởng (cogito) bởi từ những nhân duyên (ergo) liên tục tái tạo ra cái kết quả phụ thuộcduy ngã độc tôn,’ (cái ngã độc nhất vô nhị.)

Trong cái tâm thứccogito,’ sẽ chỉ là cái tâm tưởngcogito.’ Trong cái duyên thức ‘ergo,’ sẽ chỉ là cái nghiệp tưởng ‘ergo.’ Trong cái ấn tượngsum,’ sẽ chỉ là cái thọ tưởng ‘sum.’  

Theo tôi, thì không có "sự suy nghĩ" lẫn không có "người tư duy."  Không có "duyên khởi" lẫn không có kẻ "khởi duyên."  Không có "sự cảm thấy" lẫn không có "người cảm nhận."

Hay đơn giản hơn: Không tâm, không duyên khởi, không ngã để mà tư nghi.  Vì chấp có nên mới sinh ra nhiều tư nghị.  Thí dụ, ‘Không một vật’ có thể giảng giải được (khả tư nghị) nếu chấp nó có nhưng khi diển tả được nó rồi thì lại chấp là nó không còn là ... vô nhất vật nữa.  Ngay trong lúc đó, nó trở thành bất khả tư nghì?                                                                    

The phrase originally appeared in French as “je pense, donc je suis,” [je is not in capital] and in English as "I think, therefore I am." in Descartes’ Discourse on the Method, 1637

Tôi tư duy nên tôi hiện hữu!  Nhất niệm biến thành tôi!  Vì tôi động lòng trần nên sa ngã xuống đây.

Từ đó, tôi tưởng, rằng tôi là tôi!

Phật giáo xuyên thấu cái tôi ở trên:

Tôi ngắn gọn, “an tâm kiến tánh; ... ưng vô sở vô trụ; nhi sinh kỳ tâm!”

 

Tâm tịnh tánh hiện; ngã không vướng mắc; tri kiến như lai.

Tôi tưởng, hình như tôi biết tiếng ‘La Tanh’:

Haud cogito, nullus ergo, quinymo quinimmo sum

Không tưởng, không duyên, không sanh.

Ngắn gọn nhất: Vô tâm, vô ngã!

Duy Ngã độc nhất vô nhị

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn!”

Trên đời này duy chỉ có cái ngã là ... ‘nhất vật’, (single, one only; unique; sole.)   DNA của Nó tuyệt đối độc nhất.  Bản chất của nó không trùng hợpdiện mục của nó không giống với bất cứ những con giáp nào mà chúng ta đã từng biết cả. 

Tôi và hơn 6 tỷ nhân sinh trên thế giới chỉ chung nhau có một cái ‘đồ’ ... ngã, duy nhất bất nhị đó.

Sau đây là vài quan niệm điễn hình của vài tông pháiảnh hưởng quan trọng trong Phật Giáo:

Pháp Tướng Tông quan niệm rằng A Lại Da Thức chỉ là nơi tập hợp của mọi nghiệp xưa cũ.  “Vì tất cả những gì xảy ra và được chúng ta nhận biết đều chỉ là sự sinh khởi của những chủng tử chất chứa trong a-lại-da thức, nên xét theo ý nghĩa này thì có thể nói rằng chính a-lại-da thức đã tạo ra tất cả, kiểm soát tất cả. Pháp tướng tông cho rằng tất cả các pháp đều do nơi thức, từ nơi thức mà sinh khởi, rồi vận hành trong thức và cũng diệt mất đi trong thức ấy. Tuy là có 8 thức, nhưng chính lý thuyết về a-lại-da thức mới là quan trọng nhất và bao gồm trong nó tất cả.” (Các Tông Phái Đạo Phật, Đoàn Trung Còn)

Duy Thức Tông giải thích thế giới vũ trụ chi tiếc như sau: Các chủng tử (sa. bīja) của quá khứ theo đó mang sẵn những hạt mầm của Nghiệp (sa. karma, pi. kamma) được chứa đựng trong A Lại Da Thức và đợi nhân duyên đầy đủ sẽ hiện thành hiện tượng tâm thứcCác chủng tử đó chín ‘muồi’ theo tác động của Nghiệp (sa. Karma,) chúng tác động qua lại lẫn nhau làm con người thấy một ảnh ảo mà tưởng nó là có thật. A Lại Da thức được so sánh với một dòng nước chảy, [dòng tâm thức,] luôn luôn mới mẻ và liên tục, tiếp tục sinh hoạt động sau khi chết và sự liên tục của nó chính là cơ sở của sự tái sinh.

Duy Thức Tông, khái niệm A Lại Da Thức giải thích sự hiện hữu của nhân sinh và của cái Ta (Ngã.)  Các tư tưởng có tính riêng tư đó tác động trong mối liên hệ với Vô Minh (sa. avidyā) và Ngã Chấp (sa. ātmagrāha) làm cho mỗi người tưởng rằng có một cái Ta đứng sau mọi hành động của mình. Tư tưởng đó lại gây tiếp các chủng tử của nghiệp, và nghiệp lại tiếp tục tạo tác. Vòng lẩn quẩn này chỉ được đối trị bằng quan điểm cho rằng, không hề có một thế giới độc lập ngoài Tâm. Theo đó thế giới chỉ là phản ánh của A Lại Da Thức, con người chỉ thấy bóng dáng của chính tâm thức nó.  A Lại Da Thức thường được xem như là thật tại cuối cùng, có khi được gọi là Chân Như (sa. tathatā).

Duy Thức Tông dựa vào thuyết dưới đây – được gọi là thuyết Tam Tự Tính (sa. trisvabhāva) – để giải thích sự cảm nhận, nhận thức ngoại cảnh của nhân sinh.

Tam Tự tính là:

  1. 1.     Biến kế sở chấp tính (zh. 遍計所執性, sa. parikalpita-svabhāva), còn được gọi là huyễn giác (zh. 幻覺) hay thác giác (zh. 錯覺): Tất cả những hiện hữu đều là kết quả của trí tưởng tượng (huyễn giác,) do chấp trước, cho rằng sự vật trước mắt là có thật, là độc lập;
  2. 2.     Y tha khởi tính (zh. 依他起性, sa. paratantra-svabhāva,) nghĩa là dựa vào cái khác mà sinh ra: Tất cả pháp hữu vi đều do Nhân Duyên mà phát sinh, lệ thuộc vào nhau, không có tự tính (sa. asvabhāva);
  3. 3.     Viên thành thật tính (zh. 圓成實性, sa. pariniṣpanna) Tâm vốn thanh tịnh, là Chân như (sa. tathatā), Như Lai tạng (sa. tathāgata-garbha), là tính Không (sa. śūnyatā).

Trong thuyết A Lại Gia duyên khởi, Long Thọ Bồ Tát (Nagarjurna, thế kỷ 2 D.L.) cho rằng: Chân Nhưtuyệt đối; Vạn pháptương đối. Tuyệt đối không trực tiếp tạo ra tương đối, mà phải qua trung gian A Lại Da. A Lại da hay Hàm Tàng Thức gồm đủ mọi chủng tử của chúng sinh, của mọi biến hóa chuyển dịch.

Thuyết này cũng tương tự như thuyết Logos hay Logos Spermatikos của Heraclitus (thế kỷ 6 trước C. N.) hay của Plotinus (205-270) bên Âu Châu hay như thuyết Vô Cực sinh Thái Cực của Chu Liêm Khê (1017-1073) triều Tống.

Tại vì những cảm nhận "vô minh" của chúng nhân sinh nên nó phát sinh ra một ấn tượng về cái "Ta."  Ấn tượng về cái "Ta" là một sai lầm từ căn bản, vì thật ra chỉ có cái ấn tượng "cảm nghĩ" (feeling) chứ không có người thọ tưởng "cảm nghĩ." Và cũng vì ích kỷ mà cho rằng có tự ngã nên con người bám víu vào đó để chịu Khổ.

Theo tôi, thì không có "ấn tượng cảm nhận" lẫn không có "thọ tưởng cảm nhận."

Cũng như bài luận này, không có người viết; không có người đọc.  Không có kẻ nghe pháp lẫn không có người thuyết pháp.  Không có cái khổ đau lẫn người bị đau khổ để độ.

Chúng sinh là gì?

Chúng sanh bao gồm nhân sinh, những vật hữu tình, những động vật lẫn vạn vật trong cỏi sắc giới?

Chúng sinh cũng còn có nghĩa thâm diệu hơn: “Tùy chúng duyên nhi sanh.”

Kinh Kim Cang ghi: “Chúng sanh không phải là chúng sanh nên gọi là chúng sanh” (chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh).

“Chúng sanh ở đây chỉ có nghĩa là những gì do nhiều (chúng) yếu tố tạo thành (sanh) thì gọi là chúng sanh.(Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc).

Điều này đã sáng tỏ, chúng sinh là những phân tử (ngũ uẩn) tạo ra thân ta.  Như vậy, chúng sinhmột mình ta (duy ngã độc tôn,) và cũng là 7 tỷ nhân sinh cùng các chúng sinh khác trên trái đất kể cả vạn tỷ vật trong vũ trụ.  Ta và chúng sinh tuy hai (nhị nguyên) nhưng thực tại là một (bất nhị).

Tổ Mã Minh nói: Khi không nhận rõ sự nhất thể (Chân Như) thì vô minhphân biệt liền hiện, và tất cả mọi dạng của tâm ô nhiễm liền phát…Tất cả mọi hiện tượng trong thế gian đều do vô minh vọng tâm của chúng sinhtồn tại, nên tất cả các pháp đều không có thật thể.

Ngược lại, khi tánh bất nhị hiện tiền, vô minh diệt, kiến được chân như, nhận rõ nhất nguyên, kỳ tâm tái sinh ... tri kiến Phật?

Tử sinh, Sinh Tử

Thượng đế luôn luôn được ngụy tạo hóa để giải thích huyền bí. Thượng đế luôn bị lợi dụng để giải thích những gì mà ta không hiểu.  Khi đã biết chắc, lúc mà ta cuối cùng khám phá ra phương cách của vài sự việc thì ta đặt thành vài luật lệ, cướp công của tạo hóa; ta không cần trời nữa.  Nhưng ta vẫn cần thượng đế cho những bí mật khác.  Bởi thế cho nên ta để yên cho ông ta sáng tạo vũ trụ bởi vì chúng ta chưa tìm ra nguyên nhân của nó; ta cần ông ta hiểu dùm cho ta những thứ đó dù ta không tin những luật đó sẽ giải thích được công án tâm linh, hoặc tại sao đời sống quá vô thường, ngắn ngủi và đau khổsinh và tử – ba cái thứ rắc rối khó hiểu đó.  Ông trời thường được giao du với những thứ mà ta không hiểu biết.  Cho nên, tôi không nghĩ rằng những luật như thị đó có thể được tin theo như là ‘ý Chúa’ (to be like God) bởi vì chúng đã từng được tuần tự tri kiến.

“God was always invented to explain mystery. God is always invented to explain those things that you do not understand. Now, when you finally discover how something works, you get some laws which you're taking away from God; you don't need him anymore. But you need him for the other mysteries. So therefore you leave him to create the universe because we haven't figured that out yet; you need him for understanding those things which you don't believe the laws will explain, such as consciousness, or why you only live to a certain length of time — life and death — stuff like that. God is always associated with those things that you do not understand. Therefore I don't think that the laws can be considered to be like God because they have been figured out.”

Interviewed Dr. Richard Feynman, published in Superstrings: A Theory of Everything? (1988) edited by Paul C. W. Davies and Julian R. Brown, p. 208-209 ISBN 0521354625

Satan asserted: “God knows that in the very day of your eating from it your eyes are bound to be opened and you are bound to be like God, knowing good and bad.”—Genesis 3:1-5.

Sa-tan quyết đoán: “Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác”.—Sáng-thế Ký 3:1-5.

Đức Chúa Trời muốn chúng ta vĩnh viễn mù lòa vì không muốn chúng ta mở mắt ra để thấy thiên đường đầy đau khổ vì biết thiện ác, bound to be like God, như Đức Chúa Trời?

Thì ra, ngay cả đấng sáng tạo cũng đã mở nhục nhãn cận thị ra và cũng như chúng ta, bound to be like us, thấy rõ ràng thiên đường đầy đau khổ vì bởi vô minh sinh ra phân biệt nhị nguyên, kỳ thị thiện ác

Hình như ý Sa Tăng, trong Tây Du Ký, Sa Tăng tượng trưng cho cái si muội.  Sau khi, chịu quy y theo Đường Tăng Tây độ thỉnh kinh được Phật Quan Âm đặt cho pháp danh là  Sa Ngộ Tịnh, và ý của Ngài sa vào tịnh ngộ ngụy như ri, “Trời (Ngọc Hoàng Thượng Đế) biết rằng hể ngày nào các ngươi (Âm Dương hợp nhất) ăn quả kiến thức, trong có độc nhất cái nhân nguyên thủy bất tử đó, và từ không tướng, không mắt, không tai, mũi, lưỡi, cảm, thức, ... các ngươi sẽ trở thành hữu tướng rồi sẽ bị ảnh hưởng và gò bó bởi 18 căn trần thức.  Các ngươi sẽ mở được nhục nhãn thiển cận và tức khắc chúng ngươi sẽ bị tụt xuống hạng chúng sinh tầm thường với kiến thức giới hạng, và trí tuệ lu mờ, y chang như Trời, ‘bound to be like God’ trở nên vô minh, lòng đầy tham sân si, tâm phan duyên nhị nguyên, biết kỳ thị thiện ác.”

Từ giai không trở thành chúng sinh sa đọa xuống trần.  Cũng từ đó mà bị lọt vào vòng tử sinh, bị đau biết khổ rồi ‘đâm ra’ ngóng mộng thiên đường, sợ hải địa ngục và cầu Trời cứu rổi.

Swami Vivekananda viết: Phật GiáoKỳ Na Giáo không thần phục Thượng Đế, nhưng mọi nổ lực của mỗi tôn giáo này là trực chỉ chân tâm, để ‘phóng thích’ thượng đế ra khỏi con người.

The Buddhists or the Jains do not depend upon God, but the whole force of their religion is directed to the great central truth in every religion, to evolve a God out of man.” – Swami Vivekananda, Selected Speeches and Writings, Edited and with an Introduction by Bimal Prasad, Vikas paperbacks, 1994, p. 15

Ngay khi mà chúng ta tự tách rời khỏi vũ trụ thì tâm phan duyên, tư duy, nghi ngờ, và cái ngã hiện sinh rồi thì cái lòng sợ hải xuất hiện làm chúng ta trở thành kém tự tin, quên mất cái bản lai thượng đếdiện mục vũ trụ của mình.

Luân hồi

Tôi không ưa kiếp sau vì tôi ghét chết hai lần.  Vì không muốn chết lần nữa cho nên tôi ghét tái sanh

I'd hate to die twice. It's so boring.” last words (15 February 1988), according to James Gleick, in Genius: The Life and Science of Richard Feynman (1992), p. 438

Hay ngược lại, tôi ưa luân hồi tái sinh nhưng không ưa luân hồi tái tử.  Nhất là cái đáng ghét già bệnh ở giữa chu kỳ sinh và tử.  Tuy nhiên, nếu không có tái ... tê thì tôi không thể tái ... sống?  Chán chết!

Cái chết này buồn chán chết được.  Có thể, vì ‘chán đời’ nên không muốn sống.   Cho nên, ‘chán chết’ nên không muốn chết? 

This dying is boring.” last words (15 February 1988), recalled by sister Joan Feynman, in Christopher Sykes, editor, No Ordinary Genius: The Illustrated Richard Feynman (1994), p. 254

Tôi không ưa bướt qua cửa tử nhưng trong khoảng không-thời gian tử và sinh vô thường đó có thể là giai đoạn đẹp nhất của luân hồi?

Hình như, chết như thật và sống như mộng?  Sống như ở trọ, tù túng.  Thác về nhà, giải thoát.  Vậy mà đa số ai ai cũng sợ chết, kể cả tớ? 

Có thể, bản năng tự nhiên của con người chỉ có sợ cái mình không biết và chưa từng trãi qua như là cái chết nhưng không có sợ cái mình đang kinh nghiệm trong cuộc sống đầy đau khỗ này?

Cho nên, thà sống khổ như bị đày xuống địa ngục chung đụng với yêu quái còn hơn chết sướng như được lên thiên đường ở chung với thượng đế?

Nhân loại miệng thì đeo đẽo yêu thượng đế mong được lên thiên đường nhưng chỉ muốn lên thiên đường mà vẫn còn sống nhăn răng chứ không phải chết trước như là điều kiện tiên quyết.

Tôi sẽ không bao giờ lầm lổi nữa, lỡ nghe theo ý kiến của chuyên gia.  Dĩ nhiên, ta chỉ sống một đời, ta tạo ra tất cả lổi lầm, rồi học tránh lầm lổi, và như thế là cuối cùng của đời ta.

I'll never make that mistake again, reading the experts' opinions. Of course, you only live one life, and you make all your mistakes, and learn what not to do, and that's the end of you.”  Part 5: "The World of One Physicist", "The 7 Percent Solution", p. 255, Feynman

Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật.

Thế cho nên tất bật đến bây giờ!

Ta cứ ngỡ xuống trần chỉ một chốc.

Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay!

(Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật, Bùi Giáng)

Tôi chỉ muốn thử sống một kiếp người này nữa thôi; và nếu như làm thiện tri thức mà cứ lo sợ những nguyên nhân, luôn cố tránh vấp phải lổi lầm, hay làm kẻ phàm phu mà cứ học cách tránh né hậu quả của những tội lổi đó.  Làm tài tử diễn tuồng ‘gieo nhân gặt quả’ mà cứ phập phòng lo nhân duyên hợp, sợ trái quả sinh thì có thể đây là kiếp nghệ sĩ cuối cùng của tôi vì đời sống này quá hoàn hảo, không có gieo nhân gặt quả, không hí trường để hỉ nộ ái ố.  Nó không khác với nơi mà ‘bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả,’ và nếu thật sự như vậy thì cỏi đời này ngẫm quá nhàm chán để tái sinh.

Kẻ chưa bao giờ gặt quả là kẻ chưa bao giờ gieo nhân cũng là kẻ chưa bao giờ vô minh nên chưa bao giờ giác ngộ?

Người không gieo nhân gặt quả trên đời này là người không làm bất cứ chuyện gì cả.

Albert Einstein (1879-1955) Nhà vật lý lý thuyết vĩ đại người Đức, "cha đẻ" của Thuyết Tương đối đã nói: Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả.

Cho nên, muốn không lầm lỗi thì đừng làm gì cả.  Đừng tái sinh làm người và đã lỡ làm người thì đừng nên tham sanh húy tử nữa?

Chúng ta không nên quá bận tâm để không vấp lỗi lầm mà hãy quyết tâm sống có giá trị cho nhân quần xã hội dù phải phạm lỗi lầm.

Chúng ta không nên lo sợ và hối hận đã lầm lỗi trong đời, nhưng nên biết ơn đời đã rộng lượng với những lỗi lầm đó của chúng ta.

 “Chúng ta có thể phàn nàn vì trong bụi hoa hồng có gai, hoặc là vui mừng vì trong bụi gai có hoa hồng.”  Abraham Lincoln (1809-1865) Tổng thống thứ 16 của Mỹ

Trái lại với kinh nghiệm từng trải của Lincoln, tôi không phàn nàn vì trong bụi hoa hồng có gai, hoặc thất vọng vì trong bụi gai không có hoa hồng.

Tôi không hoài nghitrong đời không đau khổ nhưng nghi ngờ là có đau khổ trong đời?

Tôi sống không bất mãn hay vui mừng.  Tôi không thắc mắc tại sao tôi sống.  Tôi chỉ sống vậy thôi.

Những công trình vô giá của Đức Phật

Đức Thế Tôn không sáng tạo ra luật nhân quả (cause and effect,) lý nhân duyên (law of attraction, law of vibration,) luật nhân quả (sinh trụ hoại diệt, law of conservation,) ngay cả lập ra Phật Giáo ngày nay... Những luật trên, khoa học chỉ mới khám phá ra trong vòng 150 năm nay.  Tất cả những kiến thức này chỉ là đạo như nhị tri kiến (as is) của vũ trụĐức Phật đã kinh nghiệm và từng trải qua, giác ngộ được và đã chỉ dạy cho chúng sinh 2600 năm về trước qua trí tuệ đại giác ngộ của một đại khoa học gia siêu phàm, một đại sư vương vĩ đại nhất của nhân loại đã từng đặt gót chân trên trái đất.

Đức Phật không phải là của ‘riêng’ người Phật Tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài. [Một học giả Hồi Giáo]

Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Đức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ.  [Albert Schweizer, một nhà lãnh đạo triết học Tây Phương]

Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông diệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông diệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chân lý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). [Tổng thống Ấn Độ Nehru]

Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minhđiên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm. [Tiến Sĩ Radhakrisnan, Đức Phật Cồ Đàm]

Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại. [Tiến Sĩ S. Radhakrisnan, Đức Phật Cồ Đàm]

Đức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn. [Giáo sư Lakshimi Narasu, Tinh Hoa Của Phật Giáo]

Quan trọng của Phật Giáo

Nhà triết-học và toán-học nổi tiếng hoàn cầu, Bertrand Russell, trong cuốn Lịch sử triết học Tây Phương (History of Western Philosophy) đã viết, "...Phật-Giáo là một tổng hợp của chiêm nghiệm và khoa học triết lý.  Phật Giáo cổ võ phương tiện khoa học để theo đuổi mục đích cứu cánh thuần lý.  Phật Giáo tiếp tục dẫn dắt khoa học đi xa hơn khi khoa học bị bí lối bởi những khả năng giới hạn của những dụng cụ vật lý hiện đại.”

“...Buddhism is a combination of both speculative and scientific philosophy. It advocates the Scientific method and pursues that to a finality that may be called rationalistic...It takes up where science cannnot lead because of the limitations of the latter's physical instruments.”

Một số nhà Khoa Học và Vật Lý Gia đã trở về nghiên cứu những tư tưởng huyền diệu của đạo lý Đông Phương nhất là đạo Phật.  Thomas Cleary với cuốn, “Entry into the Inconceivable” (Bước vào Thế Giới không tưởng,) đã bừng tỉnh thoát khỏi cái mê lậu của khoa học bằng cách cổ võ việc ngộ nhập vào thế giới huyền nhiệm của đạo lý Đông Phương.  Ken Welber với “The Hollographic Paradigm” (Mô Hình Ảo Ảnh,) và Michael Talbot với “The Hollographic Universe” (Vũ Trụ Ảo hay Pháp  Giới Như Huyễn,) đã giác ngộ cái lẽ Sắc Không của Đạo Phật.

Điển hình nhất là Vật Lý Gia người Mỹ gốc Áo Fritjof Capra đã làm chấn động giới khoa học Tây Phương sau khi ông xuất bản cuốn “The Tao of Physics” (Đạo của Khoa Vật Lý) năm 1974.  Trong đó ông trình bày những sắc thái đặc biệt của Đạo Lão, Đạo Phật, và Thiền.  Trong nhiều năm trời, ông đi diễn thuyết ở nhiều nơi, nêu lên những cái bất quân bình của xã hội Tây Phương như trọng khoa học hơn tôn giáo, và ưa thực nghiệm hơn huyền nhiệm… Trong chương kế chót, Những Mẫu Hình Mới Trong Tư Duy Khoa Học, của Đạo của Vật Lý, Capra đã nói đến nguồn cội tập quán nhị nguyên từ hơn 2000 năm về trước của Tây Phương và những khám phá tương đối của khoa học dùng lý tính dựa trên một căn bản giai đoạn như dã tràng xây cát biển Đông, xây lâu đài trên cát.  Trong khi đó vũ trụ quan của Phật Giáo dựa trên tương quan vững chải vượt không gian lẫn thời gian của lưới Đế Châu để giải thích thực tại của vũ trụnhân sinh quan tương tự như cosmos webs mà khoa học hiện đại mới biết đến...Ông kêu gọi giới khoa học và dân chúng Tây Phương cần tìm hiểu những tư tưởng siêu việt và huyền nhiệm của đạo lý Đông Phương vì những đạo lý này có thể làm khuôn mẫu tốt đẹpthường hằng cho những lý thuyết tuyệt đỉnh nhất của giới Vật Lý Tây Phương.

Điều tối quan trọng, Phật Giáo không vì kiến thức văn minh rực rở của khoa học mà bắc quàng làm sang.  Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật Giáo.  Ngược lại, Phật Giáotrí tuệ để giải thích khoa học bởi vì Phật Giáo đã vượt quá xa khoa học.  Ngược lại, khoa học chưa hoàn toàn nhận thấy được hào quang thâm diệu của Phật Pháp để dựa vào cái trí tuệ anh minh, viên diệu quảng đại, vô biên vô lượng đó của Phật Giáogiải thoát được cố chấp nhị nguyên (dualism). 

Hy vọng, trong vài năm nữa khi mà quantum computer sẽ đưa Tâm Thức của chúng ta qua những chiều không gian song song khác nhanh hơn tốc độ của ánh sáng.  Thì may ra, chúng ta có thể dùng những kỷ thuật này để giải thíchchứng minh những hiện tượng nhiên nhiên và luật tự nhiên như thị mà kỷ thuật hiện đại và khoa học nhân văn chưa đủ trình độ trí thức để tìm ra lẫn có đủ dụng cụ tối tân để đo đạt được thực tại.

Từ nay cho đến đó, khoa học vẫn bị giam hãm (confinement) trong quan niệm nhị nguyên khó giải thoát được. Phật giáo gọi hiện tượng giam hãm (incarceration) đó là Tâm Cố Chấp hay còn gọi là Trước Tưởng sau khi đã khởi nhất niệm vô minh.  Cho nên, khoa học chỉ thấy có vật chất (sắc tướng,) nguyên tử và vũ trụ vạn vật.  Khoa học cũng đã mới đoán biết trên lý thuyết (hypothesis) về không tướng lực đó chiếm tới 95% trong vũ trụ vì nhờ đã đo đạt được những sóng trọng trường (gravitational waves) nhưng khoa học chưa chứng minh được cái vô sắc tướng đó bản lai diện mục như thế nào để chỉ mặt, điểm tâm nó?

Thực tại, khoa học hiện đại chưa biết ứng dụng trí tuệ Bát Nhã bẩm sinh để giải thoát khỏi suy luận vô minh dựa vào cơ bản sai lạc của 18 căn trần thức được cấu tạo từ ngũ uẩn, vô thường (impermanent,) thay đổi (change,) động (motion,) vô sở vô trụ (none locality and gravity free) cho đến khi chúng ta suy ra được chân lực của vô sắc tướng (dark matter and dark energy) qua đo đạt được sóng trọng lực (gravitational waves) mới đây.  Như được đề cập ở trên, con người mới nhận thức được những gì khoa học biết về thiên văn, vũ trụ vật lý từ trước đến nay chỉ có 5% của sắc tướng (observable forms,) còn lại 95% là ‘vô sắc tướng công lực’ (dark matter & dark energy) mà con người đến bây giờ mới gián tiếp đoán biết được chút đỉnh nhờ cảm nhận được lực trọng trường (gravitational wave).

“Chân khí là một khái niệm trườu tượng.  Nó rất, rất khó để giải thích chính xác.”

Energy is a very subtle concept. It is very, very difficult to get right.”

Dr. Richard Feynman addressed "What is Science?", presented at the fifteenth annual meeting of the National Science Teachers Association, in New York City (1966), published in The Physics Teacher, volume 7, issue 6 (1969), p. 313-320

Điều quan trọng nên biết rằng trong vật lý ngày nay, chúng ta không hiểu năng lượng là gì.  Chúng ta không có một ấn tượng như năng lượng phát ra đếm được như nhỏ giọt.  Nó không đúng như vậy. 

It is important to realize that in physics today, we have no knowledge of what energy is. We do not have a picture that energy comes in little blobs of a definite amount. It is not that way.”  volume I; lecture 4, "Conservation of Energy"; section 4-1, "What is energy?"; p. 4-2, Feynman, far more about modern problems of psychology than they have been given credit for.

Nhà Phân Tâm Học nổi tiếng của Anh Quốc Tiến sĩ Graham Howe đã nói như sau:

"Đọc một chút về Phật Giáo là để nhận thức rằng những Phật Tử đã tận tường, từ 2500 năm trước, vấn nạn hiện đại của tâm lý học vượt xa hơn cả họ được công nhận.  Họ nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và cũng đã tìm ra giải đáp.  Chúng ta bây giờ đang tái khám phá cái trí tuệ thông thái cổ xưa của Đông phương."

“To read a little Buddhism is to realize that the Buddhists knew, 2,500 years ago, far more about modern problems of psychology than they have been given credit for. They studied these problems long ago and found the answers also. We are now rediscovering the ancient wisdom of the East.”

Những điều như thị ở trên cho thấy, khoa học có giá trị thực hành tạm bợ vì khoa học luôn đổi ý theo thời gian.  Khoa học vật chất (physical science) không chứng minh được triết lý siêu phàm (supramundane) lẫn khoa học tâm linh (spiritual science) của Phật Giáo mà ngược lại.  Đa số, những khám phá của khoa học về vũ trụ quan thực ra chỉ là những tái khám phá của nhân loạiĐức Thế Tôn đả chứng minh những điều đó hơn 2600 trước. Điều thú vị và đáng lưu ý nhất là dù thế nào đi nửa thì các khám phá mới của khoa học không có ảnh hưởng trái ngược hay mâu thuẫn đối với tư tưởng Phật Giáo, chưa kể là trong nhiều bộ môn khác tư tưởng Phật Giáo còn đi trước khoa học khá xa.

Trong quyển “Phật Giáo dưới mắt các nhà trí thức” (Buddhism in the Eyes of Intellectuals) của Tiến-sĩ Sri Dhammanand, trang 117, Egerton C. Baptist nói:

“Khoa học không thể đưa ra một sự đoan chắc trong vấn đề này. Nhưng Phật-giáo có thể đối diện sự thách đố của Nguyên Tử, bởi vì kiến thức siêu phàm của Phật-giáo bắt đầu nơi khoa học ngưng tiến bộ.”

“Science can give no assurance herein. But Buddhism can meet the Atomic Challenge, because the supramundane knowledge of Buddhism begins where science leaves off.

Tóm lại, khoa học hiện đại chưa thể chứng minh hoàn toàn và không thể đoan chắc (can not assure herein) chân lý của vô sắc tướng (dark mattter & dark energy), và đồng nhất thể, nói chi đến vô nhất vật vì khoa học chưa đạt tới bất nhị (nondualism) cho nên khoa học còn lâu mới có thể rốt ráo ‘giác ngộ siêu khoa học.’

Sự thật phũ phàng

Thực tại, đạo đức, và luân lý không cần đến tôn giáovẫn có; cũng như chân lý (sự thật, truth) tự nó có tính cách thuyết phục không cần tới mặc khải.  Lương tri không cần học mà biết, trí tuệ không cần tìm mà có. 

Sự thật luôn luôn xảy ra đơn giản hơn ta tưởng.”                                                                                                       

The truth always turns out to be simpler than you thought.”

Quoted by K.C. Cole, Sympathetic Vibrations: Reflections on Physics as a Way of Life (1985)

Feynman giảng dạy, “Nếu, trong vài tai biến nào đó, mà tất cả những kiến thức khoa học bị tiêu hủy, và nếu chỉ được một câu để truyền lại cho hậu thế, vậy thì lời trăn trối gì sẽ chứa đựng hầu hết tài liệu trong vài chữ?  Tôi tin đó là thuyết lượng tử (hiện tượng nguyên tử, hay bất cứ gì ta muốn gọi nó) rằng tất cả vật chất được cấu tạo bởi nguyên tử – những hạt bé nhỏ đó quây quanh trong động tác liên miên bất tận, thu hút lẫn nhau khi chúng bị ngăn cách bởi khoảng cách nhỏ bé, nhưng xô đẩy lẫn nhau khi bị siết nén ép lại gần nhau.  Nội một câu đó, ta sẽ thấy, cả một khối tin tức vĩ đại về thế giới, chỉ cần một chút tưởng tượng và suy nghĩsử dụng được nó.”

If, in some cataclysm, all of scientific knowledge were to be destroyed, and only one sentence passed on to the next generation of creatures, what statement would contain the most information in the fewest words? I believe it is the atomic hypothesis (or the atomic fact, or whatever you wish to call it) that all things are made of atoms — little particles that move around in perpetual motion, attracting each other when they are a little distance apart, but repelling upon being squeezed into one another. In that one sentence, you will see, there is an enormous amount of information about the world, if just a little imagination and thinking are applied.”

The Feynman’s lectures on Physics, volume I; lecture 1, "Atoms in Motion"; section 1-2, "Matter is made of atoms"; p. 1-2

Đoạn văn trên của Feynman có thể tóm tắc trong vài chữ – “tất cả vật chất được cấu tạo bởi nguyên tử” hay đúng hơn vật chất hữu hình (observable matters) được cấu tạo từ lượng tử (quantum nhỏ hơn atoms, lượng tử cấu tạo ra nguyên tử.)  Những lượng tử mà khoa học hiện nay tiếp tục tìm ra và tưởng là vật nhỏ nhất trong vũ trụ cũng chưa phải là tuyệt đối nhỏ nhất.  Hơn nữa, trong thế hệ của Feynman có thể khoa học chưa có ấn tượng rõ ràng về vô sắc (dark matter) và âm khí (dark energy.)  Những thứ mà ngay đến bây giờ khoa học chỉ đoán là nó chiếm tới 95% trong vũ trụ nhờ đo lường được sóng trọng lực (gravitational waves).

Tôi xin tóm tắt ý trên: Tất cả do tâm tạo!

Đức Thế Tôn dạy, “Nếu lấy một vật chia chẻ mãi tới còn bằng đầu sợi tóc, gọi là mao trần. Lấy hạt bụi bằng mao trần này chia chẻ còn bằng hạt bụi bay trong hư không, gọi là khích du trần. Hạt bụi bay lại chia chẻ nữa thành vi trần nhỏ, rồi hạt vi trần nhỏ này lại chia ra nữa cho tới khi không còn chia được nữa, gọi là cực vi trần, lân hư trần (Kinh Lăng-Nghiêm của Hòa-Thượng Thích-Duy-Lực dịch, trang 103)

Vậy thì, sắc tướng nhỏ nhất trong vũ trụLân Hư Trần được Đức Thế Tôn khám phámiêu tả hơn 2500 về trước.  Tuy nhiên, Lân Hư Trần có thể là hạt nhỏ nhất đối với trí tưởng tượng của chúng sinh nhưng cũng chưa phải là nhất thể tuyệt đối.  Nhất Như?

Hình như cái mà chúng ta chưa đủ trình độ kíến thức lẫn trí tuệ để mà tư nghị, và nhất là chưa đạt được giác ngộ để tri kiến cái bản lai diện mục của nó đó là Vô Nhất Vật?

Những sắc tướng lẫn vô sắc tướng được hiện tượng hóa là Vật, là Cái, là mặt mủi (diện mục,) và tự tính linh tuệ (bản lai) qua khối óc và ngôn ngữ của sinh vật người chỉ là trườu tượng, mô phỏng, miêu tả nên khó có thể điểm đúng tâm vũ trụ.

Tuy nhiên, chúng ta không nên kém anh minh, bị kinh trì để mà bi quan phản biện rằng nếu đã diễn tả được vô nhất vật thì không còn vô nhất vật nữa.

Cái “còn” không cần phải diễn tả vì nó quá hiển nhiên.

Nhưng, vật “không còn” cần phải diễn tả trước khi nó trở thành “không còn.”

Vì “có” từ “không” mà ra; rồi thì từ “còn” trở lại “không còn.”

Chúng ta không thể “đánh mất” cái chúng ta “không có.”

Đó mới thật sự là “khi đã ‘tìm ra’ bản lai diện mục rồi thì ‘không còn’ bản lai diện mục nữa ... để tìm kiếm.”

Hay điên đầu hơn nữa, chúng ta không còn tìm cái đang có, chỉ còn kiếm cái không có.

Đúng như Phật Hoàng Trần Nhân Tông nói: Trong nhà có báu thôi tìm kiếm.

*

Ngũ uẩn giai có hay giai không?

Nên nói không hay có?

Hình như Phật có ‘noái”: Không nên nói có không.

Vậy thì phải nói không có?

Nói cho cùng thì hình như những tư nghị trên cũng chỉ là những khái niệm đầy giới hạn của thế hệ chúng sinh vật hiện tại (current generation of creatures)

Cái ông Feynman này lo chuyện trời sập, vì nếu tận thế thì chúng sinh chết tiệt như những loài khủng long và những chúng sinh 20 triệu năm trước đó.   Những chúng sinh thời đó đã không kịp để lại một lời trăn trối của chúng nói chi xa vời là chúng ta sẽ để lại di chúc về thuyết nguyên tử, thiên đàng, địa ngục, niết bàn, giác ngộ cho ‘hậu thế’ để làm cái quái gì?

Hơn nữa, cái tân chúng sinh mà Feynman gọi là thế hệ kế tiếp “next generation of creatures” đó có thể tiến hoá cấu tạo thành một thứ gì khác xa bản lai diện mục của chúng nhân sinh.  Những sinh vật mới nầy có thể không giống như là nhân loại, không có vô minh với 18 căn trần thức đầy tham sân si để mà hiểu nổi hay cần phải hiểu những vô lý về thượng đế nhân tạo, những vô duyên về Phật pháp lẫn cái thuyết khoa học nguyên tử vô dụng mà ngay cả hiện nay nó cũng đã lỗi thời?

Trái đất không cần biết cái đau khổ, giác ngộ, giải thoát, ca tụng thượng đế, thờ ma quỷ, thành Phật, thành ông trời hay thành yêu quái của chúng nhân sinh lẫn cái văn minh khoa học đầy vô minh của cái đám bụi ‘vi trần người,’ ký sinh vi trùng ăn bám, hủy hoại thiên nhiên, sát hại thú vật, tàn sát lẫn nhau bởi bản chất ích kỷtâm địa gian ác nhất trên quả đất này là cái quái gì. Mẹ thiên nhiên (mother nature) không biết thương ghét, sân nộ, thưởng thiện phạt ác, khi nổi cơn giông bảo hay thiên tai để tận diệt khủng long mấy chục triệu năm về trước hay quét sạch chúng sinh trong một ngày gần đây.  Đó là luật vô thường (law of impermanence,) luôn thay đổi, không có gì là trường cửu của vũ trụ.

Tương tự, vũ trụ cũng không thèm biết quả địa cầu lẫn thái dương hệ như những hạt bụi trong vũ trụ hiện hữu hay không hiện hữu.  Có hay không có Thái Dương Hệ thì vũ trụ cũng không thêm không bớt, không vơi không đầy.  Đây cũng là luật như thị của vũ trụ.

Trong vũ trụ học, luật vô sanh vô diệt ghi nhận rằng tổng số sắc-không trong vũ trụ không tăng không giảm, không tĩnh không động – nó được bảo tồn trong A lại da thức.  Sắc-không có thể không sinh lẫn không diệt mà chỉ luân hồi qua một sắc-không khác.

“In physics, the law of conservation of energy states that the total energy of an isolated system remains constant—it is said to be conserved over time. Energy can neither be created nor destroyed; rather, it transforms from one form to another.”

Đối với bản tánh duy ngã độc tôn, tự kiêu tự đại của con người thì chúng ta hiện hữu trên thế gian này như là một đại sự nhân duyên, một phép lạ đầy nhiệm mầu và nhất là chúng ta khác với chúng sinh, và các sinh vật khác vì chúng ta thông minh, từ bi, nhân đạo nhất thế giới lẫn trong cõi Ta Bà.  Chỉ có chúng ta mới có trí tuệ để giác ngộ thành Phật.  Hay, chúng ta là con của thượng đế, với cái bản lai diện mục tham sân si nhất vũ trụ lẫn vô minh y như ngài?  Chỉ có triết lý nhân bản là cao siêu nhất thế giới.  Chỉ có khoa học nhân sinh là văn minh nhất vũ trụ.  Tôi hy vọng tất cả chúng ta không nên chủ quan và ‘hiểu nhầm’ như vậy vì sự thật có thể trái ngược và rất ư phũ phàng?

Hình như,  Albert Einstein (1879-1955) có nói: Trí tuệ trực giác là một năng khiếu thiêng liêngkiến thức thuần lý là đầy tớ trung thành. Chúng ta đã sáng tạo ra một thế giới chỉ tôn kínhtùy thuộc vào tên đầy tớ (kẻ nô lệ) mà quên mất đi cái năng khiếu tự lực (chủ nhân ông) của chính mình.

Đạo Phật là đạo của trí tuệtừ bi hỉ xả mà điều tối ư quan trọng là Phật Pháp phải được ứng dụng hữu hiệu như là phương tiện giải thoát, và để giúp chúng sinh đạt tới cứu cánh giác ngộ.  Nhưng chúng sinhvô minh nên vẫn còn bám trụ và cam tâm làm nô lệ cho những tập tục tham sân si lẫn chấp nhận làm đầy tớ cho sinh tử vô thường nên bị trôi nổi trong biển khổ đau.  Nhưng vì tiếng kêu cầu cứu khổ cứu nạn của những tên đầy tớ này quá khẩn thiết làm lu mờ bản lai trí tuệdiện mục như lai nên có thể vì vậyĐức Thế Tôn chưa vội giảng dạy về vũ trụ quan cho những kẻ chưa đủ trình độ trí thức lẫn trí tuệ, và nhất là tập tục và bản chất nô lệ và mặc cãm đầy tớ còn quá nặng cho nên chưa đủ tự tin mà tục diệm truyền đăng để tự giải thoát và làm chủ lấy mình.

Với tinh thần bi trí dũng và với đạo an lạc tự nhiên, Đức Phật tạm thời chỉ khuyến khích nhân sinh tái phát triễn trí tuệ (bát nhã) bẩm sinh để vén màn vô minh trước rồi thì khi mà nhi sinh kỳ tâm, tái kiến tự tánh, thì tức khắc lúc đó tự mình sẽ hoàn toàn giác ngộgiải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Trí tuệkiến thức đồng nguyên

Theo tôi, tuy Phật giáo và khoa học và nhất là thiên văn học có ‘hai lối nhìn khác nhau’ nhưng cả hai đều cùng nhìn về một mục đích gần như nhau đó là cùng, quán tự tại, ‘nhìn vào trong.’   Phật Giáo quán tự tại trong khi đó Thiên Văn Học nhìn trở lại nguyên thủy của vũ trụ, big bang.  

Phật Giáo dùng trí tuệthiền định để quán tự tại, biết được ‘trong nhà có báu thôi tìm kiếm’ trong khi đó khoa học dùng kiến thức để tìm cái không ở trong nhưng nhầm tưởng là vọng ngoại, cho nên suốt đời chạy theo cố bắt cái bóng vô thường, luôn đổi thay. Thật ra, khoa học thiên văn đang tìm và quan sát lại bên trong nhưng vì chúng ta ở trên quả đất nhìn lên trời lầm tưởng si muội là chúng ta nhìn ra bên ngoài.  

Theo tôi, khoa học luôn luôn đổi ý và xét lại bởi những mâu thuẫn biện chứng từ những khám phá mới nhưng Phật Giáo Quan chưa cần phải xét lại từ hơn 2600 năm nay. 

Nhà Vật Lý Lý Thuyết Michio Kaku của hiện đại nói: Với những khám phá của The Wilkinson Microwave Anisotropy Probe (WMAP) về vũ trụ chúng ta phải viết lại vật lýquan niệm khoa học về vũ trụ

Trong "How Science Will Revolutionize the 21st century and Beyond" (Full Interview). 

Đại khái, Dr. Michio Kaku nói: Những sách hóa học (chemistry books) hiện nay đều đã dạy sai lầm, vũ trụ không phải chỉ cấu tạo bởi những nguyên tử (atoms, hữu sắc tướng) nhưng cũng bởi đa số vô sắc tướng (95% dark matters & dark energy.)

Hầu như, những tái khám phá vật lý qua phương tiện đo lường, và phỏng đoán sai lạc của 18 căn trần thức của con người này không có gì mới lạ lẫn chút giá trị nào đáng kể trong vũ trụ vô biên với 14.7 tỷ năm trẻ. 

Mỗi mảnh, hoặc một phần, của toàn phần thiên nhiên luôn luôn chỉ là ước lượng cho sự thật tuyệt đối, hoặc chân lý viên dung qua giới hạng kiến thức của chúng ta.  Trên dử kiện, mọi thứ chúng ta biết chỉ là phân loại của ước đoán, tại vì chúng ta không biết tất cả các luật như thị của vũ trụ.  Cho nên, muốn học đầy cái mới thì phải vơi cái củ, hoặc điều chỉnh lại cho đúng ... Sự thử thách của tất cả kiến thức là thí nghiệm.   Kinh nghiệmcông án chính thức của khoa học thực nghiệm.

Each piece, or part, of the whole of nature is always merely an approximation to the complete truth, or the complete truth so far as we know it. In fact, everything we know is only some kind of approximation, because we know that we do not know all the laws as yet. Therefore, things must be learned only to be unlearned again or, more likely, to be corrected. … The test of all knowledge is experiment. Experiment is the sole judge of scientific ‘truth.” 

The Feynman Lectures on Physics, 1964, volume I; lecture 1, "Atoms in Motion"; section 1-1, "Introduction"; p. 1-1

Nếu một trái táo được phóng đại bằng kích thước của quả đất, thì những nguyên tử trong trái táo là khoảng chừng cở hình thể của quả táo nguyên thủy.

If an apple is magnified to the size of the earth, then the atoms in the apple are approximately the size of the original apple.” 

The Feynman Lectures on Physics, Volume I; lecture 1, "Atoms in Motion"; section 1-2, "Matter is made of atoms"; p. 1-3

Chúng ta không thể định nghĩa chính xác bất cứ gì.  Nếu chúng ta cố thử làm, chúng ta sẽ đi vào trạng thái tâm trí bất toại của những triết gia, họ ngồi đối diện với nhau, người nầy bảo người kia, “Ngài không biết ngài nói gì.”  Người thứ hai nói, “Ngài ngụ ý thế nào là cái biết? Ngài định nghĩa cái gì là cái nói?  Ngài đang ám chỉ người nào?”

We cannot define anything precisely. If we attempt to, we get into that paralysis [tê liệt] of thought that comes to philosophers, who sit opposite each other, one saying to the other, "You don't know what you are talking about!". The second one says, ‘What do you mean by know? What do you mean by talking? What do you mean by you?’ ”

The Feynman Lectures on Physics, volume I; lecture 8, "Motion"; section 8-1, "Description of motion"; p. 8-2

Những thí dụ điển hình trên của Dr. Feynman về khoa học biện chứng đã chứng minh cái kiến thức vô minh, và đo đạt sai lầm về thực tại bởi 18 căn trần thức của nhân loại.

Cho nên, văn minh nhân văn, triết lý nhân bản, và biện chứng chủ quan nhất thời đó của khoa học tưởng như là những đóng góp đầy giá trị vĩ đại trên thế giới nhưng thực tại nó cũng chỉ như là một phần tử của tỷ tỷ nguyên tố vi trần

Những khám phá đó của khoa học hiện đại tưởng là chân lý nhưng thực tại tất cả điều vô thường theo dòng thời gian như là “dã tràng xây cát biển Đông,” hay như những đỉnh sóng bạc đầu trong đại dương, lớp sóng bạc đầu sau đùn lớp bọt sóng trước, ‘nước-sóng-bọt-nước’ luân hồi hợp tan đầy vô thường.

Tôi lạc quan, Phật giáo đi trước khoa học cả hơn 2600 năm và đã vượt xa khoa học hiện đại nên không cần xét lại như khoa học thường tự sửa sai những công trình khám phá của chính mình.   Đức Đạt Lai Lạc Ma đã ‘nhún nhường’ trã lời khi được phỏng vấn về Phật giáo và khoa học, nếu cần phải xét lại Phật Giáo sẽ tức khắc thích ứng dể dàng.  Bởi vì, Phật Giáo rất từ bi, hỷ xã, trí tuệ, dân chủ, bình đẳng, và cởi mở với bản lai luôn luôn thích hợp với thực tại (truth.)

Tạm kết, những khoa học gia với kiến thức được trang bị thêm trí tuệ của Phật Giáo hay các bật thiện tri thức của Phật Giáo với kiến thức của khoa học gia sẽ tạo ra một tôn giáo vị lai bao gồm ‘trí tuệ lẫn kiến thức’ để có thể giải thích được những vấn đề nan giải lẫn công án tâm linhPhật Giáo bổ xung Khoa Học, kiến thức được hổ tương bởi trí tuệ, nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu khẩn thiết của chúng sinh là một đại sự nhân duyên chưa bao giờ xảy ra cho thế giới.

References:

The Value of Science, Richard Feynman, One of Feynman's most eloquent public lectures. Published address at the National Academy of Sciences (Autumn 1955); published in What Do You Care What Other People Think (1988); republished in The Pleasure of Finding Things Out: The Best Short Works of Richard P. Feynman (1999) edited by Jeffrey Robbins.  Further Adventures of a Curious Character by Richard Feynman as told to Ralph Leighton (1988)

 

The first way in which science is of value is familiar to everyone. It is that scientific knowledge enables us to do all kinds of things and to make all kinds of things. Of course, if we make good things, it is not only to the credit of science; it is also to the credit of the moral choice which led us to good work. Scientific knowledge is an enabling power to do either good or bad -- but it does not carry instructions on how to use it. Such power has evident value -- even though the power may be negated by what one does.

 

I learned a way of expressing this common human problem on a trip to Honolulu. In a Buddhist temple, there, the man in charge explained a little bit about the Buddhist religion for tourists, and then ended his talk by telling them he had something to say to them that they would never forget -- and I have never forgotten it. It was a proverb of the Buddhist religion:

"To every man is given the key to the gates of heaven; the same key opens the gates of hell." http://alexpetrov.com/memes/sci/value.html

https://en.wikiquote.org/wiki/Richard_Feynman#The_Value_of_Science_.281955.29

https://mail.google.com/mail/u/0/#inbox

http://www.preposterousuniverse.com/blog/2013/09/04/atoms-with-consciousness-matter-with-curiosity/

http://www.nytimes.com/books/first/f/feynman-meaning.html

http://www.feynmanlectures.caltech.edu/I_01.html

http://physicsbuzz.physicscentral.com/2010/06/universe-of-atoms-atom-in-universe.html

http://www.collective-evolution.com/2014/11/11/consciousness-creates-reality-physicists-admit-the-universe-is-immaterial-mental-spiritual/

http://www.collective-evolution.com/2014/02/23/buddhist-monks-bless-tea-with-good-intention-heres-what-happened/

http://superstringtheory.com/cosmo/cosmo21.html

https://en.wikipedia.org/wiki/Cogito_ergo_sum

http://www.goodreads.com/quotes/tag/quantum-physics

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4217602/

https://duylucthien.wordpress.com/2013/07/09/ung-vo-so-tru-nhi-sinh-ky-tam-la-nghia-the-nao/

http://www.biography.com/people/ren-descartes-37613

https://thuvienhoasen.org/a13581/phap-tuong-tong

http://www.themoralliberal.com/2012/08/22/what-is-wrong-with-descartes-philosophy/

http://nhantu.net/TrietHoc/VVDNT/VVDNT13.htm

 

Đồng nhất thể, Lê Huy Trứ

Chúng Sinh, Lê Huy Trứ

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/09/2013(Xem: 11619)
14/03/2016(Xem: 17312)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.