Đạo Phậtcon đường giáo dục - chuyển hóa con ngườixã hội

17/12/20191:01 SA(Xem: 6377)
Đạo Phật và con đường giáo dục - chuyển hóa con người và xã hội

 

ĐẠO PHẬTCON ĐƯỜNG GIÁO DỤC 
CHUYỂN HÓA 
CON NGƯỜIXÃ HỘI
 Tỳ Khưu ni Dr. Pháp Hỷ Dhammananda,

 

Phap Hy
Tỳ Khưu ni Dr. Pháp Hỷ Dhammananda,

Phần lớn quần chúng đến với Đạo Phật như tìm đến một tôn giáo mặc dù Đạo Phật không hoàn toàn giống như định nghĩa về tôn giáo trong các tự điển thông dụng. Vậy tôn giáo là gì? Theo từ điển, tôn giáo được định nghĩa là: “Một hình thức hay biểu hiện của hành động mà bằng cách đó con người thể hiện sự công nhận của Thượng Đế hay các năng lực siêu nhiên có khả năng can thiệp vào đời sốngvận mệnh của họ, đối với các thế lực đó người ta phải phục tùng, phục vụ và kính ngưỡng. Qua những hành động tôn giáo đó, con người bày tỏ tình cảm như kính yêu, sợ hãi, trung thành trong niềm kính sợ các năng lực siêu nhiên kia bằng cách tuyên bố niềm tin, thực hành các lễ nghi và các hội hè tôn giáo, hay bằng các hạnh kiểm thể hiện quan niệm đạo đức nào đó. Tôn giáo cũng là một hệ thống các niềm tin hay tín ngưỡng; một sự biểu hiện của lòng mộ đạo hay trung thành, như đạo đức tôn giáo, tôn giáo nhất thần hay đa thần, tôn giáo tự nhiên, tôn giáo khải mặc, vv” [1913 Webster]. Trong một điều luật gần đây của nước Úc (Recommendation 14) tôn giáo được định nghĩa như sau: “định nghĩa về tôn giáo được căn cứ trên các tiêu chuẩn đã chế định trong trường hợp khoa học, cụ thể là:

- Niềm tin vào một đấng siêu nhiên, vật thể hay nguyên lý; và

- Chấp hành và tuân thủ theo kinh điển trong cách cư xử để tạo ra kết quả của niềm tin đó.[i]

Theo những định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng, nay phần lớn quần chúng đến với Đạo Phật là đến với một tôn giáo hay một tín ngưỡng, mặc dù tín đồ Phật giáo không gọi Phật (Thánh, Bồ Tát, hiền tăng) là Thượng Đế, nhưng họ vẫn tin tưởng các đối tượng kính ngưỡng này có năng lực tác động, ảnh hưởng lên đời sống của con người theo một cách nào đó.

Tại sao người ta cần đến một tôn giáo? Hầu hết mọi tôn giáo đều hướng dẫn người ta làm thiện, sống tốt, ăn ở nhân đức và tránh xa điều tội lỗi. Tuy nhiên quan niệm thiện ác và làm thế nào để sống tốt và tránh xa điều tội lỗi thì mỗi tôn giáo, mỗi học thuyết có những tôn chỉ và phương thức riêng. Trong Đạo Phật con đường này bắt đầu từ sự giáo dục và chuyển hóa được sắp xếp theo một mô hình gọi là Bát Thánh Đạo bắt đầu từ Chánh kiến hay thấy biết đúng đắn, hướng đến một tầm nhận thức mới về con người và cuộc sống. Cách sống trong Đạo Phật cũng được gọi là con đường Trung Đạo, tóm lược trong ba nguyên tắc sống gọi là Giới Học (Sila sikkha), Định học (Samadhi sikkha), và Tuệ Học (Panna-sikkha). Bài viết này sẽ phân tích con đường sống này từ cách tiếp cận giáo dục.[ii]

 



[i] (That the definition of religion be based on the principles established in the Scientology case, namely:
- belief in a supernatural Being, Thing or Principle; and
- acceptance and observance of canons of conduct in order to give effect to that belief.

What constitutes a religion? Chapter 20; www.cdi.gov.au)
[ii] Bài này được viết tại Sanghamittārāma, 40 Chesterville Dr. East Bentleigh Vic. 3165, Australia

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.