Giải Quyết Vấn Nạn Chiến Tranh Theo Lời Dạy Của Đức Phật

11/10/20224:40 SA(Xem: 1216)
Giải Quyết Vấn Nạn Chiến Tranh Theo Lời Dạy Của Đức Phật
GIẢI QUYẾT VẤN NẠN CHIẾN TRANH
THEO LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT

Thích Nữ Viên Châu

buddha and warA. Dẫn Nhập:

Thế giới quan Phật giáo dạy chúng ta nhìn thấy rõ được chính mình như một phần quan trọng của thế giới, không phải làm chủ nhân của nó. Đạo Phật nhấn mạnh tinh thần khoan dung bất bạo động, giữ vững lập trường mạnh mẽ kêu gọi hòa bình. Bây giờ hơn bao giờ hết, tất cả chúng ta và các cộng đồng Phật giáo trên thế giới mỗi ngày phải thực tập bức thông điệp khoan dung, thiện cảm, và nhân bản đến với mọi người. Xung độtbạo động đã gây ra nhiều vấn nạn đau khổ cho con người kể từ xưa đến nay trong lúc lòng người luôn luôn thao thức với mong ước được sống an bình, hòa hợpthương yêu đồng loại, nhưng nó thật xa vời khó đạt được. Trong các quan hệ quốc tế, chiến tranh lần lượt tiếp nối nhau, chỉ có những khoảng tạm ngưng ngắn ngủi, trong đó, các thế lực hiếu chiến bắt đầu thành lập các liên minh mới và âm thầm chiếm đoạt lãnh thổ tiêu biểu như cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Vì vậy chúng ta cần có cái nhìn toàn diện về cách xây dựng xã hội hòa bình và phát triển hưng thịnh theo quan điểm Phật giáo.

Từ khóa: chiến tranh, xung đột, đức Phật, hòa bình, lời dạy của đức Phật vv…

B. Nội dung

1. Giải quyết chiến tranh dựa vào Kinh điển được lưu truyền

Thế giới bị ảnh hưởng bởi căn bệnh do: thù hận, lo âu, và sợ hãi. Nó cần được chữa trị và đức Phật chính là vị bác sĩ ấy, một bác sĩ vĩ đại cho hòa bình và hạnh phúc. Giáo huấn của Ngài về hòa bình và hòa hợp ngày nay vẫn còn thích hợp như 26 thế kỷ trước, khi Ngài chuyển Bánh Xe Pháp, bánh xe Hòa Bình.

Trong kinh Đại bát Niết bàn lời dạy của đức Phật cho người Vajjī, Ngài đưa ra lời chỉ dẫn khiến cho người Vajjī không thể bị tấn công: “Khi nào họ vẫn còn hòa thuận, và gặp gỡ thường xuyên, họ không thể bị tấn công. Khi nào họ còn gặp gỡ trong hòa thuận, thức dậy trong hòa thuận, thi hành bổn phận trong hòa thuận, ngày đó họ vẫn không thể bị tấn công. Khi nào họ không vi phạm những nguyên tắc của tổ tiên về điều hànhhệ thống công lý, thì họ không thể bị tấn công. Khi nào họ còn tôn kính, kính trọng, kính nể và vinh danh người trưởng thượngtuân theo lời dạy của họ, thì họ không thể bị tấn công. Khi nào họ còn bảo vệ phụ nữ và trẻ em, thì họ không thể bị tấn công. Khi nào họ còn tôn thờ những đối tượng thờ phượng trong và ngoài nước và cung cấp tiền bạc cho họ thì họ không thể bị tấn công.”[1] cách giải thích khéo léo của Ngài, nhằm mục đích tránh chiến tranh giết hại dân lành và gây thêm thù oán giữa hai nước. Lời khuyên này của đức Phật nên được ứng dụng vào ngày nay để duy trì hòa bình và hòa hợp trên thế giới. Nhiệm vụ của mọi chính phủ là bảo vệ người dân khỏi sự tấn công từ bên ngoài, làm đủ mọi cách để lãnh thổ và người dân được an toàn nhưng những giải pháp như thế chỉ mang lại những lợi ích ngắn hạn. Chỉ có thiện chítừ tâm mới có thể xóa bỏ hận thù vốn là căn nguyên của những hành động như thế do những người thuộc về bất cứ tông phái nào.

