Thư Viện Hoa Sen

Tinh thần dân chủ xã hội Phật giáo

27/11/20204:01 CH(Xem: 2939)
Tinh thần dân chủ xã hội Phật giáo
TINH THẦN DÂN CHỦ XÃ HỘI PHẬT GIÁO
Thái Đạo Bình

A. KIÊM THẢO
 
hoa sen paintingSau khi đã hiểu rõ“Phật là gì?” ở phần Minh danh Phật, để nhận hai ngã Đạo và Đời, theo quan niệm của đức Phật, thì tiếp theo là việc nhận thức về “Giá trị con người”; ở phần: tinh thần Nhân chủ trong giáo lý của Phật. Như vậy càng thấy rõ Lập trường người của đạo Phật để xây dựng một nền Triết học Nhân bản, thành lập một xã hội Nhân tính, và cải tạo tự nhiên bằng tinh thần Nhân chủ. Vì: tạo hóa ở tự nhiên, xấu tốt ở con người tạo nhân mà sinh ra quả. Quan niệm “Người làm chủ” của đức Phật Thích Ca chẳng những đã đúng từ 2059 về trước mà còn đúng với con người khoa học hiên tại để xây dựng quan niệm con người tương lai, bất di bất dịch. Đó là một thực sự để đối chiếu mọi nhận xét méo mó về con người của Duy tâm, Duy vật và Duy sinh như đã thấy.
a) Sự thực khôngcon người thuần túy Duy tâm sống bằng hương hoa, tưởng tượng và cúi đầu tuân theo mệnh trời là có hạnh phúc. Chính các Triết gia Duy tâm cũng đã nhận thức thấy quan niệm ấy là phi nhân chủ và phản khoa học nên Duy tâm phái mới phát sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ về vấn đề “xét lại và sửa sai” để cố vá víu cho phần hình nhi thượng khỏi bị sai khớp với phần hình nhi hạ, như thế mới mong tồn tại được trong xã họi loài người càng ngày càng tiến đến giác ngộ nhân chủ.
b) Sưu thực cũng không có con người thần túy Duy vật, sống máy móc đến nỗi gần như diệt hết cả tính người và hạ thấp nhân phẩm con người xuống bằng con vật.
c) Sự thực cũng không có con người thuần túy Duy sinh, sống theo lẽ sinh tồn tự nhiên: “Mạnh được, yếu thua; không sống, mống chết” một cách vô nhân đạo, không tình cảm, vì con người không bất nhân như tạo hóa (lời Lão Tử: “Tạo hóa bất nhân, phải chăng là hàm ý nghĩa đó).
d) Sự thực chỉ có con người hoàn toàn Người, thực sự Người, như trong Đạo Phật, để cải tạo tự nhiênchinh phục tự nhiên, từ nội tâm đến ngoại cảnh. Như thế con mới có hạnh phúc, từ lúc sống cho đến lúc chết, từ hiện tại đến tương lai, từ kiếp nọ đến kiếp kia. Vấn đề này, ở phần Nhân quả biện chứng pháp cũng đã cắt nghĩa được phần nào cái phương pháp mang Đạo Phật, từ chỗ cao siêu vào đời sống thực tại của con người để thành lập xã hội loài người. Cho nên thực ra xã hội loài người sở dĩ có là: a) Không phải do luật tự nhiên của trời, theo quan niệm