Không & Vô Cực (Zero & Infinity)

10/03/20244:52 SA(Xem: 471)
Không & Vô Cực (Zero & Infinity)
KHÔNG & VÔ CỰC
(ZERO & INFINITY)  *
Lê Huy Trứ trule9@gmail.com February 24, 2017 Version 6 2
PDF icon (4)KHÔNG VÀ VÔ CỰC

Giáng Long Tuệ Lộ

Mục Lục
Giáng Long Tuệ Lộ 
1. Tiềm Long Vật Dụng 
2. Lưỡng Long Nhập Động 
3. Thiên Long Đáo Không (Re-enter the Emptiness)
Không vơi, không đầy! 
Half full or half empty? 
4. Kiến Thủ Bất Kiến Vĩ 
5. Phi Long Tại Thiên 
6. Mãnh Long Quá Hải (Rồng đáo bĩ ngạn) 
7. Kiến Long Tại Trường 
Chúng ta có thể có mẫu số không không? (Can We Have Zero in the Denominator?) 
8. Thiên Long Thần Nhãn 
9. Thần Long Bài Vĩ 
Không và Vô Lượng (Zero and Infinity) 
10. Kháng Long Hữu Hối 
11. Hàng Long Phục Ma 
12. Long Tranh Hổ Đấu 
Những Bài Nên Đọc Thêm 
Tài Liệu Tham Khảo (References) 


Bài viết này được trình bày qua công trình nghiên cứu, suy luận, tham khảo, sáng tác và phóng dịch từ những nguồn gốc tài liệu giá trị bởi những khối óc vĩ đại của các khoa học gia Tây Phương cũng như của những cao tăng và những thiện tri thức, đã được tôi tư duy hóa, đồng cảm hóa, và Phật Giáo hóa để chứng minh vài công án nan giải của khoa học. Nó được xem như là một phương tiện trí tuệ của Phật Thừa để giải thích những gì khoa học hiện đại chưa thể vượt qua được.

Trong bài luận này, tôi cố gắng giải thích đơn giản, tránh những chi tiết khô khan của khoa học, hay dùng nhiều danh từ trườu tượng của Phật Giáo. Tuy nhiên, đây là bài viết về triết lý viên dung thâm diệu của Phật Giáo mà tôi cố tâm dùng con thuyền Bát Nhã như phương tiện chuyên chở khoa học, toán học, vật lý, và luận lý để tái vượt biên, đáo bĩ ngạn.

Hiển nhiên, lối suy luận của bài pháp này thoáng đọc qua có vẻ ‘lập dị, và hình như trái tai’ khác với những lý luận phổ thông nhưng tôi tự tin và khẳng định: Đôi khi y ‘kinh vô tự’ giảng ý, tam thế Phật không oan mà ly ‘kinh vô tự,’ nhất tự vô cũng không đồng ma thuyết.

Hơn nữa, đây không phải là bài học mẫu giáo “101 chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” như cái đám lá kiến thức căn bản trong tay mà Đức Thế Tôn đã giảng dạy. Chủ đề này vô can (không liên quan, irrelevant, neither here nor there, ở đây không có) với vài cọng lá trong tay của Đức Thế Tôn mà có liên quan (relevant) mật thiết đến đống lá vĩ đại trên rừng mà Đức Thế Tôn đã biết nhưng chưa bao giờ giảng dạy cho đa số chúng sinhcăn cơ còn thấp kém chưa thể lãnh hội được từ 2600 năm về trước cho đến ngày nay.

Vật Lý Gia Richard Phillips Feynman tâm sự, “Nếu tôi đã có thể giải thích nó cho người tầm thường, tôi không xứng đáng đoạt giải Nobel.” “If I could explain it to the average person, I wouldn't have been worth the Nobel Prize.” Dr. Richard Phillips Feynman.

Nếu tôi nhớ không lầm thì hình như tôi tình cờ đã đọc được ở đâu đó, Einstein cũng có nói: Tôi không biết những gì những người bình thường biết mà tôi chỉ biết những gì những người bình thường không biết. (I know not what the average people know but I only know what the average people know not.)

“Tôi cũng biết nhiều thứ mà những người khác không biết.” Kim Mao Bạch My Vương Donald J. Trump. “I also know things that other people don’t know.” Donald J. Trump, 45th President of United States of America.

Tương tự, tôi không viết bài này cho những người có trình độ khoa học trung bình cũng như có kiến thức lý trí bình thường. Đó là lòng thành thật mất lòng trước và cũng là sự thật được lòng sau



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2016(Xem: 8075)
26/12/2018(Xem: 15721)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.