Trong kinh Tương Ưng vua Ajàtasattu nước Magadha muốn gây chiến với vua Pasenadi nước Kosala và tiến đánh Kàsi, đức Phật đã thốt lên bài kệ: “Thắng trận sinh thù oán; Bại trận nếm khổ đau; Ai bỏ thắng, bỏ bại; Tịch tịnh, hưởng an lạc.”[2]Chiến tranh nào cũng đem đến đau khổ cho chúng sinh. Chiến thắng sinh thù oán giết hại lẫn nhau, kẻ bại trận thì bị nếm mùi khổ đau. Cho nên phương pháp hay nhất là đừng dùng chiến tranh để giải quyết các xung đột, nhưng phải tìm mọi phương tiện hòa bình để chấm dứt các bất đồng ý kiến và các xung đột.

Đây quả là lợi dạy cần thiết cho các nhà lãnh đạo thời nay, khi họ cứ liên tục tạo nên các cuộc chiến, và luôn có kẻ thắng người thua, luôn có những oán ghét thù hận theo đuổi con người mọi nơi mọi lúc. Cho dù là chính nghĩa hay phi nghĩa, hậu quả của cuộc chiến vẫn thật khốc liệt, không chỉ giới hạn là sự công khai tàn sát, mà còn để lại đói nghèo và thù hận. Hậu quả của chiến tranh Việt Nam là một bài học quí giá cho chúng ta hiểu rõ về hậu quả của chiến tranh.

Trong Kinh Trung Bộ đức Phật cũng đề cập đến nguyên nhân đưa đến chiến tranh: “Lại nữa, này các Tỳ kheo, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lị tranh đoạt với Sát-đế-lị, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với anh em, anh tranh đoạt với chị, chị tranh đoạt với anh, bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi họ đã dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt; họ công phá nhau bằng tay; họ công phá nhau bằng đá; họ công phá nhau bằng gậy; họ công phá nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong.”[3] Ngài đưa ra nguyên nhân của mọi sự tranh chấp là lòng tham vọng. Tham được biểu hiện dưới nhiều hình thức: tham danh, tham sắc, tham tiền bạc, tham quyền lực…đều là tham. Chính lòng tham làm nhân duyên thúc đẩy thành sự tranh chấp, nếu là sự tranh chấp nhỏ thì đó là sự tranh chấp giữa anh em, vợ chồng, cha con, xóm làng; lớn hơn thành sự tranh chấp giữa vua với vua, giữa quốc gia với quốc gia, giữa khối quốc gia này với khối quốc gia khác.

Sự tranh chấp đó không giải quyết được bằng đạo lý thì dẫn đến vũ lực, đem quân đánh nhau, muốn giành phần thắng về mình, gây nên các cuộc chiến tranh, đe dọa mạng sống con người trên trái đất. Nguyên nhân của cuộc chiến bao giờ cũng được thay thế bằng những khẩu hiệu hoa mỹ, nhân danh công lý, đạo đức để xúi giục người dân tàn sát lẫn nhau, nhằm bảo vệ quyền lợi cho “tự ngã”. Hậu quả nghèo đói, chết chóc của chiến tranh xảy đến cho người dân, chứ không phải cho những người cầm đầu các cuộc chiến.

2. Giải quyết chiến tranh trên tinh thần Bát Chính Đạo

Con người cần được nuôi dưỡng bằng tinh thần với những ‘thức ăn’ trong lành, mà giáo lý đức Phật đã tuyên thuyết là một thức phẩm thiết yếu, quyết định lớn đến sự phát triển con người toàn diện. Một khi nhân tố xã hộicon ngườitinh thần ổn định, hướng thượng, hệ quả là vật chất được nâng cao, kinh tế chính trị từ đây từng bước phát triển vững chắc. Bằng con đường Bát chính đạo, là người có tuệ đức (chính kiến, chính tư duy): Chính kiến, nhờ việc hiểu biết đúng về nguyên nhânhậu quả của sử dụng bất hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, con ngườibiện pháp thay đổi cách tiêu thụ hợp lý để bảo tồn môi trường và phát triển bền vữngChính tư duy, tức là việc suy nghĩ đúng đắn về lối sống xanh với tâm ly dục, vô sânvô hại; con người có những giải pháp mới để sử dụng đúng đắn nguồn tài nguyên thiên nhiên, giúp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên toàn diện.

Tiếp đó là việc thực hành giới (chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng) Chính ngữ (nói lời đúng hay kêu gọi về tinh thần sống xanh) với lời nói chân chính (từ bỏ lời nói dối, chia rẽ, thô ác, vô ích…) con người sẽ cùng nhau lên tiếng và tuyên truyền về lối sống xanh và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý. Từ đó, nhiều người có cảm hứng thay đổi thói quen tiêu dùng hợp lý và chọn lối sống bền vững, xanh sạch hơn. Phải có Chính nghiệp (hành động đúng nên không gây hại người khác) với nhận thức, suy nghĩ và nói năng đúng đắn, con người từ bỏ sát sinh, trộm cắp, tà dâm cũng như không sử dụng các chất gây say, nghiện…Từ đó, con người sản xuất sản phẩm và sử dụng tài nguyên tiết kiệmhiệu quả hơn để giảm tác động đến môi trường và nâng cao sức khỏe cho con người. Phải làm việc Chính mạng (sinh kế đúng, nhìn vào bức tranh toàn cảnh của xã hội) chúng ta không làm các nghề nghiệp liên quan đến các tội lỗi (sát sinh, trộm cướp, tà dâm, tà ngữ và nghiện ngập) như: buôn bán vũ khí, thuốc độc, buôn người, ma túy, giết mổ…

Không thể thiếu Định (chính tinh tấn, chính niệm, chính định): Chính tinh tấn, chúng ta phải siêng năng, nỗ lực trong bốn điều: ngăn ác, bỏ ác, làm thiện, tăng thiện; tránh việc tiêu dùng bất hợp lý, bảo vệ môi trường, phát triển các biện pháp xử lý tiêu cựcnỗ lực bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chính niệm, bằng cách dựa trên tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp), con người luôn sống trong hiện tại, ý thức rõ ràng những gì đang diễn ra trên thân tâm mình khi tiếp xúc với ngoại cảnh; ngăn chặn và đoạn trừ tham, sân, si góp phần thiểu dục tri túc, sử dụng tài nguyên đúng và bảo vệ môi trường. Cuối cùng Chính định, nhờ tu tập thiền đinh, con người có tâm tĩnh lặng, chế ngự được các ác tâm, tăng trưởng thiện tâm, tập trung để giải quyết hiệu quả các vấn đề về môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Khuyến khích các nhà máy sản xuất sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, mỗi người biết thiểu dục, tri túc nhu cầu tiêu thụ để góp phần bảo vệ tài nguyên và giảm thiểu chất thải cũng như chia sẻ các sản phẩm cho người khác trong các hành động có ích.

Hiện trạng xã hội rối ren cần được giải quyết bằng một phương pháp cụ thể và Thiền của Phật giáo chính là một phương pháp cụ thể và đem lại nhiều lợi lạc cho con người, Như trong kinh có đề cập một vị Tăng thưa với đức Phật, tại sao biết tham dụcbất thiện nhưng con vẫn không đoạn trừ được đức Phật đã trả lời “Tại vì ngươi thiếu thiền định”. Thiền làm cho con người tốt đẹp hơn, thông minh hơn, mạnh khỏe hơn, sống thọ hơn, chống bệnh tật và lão hóa, sức mạnh tiềm ẩn vô biên, ngoại hình thì gia tăng sắc đẹp, nội tạng thì khỏe mạnh hơn, thân thể trẻ trung và tinh thần an lạc. Việc ứng dụng các giáo lý Phật giáo trong kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế bền vững, xây dựng đạo đức con người, đem lại đời sống an vui và hạnh phúc, xóa bỏ được lòng tham lam, tính ích kỷ của cá nhân từ đó hướng đến một xã hội đại đồng, không còn bất công, xung đột trên mọi phương diện.

3. Sự an lạc nội tâm chìa khóa của cánh của hòa bình

Mọi tôn giáo xứng với tên gọi đều kêu gọi tín đồ sống một cuộc sống đạo đứcchính đáng, làm chủ được tâm và vun trồng một tâm hồn thánh thiện. Cho dù là Thánh kinh, kinh Koran, hay kinh Gita, các kinh điển đều kêu gọi hòa bình và hòa hợp. Từ Mahavir cho đến Jesus, tất cả những người sáng lập ra những tôn giáo lớn đều có lý tưởng về khoan dung và hòa bình. Tuy nhiên, thế giới của chúng ta thường bị xung đột bởi sự khác biệt giữa các tôn giáotông phái, ngay cả chiến tranh – bởi vì chúng ta chỉ chú trọng tới vỏ bên ngoài mà quên đi tinh túy của tôn giáo. Đây là hậu quả của sự thiếu tình thươnglòng từ bi.

Hòa bình trên thế giới không thể đạt được trừ khi có được an lạc trong mỗi cá nhân, sự vọng động và an lạc không thể tồn tại chung với nhau được. Một đường lối để đạt được an lạc nội tâm là Thiền Vipassana hay thiền tuệ giác – một phương pháp không tông phái, khoa học và có kết quả thực tiễn, một phương pháp tự quan sátnhận biết sự thật. Thực tập phương pháp này mang lại sự hiểu biết thực nghiệm về sự tương quan giữa tâm và thân. Bất cứ khi nào tiêu cực nảy sinh trong tâm như thù hận, nó sinh ra những cảm giác khó chịu trong người. Bất cứ khi nào tâm sinh ra tình thương vô vị lợi, từ bithiện chí, toàn thể con người tràn ngập những cảm giác dễ chịu. Thực tập Vipassana cũng cho thấy rằng hành động tinh thần đi trước hành động bằng tay chân và lời nói, quyết định hành động đó là thiện hoặc bất thiện. Tâm quan trọng nhất. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tìm ra đường lối thực tiễn để làm cho tâm được an lạcthánh thiện.

Nói rộng hơn, một xã hội hòa bình sẽ sống hòa bình với hoàn cảnh thiên nhiên. Chúng ta đều hiểu sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, chấm dứt làm ô nhiễm môi trường. Cái ngăn cấm chúng ta hành xử được đúng là vì những ô nhiễm trong tâm, như: vô minh, tàn nhẫn, và tham lam. Dứt bỏ được những ô nhiễm này sẽ đưa đến hòa bình giữa con người, đồng thời đưa đến một sự liên hệ quân bìnhlành mạnh giữa xã hội loài người và môi trường thiên nhiên. Đây là cách tôn giáo có thể khuyến khích sự bảo vệ môi trường.

C. Kết luận:

Các nhà lãnh đạo tại các quốc gia nên hội họp lại cùng nhau đưa ra các giải pháp để kiến tạo một thế giới hòa bình không chiến tranh. Nên ngưng lại các cuộc tập trận, thử vũ khí, công kích lẫn nhau, cung cấp vũ khí cho các cuộc chiến tranh…có như vậy tương lai của thế giới mới tươi sáng và có bước phát triển vượt bậc. Ngược lại nguy cơ các cuộc chiến tranh nổ ra ngày càng nhiều, đe dọa đến an ninh lương thực, nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba với vũ khí tối tân của các bên tham chiến: vũ khí sinh học, vũ khí hạt nhân, các đầu đạn tên lửa…gây hủy diệt hàng loạt con người cũng như môi trường tự nhiên. Chúng ta cần chung tay giống lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những kẻ cầm quyền càng mang đầy những lòng tham, oán ghét, thù hận với mong muốn hủy diệt giống loài. Đây là việc làm vô cùng cần thiếtcấp bách, yêu cầu sự đồng lònghợp tác của tất cả nhân dân trên hành tinh này.

Tác giảThích Nữ Viên Châu
Học viên Cao học Khoá V, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Thích Minh Châu (dịch) (2018), Kinh Trường bộ, Kinh Đại bát Niết bàn, Nxb. Tôn giáo.
2. Thích Minh Châu (dịch) (2018), Kinh Trung bộ, Đại kinh Khổ uẩn, Nxb. Tôn giáo.
3. Thích Minh Châu (dịch) (2018), Kinh Tương Ưng, Tập 1, Chương 3: Tương Ưng Kosala, Hai Lời Nói Về Chiến Tranh, Nxb. Tôn giáo.

[1] Thích Minh Châu (dịch) (2018), Kinh Trường bộ, Kinh Đại bát Niết bàn, Nxb. Tôn giáo, tr. 278-280.
[2] Thích Minh Châu (dịch) (2018), Kinh Tương Ưng, Tập 1, Chương 3: Tương Ưng Kosala, Hai Lời Nói Về Chiến Tranh, Nxb. Tôn giáo, tr. 152. (S, i, 82)
[3] Thích Minh Châu (dịch) (2018), Kinh Trung bộ, Đại kinh Khổ uẩn, Nxb. Tôn giáo, tr. 121-122



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.