Duy tâm, cốt để duy trì cái trật tự tôn ti sẵn có; b) Đồng thời nó cũng phải lập nên bởi thế lựcquyền lợi, theo quan niệm Duy vật, cốt đập tan đi làm lại xã hội mới bằng quyền thế của “giai cấp mới”; c) Ngoài ra xã hội không phải là sự kết cấu tự nhiên của các chủng tộc để tạo thành sức mạnh tranh đấu lẫn nhau, hết đời này qua đời khác chẳng bao giờ nhân loại có hòa bình, theo quan niệm Duy sinh quá bi quan về tương lai của nhân loại. Như vậy phải giác ngộ tất cả những sai lạc về xã hội loài người theo ba thuyết trên. Để minh nhận rằng xã hội loài người có, là do cái Nhân tự con người tạo nên, còn mọi việc xấu tốt về Quả của xã hội đó, là do Nghiệp cũng tự con người lựa chọn. Do đó lịch sử mới ghi chép rằng: Thời này thịnh là nhờ cầm quyền hay, thời kia suy do nhà cầm quyền dở v.v... Một điều đáng tiếc, trong lịch sử loài người là các nhà chép sử chỉ chép được sự thực xã hội, mà không tìm thấy nguyên nhân xa của mọi thời đại, như đạo Phật hằng khám phá, nên người ta mới cho rằng xã hội tốt, và một phầm cũng tại người. Nguyễn Du thì cho rằng:
“Có trời mà cũng tại ta,
Tu là cõi phúc, tình là dây oan.”
Ôn Như Hầu thì:
“Mây kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nổi này.”
Vì ai? Con người thiếu giác ngộ Nhân chủ ở nơi tự mình, nên mới bị những định luật tự nhiên chi phối, cá nhânxã hội loài người đã theo định luật “thành hoại” để rồi đẻ trở về “không” cho mãi đến ngày nay và suốt đến mai sau.
Trung thành với giáo lý đức Phật, thì nếu đã có những vị tu sĩ thành công ở ngả đạo mà thoát kiếp luân hồi, thì chúng ta cũng phải tự hỏi: Tại sao các nhà chính trị Phật giáo lại giác ngộ tinh thần dân chủ và nhân chủ của Phật đẻ tổ chức lại xã hội, dựa trên nguyên tắc: Nhất nhất chúng sinh đều bình đẳngtôn trọng lẽ tự do sống còn của nhân loại và nguyên tắc giới sát, để khiến cho xã hội thoát khỏi cảnh luân hồi khổ ải?”
Nêu vấn đề làm cho xã hội thoát cảnh luân hồi, khổ ải như trên, thoạt nghe có vẻ ghê gớm quá, con người khó có thể làm nổi, nhưng thực sự cảnh ấy đã thể hiện trong lịch sử nước ngay những từ thời Lý rồi- Chúng ta có thể vẽ lại cái khung cảnh xã hội 215 thịnh trị kia như thế nào, để làm vốn cho việc thực hiện xã hội ngày nay? Đây là chỗ rẽ giáo lý nhà Phật, từ phần lý tưởng sang phần thể hiện, từ ngả Đạo sang ngả Đời. Đó là sứ mạng mà bất cứ Phật tử  nào cũng đều có bổn phận thực hiện, nếu chưa quên mình là con đất nước Việt, là người đang sống theo cách sống của con người lý tưởng Phật.
 
B. TINH THẦN DÂN CHỦ NHÂN CHỦ PHẬT GIÁO
 
Hai tiếng Dân chủ mà loài người tự phụ cho là phát kiến ra, từ sau cách mạng 1789 ở Pháp để chấm dứt hẳn chế độ phong kiến nông nghiệp hòng bước sang giai đoạn tự do công kỹ nghệ, xét kỹ thực ra chưa đúng nghĩa dân chủ theo tinh thần Dân chủ và Nhân chủ của Phật giáo. Vì nếu nền dân chủ tư sản đó, của Pháp quốc nói riêng và của cả Âu châu nói chung, bất quá cũng chỉ mới đưa xã hội Âu châu lớn mạnh thêm lên để rồi tạo ra bao nghiệp chướng cho nhân loại đổ vỡ, sau hai cuộc thế chiến mà thôi. Thử hỏi xem nền dân chủ ấy ngày nay còn những gì, hay chỉ còn là: một sự cắt xén nội bộ quốc gia dân chủ không còn nước nào lớn mạnh và có trên một triệu dân nữa; một hối hận trong hành động diệt chủng đối với các dân tộc khác màu da; đen, đỏ, vàng, nâu trong cái gọi là văn minh Âu châu đối với thế giới bên ngoài. Theo quan niệm thuần túy Mát-xít thì cách mạng dân chủ tư sản Âu châu chỉ là sự “Cấy mạ của giai cấp phú hào, để rồi tự nó lại hủy diệt đi vì cái nhân không tốt đã nằm sẵn bên trong”. Nên mới lại nảy nở ra cái nạn cách mạng vô sản chuyên chính, mà họ cũng tự cho mình là dân chủ như ai. Tới đây, nhân loại càng hoang mang về tính chất của hai tiếng Dân chủ. Vì thứ Dân chủ tư sản Âu châu đã chỉ là thứ phi dân chủ vô nhân đạo, còn thứ dân chủ vô sản, được xây nền đắp mống ở Nga xô, thì cũng chỉ đưa đế quốc Nga của Statine tiếp nối cái công cuộc ăn cướp nước của Âu châu cho bản đồ nước Nga rộng lớn thêm thôi. Không hơn, không kém.
Thế là nhân loại, trong thế giới nhược tiểu, lại thất bại thêm lần nữa, khi những quốc gia trong thế giới cộng sản lật tẩy nhau và đánh giật cái chiêu bài vô sản.
Hiện nay, dân chủ còn là mục tiêu lý tưởng của nhân loại nữa chăng? Một vài điểm còn vớt lại của chế độ dân chủ Mỹ, như tôn trọng tự do cá nhân, phản đối chế đọ thực dân Âu Châu, hoài vọng giải phóng nhược tiểu quốc và hy sinh nước đồng minh chống cộng trong đó có nước Việt, tất ca đã đủ đảm bapr cho chế độ dân chủ chưa? Hay đó chỉ là hành động bất đắc dĩ, một thủ đoạn chính trị có đôi phần tiến bộ, nhưng thực ra còn phải sửa chữa nhiều mới có thể đi tới thực sự Dân chủ. Nói tóm lại, chủ trương dân chủ tư sản và dân chủ vô sản đều đã thắng được trọn vẹn, mà lại còn bị lợi dụng biến thành chủ nghĩa đế quốc xâm lược lối mới phi nhân đạo, nên không thoát kiếp luân hồi, tạo thêm ra bao khổ não chiến tranh.
Vì vậy, chỉ có nên dân chủ nhân chủ Phật giáo, lấy sự giác ngộ người làm chủ, mới mong thoát khỏi luật tự nhiên chi phối của tạo hóa. — Chỉ có chủ trương dân chủ nhân chủ mới có nhân đạo toàn tính. Bởi mỗi con người đều ý thưc rõ lập trường người của mình đối với bản thân, đối với xã hội loài người và đối với vũ trụ như thế nào? Có ổn định lập trường dân chủ, con người mới có thể khai triển phật tính trong lòng mình ra đẻ thực hiện Dân chủxây dựng xã hộitự do, hạnh phúcbình đẳng thực sự.
Xây dựng xã hội dân chủ nhân chủ như thế nào?
Trước hết phải bàn tới việc giáo dục Dân chủ làm căn bản, rồi sau mới bàn tới chính trị nhân chủ, kinh tế dân chủ, và tự do dân chủ. Những vấn đề này sẽ được đề cập tới ở phần xã hội Phật giáo, giờ thiết tưởng phải trở lại xã hội Dân chủ Phật giáo thời Lý mới mong gây lại vốn liếng cho việc thực hiện xã họi dân chủ hiện tại và tương lai.
1) Bối cảnh xã hội thời Lý — Xã hội thời nhà Lý, thoát thai từ một xã hội vô cùng hỗn độn, vì sau 1030, kể từ khi cách mạng Trưng Vương thất bại đến Ngô Quyền lấy lại quyền tự chủ, suốt trong khoảng thời gian đó, chủ trương xâm lược chính trị của người Hán có kèm theo chủ trương xâm lược văn hóa nên Nhiếp Sĩ mớ mang chữ Hán sang tiêu diệt chữ Nôm của người Việt; Tích Quang và Nhâm Diên mới mang phong tục cưới, hỏi và phương pháp canh tác của người Hán sang làm đảo lộn cả nếp sống của người Việt cũ đi. Nhưng có điều mà người Hán không ngờ, là Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang Trung Hoa, sang nước Việt, để làm giảm bớt thú tính và óc tự kiêu của người Hán, nên tinh thần dân tộc Việt dù bị người Hán phá hoại, áp bức đến mấy cũng lại thoát vào cửa Phật, do chính những người Hán đã giác ngộ Phật giáo bảo trợ. Nhờ đó mà tinh thần cách mạng dân tộc vẫn tồn tại, dưới lớp áo nhà chùa, để chờ cơ hội phát động cuộc cách mạng chống ngoại xâm của Ngô Quyền và Đinh, Lê chỉ là bước đầu chuẩn bị cho Lý Công Uẩn, từ cửa Phật bước ra, hoàn thành việc cứu quốc và kiến quốc. Vì Ngô Quyền chỉ thành công ở khía cạnh quân sự đuổi nhà Nam Hán, nhưng ông không phục hưng được văn hóa dân tộc. Nên sau khi chết đi, chủ trương quân phiệt trị dân của ông đã trở thành họa Thập Nhị Sứ Quân. Chủ trương pháp trị của Đinh Tiên Hoàng thoát thai từ Khổng giáo để lập lại trật tự xã hội cũng thất bại ngay từ bước đầu, để nhường lại cho nhà cách mạng ôn hòaĐại Hành. Và nhà tiền Lê  cũng bị thất bại vì chủ trương dân tộc nửa mùa, không phục hưng được văn hóa dân tộc, rồi lại chống tất cả văn hóa ngoại lai, kể cả Phật giáo. Cho nên hậu quả của những hành động như có bề chế nhạo các nho sỹ mỗi khi tấu xong một việc gì, và chủ trương róc mía trên đầu Sư, với lối sống tiêu cực Lê Long Đĩnh, tất cả đã phải làm lại bằng cuộc cách mạng Phật giáo, do Lý Long Uẩn thực hiện với sự ủng hộ các vị cao Tăng như Vạn Hạnh, Cửu Chỉ, Viên Chiếu, Không Lộ, Mãn Giác, Ngộ Ấn, Từ Đạo Hạnh, Giác Hải v.v...
2) Quan niệm tổng hợp của nhà Lý  Xuất thân từ căn bản dân chủ tự do của nhà Phật, Lý Công Uẩn đã áp dụng phương pháp tổng hợp “tam giáo: Lão, Phật, Khổng” để xây dựng lại dân tộc. Đó là chủ trương: Tam giáo đồng lưu để dân được tự do tín ngưỡngtự do tư tưởng. Ngoài phương pháp tổng hợp tư tưởng về phương diện đi từ lý thuyết sang hành động, nhà Lý rất mền dẻo và khôn khéo, để đoàn kết thống nhất dân tộc. Thí dụ: tha tội chết cho vị Trạng nguyên đầu tiên của Nho giáo Lê Văn Thịnh, khi ông này nắm quyền thừa tướng đã cùng các Nho sỹ khác phạm tội phản quốc. Xử thế như vậy đủ nói lên cái lòng nhântinh thần giới sát của nhà lãnh đạo Phật giáo thời đó như thế nào rồi.
Đem so sánh với cảnh xã hội ta thời xưa và nay có nhiều điểm tương tự, dù sự việc xảy ra có hơi khác như: Ngô Đình Diệm có thể tiêu biểu cho cả 3 thời đại Ngô, Đinh và Lê vừa độc tài quân phiệt kiểu Ngô Quyền, vừa pháp trị kiểu Đinh Bộ Lĩnh và vừa chủ trương dân tộc nửa vời trong cái gọi là: “tam túc và tam giáo” của Ngô Đình Nhu theo kiểu thời Lê.
Còn sang đến giai đoạn về sau cách mạng 1.11.1963 lật đổ nhà Ngô vừa rồi thì đáng lẽ vai trò Lý Công Uẩn của Phật giáo xưa phải xuất hiện để tổng hợp cả các tôn giáo và đảng phái giai cấp ngay nhưng vì hoàn cảnh lịch sử khách quan của xã hội Việt nam hiện tại lại có khác nên nạn mâu thuẫn Tôn giáo và chính trị lại kéo dài thêm tới hai năm rồi mới hé đi tới thỏa hiệp để ổn định tình thế, trong khi miền Bắc được trung Cộng giúp đỡ tràn vào miền Nam. Cho nên người dân Việt Nam hiện tại chưa lấy làm thỏa mãn về chủ trương thỏa hiệp và dung hòaa giữa các Tôn giáo và đảng phái, nếu đó chỉ có mục đích chia cỗ giữa các thế lực Tôn giáo và chính trị riêng tư với nhau. Người dân Việt nói chung, và người Phật tử nói riêng, đang chờ một Lý Công Uẩn xuất hiện với chủ trương tổng hợp tư tưởng thời mới có thể đưa dân tộc thoát mọi khó khăn hiện tại, để tiến lên đài vinh quang hạnh phúc chung.
Tiếng chuông vừa qua của Viện hóa đạo đã gióng lên ở kỳ đại hội toàn quốc tháng 12-1965, trong bản tuyên ngôn về thái độ và chủ trương của Phật giáo mới chỉ là bước đầu của giai đoạn hai, để mở màn cảnh tỉnh cho những người chưa giác ngộ Phật. Còn về phương diện thực hện được chủ trương đó, dân chúng phải chờ đợi ở những vị Bồ-tát tái sinh cứu thế đem lại tự do dân chủthanh bình cho đất nước và thế giới.
 
THÁI ĐẠO BÌNH
Bản gốc: Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam | Tạp chí Vạn Hạnh 8-9




.
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: