Phật GiáoNhân Quyền: Quyền Cơ Bản Và Nghĩa Vụ.

11/01/20226:02 SA(Xem: 2860)
Phật Giáo Và Nhân Quyền: Quyền Cơ Bản Và Nghĩa Vụ.

PHẬT GIÁONHÂN QUYỀN:
QUYỀN CƠ BẢN VÀ NGHĨA VỤ.
Thục-Quyên

 

Sự chú tâm và đề cao Nhân quyền như đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10.12.1948, là một hiện tượng hậu tôn giáo, có liên quan nhiều hơn đến các hệ tư tưởng thế tụctình hình thế giới gây ra bởi những quyền lực chính trị.

Mặc dù Phật giáo không dùng những thuật ngữ như trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, các nguyên tắc cơ bản của UDHR có mặt và được củng cố phong phú trong kinh điển Phật giáo (Buddhavacana/ Lời dạy của Đức Phật).Theo sự so sánh của một số học giả âu mỹ, Phật giáo là một tôn giáotriết học chú trọng đến phúc lợihạnh phúc của con người nên giáo lý Phật giáo đề cao giá trị những nguyên tắc này cũng như đi sâu và hướng dẫn cách thực hiện

Khi Đức Phật nói rằng mọi người đều có thể thành Phật thì ngài khẳng định tất cả mọi người đều bằng nhau, đều có “Phật tính” và có cơ hội để đạt tới sự giải thoát như chính bản thân Ngài. Lời dạy này hoàn toàn phù hợp với Điều 1 của UDHR  "tất cả con người được sinh ra tự dobình đẳng về phẩm giá và quyền lợi

Phật giáo không xử dụng chính thuật ngữ " Nhân quyền" nhưng sự tự do của con người để thoát khổ là cốt lõi của giáo lý phật giáo. Theo Phật giáo, các yếu tố thiết yếu của quyền con người được đảm bảo khi mỗi người đều giữ tròn vai trònhiệm vụ thiêng liêng của mình trong việc duy trìthúc đẩy sự công bằng.

Đức Phật dùng những "Pháp" (những lời thuyết giảng, Pháp còn có nghĩa là luật tự nhiên) để xác định những điều đúng và chính đáng trong mọi bối cảnh, mọi tình huống. Trọng tâm của Phật giáocon người và mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống trên trái đất. Những hướng dẫn của Pháp được thể hiện dưới dạng "nhiệm vụ" hơn là "quyền", nhấn mạnh vào chỗ "nhiệm vụ" và "quyền" chỉ là hai mặt không tách rời của một thực thể.

Thí dụ không được sát sinh có nghĩa rằng mọi sinh vật đều có quyền sống và bảo vệ thân thể và ta phải tôn trọng sự sống của mọi người và mọi lòai. Không được trộm cắp, vì mọi người có quyền sở hữu...

Như vậy không có vấn đề bổn phận (nghĩa vụ) được đặt ra nếu trước đó không có sự có mặt của "quyền".

Trong bản “Năm giới qúi báu“ hay "Năm giới hạnh về đạo đức" (Pancha sila) mà mọi người đều làm lễ tiếp nhận khi trở thành phật tử, năm giới được tóm gọn như thấy khắc trên một bia đá tại Lumbini (nơi Đức Phật đản sanh)

pancha sila
Giới thứ 1: Con nguyện, không giết bất kỳ chúng sinh nào
Giới thứ 2: Con nguyện, không lấy những gì mà người sở hữu không cho
Giới thứ 3: Con nguyện, không làm những hành vi sai trái về tình dục
Giới thứ 4: Con nguyện, không nói dối
Giới thứ 5: Con nguyện, không dùng bất kỳ chất gây say hoặc ma túy nào

Năm giới theo Pancha sila đã được Viện Nhân quyền Campuchia (CIHR) so sánh
1/ giới đầu tiên với quyền được sống,
2/ giới thứ hai với quyền sở hữu tài sản,
3/ giới thứ ba với nghĩa rộng là quyền ứng xử của cá nhân trong xã hội,

4/ giới thứ tư với quyền không bị lừa đảo, với nghĩa rộng quyền nhân phẩm,
5/ và giới thứ năm với quyền có an ninh cá nhân và một xã hội an toàn.

Một thiền sư Việt Nam, Thầy Thích Nhất Hạnh, đã trình bày năm giới trong “ Văn bản năm giới tân tu” (1) theo chiều hướng tích cựcphù hợp với cuộc sống trong thế kỷ thứ 21, nêu rõ tinh thần của 5 giới làm ngọn đuốc soi sáng con đường bảo vệ môi sinh, bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Do đó “Văn bản năm giới tân tu“ đang được phổ biến rất rộng tại Âu Mỹ và đang đem tuệ giác của Đạo Phật đóng góp cho nền đạo đức toàn cầu.

Trọng trách của các tu sĩ Phật giáo Việt Nam

Đức Phật đã đưa ra một thông điệp xã hội thông qua giáo pháp của mình. Thông điệp bao gồm những giảng dạy về Ahimsa (bất bạo động), hòa bình, công lý, tình thương, tự do, bình đẳng và tình huynh đệ, v.v. điều đó chỉ ra rõ ràngthuyết phục rằng thông điệp của ngài gói trọn các nguyên tắc hiện đại về Quyền con người nằm trong nhiều tuyên bố, giao ước quốc tế, các quyết nghị và hiến pháp của hầu hết các quốc gia hiện nay.

Đức tính từ bi của Phật giáo khuyến khích mọi người đặt mình vào vị trí của người khác, phát triển khả năng cảm thông của con người ở mức độ có thể liên hệ hoàn toàn với sự đau khổ của người khác.

Trách nhiệm của người tu sĩ Phật giáo Việt Nam là phải học, hiểu, bảo trìthực hành giáo pháp.Học hành xôi đậu, không hiểu thấu đáo, đuổi theo tiền tài, bằng cấp, chức vụ, thì chỉ tạo nên một lớp người nhố nhăng rồi ê a sơn phết bên ngoài một lớp sơn Phật giáo.

 

 

(1)   https://langmai.org/phat-duong/tung-gioi/van-ban-5-gioi-tan-tu/

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :